Kiều-trần-như (Kaundinya) là một trong năm vị đạo sĩ đầu tiên đến gần Đức Thế Tôn và bạch rằng: "Bạch Đức Thế Tôn, con xin lắng nghe, nếu Ngài thấy con có ít nhiều duyên phước, con xin làm đệ tử Ngài."Đức thế Tôn hỏi: "Kiều-trần-như, ngươi đã hiểu ta chưa?"Kiều-trần-như đáp: "Con xin qui y Phật, con xin nương theo Phật. Con xin nương theo Đức Thánh, Ngài đã giác ngộ hoàn toàn, đã quán triệt tam thiên đại thiên thế giới; con xin nương theo Ngài có khả năng giáo hóa chúng sanh như người ta giáo hóa bò mộng ở rừng hoang, ngôn ngữ của Ngài được cả chư thiên và loài người tiếp nhận; con xin nương theo Ngài vì Ngài là Đấng Phật Đà vô thượng. Con xin qui y pháp, con xin nương theo giáo pháp. Đức thế Tôn đã truyền đạt giáo pháp, đã thuyết giảng giáo pháp một cách rõ ràng; chánh pháp dẫn đến giải thoát, bậc hiền trí phải nhận ra năng lực từ bi hỷ xả của giáo pháp. Con sẽ sống theo giáo pháp của Ngài, giáo pháp tôn quí mà các bậc hiền trí phải theo đó tu tập."Đức Thế Tôn nói: "Ngươi đã thông đạt rồi đó; Kiều-trần-như, hãy đến gần ta thêm tí nữa. Ta đã thuyết giảng giáo pháp rõ ràng. Hãy sống đời thánh thiện và chịu đựng khổ đau."Sau đó, Thập-lực-ca Diếp, Bạt Đề, Ma-ha-nam-câu-lỵ, và Át-bệ cùng đến bày tỏ đức tin và xin qui y theo Phật. Thế là bấy giờ có sáu thánh giả trên đời.Trong khi Đức Thế Tôn ở an tịnh tại vườn lộc-Uyển thì một thanh niên tên Da-xá (Yasas) đến. Da-xá là con trai của một thương gia giàu có tại thành Ba-la-nại. Anh đã sống một cuộc sống trần tục, nhưng anh cũng đã ý thức được sự trống rỗng vô vị của các lạc thú trần gian, anh đang tìm kiếm sự an tịnh thiêng liêng giữa cảnh núi rừng u tịch. Gặp Da-xá, Đức Thế Tôn thuyết giảng giáo pháp cho anh nghe và anh tuyên bố là anh quyết định đi theo đường hướng thánh thiện.Phụ thân của Da-xá đến vườn lộc-Uyển để tìm con. Ông muốn làm con xiêu lòng, muốn bắt con từ bỏ đường hướng thánh thiện. Nhưng khi nghe Phật giảng giải, ngôn từ của Ngài đã làm ông cảm kích và xin qui y theo Ngài. Mẹ và vợ của Da-xá cũng xin tỏ lòng thâm tín sự thật của giáo pháp, nhưng khi Da-xá xin xuất gia với các sa môn thì phụ thân, mẫu thân và vợ của anh lại trở về nhà ở Ba-la-nại.Bốn người bạn của Da-xá là Tỳ-ma-la (Vimala), Tu-bà-hầu (Subahu), Phù-lan-na ca (Purnajit) và Già-bà-bạt Đế (Gavampati) đều lấy làm buồn cười cho bước chân lên đường của anh. Họ nói:"Chúng ta hãy đến vườn lộc-Uyển tìm Da-xá. Chúng ta sẽ vạch trần lỗi lầm cho cậu ấy thấy và cậu ấy sẽ về lại với chúng tạ"Vào đến tận rừng, họ thấy Phật đang thuyết giảng cho các đệ tử. Ngài kể:"Ngày xưa, có một ẩn sĩ lưu trú tại một thung lũng bé nhỏ hiu hắt trong rừng. Ngài sống kham khổ một mình. Y phục của ngài làm bằng vỏ cây, ngài chỉ uống nước lã, ăn toàn rễ cây và trái rừng. Người bạn tâm phúc của ngài là một chú thỏ. Chú thỏ này có thể nói được tiếng người và thích trò chuyện với ngài ẩn sĩ lắm. Chú học hỏi được nhiều điều lợi ích ở những lời huấn thị của ngài, chú tích cực phấn đấu để đạt đến trí tuệ. Rồi, vào một năm nọ, đại hạn khủng khiếp xảy ra; các dòng suối ở rừng đều khô cạn, cây cành chả còn hoa trái gì cả.Vị ẩn sĩ không thể tìm đâu ra thức ăn nước uống; ngài đâm ra chán ngán cho cảnh ẩn dật núi rừng, và, một hôm, ngài đành vất bỏ y phục ẩn sĩ. Chú thỏ thấy thế hỏi: "Này bạn, bạn đang làm gì vậy?' vị ẩn sĩ đáp: "Bạn thấy đó, ta không còn dùng y phục này nữá. Chú thỏ nói: "Ơ kìa! bạn sắp rời khỏi thung lũng này sao?' "Vâng, ta sẽ đi giữa dòng nhân thế. Ta sẽ khất thực và họ sẽ cho ta thức ăn chứ không phải rễ cây và trái rừng như thế này nữá.Nghe qua, chú thỏ giật mình hoảng hốt như thể một em bé bị cha mẹ bỏ rơi, chú kêu khóc: "Bạn ơi, đừng đi đâu nữa! Đừng bỏ ta một mình! Hơn nữa, biết bao người phải tan hoang khi đến sinh sống ở thị thành! Chỉ có cuộc sống u tịch ở núi rừng là đáng quí.' Nhưng vị ẩn sĩ đã dứt khoát, ngài quyết tâm ra đi, ngài muốn đi. Chú thỏ van xin: "Ngài từ bỏ núi rừng thật sao? Thế thì đi! Nhưng xin ngày ban cho ta một ân huệ: hãy nán lại đây một ngày nữa, chỉ một ngày nữa thôi. Hãy ở lại đây hôm nay, ngày mai bạn có thể tha hồ lên đường.' Vị ẩn sĩ suy nghi: "Thỏ là loài giỏi tìm kiếm thức ăn; chúng có kho lương thực giấu kín đâu đây. Ngày mai có lẽ thỏ mang cho ta chút gì để ăn.' Thế là vị ẩn sĩ hứa ở lại cho đến ngày hôm sau, chú thỏ sung sướng vọt chạy mất. Vị ẩn sĩ là một trong những tín đồ thờ lửa (Agni), ngài cẩn thận, luôn luôn giữ lửa cháy đều trong thung lũng. Ngài tự nhủ: "ta không có gì để ăn, nhưng ít ra ta có thể sưởi ấm cho đến khi bạn thỏ trở về.'Tảng sáng hôm sau, chú thỏ lại về với hai bàn tay trắng. Khuôn mặt của vị ẩn sĩ lộ hẳn vẻ thất vọng chán nản. Chú thỏ cuối đầu lạy tạ thưa rằng: "Súc vật chúng tôi không có tri thức hay khả năng nhận định gì cả; bạch ẩn sĩ tôn quí, nếu ta có gì lỗi lầm, xin ngài hỷ xả chọ' Chú thỏ nói xong đột nhiêu nhảy bổ vào lửa. Vị ẩn sĩ thét lên: "Bạn làm gì thế?' Ngài cũng nhảy đại vào lửa để cứu thỏ. Sau đó chú thỏ tâm sự với ngài: "Ta không muốn ngài từ bỏ nghĩa vụ; ta không muốn ngài rời khỏi nơi đây. Không còn gì để ăn cả. Ta nguyện hiến thân vào lửa; bạn ơi, hãy ăn ta, hãy dùng tạm thịt ta và ở lại nơi thung lũng nàý. Vị ẩn sĩ vô cùng xúc động. Ngài đáp: "Ta sẽ không lên đường trở về phố thị; ta sẽ ở lại đây dù ta phải chết đóí. Chú thỏ sung sướng, ngước mắt nhìn trời, miệng lâm râm cầu nguyện: "Hỡi thần sấm, ta luôn luôn yêu quí cuộc sống cô tịch. Xin tưởng đến ta mà mưa đổ xuống'. Thế là mưa tuôn ào ào, không mấy chốc, vị ẩn sĩ và ông bạn của ngài thấy đầy đủ thức ăn cần thiết cho họ Ở thung lũng.Sau giây phút yên lặng, đức Thế tôn tiếp:"Này các thầy tỳ kheo, chú thỏ lúc đó chính là ta đây. Còn vị ẩn sĩ chính là một trong những thanh niên ác ý vừa vào vườn lộc uyển. Vâng, người ấy chính là Tỳ-ma-la đó!"Ngài từ chỗ ngồi đứng lên."Này Tỳ-ma-la, ngay khi còn là một chú thỏ rừng trong thung lũng, ta đã ngăn chận ngươi chạy theo ác đạo, ta còn chỉ đường cho ngươi đi đến thánh thiện huống hồ là nay ta đã đạt đến quả vị vô thượng Phật Đà, tai mắt của ngươi đều nghe thấy điều đó. Vậy mà ngươi vẫn nỡ ra sức ngăn cản người bạn tâm phúc của ngươi đi tìm giải thoát!"Tỳ-ma-la sụp lại dưới chân Đức Thế Tôn, anh xin qui y theo Ngài và được Ngài chấp thuận xuất gia tu tập với các đệ tử. Sau đó, Tu-bà-hầu, Phù-lan-na-ca và Già-bà-bạt Đế cũng quyết tâm noi theo thánh giáo của Ngài.Số đệ tử mỗi ngày một gia tăng, chẳng mấy chốc Đức Thế Tôn đã có sáu mươi vị sa môn sẵn sàng truyền bá giáo pháp. Ngài khuyên các đệ tử:"Này các đệ tử, ta đã giải thoát hết mọi ràng buộc nhơn thiên. Các ngươi ngày nay cũng thế. Này các đệ tử, các ngươi hãy khởi sự lên đường, hãy đi đi, hãy vì lòng xót thương nhân thế, hãy vì nguồn hạnh phúc của nhân gian, hãy đi đi! Chính nhờ các ngươi mà nhân loại và chư thiên sẽ được an vui hạnh phúc. Hãy đơn độc lên đường. Này các đệ tử, hãy thuyết giảng, hãy truyền bá giáo pháp rực rỡ huy hoàng: giáo pháp huy hoàng khi bắt đầu, huy hoàng ngay ở giữa, huy hoàng lúc sau cùng. Hãy truyền đạt tinh thần của giáo pháp; hãy thuyết giảng văn tự của giáo pháp; hãy phổ biến nếp sống hoàn hảo, thanh tịnh, thánh thiện cho những ai muốn nghe. Có những người không bị bụi phấn trần gian làm mù quáng, nhưng họ sẽ không thấy giải thoát nếu họ không được nghe giáo pháp. Vì thế, này các đệ tử, hãy lên đường, hãy truyền đạt giáo pháp cho họ."Các đệ tử lên đường du hóa mỗi người một phương, Đức Thế Tôn một mình thẳng đến Ưu-lâu-tần-loa (Uruvilva).