Dịch giả : Lê Kim
Chương 48
Ý thế mạnh. Bảy Viễn về Đồng Tháp
Đem tâm can Nguyễn Bình thuyết Bình Xuyên










































Nguyễn Bình tại An Phú Xã
Huỳnh Văn Một kể chuyện miền Đông

Bảy Viễn quyết định về Nam Bộ nhận chức Khu trưởng, Năm Tài biết không thể can ngăn được bèn bàn với anh là Tư Sang:
- Chuyến đi này quyết định số phận của Bình Xuyên và cũng là số phận của hai anh em mình. Theo tôi biết thì Nguyễn Bình, Tám Nghệ không đáng sợ bằng tay quân sư Hai Trí. Tên này dám làm ẩu lắm. Cho nên anh phải luôn luôn sẵn sàng, hễ chúng nó ló mồi là mình phải đánh trước. Tiên hạ thủ vi cường.
Tư Sang cười lớn:
Đó là nghềcủa chàng! Chú khéo nhắc tuồng làm chi cho mệt? Kỳ này mình đưa hai đại đội cứng đi diễu võ dương oai cho chúng nó ngán. Có trung đội súng lớn với cây trây-đơ của đại đội thằng Xê bên Chi đội 4 của Mười Trí. Có cây này qua sông cái hay qua lộ Đông Dương rất an toàn.
Năm Tài nói:
- Về quân sự thì mình ăn trừn chúng nó, nhưng tôi vẫn thấy không an tâm. Nhất là sau khi Tám Nghệ đích thân xuống đây thuyết phục ông Bảy đi Nam Bộ. Tôi nghi là có một sự sắp đặt nào đó để đưa chúng mình vào tròng. Tôi phải hỏi ý hai ông Đường và Thiên.
Sau khi hội ý, Lâm Ngọc Đường và Maurice Thiên nhất trí cứ để Bảy Viễn đi nhậm chức Khu trưởng rồi trở về Rừng Sác chứ không dại gì mắc kế điệu hổ ly sơn của Việt Minh. Nếu gặp trở ngại thì Năm Tài phải cấp tốc về thành chuẩn bị đón tiếp Bình Xuyên bỏ kháng chiến vế với quốc trưởng Bảo Đại. Trong khi Bảy Viễn kéo đại đội hùng binh xuống Đồng Tháp thì Maurice Thiên có nhiệm vụ thông báo kế hoạch tiến thoái của Bảy Viễn cho đại uý Savani, trưởng phòng Phòng Nhì Pháp tại Sài Gòn. Như vậy dù tình huống xoay chiều cách nào, ta vẫn ở trong thế thượng phong.
Với mưu lược cực kỳ tinh khôn của hai bậc thầy, Tư Sang và Năm Tài yên chí lớn hộ tống Bảy Viễn xuống khu 8 nhận chức.
Trước ngày lễ bàn giao chức Khu trưởng cho Bảy Viễn, Trung tướng Nguyễn Bình nhân danh uỷ viên quân sự Nam Bộ mời toàn bộ các chỉ huy Bình Xuyên họp để giải quyết những lấn cấn trong thời gian qua.
Tới dự cuộc họp này ngoài Bảy Viễn có Mười Trí, Chi đội 4 nay là Trung đoàn 304: đại diện Liên khu Bình Xuyên trong Uỷ ban kháng chiến hành Chánh Thành Sài Gòn- Chợ Lớn, Trần Văn Đối (Sáu Đối) phó tư lệnh Liên khu Bình Xuyên, Nguyễn Văn Hoạnh (Tư Hoạch). chi đội trưởng chi đội 21. Mở đầu cuộc họp, Nguyễn Bình tuyên bố lý do:
- Mấy năm nay có sự không ăn khớp giữa chúng ta, nay trước khi rời khu 7 để lãnh nhiệm vụ mới, tôi muốn chấm dứt hẳn tình trạng lủng củng đó. Tôi muốn giao lại cho anh Bảy một gia tài sung túc, giao lại một gia đình vui vẻ trên thuận dưới hoà. Tôi không muốn giao lại cho anh Bảy một cái nợ nần, khó khăn. Và trên thực tế thì Khu 7 mà tôi giao cho anh Bảy là một khu có nhiều chiến công nhất, là đàn anh trong Nam Bộ. Nhưng tôi chỉ có một thắc mắc là vì hai bên ở xa cách nên anh Bảy và tôi có nhiều sự hiểu lầm và nhiều mâu thuẫn. Các hiểu lầm và mâu thuẫn đó bị bọn Phòng Nhì lợi dụng triệt để để gây chia rẽ, cố làm tê liệt phần nào về phía anh Bảy và các anh em Bình Xuyên. Do vậy mà trong chủ trương chánh quy hoá quân đội, hai khu 8 và 9 đã làm xong rồi mà Khu 7 còn vài chi đội Bình Xuyên chưa được tổ chức thành trung đoàn. Hôm nay các anh về đây là một cuộc hội nghị lịch sử mà cũng là một điều mà tôi mơ ước bấy lâu nay.
Trước hết, tôi xin cám ơn anh Tám Nghệ đã thi hành uỷ nhiệm của tôi tới tận nơi mời cho được các anh, nhất là anh Bảy về Nam Bộ dự lễ tấn phong khu trưởng. Nhân dịp này tôi cố gắng đánh tan những điều nghi kỵ giữa chúng ta. Đã nhiều lần, trong ba năm nay, tôi mời các anh gặp tôi nhưng lần nào cũng không thành. Bởi vì có những kẻ xúc xiểm tung tin “một đi không trở về”. Các cán bộ của khu tới các anh cũng đều bị nghi ky là người của tôi xuống dò la. Họ bị xem như là lính kín nên phải rút lui sớm. Năm kia, anh Năm Hà, tư lệnh Liên Chi 2-3 về Nam Bộ cũng phải có sự bảo đảm bằng gia đình anh Hai Trọng, anh Năm Hà mới dám đi. Và phải có một đội cảm tử theo bảo vệ. Và anh Năm Hà đã trở về bình an vô sự. Sau đó tới anh Sáu Đối, rồi nhiều anh em khác nữa. Lần lượt các anh em tới với tôi. Chỉ trừ một mình anh Bảy. Tôi biết vì sao có chuyện đáng tiếc này. Đó là vì bên cạnh anh Bảy có những kẻ cản ngăn. Chúng sợ một khi anh Bảy đã gặp tôi rồi thì chúng sẽ không còn chỗ dựa nữa. Bởi vậy chúng thêu dệt đủ điều nói xấu tôi và ngăn cản anh Bảy về Nam Bộ.
Bây giờ xin đi ngay vô đề: Trước khi về Ban Quân sự Nam Bộ, tôi biên thư mời anh Bảy về Nam Bộ nhận chức Khu trưởng vì anh bảy là khu phó thứ nhất, rồi mới tới anh Tám Nghệ là khu phó thứ hai.
Anh Tám Nghệ nhất trí với tôi trong việc đề cứ anh Bảy là Khu Bộ trưởng và hứa sẽ hết sức giúp đỡ anh Bảy làm tròn nhiệm vụ cũng như trước đây anh Tám Nghệ đã giúp tôi. Nếu anh Bảy cần đưa một người tin cẩn vô Bộ Tư lệnh thì chỉ dề nghị. Để sau này không xảy ra những lủng củng như trước đây. Đó chính là lý do cuộc họp hôm nay. Nhân dịp này, tôi yêu cầu các anh mạnh dạn đưa ra những gì còn thắc mắc để chúng ta giải quyết một lần cho xong. Và tôi xin xung phong kể ra những thắc mắc của tôi đối với anh Bảy:
- Thứ nhất: anh Bảy thị chứng bức thư của Lai Hữu Tài mạt sát tôi trong cương vị uỷ viên Quân sự Nam Bộ.
- Thứ hai: anh Bảy bao dung cho Lâm Văn Hậu. Tịnh Độ Cư Sĩ thuộc Đệ Tam sư đoàn đi qua khu vực Bình Xuyên tuyên truyền kền gọi anh em chiến sĩ bưng biền về thành đầu Tây.
- Thứ ba: anh Bảy chứa chấp Nguyễn Thành Long, Bùi Hữu Phiệt, Lai Hữu Tài đã âm mưu ám sát tôi mà không chịu giải giao về Sở tư pháp.
- Thứ tư: anh Bẩy để hai tên Lâm Ngọc Dường, Maurice Thiên lấy danh nghĩa của anh để làm tiền như chứa bài lấy xâu, đồng thời chúng cũng giăng lưới bắt các nhân viên chánh phủ hoạt động ở thành.
Bảy Viễn cau mày lộ vẻ khó chịu. Nguyễn Bình quay lại Mười Trí:
Còn về anh Mười Trí thì tôi cũng có vài điều tâm sự:
- Thứ nhất: anh Mười mang nặng đầu óc Mạnh Thường Quân nên chứa chấp bao dung nhung kẻ tới xin trú ngụ dưới trướng. Anh Mười không biết đó là những kẻ phản động như Vũ Tam Anh tức Nguyễn Ngọc Nhẫn. Tên này đã đánh chết lính gác cùng với Trần Quang Vinh vượt ngục. Rồi đến tên Nguyễn Hoà Hiệp, Đệ Tam sư đoàn. Anh Mười đã làm giấy bảo lãnh cho nên này để cho nó đem quân ra đầu Tây.
Điều đáng trách là anh Mười để hai tên Vũ Tam Anh, Bùi Hữu Phiệt mạt sát Chính phủ cụ Hồ ngay trước mặt tôi, ông kỹ sư Nguyễn Ngọc Bích, ông Nguyễn Kim Cương, đồng thời chúng ca ngợi hai ông Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam khi tôi tới viếng thăm anh Mười sau trận ấp số 10.
Cũng như anh Bảy Viễn, anh Mười đã thị chứng bức thư Vũ Tam Anh mạt sát tôi. Anh Mười không thi hành lịnh bắt Vũ Tam Anh của tôi vì nó khóc lóc xin anh che chở. Tóm lại những tên nguy hiểm theo Pháp chống Kháng chiến đều có mặt trong Chi đội 4 của anh Mười. Quan trọng hơn hết là vụ tên Sáu Section nhân danh anh Mười mời tôi tới Chi đội 4 để chúng phục kích ám sát tôi. Việc tày trời như vậy mà tôi đều bỏ qua vì biết anh Mười vô tâm, chỉ bị bọn phản động lợi dụng tính hào hiệp mà thôi...
Quay sang Tư Tỵ, Nguyễn Bình nói tiếp:
- Còn về phần anh Tư Tỵ buồn tôi vì tôi đã xuống lịnh cho bắt Trần Quốc Bửu tá túc Chi đội 25 của anh Tư. Tôi biết các anh công nhận các việc làm của tôi là vì quyền lợi quốc, không vì quyền lợi đảng phái hay cá nhân. Vì biết như vậy nên các anh mới bấm bụng bỏ qua. Như thế là cả hai bên chúng ta đều vì đại sự mà bỏ qua tiểu tiết. Hôm nay tôi nhấn mạnh: tôi rất kính trọng các anh là những bậc anh hùng nghĩa hiệp, bao dung đại lượng, khoan hồng tha thứ, các anh là những nhà chân chánh ái quốc, những tướng lãnh bài Pháp, ghét Pháp hơn ai hết. Vì hiểu nhau, tha thứ cho nhau, cố gỡ rối cho nhau, giữ uy tín và danh dự cho nhau là bước đầu đi tới thành công. Để dứt lời, tôi đề nghị chúng ta hãy nói hết sự thật, cái gì dở thì bỏ, cái gì hay thì làm.
Vừa rồi chúng tôi bắt được tên Phán Huề bí mật vô khu để lôi kéo các vị chỉ huy Bình Xuyên về thành dưới chánh phủ thủ tướng Nguyễn Văn Xuân. Chủ tâm của tên Phán Huề này là tìm tới khu bộ phó Lê Văn Viễn để bầy mưu lập chiến khu quốc gia giả hiệu mà chúng tôi gọi là chiến khu ma. Tại sao Tây nhắm vào Bình Xuyên? Vì chúng đã cấy được những tên lợi hại Lâm Ngọc Đường, Maurice Thiên, Lai Hữu Tài, Lai Văn Sang bên cạnh anh Bảy. Chúng tin rằng anh em Bình Xuyên sẵn sàng theo Bảo Đại. Để chống lại chủ trương mua chuộc Bình Xuyên, tôi đề nghị một giải pháp sau đây: bỏ hẳn danh từ Bình Xuyên. Không còn Bình Xuyên thì địch không thể nhân danh Bình Xuyên tuyên truyền cho Bảo đại. Đã bỏ hẳn danh từ Bình Xuyên thì không còn Bộ tư lệnh Bình Xuyên, không còn quân đội Bình Xuyên. Anh em sẽ mang một cái tên chung là Vệ Quốc Đoàn. Từ nay chỉ có một chánh phủ, một quân đội. Không thể có một chánh phủ trong Chánh phủ. Khu Rừng Sác sẽ được tổ chức lại thành một thành trì kháng chiến. Việc thu thuế thuỷ lảm giao lại cho ngành thuế vụ bên hành chánh cho có nề nếp.
Trước khi dứt lời, tôi nhấn mạnh lại một điểm: bạc triệu tiền muốn cũng dễ kiếm, nhưng danh dự anh hùng mà các anh đang có rất quý, vì danh dự đó không thể mua bằng tiền hay bằng vàng, vì danh dự đó được tạo ra bằng tấm lòng yêu nước yêu dân, vì đại nghĩa mà hy sinh tất cả mọi thứ trên đòi. Nếu các anh giữ được danh dự cao quý đó thì tôi cũng được thơm lây vì đã có mắt chọn đúng người đặt đúng chỗ.
Nguyễn Bình nói một tiếng đồng hổ với tất cả tấm lòng, từng lúc dừng lại để quan sát phản ứng của các tư lệnh Bình Xuyên Tất cả các khuôn mặt đều nghiêm nghị vì những tiết lộ của Nguyễn Bình đều chính xác mà Bảy Viễn, Mười Trí đều muốn giấu.
Đến đề nghị cuối cùng, tất cả tư lệnh Bình Xuyên đều nhăn mặt: Giải tán Bình Xuyên? Không đời nào!
Và chuyện phải đến đã đến.