Dịch giả : Lê Kim
Chương 42
Tại Vườn Thơm, Minh Khai ra mắt
Majéstic đầy xác giặc Tây




































Nguyễn Bình tại An Phú Xã
Huỳnh Văn Một kể chuyện miền Đông

Ban công tác số 1 là lá cờ đầu của lực lượng vũ trang Sài Gòn Chợ Lớn. Đơn vị này đã lập nhiều thành tích vẻ vang khiến thực dân ở Sài Gòn và cả Paris cũng hoang mang. Nhưng sự tổn thất của Ban công tác số 1 cũng to lớn. Lần lượt các chi huy tên tuổi như Nguyễn Ngọc Sớm, Trần Phong, Nguyễn Đình Chính bị bắt. Trần Phong bị đem đi thủ tiêu còn hai anh Sớm và Chính đều bị kết án tử hình đầy ra Côn Đảo chờ ngày hành quyết. Trung tướng Nguyễn Bình rất buồn về sự mất mát này. Bao kế hoạch giúp từ tù vượt ngục đều thất bại. Chỉ còn cách đánh lớn để trả thù cho các anh. Anh Ba đang nghĩ về chuyện đó thì trưởng Ban công tác số 10 vô khu báo cáo tình hình.
Đó là anh Nguyễn Văn Nam, tự Danh Khôi. Khôi là người miền Bắc lưu lạc vào Nam làm nhiều nghề, nhưng nghề chính là nhân viên khách sạn.
Anh đã bắt đầu với những công việc vỡ lòng như bồi bàn, phụ bếp. Nhờ đẹp trai, có vốn liếng tiếng Tây anh tiến lên từng bước và vài năm sau đã làm cho các nhà hàng khách sạn lớn ở Sài Gòn như Majéstic, Continental, Hôtel Des Nations, Saigon Palace và lên tận Đà Lạt quản lý Hôtel du Parc, qua Chùa Tháp làm cho Bungalow Kép rồi Grand hôtel d’ Angkor. Nhờ cuộc đời giang hồ này mà anh Khôi gặp được người bạn đời trên Đà Lạt. Năm 1945, Khôi tham gia Thanh niên tiền phong Hẻm Đội Có, Phú Nhuận, sau theo Chi đội 13 của Triệu Cải và Nguyễn Đình Thâu. Sau trận An Phú Đông, anh về Ban Quân Báo Khu 7. Sau sơ ước 6-3-1946, anh được anh Ba Bình phái về nội thành xây dựng cơ sở bí mật ở các vùng cầu chữ Y, Vĩnh Hội, Xóm Chiếu, Tân Thuận... Hoạt động được năm tháng thì bị bắt về Catinat, rồi Khám Lớn, căng Biên Hoà.
Đầu tháng 2-1947, khi mãn tù, Khôi nhảy vô khu, lại được anh em Ba Bình phân công phụ trách Ban công tác số 10. Khôi có sáng kiến tổ chức vài tiểu đội nữ để loạt động dễ dàng hơn thanh niên. Anh Ba tán thành ngay và giao anh Khôi và Huỳnh Văn Khai (Hoàng Hồng Cúc) tuyển sinh, lấy trong số các học viên quân chính gốc Sài Gòn. Anh chọn cho các tiểu đội nữ tên Trung đội Minh Khai.
Sau thời gian huấn luyện, các chị em sử dụng thông thạo các loại súng trường, súng ngắn, lựu đạn. Lễ ra mắt Trung đội Minh Khai được tổ chức trọng thể tại Vườn Thơm. Trung đội trưởng là chị Dư Thị Lắm (tức Nguyễn Thị Hạnh). Khí thế rất hăng các chị em tranh nhau mỗi khi nghe tin sắp có trận đánh. Phải bắt thăm cho công bằng. Một trong nhưng trận đánh có tiếng vang của trung đội là trận ném lựu đạn trong rạp chiếu bóng sang trọng nhất Sài gòn là rạp Majestic, chiếm liền hai căn số 15-17 đường Catinat (Đồng Khởi). Khán giả rạp này là khán giả chọn lọc, nhà giàu, trí thức, ít nhất cũng phải biết nói tiếng Pháp vì rạp chiếu toàn phim Pháp (hồi đó chưa có phụ đề Việt ngữ) phần đông là công chức và sĩ quan Pháp. Trinh sát Ban công tác số 10 được biết vào tôi thứ năm 10-6 năm ấy (1948) bọn sĩ quan Marine (Thuỷ quân) sẽ kéo nhau tới xem phim Adieu, Cherie, một phim tình ướt át. Thủ vai chính là cô đào Danielle Darrieux minh tinh màn bạc số 1 thời ấy. Lập tức ban chỉ huy quyết định đánh. Võ khí có sẵn là ba trái OF, loại lựu đạn của quân Anh dùng để tấn công. Đây là quà chiến lợi phẩm trận Mộc Hoá của trung đoàn phó Huỳnh Thế Phương (tên thật là Huỳnh Kim Cúc). Bốn nữ đội viên được chọn là Nguyễn Thị Kim Dung, Bùi Thị Huê, Hoàng Thị Thanh (tức Từ Thị Đào), Mạc Thị Lan (tức Huệ Nhỏ).
Gọi Huệ Nhỏ vì trong Trung đội có chị Huệ lớn là chính trị viên của Trung đội Minh Khai. Bốn chị em được chọn rất hân hoan nô nức lập chiến công. Ai nay đều chọn áo quần thật đẹp - không có thì mượn của bạn - để công việc vô cửa được dễ dàng, không bị bọn gác cửa lục bóp đầm. Vào xế chiều ngày ấy, bốn chị em tập họp tại nhà của chị Minh, chủ tiệm may ở đường Mayer (Võ Thị Sáu) gần chợ Tân Định. Kim Dung và Huệ nhỏ đi chung một xích lô. Huệ nhỏ còn dẫn theo một cậu em nhỏ để bọn lính kín không chú ý Thanh và chị Huê đi một xe, cách nhau vài phút.
Kim Dung và hai chị em Huệ nhỏ mua kẹo ở tiệm Chà kế bên rạp, vừa nhai kẹo vừa lững thững bước vô rạp ở cửa bên mặt. Đi ngang qua lính gác, Kim Dung đưa bóp cho chúng xét nhưng tay chị nắm chắc trái lựu đạn gói trong khăn tay đặt dưới đáy bóp, ở trên là mấy viên kẹo. Vài phút sau, hai chị em Thanh và Huê vô cửa bên trái như đã sắp đặt trước. Bốn người tìm chỗ ngồi thuận tiện để ném lựu đạn đúng tầm vào mấy hàng ghế hạng nhất của bọn sĩ quan Pháp ngồi. Hết phim thời sự, bắt đầu vô phim Adieu, Cherie. Trong lúc mọi người dán mắt vô màn bạc thì Kim Dung rút chốt lựu đạn ném trước tiên. Một tiếng nổ kinh hồn. Rồi tiếp theo là hai trái của hai chị Thanh và Huê. Lan tức Huệ nhỏ chỉ đi hướng dẫn chứ không lãnh lựu đạn. Sự kinh hoàng trong rạp không bút mực nào tả xiết, Kim Dung nhớ lời các anh dặn: lau tay trong mu soa tẩm dầu thơm để tay không còn mùi tanh của gang thép lựu đạn. Sau mấy phút hoang mang, bọn linh kéo cửa sắt lại, không cho ai ra. Nhưng Hoàng Thị Thanh đã nhanh chân ra trước. Còn kẹt lại ba chị em. Kim Dung nhanh trí đổi vé ngồi gần hàng ghế các sĩ quan Pháp. Nhờ bình tĩnh mà Kim Dung được cho ra về. Còn Huệ nhỏ thì bị miếng lựu đạn trúng bàn chân, không nặng lắm nhưng vờ la, làm ầm lên. Lính cũng cho hai chị em Huệ nhỏ về. Chỉ còn kẹt lại chị Bùi Thị Huê. Chị có hai điều thất lợi là lãng tai và không biết tiếng Pháp.
Bố trí công tác này cho chị vì kẹt người, vào giờ chót mới giao cho chị. Do hai điều thất lợi trên mà Tây nghi chị Huê, đưa về bót Catinat tra khảo ngay. Chị Huê ráng chịu đòn hai ngày để cơ sở có thì giờ di tản.
Sau đó chị chịu dẫn lính về tiệm may của chị Minh ở góc Garcerie - Mayer (Phạm Ngọc Thạch - Võ Thị Sáu). Chị Hoàng Thị Minh chủ quan vẫn ở nhà nên bị bắt. Hoàng Thị Thanh (tự Từ Thị Đào) chạy vô khu nên địch bắt, chị Nguyễn Thị Đào cũng là đội viên Minh Khai. Kim Dung bị bắt nguội một thời gian sau. Địch đưa tất cả ra toà án binh Sài gòn. Vì số thương vong quá lớn: 20 chết, 50 bị thương (trong số chết có hai đại tá và tên cò mật thám Arbert) địch kêu án một tử hình: chị Huê, một án 20 năm khổ sai: Chị Đào, một mười năm khổ sai: Kim Dung. Phiên xử thứ hai do ta đánh lớn, địch kêu án tối đa: cả ba đều lãnh án tử hình. (Lúc đó là tháng 2-1949). Báo chí Sài gòn phản ứng mạnh nêu rõ Kim Dung mới 16 tuổi. Về sau Tây giảm án còn 20 năm khổ sai.
Tất cả diễn tiễn của phiên toà. Trung trướng Nguyễn Bình đều theo dõi qua báo chí Sài Gòn mà liên lạc thành đưa vô bằng trễ vài ngày. Anh Ba rất xúc động trước chí khí hiên ngang của các chị em trong cảnh biệt giam. Một bài thơ của một chị được đưa lọt ra ngoài:
Tuy sa lưới nhưng hồn ta vẫn tiến
Thân tù đày ta vẫn nguyện hy sinh
Và vẫn mơ tươi đẹp buổi bình minh
Ngày chiến thắng trở về cùng đất nước
Anh Ba chi thị cho các cấp tuyên dương các chiến sĩ trong tù. Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến - hành chính Sài Gòn Chợ Lớn Tạ Nhựt Tứ gởi thủ khen ba chị Huê, Đào, Kim Dung. Phòng chính trị Bộ Tư lệnh Khu 7 ra bản tin đặc biệt ngày 23-9-1949 ca ngợi gương chiến đấu của phụ nữ Sài Gòn. Bộ Tư lệnh Khẩn 7 cấp giấy tuyên dương với hai chữ ký của tư lệnh Huỳnh Văn Nghệ và chánh uỷ Nguyễn Văn Trí.
Riêng anh Ba Bình thì gởi thư, tặng ảnh và tiền cho từng người, giao cho anh Khôi phải tìm cách trao tận tay ba chị.
Vụ Majestic đã nêu cao tên tuổi Trung đội Minh Khai như là tinh hoa của nữ giới Sài Gòn trong thời binh lửa.