Dịch giả: Nguyễn Cao Nguyên
Chương 3

Sài Gòn, tháng Tư, 1975
Đến Sài Gòn, chúng tôi thuê một căn nhà hai từng nằm trên một con đường có nhiều ngôi nhà xây theo kiểu Tây. Cách đó vài block đường là Dinh Độc Lập, nơi tất cả các vị Tổng Thống của miền Nam đã từng cư ngụ. Không quen với khung cảnh mới, tôi và thằng em trai suốt ngày chạy lên chạy xuống thang lầu, thò đầu vào dòm tất cả các phòng, hoặc ghé mắt nhìn ra thế giới xô bồ bên ngoài qua các khe hở của khung cửa sổ. Cả hai đứa tôi, không đứa nào thực sự hiểu được vì sao gia đình phải dời vô đây. Trong khi cả gia đình chìm đắm trong lo âu, chúng tôi được thả lỏng để chạy nhảy khắp nhà.
Sài Gòn chìm trong hổn loạn. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu bất ngờ từ chức vào ngày 23 tháng 4 năm 1975. Thu nhặt đồ tế nhuyển, cùng với tất cả tài sản, ông ta lên máy bay trốn ra khỏi nước. Quốc hội cố gắng trấn an quần chúng, bầu Trần Văn Hương lên làm Tổng Thống kế kiếp. Nhưng lại đến lượt ông phá kỷ lục là một người giữ chức vụ tổng thống ngắn nhất trong lịch sử Viêt Nam: 4 ngày. Chiều ngày 27 tháng 4, do sự yêu cầu của quốc hội, tân tổng thống Dương Văn Minh xuất hiện ở hành lang Dinh Độc Lập để ra mắt quần chúng. Minh kích thích quần chúng bằng một loạt những hứa hẹn nghe rất bùi tai. Nhưng cuối cùng, giống như cái chính phủ bát nháo của ông, cái kế hoạch nghe rất nổ của ông sụp đổ tan tành.
Qua các cuộc nói chuyện của người lớn tôi nghe lén được thì mẹ tôi mang chúng tôi vào Sài Gòn là để chuẩn bị trốn đi ngoại quốc nếu miền Nam sụp đổ. Trong mấy tuần lễ đầu, mẹ tôi móc nối được với một số người và chuẩn bị đầy đủ giất tờ xuất cảnh cũng như giấy máy bay để chúng tôi có thể rời nước bất cứ lúc nào cũng được. Tuy nhiên, cứ mỗi lần chúng tôi dự tính ra đi thì ông bà Ngoại tôi nhất định không chịu đi theo. Thêm vào đó, Sài Gòn có vẻ như không muốn nhận cái thực tế phủ phàng đang xảy ra trên cả nước. Vẫn còn những cuộc hội họp, những buổi tiệc tùng thì vẫn còn hy vọng. Ngày nào chúng tôi cũng chào từ biệt các người bạn của mẹ tôi. Con đường ra đi của chúng tôi không có vẻ gì trở ngại, ngày nào cũng có máy bay lên xuống phi trường, và chúng tôi được bảo đảm là sẽ có chỗ. Chúng tôi nán lại trong thành phố và chờ đợi.
Trong nhà, tình trạng căng thẳng giữa mẹ tôi và vú Loan không có cách gì giải quyết được. Vú Loan tìm mọi cách tránh mặt mẹ tôi, nhưng đó là điều không thể nào làm được vì mẹ tôi có vẻ như hiện diện khắp mọi nơi, mọi chỗ. Không còn bận việc như lúc còn làm ở ngân hàng, mẹ tôi có vẻ như đang mấp mé bên bờ của sự khủng hoảng. Cái tính nết thất thường của bà càng trầm trọng hơn khi chúng tôi nhận được tin tức ở nhà do dì tôi chuyển vào.
Dì tôi báo tin rằng từ khi Việt cộng chiếm Nha Trang vào ngày 2 tháng tư, dì đã bị chỉa súng ăn cướp mấy lần. Gia đình dì tôi đã rời bỏ căn biệt thự nhà Nguyễn sau khi bọn cướp tràn vào lấy mất chiếc Mercedes của mẹ tôi cùng với một số tư trang, tiền bạc bà cất dấu trong nhà.
°
Rạng sáng ngày 28, trước khi mặt trời mọc, mẹ tôi nghe được cái tin mà mọi người đang chờ đợi: một giọng nói hoảng hốt loan báo trên đài phát thanh rằng Việt Cộng đang vào Sài Gòn. Mẹ tôi sai Loan kêu tôi dậy. Không một lời giải thích, vú Loan dắt tôi xuống tầng dưới, một căn hầm rộng 4x5 thước tây mà người chủ nhà trước đã đào trong nhà bếp phòng tránh đạn trong trường hợp có giao tranh. Mọi người khác trong gia đình đều đã có mặt. Trong một góc tối, bà ngoại tôi ngồi như một bức tượng bên cạnh một bóng đèn mờ. Trên tay bà đang cầm một xâu chuổi được kết lại bằng những hột bồ đề lấy từ loại cây bồ đề nơi Phật Thích Ca đã ngồi tu luyện trước khi thành chánh quả. Ngón tay ngoại tôi lần đếm từng viên bồ đề, mắt nhắm nghiền, miệng lâm râm những lời khấn vái không nghe ai nghe rõ. Bên cạnh bà, ông ngoại tôi ngồi bên chiếc bàn duy nhất trong phòng, tay bịt tai như không muốn nghe những tiếng động kinh khiếp bên ngoài. Chiếc gậy mây ông mua từ hồi giải ngũ, sau khi bị thương ngang mông trong thời gian phục vụ trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa với cấp bực đại úy, đặt nằm bên cạnh.
Cách đó vài bước, ông Lâm nằm trên chiếc sofa, với mái tóc đen bóng sấy chải kỹ lưỡng như thường lệ. Trông ông ta có vẻ tươi tỉnh và thoải mái. Trong một chỗ khuất, thằng em tôi đang đứng bên cạnh mẹ tôi, tay ôm con gấu nhồi bông ngang ngực. Mẹ tôi đứng tựa lưng vào cửa sổ, tóc cột túm ra sau gáy, mặt bà xanh xao không trang điểm trông già cổi, khô rốc dưới ánh sáng mập mờ. Một tay bà đặt ngang chiếc bụng chữa đã khá lớn vun lên dưới lớp áo ngủ như có ý muốn bảo vệ chiếc bào thai trong bụng. Lúc tôi và vú Loan bước vào phòng thì mẹ tôi đang bàn chuyện với ông ngoại tôi.
"Thưa ba, chúng ta phải rời khỏi đây ngaỵ" Mẹ tôi nói. "Chúng ta không còn nhiều thời gian để lảng phí nữa."
Ông ngoại tôi bỏ hai tay ra ngẩng đầu lên. Hai mắt ông là hai hố sâu chứa đầy sợ hãi, nhưng ông lắc đầu kiên quyết:
"Ba đã nói với con nhiều lần rồi, và bây giờ ba nhắc lại lần nữa là ba sẽ không đi đâu cả. Ba sinh ra trên mảnh đất này thì sẽ chết trên mảnh đất này. Cả mẹ con cũng vậy."
Bà ngoại tôi vẫn lặng lẽ tiếp tục cầu nguyện, không tỏ lộ một chút xúc động nào. Tôi không biết bà ngoại tôi có để tâm đến cuộc đối thoại hay không. Trong suốt cuộc đời làm vợ của bà, ngoại tôi chưa bao giờ làm một việc gì mà không có sự đồng ý của ông ngoại tôi. Ông tôi quyết định là quyết định cả cho bà rồi.
Ông ngoại tôi nói tiếp:
"Ba không thể sang Mỹ được. Ba không muốn đi tới một xứ lạ, không biết tiếng tăm, không biết phong tục tập quán. Ba thà chết ở đây, dưới tay bọn Việt Cộng, bên mồ mả tổ tiên hơn là sống vất vưởng như cái bóng ma bên những người ngoại quốc xa lạ. Con đi đi. Đem các con của con theo. Đừng có phí thì giờ chờ đợi ba và mẹ con nữa. Đừng lo cho ba nữa, ba mẹ sẽ không sao đâu. Ba đã sáu mươi bốn tuổi, lại tàn tật. Chẳng có ai trên thế gian này, kể cả trong cái thế giới của việt cộng, lại nở làm hại vợ chồng một ông già như bạ Đừng vì ba má mà trể nải công việc."
Mẹ tôi vẫn nài nỉ:
"Con năn nỉ bạ Xin ba nghĩ đến mấy đứa cháu của bạ Ba cũng biết là con không thể bỏ ba mẹ một mình ở đây được mà; nhưng nếu con ở lại thì các cháu lãnh đủ."
Ông tôi quyết liệt:
"Ba không đi đâu cả. Bất cứ con nói gì cũng không làm ba đổi ý đâu."
Mẹ tôi hiểu được lòng yêu mến quê hương của ông ngoại tôi nhưng bà cũng ý thức được rằng Việt Nam là một xứ sở của kỳ thị. Qua bao nhiêu thế hệ liên tiếp chiến đấu chống lại sự cai trị của ngoại xâm, từ Tàu, Nhật, đến Pháp, thành kiến đó đã mọc rễ trong đầu của tất cả mọi người Việt Nam. Vì lẽ đó mà mẹ tôi lo sợ cho tương lai của hai anh em tôi.
Chín năm trước, một kỹ sư người Mỹ sang làm việc tại Sài Gòn đã mướn mẹ tôi làm thông ngôn; rồi tình yêu nảy nở giữa hai người, và kết quả là tôi đã ra đời trong mối quan hệ dị chủng đó. Nước da trắng và mái tóc quăn của tôi tố cáo rõ ràng nguồn gốc của cha tôi. Có lẽ sự hiện diện của tôi làm thức tỉnh lương tri của ông hoặc có lẽ cảm động về tình yêu thắm thiết của mẹ tôi mà trước khi về nước ba tôi đã vét hết số tiền có được trong ngân hàng trao cho mẹ tôi. Số tiền hơn ba chục ngàn Mỹ kim ông trao cho chúng tôi thời đó là một gia tài lớn đối với bất cứ người Việt Nam nào. Mẹ tôi dùng số tiền này, và sự quen biết của mình để mua một cổ phần trong một ngân hàng.
Vài năm sau mẹ tôi lại kết hôn với một sĩ quan người Mỹ, và Jimmy, em tôi, ra đời. Cha Jimmy rời Việt Nam vào năm 1971, cùng với những người lính Mỹ cuối cùng rời khỏi Việt Nam trở về với gia đình họ. Ông cũng là một người tử tế. Số tiền ông để lại đủ cho mẹ tôi trang trải nợ nần mắc phải sau khi cất ngôi biệt thự và còn dư để sửa sang, tu bổ thêm nhiều chỗ. Mẹ tôi cho xây một bức tường cao chung quanh ngôi biệt thự, không những để tránh những con mắt tò mò của thế nhân mà còn để che dấu chúng tôi với thế giới bên ngoài, giống như che dấu một điều ô nhục. Cứ như chúng tôi là một loại không nên được phô bày ra.
Nhưng đến bây giờ thì mẹ tôi đã ý thức được rằng chẳng có cái bức từng nào trên thế gian này có thể che chở cho chúng tôi khỏi bị xã hội ruồng bỏ, rẻ rúng. Cái bí mật mà mẹ tôi luôn luôn tìm cách che dấu lại là một điều không thể nào che dấu được. Trong nỗi tuyệt vọng, mẹ tôi biết là chúng tôi sẽ phải lớn lên trong một xã hội đầy thành kiến, sẽ bị bỏ rơi như một loài lúa mọc hoang. Cho nên hy vọng duy nhất của chúng tôi là rời khỏi Việt Nam đến một nơi ít thành kiến hơn. Mẹ tôi ôm hai chúng tôi trong tay, nhìn ông ngoại tôi với nét mặt buồn rầu.
"Xin ba tha lỗi cho con." Mẹ tôi nói. "Vì tương lai của các cháu, con phải ra đi"
Mẹ tôi quay sang nhìn Loan, giọng bà chùng xuống:
"Loan. Đi lấy hành lý."
Rồi bà bảo chúng tôi:
"Lại hôn từ giả ông bà ngoại đi. Nhớ hôn cho thật lâu. Đây là lần cuối cùng các con thấy ông bà ngoại."
Chúng tôi làm theo lời dạy. Bà ngoại tôi thả xâu chuỗi xuống nền nhà và ôm chầm lấy chúng tôi. Những giọt nước mắt chan chứa yêu thương lăn dài trên khuôn mặt đầy những vết nhăn khi bà ôm hôn chúng tôi. Ông ngoại tôi ôm tôi chặt đến nỗi gần như làm tôi nghẹt thở, và tôi có cảm tưởng như cái hôn kéo dài không bao giờ dứt. Ngoại thì thầm vào tai chúng tôi rằng ông yêu thương chúng tôi lắm. Cuối cùng khi vú Loan xuất hiện ở cửa với hành lý trên tay thì ông buông chúng tôi ra. Vú Loan giúp chúng tôi thay quần áo, thu góp một ít vật dụng cần thiết rồi dắt nhau ra xe.
"Đem con Loan theo với con. May ra nó có giúp được gì chăng." Ông ngoại tôi vừa nói vừa đẩy Loan về phía chúng tôi.
"Ba nói sao?" Mẹ tôi dừng lại giữa phòng. "Nó không đi với chúng con được. Nó không có vé."
Ông Lâm từ trước vẫn giữ im lặng, lên tiếng:
"Rồi sao? Ai cũng biết bà là người đàn bà nhiều quyền thế, bà muốn dời núi lấp sông gì mà không được. Nhưng không ai muốn bà làm chuyện đó, chỉ xin bà cho đứa con gái này đi theo thay vì bỏ nó lại đây. Thôi mà, đừng làm khó nữa. Lâu lâu làm phước một lần. Ai biết đâu được chuyện này sẽ để phước đức lại cho bà." Mẹ tôi liếc nhìn ông ta trong khi ông ta tiếp tục nói: "Tôi nghĩ là được. Bên ngoài đang lôn xộn, cảnh sát không thể kiểm soát hết giấy tờ của tất cả mọi người được. Mà dù cho họ có hỏi giấy tờ đi nữa thì với sự quen biết rộng rải của bà, tôi tin chắc là chúng ta cũng có thể đưa lén cô ta theo được. Nhưng thật tình mà nói, vấn đề không phải là có làm được hay không nhưng là bà có muốn đưa nó theo hay không thôi."
"Câm miệng ông lại." Mẹ tôi nói.
"Được, bà nói gì cũng được." Ông ta nhún vai rồi bỏ đi.
"Đem nó theo." Ông ngoại tôi lập lại. Giọng ông nghe như một mệnh lệnh chứ không còn là một đề nghị nữa. "Ba có một món nợ lớn với ba nó lúc cả hai lãnh chung một viên đạn. Ba đã hứa với chú ấy là sẽ săn sóc cho nó. Lâu nay ba đã giữ được lời hứa ấy; bây giờ đến lượt con tiếp tục nhận lãnh cái trách nhiệm này. Ba mong con làm tất cả những gì có thể làm được để giúp cho nó, mà cũng là cho bạ Ngoài ra, nó còn có thể chăm nom săn sóc cho mấy đứa nhỏ. Thôi đi lẹ lên. Ra khỏi nhà trốn đi cho nhanh lên, đừng có cãi nhau nữa. Nếu vì một lý do gì mà con không thể đưa nó theo được ở ngoài phi trường thì ít ra nó cũng có thể trở về cho ba má biết tin tức của các con, hiểu chưa?"
"Dạ, thưa bạ" Mẹ tôi miễn cưỡng gật đầu. Không kịp cho mẹ tôi có cơ hội đổi ý, vú Loan chạy ào ra, leo lên xe ngồi nép vào trong một góc. Mẹ tôi lên xe sau cùng. Bà ngồi nhìn thẳng phía trước, như không muốn biết có sự hiện diện cô gái trong xe.
Lúc ông Lâm cho xe rời nhà, tôi vẫn trông thấy hai khuôn mặt buồn bả thê lương của ông bà ngoại tôi dán sát vào khung kính cửa sổ hình bầu dục của căn hầm chỉ cách mặt đất chừng một thước. Mẹ tôi ngồi thẳng lưng, mặt lạnh như tiền. Từ chiếc máy radio, vẫn giọng người nữ xướng ngôn viên chúng tôi đã nghe vào buổi sáng, run rẩy loan báo là Việt Cộng đã vào thành phố. Mức tiến công của Cộng quân như một đàn châu chấu tràn trên đồng lúa, nhanh chóng và không ngăn chận được.
°
Sài Gòn thở hấp hối những giờ phút tự do cuối cùng. Không khí hổn loạn tràn ngập khắp nơi; sự hoang mang hiện rõ trên nét mặt mọi người trên đường phố. Từng toán tù nhân có võ trang xông vào nhà dân, hò hét chạy ngược chạy xuôi trên đường phố, nổ súng bắn lên trời. Đường phố ngập đầy bàn ghế, lưu thông bị ứ động Những vật dụng bị ném ra đó được đốt cháy, có thể do vô tình mà có thể do hữu ý. Lữa khói bốc lên càng gây thêm bao nỗi kinh hoàng. Những người lính rã ngũ chạy khắp các ngã đường, quăng vũ khí vào thùng rác, hối hả lột bỏ những bộ quân phục cứ như nó đang bị đốt cháy. Vài đứa trẻ lạc cha mẹ đang co rúm người ngồi khóc ở một góc đường. Trên đầu chúng một ngọn dừa bốc cháy, những tàn lữa rơi phủ lên mình chúng. Từ trong khung cửa xe nhìn ra, chúng như đang bị thiếu sống trong một cuộc tế thần.
Chúng tôi không tiến được bao xạ Đường phố chật cứng một rừng người chạy loạn tuyệt vọng đang đổ xô về hướng phi trường. Khi ra đến đường lớn, chúng tôi nhận ra một sự thật phủ phàng là không thể đi đâu được cả. Ngút tầm mắt chúng tôi, con đường tràn ngập xe dân sự và những chiếc thiết giáp quân sự. Những tiếng kêu la đầy hãi hùng lo sợ vang lên trong không khí nóng bức. Người ta bỏ xe chạy bộ, chen lấn nhau, đạp dẫm lên nhau để tiến về phía trước. Xác chết bị dày xéo thành những hình thù kỳ dị, nhe răng nhe lợi như thách thức với cuộc đời. Cạnh chiếc xe chúng tôi chừng vài thước, trên vĩa hè, xác một người đàn bà có mang, bụng rách toang vì bị dẫm đạp lên, bên cạnh bà là cái thai nhi đang chết dần, rung nhẹ lên dưới đám ruồi nhặng bu đầy. Vũng máu đen dưới thân thể người đàn bà khô dần dưới sức nóng gay gắt của mặt trời. Mẹ tôi run rẩy thu người trên ghế, kéo chúng tôi vào sát mình bà. Dòng người cuốn nhau trôi đi như giòng nước. Tiếng khóc của những đứa trẻ lạc cha mẹ, tiếng kêu cứu của những người bị cướp, tiếng nhạc vang lên từ máy radio, tiếng súng nổ, tiếng rên rỉ của những người bị thương tất cả trộn lẫn thành một mớ âm thanh hổn tạp của một bản hòa tấu kinh hoàng. Những tiếng kêu than ai oán bốc lên cao, hòa với những giọt nước mắt của tột cùng thống khổ bốc thành hơi quyện kín không gian như nước bốc thành hơi trong không khí.
Ngồi trong xe, tôi và thằng em trai sợ hãi không dám lên tiếng. Ông Lâm không còn cái vẻ thư thái vô lo nữa. Mái tóc dài của ông phủ lên chiếc trán trơn bóng đẫm mồ hôi. Những ngón tay cầm vô lăng của ông tái nhợt. Ông lắc đầu thở dài liên tục, hai mắt trợn tròn trắng dã.
Ông Lâm vừa nhận còi vừa hét ầm lên trong nỗi bực dọc. Ông quay sang mẹ tôi:
"Xuống mẹ nó xe đị" Ông cằn nhằn. "Ngồi mãi đây chẳng được gì đâu. Bà dắt mấy đứa nhỏ xuống đị"
Mẹ tôi mím chặt môi. Bà chụp lấy tay tôi, siết mạnh:
"Ông điên rồi sao? Thử nhìn đám người kia coi; tôi không ra khỏi chiếc xe này đâu."
Ông Lâm chồm sát vào mặt mẹ tôi. Những sợi gân cổ ông căng phồng lên như những con sâu. Hai người gườm gườm nhìn nhau. Cuối cùng ông Lâm lên tiếng trước:
"Vậy thì đưa vé máy bay và giấy thông hành của tôi đây. Tôi chán nghe theo lịnh của bà rồi, con đàn bà hung dữ. Có bà hay không có bà tôi cũng đị"
Mẹ tôi ngồi yên không nhúc nhích.
"Đưa ngay đây" Ông ta hét lên.
Tiếng hét giận dữ của ông ta dường như làm cho mẹ tôi giật mình. Bà lắc đầu như xua đuổi những ý nghĩ gì đó trong đầu rồi thò tay lấy chiếc bóp.
Ông Lâm nhìn theo bàn tay mẹ tôi.
"Đưa luôn cái vé và giấy thông hành của bà nữa." Ông ta ởm ờ: "Tôi dắt con Loan theo với tôi."
"Tại sao là nó?" Mẹ tôi hỏi.
Ông Lâm nhìn chăm chú vào một vật gì đó trên sàn xe.
"Nó đang mang thai đứa con của tôi."
Vú Loan bật khóc tấm tức. Mẹ tôi làm ngơ không để ý đến Loan. Sau một tiếng thở dài, mẹ tôi nhìn ông Lâm dịu giọng:
"Tôi cũng đang mang thai đứa con của ông. Ông giải thích sao về chuyện đó với tôi? Ông không biết là tôi cũng mang thai con ông hay sao?" Mẹ tôi hỏi.
"Rồi sao? Bà không cần tôi. Bà chưa bao giờ cần đến tôi." Ông ta nói bằng một giọng chua chát. "Tin tôi đi. Bà sẽ không hề hấn gì đâu."
Ông ta giật lấy chiếc bóp trên tay mẹ tôi, lục tìm giấy tờ. Ngoài những giấy tờ cần thiết ông ta còn hốt một nắm giấy bạc. Vẫy vẫy nắm giấy bạc trước mặt mẹ tôi tuồng như để chọc tức, ông ta lên tiếng: "Coi như bà trả công tôi hầu hạ bà lâu naỵ"
Ngồi ở cuối xe, vú Loan cuối cùng lên tiếng: "Tôi không đi với ông đâu. Tôi ở lại đây với bà chủ."
Ông ta quay sang nhìn Loan như nhìn một người điên, rồi nở một nụ cười nham nhở: "Tốt, cái thứ ở đợ ngu xuẩn. Cứ ở lại mà làm khách đị"
Ông ta lựa ra tấm vé và giấy thông hành cùng với chiếc bóp của mẹ tôi rồi ném trả lại trên đùi bà. Lão nhét tấm vé máy bay cùng với giấy thông hành vào túi quần trước. Miệng nở một nụ cười, ông ta ngồi lại vào ghế, sửa lại quần áo rồi mở cửa xe bước ra ngoài. Trước khi đi, ông ta còn quay lại nhìn chúng tôi:
"Cả đám ở lại vui vẻ." Đó là những lời cuối cùng ông ta nói trước khi biến mất vào đám đông.