Ngày 26-5-1948 đi vào lịch sử cuộc kháng Pháp như là một cái mốc quan trọng: Ban Thường Vụ Uỷ ban Kháng chiến - Hành chánh Nam Bộ họp khoáng đại để giải quyết những xung đột giữa Bộ tư lệnh khu 7 và các chỉ huy Bình Xuyên. Có mặt trong cuộc họp này về phía Uỷ ban là các ông Phạm Ngọc Thuần, quyền chủ tịch Uỷ ban, trung tướng Nguyễn Bình, Phó chủ tịch Uỷ ban kiêm khu trưởng Khu 7, Ung Văn Khiêm, uỷ viên Nội Vụ, Nguyễn Thành Vĩnh uỷ viên tài chánh, Kha Vạn Cân, uỷ viên Kinh tế, Lê Duẩn, Trưởng phòng dân quân, Diệp Ba, giám đốc Sở công an, Lê Đình Chi, giám đốc Tư pháp khu 7, Trịnh Đình Trọng, Trưởng phân sở A, Sở Thông tin - tuyên truyền, Phan Văn Chương, Đổng Lý sự vụ uỷ ban. Về phía Bình Xuyên có các ông Lê Văn Viễn, Khu phó Khu 7, Huỳnh Văn Trí, Trung đoàn trưởng trung đoàn 304, Trần Văn Đôi, phó tư lệnh Liên khu Bình Xuyên, Nguyễn Văn Hoạnh, chi đội trưởng chi đội 21. Ngoài ra còn có hai ông Huỳnh Văn Nghệ, khu phó Khu 7 và Nguyễn Văn Trấn, khu phó Khu 9. Ông Thuần chủ toạ cuộc họp. Vì đây là hội nghị quan trọng nên phải hai thơ ký: ông Bảy Trấn và Diệp Ba. Chương trình nghị sự giữa ba điểm: Tình trạng chung Khu 7, tìm giải pháp chung và giải quyết những vấn đề chi tiết. Mở đầu cuộc họp, Bảy Viễn nhấn mạnh: - Tôi là một chiến sĩ cách mạng. Tôi chiến đấu cho Tổ quốc dưới mạng lịnh của chánh phủ. Tất cả chiến sĩ Bình Xuyên chiến đấu cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc. Giữa tôi và ông khu trưởng không có vấn đề gì ông khu trưởng muốn bắt một số nhân viên của tôi, cho là tay sai Phòng Nhì, tôi không bao giờ che đậy em út. Nếu chúng có tôi thì tôi trừng trị ngay. Tôi yêu cầu ông Khu trưởng trưởng bằng cớ, nhưng tới nay thưa được trả lời... Ông Tám Nghệ phân tách tình hình Khu 7 như sau: - Khu 7 chia làm ba khu riêng biệt là Khu 7, địa phương Sài Gòn- Chợ Lớn và Liên khu Bình Xuyên. Ba khu này đóng xa nhau nên không thống nhất về tổ chức, các hoạt động thường dẫm chân nhau như vấn đề thu thuế chẳng hạn, do vậy mà mất đoàn kết. Ngay trong Bộ Tư lệnh Khu 7 cũng lủng củng vì một khu phó sống riêng, có quân đội riêng. Tình trạng này không thể kéo dài được. Ông Thuần nối lời: - Tình hình Khu 7 cần được chấn chỉnh lại. Tôi đề nghị giải pháp: thống nhất chỉ huy để thống nhất hành động. Trung tướng Nguyễn Bình nói: - Sau khi tham khảo nhiều người, tôi đề nghị Bộ Tư lệnh Khu 7 gồm có các ông sau đây: ông Lê Văn Viễn, Khu bộ trưởng, ông Huỳnh Văn Nghệ khu bộ phó, ông Nguyễn Văn Trấn; chánh trị viên. Ông Bảy Trấn hiện là khu phó khu 9, ông Viễn xin ông Trấn về làm việc chung với ông, chúng tôi thấy đề nghị hợp lý nên điện mời ông Trấn lên đây dự cuộc họp này. Ông Nguyễn Văn Trấn đứng lên nói: - Tôi cám ơn ông Lê Văn Viễn đã đề nghị tôi làm chánh trị uỷ viên. Đây là sự tín nhiệm của anh Bảy đành cho tôi. Nhưng tôi nghĩ rằng nếu trọn khu bộ cũ đi hết thì công việc sẽ ngưng trệ ít nhất là trong thời gian đầu. Cho nên tôi đề nghị ông chánh trị uỷ viên cũ ở lại còn tôi thì chỉ muốn làm thư ký riêng cho anh Bảy. Mọi người đều ngó về phía ông Hai Trí chờ ông phát biểu nhưng ông Lê Duẩn nói: - Đi hết sẽ có ngừng trệ nhưng Khu sẽ gởi một số cán sự về tăng cường. Ông uỷ viên chính trị Nguyễn Văn Trí có thể ở lại phụ trách lớp cán sự ấy và cũng sẽ ở gần các ông để giúp trong lúc đầu. Ông Mười Trí nói: - Vế vấn đề thanh trừng, tôi nhìn nhận có chứa chấp vài người chống phá kháng chiến, chúng tôi làm như vậy vì họ năn nỉ ỉ oi xin bảo bọc. Tôi không nỡ bỏ rơi những kẻ sa cơ thất thế. Trong số đó lại có chăng người trước đây là bạn nữa. Còn về phần tôi thì tôi xin nhắc lại là tôi theo kháng chiến không ngoài mục đích cứu quốc. Nếu trung tướng hiểu lầm tôi thì đó là do nhưng người ở gần trung tướng nói xấu tôi... Nguyễn Bình liền đứng lên: - Anh Mười hãy an tâm. Tôi không bao giờ hiểu lầm anh Mười đâu. Tôi biết anh Mười vô tâm, anh chứa những kẻ kia là vì bản tánh Mạnh thường quân mà thôi, chớ không có ý đồ chống phá cách mạng. Nhân đây tôi đề nghị bàn về các tay Lâm Ngọc Đường, Maurice Thiên, Lai Hữu Tài đang xâm nhập vô hàng ngũ chiến binh Bình Xuyên. Bảy Viễn cau mày khó chịu trước khi nói: - Tôi đề nghị gác lại. Chờ Ban chỉ huy thành lập xong rồi chúng ta giải quyết. Luôn tiện tôi xin nói rõ cho quý vị biết là không bao giờ tôi để cho Tư Thiên lôi kéo. Chính tôi lợi dụng nó để giúp các Ban công tác Thành hoạt động. Nó là người bạn lâu đời của tôi. Khi Pháp chiếm Sài Gòn, nó bị Tây bắt giam sáu bảy tháng. Nó được thả ra với điều kiện phải làm việc cho Đơ dèm Buy-rô với thằng quan hai Huc. Điều đó tôi có biết. Tôi lợi dụng nó chớ không phải nó lợi dụng tôi. Ông Thuần kết thúc cuộc họp: - Hội nghị thành công tốt đẹp là nhờ tất cả đặt mọi vấn đề trên lập trường cứu quốc. Tôi có cảm tưởng như đây là một hội nghị gia đình, tất cả mọi người thân ái với nhau. Ông đốc phủ Chương im lặng suốt cuộc họp đưa tay xin nói: - Thú thiệt là từ nãy giờ tôi rất lo. Nay nhờ ông Trung tướng và ông Khu bộ phó Lê Văn Viễn đặt quyền lợi Tổ quốc lên trên hết mà dẹp qua các vấn đề cá nhơn, mọi việc được giải quyết dễ dàng. Tôi mừng lắm. Tôi đã già rồi nhưng tôi xin sẵn sàng làm thân trâu ngựa để phụng sự mấy ông. Mọi người đều cảm động trước lời lẽ chân tình của ông đốc phủ yêu nước đã dám bỏ chức đô trưởng Sài Gòn - Chợ Lớn để ra bưng kháng chiến. Ông Ba Duẩn vội nói: - Xin ông Đổng Lý chớ nói vậy. Đúng ra là ông Đổng Lý đáng là người cha của chúng tôi. Chúng tôi chỉ là con cháu của ông thôi. Nghe ông nói, chúng tôi không thể nào không đoàn kết với nhau được. Nguyễn Bình hân hoan nói: - Tôi rất sung sướng trước kết quả của cuộc họp hôm nay. Chúng ta sẽ cố gắng thực hiện những lời hứa hôm nay để Hồ Chủ tịch khỏi còn lo ngại về chúng ta nữa. Hội nghị kết thúc tốt đẹp, nhưng đó chỉ là mặt nước hồ thu. Dưới đây có những ngọn sóng ngầm. Bảy Viễn trở về nơi đóng quân thì bộ tham mưu xúm lại bàn. Tả thừa tướng Năm Tài lắc đầu: - Hai ông Đường và Thiên nhận định thật là tài: Chúng nó bày trò phong chức khu trưởng cho ông Bảy nhưng lại quyết định huỷ bỏ toàn bộ danh hiệu Bình Xuyên. Như vậy cái chức Khu trưởng của ông Bảy chỉ là một cái bánh vẽ to tướng. Không có Bình Xuyên làm hậu thuẫn thì ông Bảy nói ai nghe? Thà làm khu bộ phó mà giữ được danh nghĩa Bình Xuyên thì còn ngon bằng mười lần. Tướng mà không quân thì oai gì Bảy Viễn ngồi buồn hiu suy nghĩ: - Mấy nói đúng! Mất danh nghĩa Bình Xuyên là mất tất cả! Bây giờ mình phải làm gì? Tụi nó đã quyết định dẹp bỏ hai tiếng Bình Xuyên vì biết thằng Tây đang có ý đồ mua chuộc Bình Xuyên để làm hậu thuẫn cho cựu hoàng Bảo Đại. Mình làm sao đây? Năm Tài hiến kế: - Không còn con đường nào khác. Mình kéo quân về Rừng Sác tuyên bố lập chiến khu quốc gia. Mình đứng giữa, cứ để Việt Minh với Tây choảng nhau, mình ngồi coi chơi. Đó là kế “bạng duật tương trì, ngư ông đắc lợi”, tức là cò ngao trì kéo nhau ông câu bất được cả hai. Ông Bảy thấy tính vậy được không? Bảy Viễn quay qua Tư Sang: - Mấy thấy thế nào? Tư Sang gật: - Năm Tài tính nước đó cũng khá. Theo tôi thì tạm thời ta án binh bất động. Hễ chúng nó rục rịch thì ta ra tay trước. Đóng quân tại làng Nhơn Hoà Lập được hai ngày đến ngày thứ ba thì hai tên Cung và Hoằng từ tổng hành dinh Bảy Viễn hớt hãi tới báo tin chẳng lành: “Rừng Sác đã bị tảo thanh”. Tin như sét đánh giữa trời quang, Bảy Viễn cùng gia tướng hoang mang rụng rời: - Nói rõ hơn nghe coi! - Bảy Viễn nóng nẩy ra lịnh. - Tụi nó đã tính trước rồi. Ông Bảy đi được mấy ngày thì chi đội nào cũng xảy ra chuyện bắt bớ lung tung. Bên chi đội 9 thì Tám Tâm cầm đầu kéo quân đi lục xét, ông Lâm Ngọc Đường nhanh chân nhay vô tang, không biết có trốn thoát được hay không. Bên Chi đội 25, ông Tư Tỵ vừa đưa vợ về thành cũng đã bị Lưu Quý Thoái bắt... Bảy Viễn giậm chân kêu trời: - Tháng Tám Tâm! Rõ ràng là mình nuôi ong tay áo! Phải chi trước đây mình giết phắt nó thì bây giờ đâu bị hậu hoạn. Năm Tài lắc đầu: - Tám Tâm chỉ là con tốt thôi ông Bảy à. Chỉ mưu việc này là thằng cha quân sư Hai Trí. Chính nó đã bày ra kế điệu hổ ly sơn. Chính nó đã sai Tám Nghệ mạo hiểm xuống Lý Nhơn để giở trò khích tướng. Mình vừa đi là chúng “cướp sơn trại”. Tư Sang nghiến răng: - Mấy thằng Việt Minh này chơi không được? Phải đập chúng một trận! Bảy Viễn thở dài: - Rừng Sác đã bị phá nát rồi, mình biết về đâu bây giờ? Năm Tài: - Hai ông Thiên và Đường đã dặn tôi: nếu xẩy chuyện bất lành thì cứ đưa hết đại đội hùng binh về thành. Tướng De la Tour sẵn sàng đón tiếp Bình Xuyên về với Cựu Hoàng Bảo Đại. Ông Bảy nên tính ngay đi. Ngay đêm nay tôi tốc về thành, dọn đường tnrớc. Tướng De la Tour sẽ đón ông Bảy tại cửa ngõ Sài Gòn với tất cả nghi lễ dành cho một tướng lãnh Bình Xuyên trở về với chính nghĩa quốc gia. Bảy Viễn cứ lắc đầu thở dài. Tư Sang khoát tay cho Năm Tài lui ra: - Cứ đi đi! ông Bảy không còn con đường nào khác!