Dịch giả : Lê Kim
Chương 54
Đại hội quân dân y Bưng Kè
Nữ dược sĩ Yên, tôi mê Nguyễn Bình















































Nguyễn Bình tại An Phú Xã
Huỳnh Văn Một kể chuyện miền Đông

Cuối 1948 đầu 1949 Nam bộ tổ chức đại hội quân dân y tại Bưng Kè, một địa danh nằm trong xã Mỹ Lộc, giĩra chiến khu Đ. Địa điểm là quân y viện Khu 7 do bác sĩ Võ Cương, chính trị viên Trưởng đoàn 310 làm giám đốc. Về dự đại hội có nhiều bác sĩ, dược sĩ ở ba khu 7, 8, 9 và một số bác sĩ, dược sĩ trong thành nữa. Về mặt tiếp tế, thuốc men và dụng cụ y khoa thì các bác sĩ và dược sĩ Sài Gòn Chợ Lớn đóng góp rất lớn.
Nổi bật trong số dược sĩ này là các anh Hồ Thu, Bùi Quang Tùng, chị Yên.
Anh Hồ Thu sinh 1910 tại Phan Thiết, đậu dược sĩ tại Hà Nội năm 1933. Anh mở tiệm thuốc Tây tại Bến Tre. Anh giao du với nhóm trí thức có tình thần cách mạng nên tham gia kháng chiến ngay từ đầu.
Do quen biết với anh Phạm Văn Sổ, sinh viên dược phụ trách ngành dược trong tỉnh Thủ Đầu Một, anh Hồ Thu đảm trách việc tiếp tế thuốc men cho tỉnh Thủ Đầu Một, sau là Thủ - Biên (hai tỉnh Biên Hoà và Thủ Đầu Một nhập lại). Năm 1949 được thư mời vào Khu 7 họp đại hội quân dân y Nam bộ. Anh Hồ Thu hăm hở theo liên lạc ra khu. Nghe ra quân khu, anh ngỡ là xa xôi diệu vợi, nào ngờ khu ở sát thành phó Sài Gòn nói theo quân sự thì nó nằm trong tầm súng đại bác “vua chiến trường” (35 km). Liên lạc đưa lên Tân Uyên, từ đó đi bộ vô Bưng Kè. Chuyến vô khu lần đầu tiên đã để lại cho anh nhiều kỷ niệm khó quên Nơi rừng xanh đất đỏ anh lại gặp các bạn đồng nghiệp như dược sĩ Phạm Thị Yên. vợ anh Trần Bửu Kiếm và bác sĩ Hồ Văn Huê, Võ Cương...
Còn anh dược sĩ Bùi Quang Tùng là dân Mỏ Cày, Bến Tre, sinh năm 1914, con ông Cai tổng Bùi Quang Đại và là em của lãnh tụ đảng Lập Hiến Bùi Quang Chiêu. Bùi Quang Chiêu thứ ba và lớn hơn anh Tùng tới 40 tuổi vì anh Tùng là con dòng sau. Ra Bắc học hai năm, anh Tùng sang Pháp học, đậu dược sĩ Pháp năm 1938. Anh về nước vào năm 1939, khi chiến tranh thế giới sắp nổ ra. Anh mở tiệm thuốc Tây ở Bạc Liêu, gần cầu Quay... Năm 1943 anh sang tiệm thốóc ở Bạc Liêu đế về Sài Gòn: mở tiệm thuốc tây tại đường Tháp Mười trước chợ Bình Tây trong Chợ Lớn...
Ý thức dân tộc nảy ra rất sớm trong đầu anh Tùng. Năm 1930 khi đọc báo ảnh Pháp, tờ L’ Illustration, số đặc biệt kỷ niệm một trăm năm xứ Algérie (Centenaire de l’ Algérie) anh Tùng đã có ý nguyện tranh đấu cho Việt Nam thoát ách đô họ của người Pháp. Lúc đó lại đúng là lúc anh Chiêu “lên hương”: Bùi Quang Chiêu được Pháp phong chức đại biểu Nam Kỳ trong Thượng Hội đồng thuộc địa (Nguyên văn là Délégué de la Cochinchine au Conseil Supérieur des colonies).
Sau ngày Nhật đảo chánh Pháp, Nghiệp đoàn dược sư thay các chuyên viên Pháp ở Sở Y Tế Nam Kỳ, số 59, Chasseloup Laubat (Nguyễn Thị Minh Khai): Trong Ban chấp hành nghiệp đoàn các anh Lê Quang Thăng, Trần Văn Luân và chị Phạm Thị Yên. Anh Hồ Đắc Ân và chị Yên đề cử Bùi Quang Tùng tiếp quản kho thuốc để phán phối cho các khu.
Công việc này rất khó vì Tây phá bằng cách xé các nhãn hiệu số thuốc chứa trong phòng dược khoa, bịnh viện Grall (Nhi đồng 2)... Ta phải phân chất các loại thuốc và làm nhãn hiệu mới. Tùng lo về chuyên môn còn anh Ân và chị Yên phụ trách chỉ huy chung. Khi Tây trở qua Sài Gòn, chúng bắt được anh Tùng giam hai tuần tại Catinat rồi đưa qua Khám Lớn cho đến đầu 1946 mới thả. Anh mở tiệm thuốc Tây ở chợ Bình Tây và cùng với chị Yên tiếp tế thuốc men vô chiến khu đồng thời đào tạo bào chế viên đưa vô khu 7.
Còn chị Dược sĩ Phạm Thị Yên là vợ Trần Bửu Kiếm những ngày đầu kháng chiến là chủ nhiệm báo Kèn gọi lính. Tờ báo này có nét độc đáo là cả toà soạn với nhà in được đặt trên một chiếc ghe “cà dom” lưu động trên sông rạch khắp miền. Về sau anh Kiếm là Tổng thơ ký Uỷ ban Kháng chiến - Hành chánh Nam bộ. Chị Yên vẫn làm công việc chuyên môn của mình là đào tạo bào chế viên đồng thời tiếp tế thuốc men cho các chiến trường.
Người hăm hở nhất trong cuộc họp Quân dân y Nam Bộ năm ấy là chị Yên. Nhân dịp này chị muốn tận mắt quan sát Chiến khu xanh mà chị mới vừa làm quen trên tờ báo Tiền Đạo, số đặc biệt chiến thắng La Ngà. Năm đó cả ba khu đều thi đua đánh lớn, lập chiến công to. Và cả ba khu đều ra ba tờ báo in chữ chì khổ lớn như báo trong thành. Đó là tờ Tiên Đạo của Khu 7, tờ Tổ Quốc của khu 8 và tờ Tiếng súng kháng địch của Khu 9 và cũng là một điều ngẫu nhiên kỳ diệu là cùng lúc cả ba khu đều có chiến công hiển hách. Khu 7 có chiến thắng La Ngà, Khu 8 có trận Giồng Dứa, khu 9 có chiến thắng Tầm Vu cướp được khẩu đại bác 105 ly.
Bài bút ký “Khách đô thành viếng Chiến Khu Xanh” của anh Bùi Thanh Khiết viết về tình cảm của các cô nữ sinh trường đầm Couvent Des Oiseaux Đà Lạt bị kẹt trong trận phục kích đoàn công-voa nhà binh Pháp và được đưa vô chiến khu vài tuần để tránh cuộc truy kích trả đũa của Pháp. Không khí hào hùng của đoàn quân chiến thắng cộng với tâm hồn mơ mộng của các cô gái Việt học trường đầm tạo một ấn tượng khó phai cho những ai thích phiêu lưu vào những chân trời lãng mạn. Còn một điểm này nữa: mến mộ anh em chiến sĩ đã lập chiến công chị Yên còn mến mộ vị chỉ huy các chiến sĩ này. Báo chí gọi là “Thống nhất” đã viết nhiều về Nguyễn Bình.
Báo Việt Bút viết về một vị tướng đơn phương độc mã từ Bắc vô Nam có chặng phi ngựa vượ. đèo băng suối giữa muôn vàn hiểm nguy. Với đầu óc lãng mạn, Chị Yên hình dung Nguyễn Bình phải là một “Từ Hải hàm én mày ngài, oai phong lẫm liệt!”.
Tại Bưng Kè, giữa rừng già Mỹ Lộc, gặp bác sĩ Võ Cương, bác sĩ Hồ Văn Huê, dược sĩ Hồ Thu, chị Yên hỏi ngay:
- Trung tướng Nguyễn Bình có dự đại hội quân dân y này không?
Võ Cương đáp:
- Trung tướng rất bận, không dự được, nhưng trong ngày đại hội kết thúc, anh Ba Bình sẽ tới nói chuyện với các đại biểu.
Chị Yên nói tiếp:
- Chuyến đi của tôi vô đây cốt là để gặp trung tướng.
Mọi người ngạc nhiên:
- Về việc gì?
Chị Yên cười lớn:
- Chẳng có việc gì hết? Sự thật là tôi mê Nguyễn Bình. Và tôi muốn gặp để xem trong trong có giống như người kỵ mã tôi thấy trong mộng hay không.
Mọi người cười rộ lên. Ai cũng thích thú về tánh trung thực, nghĩ sao nói vậy của chị Yên. Bác sĩ Huê hỏi nhỏ:
- Chị có dám nói như vậy trrớc anh Trần Bửu Kiếm?
Chi Yên gật:
- Dám chớ. Anh Kiếm là chồng, còn ông Bình là thần tượng. Hai cái đó khác nhau: chồng thì mình thương mình yêu, còn thần tượng thì mình kính mình phục. Các anh hiểu rõ ý chừ “mê” của tôi chưa?
Chị Yên đã toại nguyện. Trung tướng Nguyễn Bình đã đến chung vui với đại biểu trong liên hoan kết thúc đại hội quân dân y Nam Bộ. Cùng đi với anh Ba có một phụ nữ phốp pháp mà các anh gọi là chị
Ba. Sau này chị Yên mới biết là chị Thanh, liên lạc thành kiêm thơ k-v của anh Ba Bình.
Khi anh Võ Cương giới thiệu các đại biểu, anh Ba bắt tay từng người, hỏi chuyện công tác rồi chuyện gia đình, thân ái như người trong gia quyến thân tộc.
Đặc biệt với các đại biểu ở thành, anh Ba bắt tay siết mạnh và giữ lâu hơn. Anh có một tình cảm sâu đậm với những gì thuộc về Sài Gòn - Chợ Lớn mà anh đã vài lần đột nhập dưới lốt nhà văn Minh Hương hoặc một phú thương “khách trú”.
Vì có tin Tây tập trung tầu chiến tại Biên Hoà - rất có thể chúng sẽ tấn công chiến Khu Đ nên anh Ba khuyên anh em đại biểu nên trở về đơn vị gấp, các anh Võ Cương, Hồ Thu, Hồ Văn Huê không kịp hỏi chị Yên một câu: “Anh Ba Bình có giống người trong mộng của chị?”