Dịch giả: Nguyễn Cao Nguyên
Chương 31

Chúng tôi ra tới bờ biển vào lúc hai giờ khuya. Cái bến cá thường ngày tôi vẫn đến nhận cá đi giao cho các chợ bây giờ trống trơn. Cuối cầu tầu hẹp và hẻo lánh, một chiếc ghe nhỏ bằng gỗ đang chờ chúng tôi. Chúng tôi chạy băng qua bờ biển. Mặt cát dưới chân tôi càng lúc càng ướt và mềm, cho đến khi nước mặn thấm qua các kẽ chân. Một bóng đen nhảy ra khỏi chiếc ghe vẩy taỵ Dì Đặng vẩy tay đáp lại.
"Khỏe không. Chị đến vừa kịp giờ." Vùng ngực trần vạm vở, đẫm mồ hôi của ông ta bóng lên dưới ánh đèn. Cặp môi mỏng của ông ta không đủ che hết mấy chiếc răng cửa lớn, lấp lánh trong đêm tối như ánh sáng đèn nê ông.
Dì Đặng và tôi ngồi nép bên nhau trên một băng gỗ ở cuối ghẹ Người đàn ông chèo ghe thật thành thạo, thỉnh thoảng ngó vào địa bàn để định hướng. Chiếc ghe đi về hướng đông, vượt qua mấy dãy núi lờ mờ trong sương mù.
Trên đầu chúng tôi, bầu trời lấp lánh muôn ngàn vì sao. Mặt trăng tròn phản chiếu dưới đáy nước vỡ ra thành những đồng tiền vàng lấp lánh qua mỗi đợt sóng. Gió biển mằn mặn vuốt ve mơn trớn da thịt tôi. Chiếc ghe lướt đi trên mặt biển vắng như một chiếc lá nhỏ trong ao.
"Mình đi đâu dì? Mấy người khác đâu?" Tôi hỏi dì Đặng.
"Im lặng." Người đàn ông trả lời. "Nhỏ, mày biết càng ít thì càng tốt cho mày. Im miệng lại."
"Chúng ta ra đảo Rùa." Dì Đặng nói với tôi. "Mình chờ tàu lớn ở đó."
Chung quanh chúng tôi biển cả mênh mông. Bên hông tàu sóng vỗ nhịp đều đều.
"Đến nơi rồi." Người đàn ông lên tiếng. Qua vẻ mặt lạnh lùng của ông ta, tôi không biết là ghe đã đến đảo cho tới khi đáy tàu chạm vào mặt đất đầy sỏi đá.
"Nghe đây." Người đàn ông vừa nói vừa liếc tìm một chỗ đậu. "Đây là đảo Rùa, vì hình dáng giống như cái mu rùa. Dân thường bị cấm lên đây. Thân rùa là ngọn núi, chân rùa là bờ biển chung quanh. Ngọn núi có ba từng. Chúng ta sẽ lên từng giữa. Nếu chúng ta lên cao quá sẽ bị bọn hải tặc và bọn du kích của chính quyền cũ giết chết. Còn nếu chúng ta ở gần bờ biển quá, sẽ bị cộng sản bắt. Chúng nó bắn trước hỏi sau, cho nên phải thật cẩn thận. Thỉnh thoảng cũng gặp bọn thợ rừng. Tránh được thì rán tránh. Tối mai tàu lớn sẽ đến. Thôi bây giờ lên bờ, không bọn chó vàng sẽ đánh hơi được chúng tạ" Ông ta ám chỉ bọn công an cộng sản thuường mặc đồng phục màu vàng.
Đảo Rùa là một khu rừng tươi tốt đầy những cây miền nhiệt đới và những lùm dâu hoang. Lùm buội mọc lan ra tới bờ biển làm thành nhiều chỗ lẫn trốn lý tưởng. Chúng tôi men theo con đường mòn ngang qua một khu đầm lầy đi sâu vào trong rừng. Bước chân của chúng tôi khua động lũ ruồi muỗi bay rù rì phá tan sự im lặng chung quanh.
Người đàn ông trao cho chúng tôi mỗi người một bao vải. "Giữ lấy cái này." Ông ta nói. "Đây là khẩu phần lương thực của mỗi người và một cái mền để ngủ qua đêm tối naỵ Coi chừng những chỗ đất lún, chỉ đặt chân lên những chỗ có đá. Cũng phải coi chừng rắn nữa."
Chúng tôi nối đuôi nhau chạy theo con đường lầy lội quanh co dẫn lên từng giữa của ngọn núi. Mặt đất bùn dưới chân chúng tôi phủ đầy lá rừng vỡ vụn ra theo mỗi bước chân.
Toán người vượt biển đang chờ chúng tôi ở một khu đất trống cách đường mòn không xa mấy. Đâu khoảng chừng ba mươi người, đều là đàn bà và trẻ con, không có ai dưới mười tuổi. Họ trải những tấm nhựa ny lông dằn dưới những cục đá trên mặt đất. Một vài người đàn bà ôm nhau quấn mền trốn cơn gió lạnh. Hai người trưởng toán là hai người đàn ông duy nhất trong nhóm. Người trẻ chèo thuyền đưa chúng tôi là Cần con, còn người già hơn là cha anh ta, gọi là Cần chạ Ông ta mới vừa được thả ra từ trại khổ sai mấy tháng trước đây. Sau này tôi mới biết ông là một trung sĩ trong quân đội cũ. Cũng như người con, ông ta để mình trần, đi chân không, mặc một chiếc quần ka ki cắt ống đã bạc màu, và trong lưng giắt một cây súng ngắn. Bên má trái, một vết sẹo lớn nằm vắt ngang chuyển động như con thằn lằn mỗi khi ông nói. Cặp mắt đen của ông ta ánh lên khi giới thiệu chúng tôi với mọi người.
Chúng tôi được cắt ở chung chỗ với hai người khác, một thiếu nữ và em trai của cô ta, dưới tàn cây me rừng.
Dì Đặng ngồi trên tảng đá, mệt nhừ sau chuyến leo núi. Dì chùi mồ hôi trán rồi vẩy tay gọi tôi. "Lại đây Kiên. Con có thể ngồi cạnh dì."
"Chào khách đảo Rùa." Cậu trai nói với tôi. Nó chừng mười lăm tuổi, mặt đầy tàn nhang, mắt xếch lên giống như mấy con búp bê trong các vở kịch Tàu. Nó và tôi là hai đứa trẻ lớn tuổi nhất trong nhóm.
Cô chị lớn hơn chừng vài tuổi, tay chân rất đẹp. Tôi phụ giúp chị dọn dẹp lá cây lấy chỗ nghỉ. Chị ngước lên nhìn tôi cười. Khuôn mặt chị với hai gò má nhô cao trông xanh xao tương phản với màu môi son đỏ. Dáng chị cũng làm tôi nhớ lại những con rối trong vai công chúa trong các vở kịch.
Phía sau rừng cây, mặt trời bắt đầu nhú ra đỏ ối chiếu sáng trên mặt nước xanh đen, xua tan đêm tối. Một số trẻ con lấy thức ăn trong bọc ra ăn sáng. Chẳng mấy chốc, vỏ trứng luột và vỏ chuối vất đầy trên mặt đất. Mấy bà mẹ ngồi nhìn con cái mình mà mơ tưởng về một đời sống mới nơi xứ Hoa Kỳ.
"Lại đây, con." Dì Đặng gọi tôi từ phía sau. "Để dì chải tóc cho con."
Tôi ngồi xuống trước mặt dì, cảm nhận được những ngón tay của dì dịu dàng lướt trên đầu tóc tôi.
Dì nói dịu dàng:
"Có thích không? Tối nay mình sẽ lên tàu lớn. Rồi chừng một tuần ngắn ngủi mình sẽ đến Hồng Kông, hoặc Phi, hoặc Mã Lai, sau đó sẽ sang Mỹ. Dì muốn sống ở Ca Li, và tìm mấy đứa con dì. Dì và con sẽ kiếm một ngôi nhà gần biển ở chung với nhau, giống như ở Nha Trang. Khi các con dì đến ở thì con sẽ là anh cả. Con sẽ đi học bất cứ ngành gì con muốn. Rồi sau đó con có thể bảo lãnh gia đình sang Mỹ. Như vậy được không?"
Thay vì trả lời, tôi nép sát vào dì hơn.
Chiều ôm ấy trong khi chúng tôi ăn thịt gà thưng đã được làm sẵn đựng trong bao thức ăn được cung cấp thì Cần con ra bãi chờ tín hiệu của tàu lớn. Chúng tôi tụm lại với nhau trong đêm tối, quấn người bằng chiếc mền mỏng, người thì lạnh nhưng lòng tràn trề hy vọng. Một số trẻ con ngủ vùi nhưng một số khác thì cựa quậy không ngừng. Một bà ngồi xổm trên mặt đất tiểu tiện. Người thì nén tiếng họ Chung quanh chúng tôi, khu rừng chìm trong màn sương. Tôi co người tựa vào một thân cây, chìm vào giấc ngủ say trong vòng tay ôm ấm áp của dì Đặng.
Khi tôi thức giấc, bầu trời buổi sáng trắng như sữa. Sương mù chỉ còn trên các ngọn cây cao, trừ một vài giải nhỏ còn sót lại trong bóng tối khu rừng. Trước mặt tôi, dì Đặng và mấy người đàn bà khác đang nói chuyện với Cần chạ Tôi choàng chiếc mền lên vai tiến đến nhập chung với họ. Không khí buồn bả phủ trùm lên khắp mọi người.
"Tôi xin lỗi vì không biết gì khác hơn. Chúng ta phải chờ thôi." Cần cha nói với nhóm đàn bà.
"Chờ cái gì và bao lâu?" Một người hỏi.
Ông ta bỏ đi:
"Tôi không biết. Nhưng có lẽ chúng ta phải chờ thêm vài ngày."
"Chuyện gì vậy dì?" Tôi hỏi dì Đặng.
Dì nhận ra tôi. Dôi mắt dì chứa đầy sợ hãi như đôi mắt của một con thú sập bẫy.
"Chiếc thuyền đã bị một người nào đó lấy mất hồi hôm." Dì trả lời tôi.
"Trời ơi. Chiếc tàu lớn để đưa mình sang Mỹ đó hả?" Tôi lắp bắp trong sự hoảng hốt.
"Không phải." Dì lắc đầu. "Chiếc thuyền nhỏ. Mình không nhận được tín hiệu của thuyền lớn, mà thuyền nhỏ bị mất nên chúng ta bị kẹt ở đây, không có cách gì rời khỏi được."
"Giờ chúng ta làm sao?"
"Đợi." Dì trả lời như máy, lập lại lời của Cần cha.
°
Ngày thứ hai trôi qua lặng lẽ. Chúng tôi xúm xít lại với nhau cho ấm. Dì Đặng thấy tôi ăn những thức ăn nguội lạnh mà không buồn đụng đến phần ăn của mình. Trên đầu chúng tôi, mây đen bắt đầu vần vũ.
Đến ngày thứ ba thì trời đổ mưa. Tôi chạy ra ngoài tắm mưa cùng lũ trẻ con khác, cùng lúc lấy chai hứng nước mưa để dành khi cần đến. Người lớn núp dưới các lùm cây để tránh khỏi bị ướt. Hy vọng tàn lụi dần theo với thức ăn. Bên dưới, mặt biển như một cái dĩa su sa khổng lồ màu xanh chao động dưới những cơn gió rú.
°
Đến ngày thứ năm, từng nhóm người đàn bà chia nhau đi sâu vào trong rừng tìm nấm và trái cây rừng trong khi hai người đàn ông đi bắt cá ở dòng suối bên cạnh. Hòn đảo chẳng có gì có thể ăn được. Cải trời và dâu dại còm cỏi là hai thứ rau duy nhất chúng tôi tìm thấy ở chung quanh đầm nước. Mặc dù Cần cha đã khuyên can, chúng tôi vẫn cứ luột ăn và đêm đó mọi người đều trúng độc. Sáng hôm sau, mưa lại kéo đến, chúng tôi đem quần áo ra giặt cho sạch hết những vết bẩn đã mữa ra đêm quạ Dù rất đói, nhưng sự việc xảy ra đêm rồi làm tất cả chúng tôi tởn, không dám đi tìm thức ăn nữa. Trẻ con mút những viên kẹo cuối cùng, trong khi người lớn cố dỗ giấc ngủ cho quên cơn đói.
Vào chiều ngày thứ sáu, dì Đặng kéo tôi đi sâu vào trong rừng, tránh xa những người khác. Cho đến khi chúng tôi cách nhóm người hơn ba chục thước, dì Đặng mới mở chiếc khăn choàng cho tôi coi. Ba quả trứng gà luột hiện ra như một trò ảo thuật.
"Con ăn đị" Dì thì thầm. "Ăn cho thật nhanh đừng để họ thấy."
Không rời mắt ra khỏi mấy quả trứng, tôi hỏi dì:
"Dì lấy ở đâu ra vậy?"
"Dì để dành cho con." Dì trả lời.
Tôi nuốt nước miếng:
"Còn dì thì sao? Dì không đói sao?"
"Không, con." Dì mỉm cười lắc đầu. "Của con hết đó. Ăn nhanh lên."
°
Trong khi đó, tại chỗ ẩn trốn, Cần cha đang tụ họp mọi người bàn việc khẩn cấp. Dì Đặng và tôi trở lại nhập chung vào với đám đông đang ngồi trên mặt đất dơ bẩn. Ông ta đứng trên một tảng đá trước mặt chúng tôi, cắn môi với vẻ bồn chồn. Trong sáu ngày qua, cũng như mọi người, ông ta xuống cân nhiều, ngực nhô lên, xương sườn bày ra.
"Chúng ta hãy thương lượng tìm một phương cách khác." Ông ta hỏi. "Trong số chúng ta đây, ai muốn ra đầu thú với bọn chó vàng?"
Một làn sóng bất bình dâng lên trong đám đông. Người ta nguyền rủa chiếc tàu không chịu đến, đổ lỗi cho nhau, nhảy choi choi lên la hét với nhau. Cần cha quơ tay bắt mọi người im lặng:
"Đừng ồn ào." Ông ta la lên. "Vẫn còn có một hy vọng."
Nhóm người đứng im lại nghe.
Cần cha tiếp tục:
"Vẫn còn một đường thoát. Chúng ta có súng, chúng ta có thể cướp chiếc tàu của bọn thợ rừng để trốn đi. Ai muốn mạo hiểm, giơ tay lên."
"Bộ bọn thợ rừng đó không có súng sao?" Một bà hỏi. "Nếu chúng ta thua thì sao?"
Cần cha nhún vai:
"Chúng ta không còn cách nào khác. Nếu chúng ta thua, tất cả đều chết, nhưng nếu chúng ta ra đầu thú hoặc ngồi yên ở đây không làm gì cả thì rồi tất cả cũng sẽ chết."
Tôi nhìn mặt dì Đặng để dò phản ứng, nhưng dì quay đi nơi khác. Tôi dứng dậy. Mọi con mắt đều dồn về phía tôi. "Cháu không muốn ra đầu thú. Cũng như mọi người, cháu bị kẹt ở đây là vì muốn đi tìm tự do, vậy thì hãy để cho tự do dẫn đường chúng tạ"
Một người nào đó la lên phía sau tôi:
"Cháu nói đúng lắm. Chúng ta hãy chiến đấu để tìm đường thoát."
Có tiếng thút thít bất đồng ý giữa những người đàn bà, nhưng cuối cùng hầu hết mọi người đều đồng ý là phải chiếm lấy chiếc tàu. Cần cha nhìn tôi hỏi: "Cháu tên gì?"
"Kiên."
"Còn cháu?" Ông ta quay sang cậu trẻ mắt xếch đang đứng bên cạnh chị dưới một gốc cây.
"Vân." Cậu ta đáp.
Cần cha tiếp:
"Hai cha con tôi sẽ tấn công đám thợ rừng từ phía sau. Hai cháu yểm trợ được không?"
"Không được." Dì Đặng và chị của cậu trai cùng lên tiếng.
"Các bà cảm phiền." Ông ta nói. "Tôi cần chúng giúp để cân bằng lực lượng."
"Tụi cháu phải làm gì?" Tôi hỏi.
"Vậy thì để tôi thế nó." Dì Đặng nói, níu chặt lấy tay tôi. "Cần đánh thì tôi cũng đánh được. Đừng bắt con tôi vào chuyện này."
"Không thể được." Ông ta nói."Trước đây, mỗi lần đối diện với tử thần tôi đều cần những người gan dạ. Tử thần đang hiện diện nơi đây, và con trai bà sẽ không sao đâu."