Dịch giả : Lê Kim
Chương 51
Với Hai Trọng, Nguyễn Bình tâm sự
Đi vào Nam vì mến dân Nam.












































Nguyễn Bình tại An Phú Xã
Huỳnh Văn Một kể chuyện miền Đông

Ba Dương tử trận ở Bến Tre, Hai Trọng được anh Ba Bình đề đạt uỷ viên quân sự liên tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Trong một chuyến về Khu họp, anh Ba Bình lại đề nghị rút anh về làm cán bộ nghiên cứu đặc trách các bộ đội Bình Xuyên. Một lần nữa, Hai Trọng vui lòng về làm việc bên cạnh Nguyễn Bình.
Thú vị nhất là những lúc cơm tối xong, rảnh rỗi, hai anh em ngồi dưới ngọn đèn bão - loại đèn đặc biệt có thể xách đi dưới cơn giông bão mà không tắt - khi thì đọc báo lúc bình thơ. Cả hai đều yêu văn thơ, tuy không viết văn làm thơ nhưng biết thưởng thức một áng văn hay, một bài thơ đẹp. Anh Ba Bình rất thích đọc báo thành. Lúc đó báo Sài Gòn chia làm hai phe, một vài tờ lãnh lương của Pháp nói xấu kháng chiến.
Tất nhiên chúng nhằm vào các vị đứng đầu. Còn đại đa số báo khác đều ủng hộ cuộc kháng chiến. Hai tờ Phục Hưng và Tương Lai là hai tờ ra mặt chống kháng chiến. Các tờ khác nằm trong phe báo chí thống nhất chống thuyết phân ly của thực dân. Anh Ba Bình đọc hết cả hai phe chống và ủng hộ kháng chiến.
Hai Trọng hỏi:
- Sao anh Ba mất thì giờ đọc bọn bồi bút này?
Anh Ba mỉm cười:
- Phải đọc cho biết mình yếu chỗ nào. Người xưa nói kẻ nói xấu ta là kẻ giúp ta hoàn thiện. Cho nên đọc những người khen ta thì thích, nhưng đọc những kẻ chê ta lại càng thích hơn... Đây anh xem bài này.
Anh Ba trao tờ Journal d' Extrême Orient, tờ báo cực kỳ phản động... Chúng nó phong cho tôi cái tên độc đáo: Nguyễn Binh, Lưu Bá Thừa Việt Nam. Anh có biết tại sao không?
- Lưu Bá Thừa là tướng một mắt và là tướng chuyên đánh du kích, là hung thần đối với quân Nhật xâm chiếm Trung Hoa...
Vào giữa năm 48, Hai Trọng thấy anh Ba bỗng nhiên không được vui. Anh Ba nói:
- Không hiểu vì sao ông Cụ lại đánh cho mình cái điện này...
Anh Ba trao bắc điện cho Hai Trọng. Nội dung bức điện vắn tắt vài câu hỏi thăm súc khỏe và quan trọng nhất là câu này: Bác tin chú giữ được tình đoàn kết vì chỉ có đại đoàn kết mới đưa tới đại thành công.
Chờ Hai Trọng xem xong, anh Ba nói:
- Tuy Bác chả trách nhưng...
Anh Ba thở dài. Một lúc sau anh lấy giấy bút thảo một bức điện hồi âm: “Thưa cha, con có bao giờ dám quên lời Cha dặn lúc con vế thủ đô...”
Anh suy nghĩ mọt lúc rồi bỏ bút xuống, nhìn Hiai Trọng, mắt sáng lên như chợt lóe ra sáng kiến.
- Đồng chí Trọng. Tôi nhờ đổng chí một việc. Một việc rất hệ trọng. Đồng chí ra Bắc báo cáo tình lình miền Đông thay tôi. Ông Cụ và Bộ Tổng cần biết tình hình hiện nay, những việc đã làm được và những việc chưa làm được. Hai Trọng giật mình. Anh hoàn toàn bất ngờ trước sự tín nhiệm anh Ba Bình dành cho anh. Trách nhiệm quá lớn lao, anh sợ không đủ sức. Thấy anh lúng túng. anh Ba nói tiếp:
- Lúc này tôi không thể rời chiến trường miền Đông được. Mà ngoài kia thì cần nắm tình hình Nam Bộ. Trong vài ngày nữa sẽ có một phái đoàn quân dân chánh ra Trung ương. Tôi chỉ định anh thay mặt tôi báo cáo tình hình quân sự trong Khu 7. Đặc biệt nhấn mạnh vào việc tập hợp các lực lượng võ trang, giải quyết các mối bất hoà mất đoàn kết vì đầu óc địa phương cục bộ cá lớn nuốt cá bé... Anh cần nghiên cứu đặc tính của từng đơn vị, tác phong của từng chỉ huy Bình Xuyên phải được điều tra, phân tách và tổng kết quá trình chuyển biện, từ các tay giang hồ lục lâm thảo khấu mà nay chịu theo cách mệnh đánh giặc gan lì, lập nhiều chiến công. Vì nhưng nguyên do nào mà có sự lột xác để thân sâu hoá bướm...
Hai Trọng lắng nghe hết sức chăm chú và thấy với lời giãi bày đó, tự thấy có thể làm được báo cáo anh Ba giao.
Như thấy được sự tự tin đang dần dần hiện ra trên nét mặt Hai Trọng, anh Ba nói tiếp:
- Đồng chí ngạc nhiên khi tôi chỉ định đồng chí thay tôi ra Bắc, nhưng tôi đã tính kỹ rồi. Lâu nay đồng chí đặc trách liên lạc giữa tôi và anh em Bình Xuyên. Anh đã ở bên cạnh đồng chí Ba Dương từ những trận đánh đầu tiên. Anh Ba Dương tử trận, anh vẫn bám sát Liên Chi 2 - 3 của đồng chí Năm Hà. Anh cũng có dịp biết các chỉ huy các Chi đội 4, 7, 9, 21, 25 - tóm lại là biết tất cả anh em chỉ huy trong Liên Khu Bình Xuyên những tay Mười Trí, Hai Vĩnh, Bảy Viễn, Tư Hoạnh, Tư Ty... anh đều biết cả. Vậy ngay từ đêm nay anh hãy phác thảo cho tôi về các phe nhóm Bình Xuyên trước cách mạng. Sau đó họ lập bộ đội theo kháng chiến. Họ quan niệm cuộc sống mới như thế nào? Họ nghĩ gì về sự lãnh đạo của chúng ta? Qua đó, đồng chí mạnh dạn vạch ra những ưu điểm và những khuyết điểm của ta trong chủ trương thanh trừng bọn Cao Đài phản động do Hộ pháp Phạm Công Tắc từ Toà Thánh Tây Ninh điều khiển...
Hai Trọng hí hoáy ghi nhanh chỉ thị giảng của anh Ba. Anh không học tốc ký nhưng nắm lấy ý chánh, gạch đầu dòng thành một dàn bài theo kiểu các nhà báo trong các cuộc phỏng vấn đột xuất. Anh Ba nói tiếp:
- Anh tranh thủ làm thật nhanh. Tối mai, ta sẽ duyệt báo cáo. Vì tuần sau phái đoàn đồng chí Trần văn Trà sẽ lên đường. Trong đoàn có chừng một chục đồng chí như Trần Bửu Kiếm, Nguyễn Đức Thuận, linh mục Nguyễn Bá Kính, các đồng chí phụ trách binh công xưởng Phạm Văn Khung, Kiều Công Quế, Trần Văn Nguyên...
Đêm đó Hai Trọng thức gần tới sáng làm báo cáo.
Các chỉ huy Bình Xuyên mỗi người một tính cách, không ai giống ai dù cùng chung một dòng máu giang hồ thích “dọc ngang nào biết trên đầu có ai”. Nhân vật Hai Trọng có dịp gần gũi sau Ba Dương là Bảy Viễn. Anh nhớ một chuyện nhỏ như sau:
Hai Trọng đang ở Liên Chi 2-3 thì Nguyễn Đức Huy tới tìm anh. Tay này to cao nên còn có cái tên Hai Đại - anh ta ký tên chữ nho ba nét: Một gạch ngang với chữ nhơn. Hai Đại để một hàng râu rậm cho nên lại thêm một biệt hiệu, ông già râu kẽm. Gian nhà sàn chỉ có hai người nhưng Hai Đại kề tai Hai Trọng nói nhỏ:
- Bẩy Viễn định giết hai đứa mình!
Hai Trọng trố mắt nhìn Hai Đại:
- Có chắc không? Tại sao đồng chí biết?
Hai Đại cười bí hiểm:
- Sao lại không chắc? Người của tôi đã được bố trí trong Chi đội 9 của nó. Anh Hai tính sao?
Hai Trọng lắc đầu:
- Biết tính sao! Tôi mới nghe anh nói chuyện đó.
Hai Đại xách ba-lô lên chuẩn bị xuống tam bản:
- Tính sao thì tính cho nhanh! Chần chừ không xong đâu? Về phần tôi tin tôi đi đây. Thằng đó nguy hiểm lắm!
Hai Trọng đâm tức:
- Đảng viên mà đụng chuyện là chuồn, bỏ anh em lại sao?
Hai Đại nhún vai rồi chống ghe đi, không thèm bắt tay từ biệt.
Hai Trọng ngồi thừ ra suy nghĩ về Bảy Viễn. Bảy Viễn tuy là anh chị nhưng cũng có một chút lòng yêu nước. Trong Chi đội 9 nếu có ai tính chuyện đầu Tây là Bảy Viễn bắn ngay. Rất tiếc là Bảy Viễn có tánh anh hùng cá nhân rất nặng, lại bị hai thằng nịnh họ Lai kè sát ngày đêm, gây chia rẽ Bắc Nam và chống chủ trương bố trí chánh trị viên trong bộ đội.
Nghe chúng mãi, nhất là Nam Tài biết cách thoả mãn những thèm khát trần tục như tiền, rượu và gái nên Bảy Viễn ngày càng nghiêng về lối sống “đế vương” của một “lãnh chúa trong thời loạn”. Chính Năm Tài thúc giục Bảy Viễn nắm vai trò lãnh tụ Liên Khu Bình Xuyên của Ba Dương để tự do thao túng. Nhưng Hai Trọng không tin Bảy Viễn có ý đầu Tây như Hai Đại nói. Muốn nắm chắc, phải mạo hiểm tới giáp mặt với Bảy Viễn. Chuyến đi có phần phiêu liêu, nhưng “không vào hang hùm làm sao bắt hùm con”, Hai Trọng đi ghe lườn tới nơi Bảy Viễn đóng.
Lính gác báo tin, Bảy Viễn ra đón tận bến:
- Hôm nay tốt ngày, anh Hai tới thăm bọn tôi.
Dù Bảy Viễn thân mật như vậy, Hai Trọng cũng có hành động huê dạng chứng tỏ mình tới với tánh cách anh em. Anh tháo thắt lưng da có khẩu súng sáu trong bao ném lên một chiếc chõng sát vách rồi đưa cả hai bàn tay cho Bảy Viễn bắt. Bảy Viễn mời vô nhà:
- Anh tới chơi hay có việc gì? Chắc là có chuyện quan trọng nên bí thư của khu trưởng Nguyễn Bình mới thân chinh tới đây.
Sau một tuần trà, Hai Trọng mới vô đề:
- Tôi nghe vài lời đồn đại về anh Bảy nên qua đây gặp anh cho rõ trắng đen.
- Người ta đồn sao đó anh hai? Chắc là không hay rồi.
- Tất nhiên là không hay. Người ta đồn anh Bảy muốn thủ tiêu những cán bộ người Bắc, trong đó có tôi?
Bảy Viễn bật cười khanh khách:
- Có chuyện đó nữa sao? Mà anh Hai có tin chuyện đó không?
- Nếu tin thì làm sao tôi dám đơn phương độc mã qua đây phó hội với anh?
Bảy Viễn bắt tay Hai Trọng, gật tới gật lui mấy lần:
- Anh Hai đúng là tay hảo hớn, tụi tôi không bì kịp. Tôi nói thẳng với anh là tôi không ưa người Bắc, nhưng cũng tuỳ người. Nam hay Bắc gì cũng có người chơi được, người không. Như anh Hai đây, người đã từng sát cánh với anh Ba Dương, nay sát cánh với anh Nam Hà, lại là bí thư của Khu trưởng Nguyễn Bình làm sao không ưa cho được! Những lời đồn gió bay: ăn thua gì! Bây giờ anh em mlnh gặp nhau đây, nhậu cái đã. Rượu là thần dược xoá mọi thắc mắc, mọi hiểu làm.
Bảy Viễn đãi Hai Trọng một chầu bia thành. Trong khi nhậu, Hai Trọng vẫn quan sát Bảy Viễn và thấy rõ anh ta thành thật, nghĩ sao nói vậy. Rõ ràng chuyện Hai Đại tiết lộ với Hai Trọng là mưu mô của bọn Sang, Tài muốn tách rời Bảy Viễn với anh em quê miền Bắc, và các chánh trị viên. Bảy Viễn mà đầu Tây thì do hai tay Phòng Nhì xỏ mũi. Rấc tiếc là ta sống xa Bảy Viễn không lui tới thường xuyên để giúp đỡ từ đầu.
Về Bình Xuyên, hai ông Ba Bình và Hai Trí quan niệm khác hẳn. Hai Trọng biết rõ giữa hai ông có nhiều hục hặc về quan điểm lãnh đạo cũng như về tình cảm riêng tư, Ba Bình có tác phong hảo hán, tánh tình cởi mở, còn Hai Trí có dáng vẻ một tay mưu sĩ kiểu Trương Nghi hay Tô Tần xử sự như các nhân vật thời Đông Chu liệt quốc... Chính vì tư lệnh và chánh uỷ không “en jeur” với nhau mà Khu 7 xảy ra nhiều điều không hay.
Hai Trọng chỉ chợp mắt một chút thì gà gáy rộ. Anh thức dậy rửa mặt cho tỉnh minh rồi chép sạch bản báo cáo. Đến chiều anh mang báo cáo tới để cho anh Ba Bình duyệt. Anh Ba mắt kém, Hai Trọng phải đọc cho anh nghe. Đọc chầm chậm, ngừng từng câu. Khi nào có chữ chưa chính xác, anh Ba góp ý chọn chữ cho thật vừa ý. Gần đến nửa đêm, anh Ba mới duyệt xong bản báo cáo. Đọc tới dòng cuối cùng anh thở phào:
- Cám ơn đồng chí đã giúp tôi làm bản báo cáo này...
53
Gặp Hoàng Thọ, Hai Trọng thấy chướng
Trách Nguyễn Bình dung dưỡng đàn em
Trên đường ra Bắc, Hai Trọng gặp lại Hoàng Thọ ở Phú Mỹ. Anh nhớ lại lần gặp gỡ đầu tiên. Năm ấy Hai Trọng từ Bà Rịa về chiến Khu D dự cuộc họp quân sự Khu 7. Lúc đó anh là uỷ viên quân sự liên tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Sau mấy ngày băng rừng lội suốt và vượt mấy con lộ, Hai Trọng về tới căn cứ Bộ Tư lệnh Khu. Hội trường đơn sơ tranh lá nhưng trang hoàng rất đẹp. Nhưng tấm đệm đan bằng lá buông óng ánh một màu vàng nhạt làm cho hội trường sáng hẳn lên. Khẩu hiệu viết bằng mực đỏ trên giấy trắng “Tổ Quốc trên hết” cùng lá quốc kỳ nền đỏ sao vàng nói lên khí thế hào hùng của miền Đông gian lao và anh dũng.
Hai Trọng quên hết mệt nhọc đường xa khi Nguyễn Bình ra đón. Hai anh em ôm choàng lấy nhau, trà thuốc tâm sự. Sáng hôm sau cuộc họp bắt đầu. Có một sự kiện Hai Trọng không thể nào quên. Trong lúc anh Ba Bình đang nói chuyện với các đại biểu toàn là cán bộ trung cấp như uỷ viên quân sự tỉnh, chi đội trưởng... bỗng một người ăn mặc lôi thôi, áo sơ-mi bỏ ra ngoài, tay xách máy ảnh đi lăng xăng khắp hội trường. Cũng như nhiều đại biểu, Hai Trọng đảo mắt nhìn xem cử chỉ lung tung của anh ta, không tập trung tinh thần nghe anh Ba nói. Thoạt tiên Hai Trọng nghĩ anh ta là nhiếp ảnh của báo Tiền Đạo, nhưng dù là phóng viên, cũng phải ăn mặc đứng đắn đàng hoàng, vì anh Ba là vị tư lệnh nghiêm khắc về quân phong quản kỷ. Nhưng anh chàng phóng viên kia càng làm nhiều trò chướng mắt: hết khom lưng, ưỡn ngực, anh ta lại leo lên cột bám lấy đòn vong, đeo toòng ten như diễn viên xiếc. Cũng may là anh ta chụp vài “pô” rối đi mất. Tới đột, ngột và đi cũng đột ngột, như một bóng ma. Hai Trọng định hỏi anh Ba Bình xem “hắn” là ai, nhưng vì bận rộn về các vấn đề quan trọng liền quên khuấy. Hôm sau, Hai Trọng đang uống trà đàm đạo với anh Ba thì “hắn” xộc tới, ngang nhiên như chỗ không người:
- Anh Ba, ảnh đẹp hết chỗ nói. Hãy xem đây. - Hắn chìa ra một xấp hình cỡ “xít nớp” - Xem tấm này nè chụp lúc anh đứng nói chuyện, đằng sau là lá cờ đang lay động dưới làn gió nhẹ. Trông anh vừa đẹp vừa oai quá xá ngán!
Anh Ba Bình xem ảnh tấm nào xem xong anh trao cho Hai Trọng xem, nhưng Hai Trọng chỉ liếc sơ qua vì đang lom lom quan sát anh chàng nhiếp ảnh kỳ lạ này. Hắn ta to cao râu quai nón cạo nhẵn mà còn ánh lên một màu xanh rờn. Lần này hắn chịu khó bỏ áo sơ mi vô quần, trông cũng đẹp trai. Lại thêm cái giò heo lủng lẳng bên hông, càng oai tệ. Tuy vậy anh ta là chỉ huy chứ không phải là phó nhòm. Bấy giờ anh Ba mới giới thiệu:
- Đây là Hoàng Thọ, chắc anh Hai Trọng chưa biết.
Hai Trọng reo lên:
- Hoàng Thọ! Tôi đã nghe tên chú lúc tôi còn ở với anh Ba Dương. - Vừa nói Hai Trọng nắm cánh tay Hoàng Thọ lắc lắc giọng thân thật - Chú có biết không. hôm qua tôi rất bực, tính trách anh Ba: hội nghị quan trong như thế mà để thằng cha ăn mặc xập xệ leo trèo chụp ảnh. Nhưng nay biết chú thì thôi!
Cả anh Ba và Hoàng Thọ cùng cười. Anh Ba cười độ lượng còn Hoàng Thọ thì cười thích chú của một thằng em được nuông chiều. Hai Trọng không tán thành thái độ dễ dãi với Hoàng Thọ trong khi lại rất nghiêm nghị với những người khác của anh Ba. Hai Trọng chưa tiện nói ra ý nghĩ của mình vì nghĩ rằng những người lớn đều có những cái yếu nho nhỏ. Với anh Ba, đó là dung dưỡng những thói quen ngang tàng của thuộc hạ, theo kiểu các tay giang hồ tự do, phóng túng. Đó là ấn tượng đầu tiên khi Hai Trọng gặp anh chàng Hoàng Thọ lần đầu tại chiến khu Đ.
Lần gặp lại thứ hai vào tháng 5-1948, trên đường ra Bắc với phái đoàn quan dân chánh do anh Trần Văn Trà làm trưởng đoàn. Hai Trọng gặp Hoàng Thọ tại Phú Mỹ, Bà Rịa. Vẫn tác phong lôi thôi lếch thếch như thường lệ.
- Chú vẫn vậy, không khác mấy so với lần tôi gặp chú ở thà anh Ba.
Hoàng Thọ cười, nhưng trong nụ cười có chút gì không vui.
- Tính khí trời cho, làm sao đổi được anh Hai!
Đoán biết tay tếu có hạng này có tâm sự gì đây, Hai Trọng cố thăm dò:
- Năm qua đánh đấm thế nào? Bộ đội lưu động nổi danh như cồn. Đã lên chức chưa?
Hoàng Thọ lột phắt cái nón rộng vành bẻ đứng một bên quạt quạt như để xua nỗi bực:
- Tảo thanh Cao Đài, đánh đấm liên miên, diệt địch vô số. Vậy mà anh Hai biết không, công đâu chả thấy chỉ mang tiếng háo sát.
À thì ra thế! Hai Trọng biết rõ chủ trương tảo thanh Cao Đài phản động ở miền Đông mà mục tiêu chánh là toà thánh Tây Ninh. Hộ pháp Phạm Công Tác ngày càng tỏ ra phản động. Hắn lập quân đội, trước còn lo thủ Toà Thánh, sau bung lên chiếm các vùng giải phóng. Lúc đầu ta còn tranh thủ Cao Đài, mời họ tham gia mặt trận Việt Minh nhưng dần dần do Tây tung đòn ly gián, tình đoàn kết hai bên rạn nứt, nhưng cuộc xô xát ngày càng tăng. Bộ đội Hoàng Thọ là một trong các đơn vị tích cực đối phó với đám đội lốt Cao Đài hại dân hại nước. Nghe nói tên Hoàng Thọ là dân vùng đạo Cao Đài hãi sợ. Trong trận Cầu Khói gần Tây Ninh, bộ đội Hoàng Thọ liên quân với bộ đội Cao Minh Căng thuộc Chi đội 2 Tỉnh Tây Ninh. Thấy Hoàng Thọ tung hoành ngang dọc, trung đội trưởng Cao Hoài Sai cũng lao theo, lia tôm-xông vào địch đang hoang mang vứt súng chạy dài. Bộ đồ của Sai đã rách nát, anh định bắt sống một thằng Tây để tước bộ ka ki mặc cho chắc. Anh chọn thằng chỉ huy Tây trên xe jeep với bộ đồ còn mới, nhưng Hoàng Thọ đã lia một băng. Thằng Tây gục xuống máu thấm đỏ bộ đồ Sai tinh tước đoạt. Sai tiếc mãi bộ ka-ki ấy.
Hai Trọng vỗ vai Hoàng Thọ:
- Giết Cao Đài nhiều qná, chú nghĩ lại xem có đúng không?
Hoàng Thọ im lặng. Hai Trọng nói tiếp:
- Máu người mình, mình nên tiếc một chút...
- Đồng ý là nên tiếc máu người mình, nhưng Cao Đài là bọn phản động...
Hai Trọng lắc đầu:
- Không nên quơ đũa cả nắm. Phản động là Phạm Công Tắc với đám bộ hạ Trần Quang Vinh, Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Thành Phương, Trịnh Minh Thế, còn dân trong vùng thì có tội tình gì mà tảo thanh, mà tàn sát? Nói thật với chú, tôi không tán thành chủ trương tảo thanh dù là binh lính Cao Đài lãnh súng Pháp đánh lại ta. Họ chỉ là những người mù quáng, làm bia đỡ đạn. Nếu chú là dân ở vùng Cao Đài, bị bắt lính, chú làm sao?
- Tất nhiên là tôi nhẩy ra khu... - Hoàng Thọ đáp ngay.
Hai Trọng cười lớn:
- Bởi chú là Hoàng Thọ. Còn tín đồ Cao Đài thì quen tôn sùng các chức sắc thiên phong, quen tin tưởng “thánh ngôn” của Cao Đài Thượng Đế. Họ đâu có biết thánh ngôn là chuyện bịa của bọn buôn thần bán thánh...
Được khen, Hoàng Thọ khoái chí:
- Anh Hai nói chí lý. Nhiều người đã nói với tôi trước đây, họ nói tảo thanh Cao Đài là hạ sách. Bởi vì lấy oán trả oán thì oán càng chồng chất, không biết tới ngày nào mới hết. Bây giờ anh Hai nói, tôi mới thấy rõ: mình tảo thanh Cao Đài trên một năm nay mà tình hình ngày càng đen tối hơn. Đúng là hạ sách.
Ngừng một lúc Hoàng Thọ nói:
- Đây là sáng kiến của thằng cha mưu sĩ Hai Trí. Tôi chưa thấy ai như thằng cha này...
Tò mò Hai Trọng hỏi:
- Chú thấy sao? Nói coi!
- Cha này giống như mấy tay trong Đông Chu liệt quốc. Mưu mô xảo quyệt hết chỗ nói. Nghĩ vầy nói khác. Thật khác một trời một vực với anh Ba mình. Tôi khoái anh Ba ở chỗ thẳng thắn nghĩ sao nói vây. Hay nói hay, dở nói dở. Không úp mở, không che đậy. Tại sao người ta lại bố trí cho hai Trí bên cạnh anh Ba? Trước đây anh Ba làm việc với ông Trần Xuân Bộ rất tâm đồng ý hiệp.
Không có thì giờ nói chuyện lâu, Hai Trọng bắt tay từ biệt:
- Tôi ra Bắc báo cáo tình hình quân sự miền Đông thay anh Ba, xong là về liền. Chỉ chuyên chú suy nghĩ chín chắn rồi hãy hành động.