Ba ngày đã trôi qua từ khi phát giác ra được hai thi hài của cặp tình nhân trong xóm Baricat.Những hình ảnh của Brahim và Lapheu ôm nhau chết làm cho tất cả mọi người khóc sướt mướt. Lời tự thú của Mark. Những nỗ lực của anh để làm điều phải, để sống yên lành và đức hạnh, cái chết bi đát mà anh không có trách nhiệm, làm cho những trái tim sắt đá nhất cũng phải mềm.Tiết hạnh của Lapheu và sự hy sinh của cô bé để theo người yêu trong cõi chết làm bao người ngơ ngác.Nhưng cảnh sát đã điên tiết lên. Người ta đang đợi những vụ về hưu và từ chức. Giám đốc cảnh sát thành phố Bucarest cho gọi cò Kattran, đến văn phòng.Tên giám đốc hét lên:− Ông hãy xem như không còn ở trong cảnh sát nữa! Tôi không cho ông được hưởng hưu bổng. Tôi bãi chức ông. Vì thiếu khả năng nghề nghiệp! Vì vô ý! Vì ngu ngốc!Suốt cả đời mất dậy, tàn nhẫn, độc ác của mình, Kattran chưa từng nghe những lời quở mắng như thế. Giám đốc cảnh sát hỏi: − Cái xác chết thứ nhất ở đâu?Quả thật vậy, trong tấn thảm kịch này có bốn xác chết: mẹ của tên du đãng, vị hôn thê của hắn, chính hắn và con bé Lapheu.Nhưng cái xác vị hôn thê của tên du đãng biến đâu mất? Chính vì người đàn bà này, lao mình qua cửa sổ từ lầu ba khách sạn xuống, mà ba người khác bị liên luỵ đến thiệt mạng.Cái xác đã gây ra tấn thảm kịch ở đâu? Và người đó là ai?Kattran trả lời:− Không thể tìm ra được. Trong "giới" đó, không ai chịu cung cấp tin tức cho cảnh sát cả.Không ai biết, không có tin tức gì cả. Chúng nó nhún vai và bảo không biết gì cả.− Ít ra ông cũng phải tìm ra lý lịch người đàn bà bị tên du đãng ném qua cửa sổ chớ? Brahim thì đúng rồi, còn vị (ôn thê của nó kìa.Kattran lại nói:− Mark Brahim mỗi ngày có một vị hôn thê khác nhau. Không thể tìm lý lịch người đã lao mình qua cửa sổ được.− Tên du đãng đã miêu tả người đàn bà ấy khá đầy đủ chi tiết. Đấy là một người vẫn luôn luôn trung thành với hắn.− Tất cả đàn bà đều, đã và vẫn trung thành với Brahim. Trong giới giang hồ, trong giới đàn bà xóm nhà ga, không thể tìm ra một người đàn bà không si tình tên du đãng.− Này, cò Kattran, không thể có được câu chuyện rằng, giữa thành phố Bucarest, một tử thi nát bấy trên mặt đường mà không có một người trông thấy! Và cảnh sát không biết nạn nhân đó! Toán lính canh phòng đâu? Ai gọi xe cứu thương? Ai gọi cảnh sát cấp cứu? Người đi đường, láng giềng nói gì? Không thể dấu nhẹm một cái chết xảy ra trên đường phố. Cái xác thứ nhất đâu?− Những tên du đãng, những tên đồng loã với Brahim đã mang đi rồi. Chúng nó không biết rằng Mark sẽ tự sát, nó còn kéo theo một con bé cùng chết với nó, cũng không biết rằng Mark sẽ giết mẹ nó. Chúng nó muốn dấu nhẹm nội vụ. Chúng nó đã giấu kín cái xác. Đó là nghề nghiệp của bọn du đãng.Giám đốc cảnh sát hét lên:− Thưa ông cò, không có bọn du đãng ở dưới đường! Có những người khác, những người đã trông thấy người đàn bà ấy té từ lầu ba và nát người trên lề!Cò Kattran trả lời:− Không ai muốn nói ca?− Ông đã hỏi rõ khách sạn nào chưa?− Rồi, cả hàng trăm nơi, chỗ này đến chỗ kia, nơi có thể xẩy ra tấm thảm kịch. Tất cả đều có lối vào giống nhau, số lầu bằng nhau. Tất cả các chủ khách sạn đều xác nhận rằng không biết. Họ không hề nghe nói đến Baricat, cũng không nghe nói đến gì cả.− Náy ông cò Kattran, tôi có thể nói với ông rằng đây là điều không thể tin được và tôi chưa bao giờ được nghe.Ông bị cách chức! Nếu điều này có thể an ủi ông được, ông hãy biết rằng chính tôi bị bắt buộc phải từ chức và, cùng với tôi, có thêm cả chục viên chức cảnh sát nữa.Nhưng ông, ông không có quyền từ chức. Ông bị cách chức, như thế sẽ được ghi vào thông tư phổ biến trên báo chí, vì bất tài, vì thờ ơ và vì ngu ngốc.Ông hãy đi đi. Ông còn được thêm hai mươi bốn tiếng nữa. Chiều mai năm giờ, ông sẽ không còn đứng trong hàng ngũ cảnh sát. Thôi ông hãy ra về. Ông có gì cần nói không?− Tôi không cần nói gì cả, đủ rồi.Cò Kattran bỏ ra về, lòng tan nát vì bị sỉ nhục. Và, lần đầu tiên ông thấy mình già.Còm lưng, nhiều vết nhăn. Chính trong lúc này mà người ta biết được tuổi tác của ông. Cò Kattran là một ông già.Ông bị sỉ nhục và huyền chức đủ để mọi người nhận thấy ông chỉ là một ông già đáng thương hại mà thôi. Thật đáng thương hại.