Chương 19
Lại Làm Nên Tội

Qua ngày thứ ba sau khi tên du đãng Brahim trốn mất, người ta khởi tố sự tái phạm của anh.
Đó là vụ sát nhân mà nạn nhân là bà Myca và thủ phạm chính là cậu con trai yêu quý của bà. Ngôi nhà của Brahim do một toán cảnh sát đầu đội mũ sắt bao vây.
Xóm Baricat đầy cảnh sát võ trang canh gác, giống như thời cảnh sát bao vây nhà của vị quá cố Partacus, thần tượng của thợ thuyền, vào lúc có đình công và tranh chấp lao động.
Nhà của Brahim bị cảnh sát bao vây và khám xét, giống như bây giờ, hàng ngàn và hàng ngàn lần.
Nhưng hôm nay ông cò Joankim Kattran và ông biện lý George lại tham dự vào cuộc lập biên bản vụ án bỉ ổi này.
Các nhà báo và phóng viên nhiếp ảnh có mặt trong và ngoài đường. Cảnh sát chỉ cho họ xem bà Myca bị con trai bà, tên du đãng Mark giết bằng cách nào...
Trước một lò sưởi, có một tí củi, tất cả đã sẵn sàng để đốt thành lửa ấm.
Ông biện lý bước vào phòng ngủ,
Ông này là một trong đám con cháu của những nhà độc tài khát máu của dân Romani mà giờ đây, với tư cách là biện lý, tổng trưởng, thấm phán, họ đang tìm thoa? mãn bằng cách trút lên xứ sở của họ những niềm oán hận.
Ông có Kattran chỉ cái giường cho ông biện lý xem:
− Ông đã xem những bức hình do sở trắc định của cảnh sát đã chụp được chưa?
Bà già Myca, nạn nhân được tìm thấy trên cái giường này. Bà nằm ngữa, hai tay chấp lại trên ngực.
Ông biện lý George, nực mùi nước hoa, như cô Rosa, như quá khứ của tên du đãng Brahim. Ông lắng tai nghe.
Ở khuy áo của ông có cài một cái hoa. Các phóng viên đứng trước cửa ra vào và đang chụp hình hai người.
Ông cò tuyên bố:
− Bác sĩ đã khám nghiệm xong thủ tục đã đầy đủ. Bà già chết vì ngạt thở.
Nạn nhân được năm mươi sáu tuổi.
Tim của bà giống như tim của tất cả những người đàn bà trạc tuổi, trong xóm này, đã mệt mỏi.
Để giết bà, tên du đãng chỉ cần dùng lòng bàn tay bịt miệng bà lại là đủ. Xác nạn nhân không mang một dấu vết nào cả.
Ông biện lý hỏi:
− Làm sao mà ông nghĩ rằng án mạng đã xảy ra như thế chứ?
− Tôi không nghĩ gì cả. Tôi quả quyết rằng bà già đáng thương kia bị con trai của bà giết chết.
Ông cò mời ông biện lý sang qua phòng bên cạnh.
Ông chỉ cho ông biện lý xem một cái lỗ đào ở chân tường và nói:
− Nơi đây tên du đãng đã giấu kho tàng. Ông hãy nhìn xem. Nó đã đựng trong cái thùng này.
Một viên cảnh sát đặt lên ghế một cái rương nhỏ bằng sắt, giống như loại rương của dân thuộc địa.
Ông cò giải thích:
− Rương này hoàn toàn bằng sắt, nhưng nó lại không có từ tính để máy rà kim loại có thể khám phá ra được.
Nó không thấm mước và có một hệ thống chống sự rỉ sét. Cái hộp này có thể giấu như thế cả hàng trăm năm.
Mark Brahim đã giấu trong này vài chục triệu. Đó là chiến lợi phẩm của vụ ăn hàng lần cuối của đảng nó.
Bọn nó đều chết cả, trừ Brahim mà thôi.
Không ai trong bọn chúng nó tiết lộ sự bí mật của kho tàng được.
Ông biện lý hỏi:
− Ông không biết bên trong có đựng gì sao?
Ông cò tỏ vẻ giận dữ. Ông đã tìm từ lâu cái hộp sắt đựng bên trong cái kho tàng của đảng Brahim. Nhưng không tìm ra nổi, đó là một sự kiện chứng tỏ ông đã thất bại trong nghề.
Cái rương mà ông vừa thấy đã rỗng tuếch.
Ông cò quay qua nói với ông biện lý:
− Thưa ông biện lý, những nhân viên của tôi có thể làm chứng cho điều này. Cách đây vài tháng khi tôi thấy Brahim trở về, tôi đã không tin ở mắt tôi.
Tôi đã nói với các viên thẩm vấn viên của tôi rắng, tại sao nó trở về?.
Tôi biết rằng khi trở về đây, nó cò một mục đích: làm một vụ nữa, hoặc thanh tóan một vấn đề.
Một tên du đãng không tranh đấu suốt mười năm dưới ngục khổ sai không có sự sống sót khỏi sự tra tấn và hầm muối nếu không phải theo đuổi một mục đích. Brahim vẫn có một, đó là trở về lấy lại kho tàng của nó.
Chỉ có ý tưởng tìm lại cái hộp sắt bên trong giấu một gia tài kết sù đã giúp.ó tiếp tục sống còn và đã đưa nó thoát khỏi nguc khổ sai.
Ông biện lý hỏi:
− Ông nghĩ thế nào về kẻ sát nhân đã phạm tội? Nó giết mẹ nó bằng cách nào?
Ông cò giải thích:
− Đây chắc chắn là đúng lúc nó mang kho tàng lên, mẹ nó có ngăn chận không cho nó đào, vì sợ, hoặc có lẽ bà muốn cản không cho nó đi biệt tăm nữa,
Trong bất lỳ trường hợp nào, để khỏi bị rầy rà và cản ngăn, nó đã ra tay giết mẹ nó. Một cách tự nhiên và giản dị.
Đối với một tên du đãng, chỉ có tiền bạc là đáng kể. Một bà mẹ, một cô tình nhân, điều đó không cần thiết.
Không có gì có giá trị với chúng nó cả, ngoài tiền bạc.
Ông biện lý càu nhàu:
− Thật phiền, muốn kếttội nó đã hạ sát mẹ nó, chúng ta phải có một bằng cớ, dầu một bằng cớ mỏng manh đi nữa.
Đằnng này nó không để lại một tí gì gọi là dấu vết.
− Bà già đã chết vì bị con bà giết, rõ ràng rồi.
− Làm thế nào mà nó giết mẹ nó mà kh??ng để lại những vết tích?
− Tôi đã giải thích cho ông rồi: muốn giết bà mẹ già yếu tim như bà Myca này, chỉ cẩn đặt bàn tay lên miệng mũi của bà là làm cho bà ngộp thở.
Tôi có kinh nghiệm, thưa ông biện lý.
Giết một bà già, dễ dàng hơn giết một con gà giò, gà con.Ông không cần dùng đến sức mạnh, không cần đến súng, đến thuốc độc hoặc đến một thứ vũ khi nào cả.
Ông có thể sử dụng hai bàn tay không như Baricat đã làm để giết mẹ nó.
− Nhiều nhân chứng xác nhận rằng Baricat yêu kính mẹ nó.
− Đúng, không thể chối cãi. Tên du đãng thương yêu mẹ nó. Bà là thần tượng thật sự của hắn.
Nhưng khi đã nói chuyện kho tàng, tiền bạc thì vấn đề thương yêu mẹ không còn đặt ra nữa
Một tên du đãng chỉ có một tình yêu duy nhất: Vàng...
Bằng chứng: Nó đã giết me nó, một bà mẹ đáng thương vì đã ngăn cản nó đào lên một cái hộp sắt. Nó đã giết chết mẹ nó.
− Các viên chức của ông sẽ làm cho tôi lờ khai về điều này.
Ông đã bảo với bọ họ rằng Brahim sẽ giết mẹ nó, vài tháng truóc khi nó sẽ phạm tội.
Ông thật phi thường, ông cò Kattran.
Ông không chỉ là cảnh sát mà thôi, ông còn là một nhà tiên tri nữa.
Lảm thế nào trước đây ông biết là tên du đãng sẽ giết mẹ nó?
− Thưa ông biện lý, ngửi thấy ạ, cảnh sát giống như âm nhạc. Như nghệ thuật.
Ông sẽ không biết được những nguyên cớ hợp lý, nhưng ông biết thế nào sẽ là sự việc xảy ra...
Ông cò và ông biện lý đứng để cho những nhiếp ành viên chụp.
Người trong xóm im lặng nhìn hai ông. Căm hờn.
Vì trong khu xóm ngoại ô Baricát, mặc dầu ông cò và ông biện lý kia đi rồi, xác của ba Myca có đem đặt vào nhà xác đi nữa, cảnh sát vẫn còn ở lại đây. Xóm vẫn đầy cảnh binh võ trang, võ trang cho đến tận răng.
Và sự hiện diện của cảnh sát đè nặng như chỉ đè nặng lên tâm hồn của thợ thuyền trong xóm, họ đang ở nhà, phải để cánh cửa sổ mở toang như chính họ bị ngột ngạt vậy.