Chương 3
Tiểu Sử Tên Du Đãng

Viên đội cắt đặt lính gác theo kế hoạch trên, hầu bất kỳ lúc bào cũng có thể tóm được tên du đãng trong phòng của ông cò.
Còn lại một mình, ông cò Kattran nạp đạn vào khẩu súng lục và để nằm ngay trước mặt, trên bàn.
Ông lấy trong ngăn kéo ra một cây dùi cui ngắn, màu trắng, đặt bên cạnh khẩu súng. Đấy là một loại dùi cui được chế tạo đặc biệt, bên trong cẩn những viên đạn bằng kim khí, gồ cao lên như những đốt xương sống. Ngoài bọc một lớp "muốt" và lụa.
Với loại dùi cui này, người ta có thể đánh vỡ phổi, vỡ mật, vỡ gan, mà những cú đánh chỉ để lại một vết thương bầm xanh lạt và sẽ lặn trong vòng vài giờ sau. Với loại dùi cui này, người ta có thể đánh gẫy xương nạn nhân, giống như đánh bằng búa, mà không hề lưu lại một tí dấu vết gì. Trong lúc sửa soạn, ông cò gật gù đầu nhớ lại tiểu sử của tên du đãng Mark Brahim, tiục gọi là Baricat.
Tên du đãng sắp bước vào phòng này trong vài phút nữa, được 31 tuổi, sinh quán tại Bucarest, xóm lao động thường gọi là Baricat. Do đó tục danh Baricat được gán cho tên du đãng này.
Cha của hắn trước kia là một cai thợ trong những xưởng của của sở hoa? xa. Ông tên Partacus Brahim và ông đã bị hạ trên những chướng ngại vật, ngay trước xưởng trong một vụ đình công. Không ai biết kẻ đã giết chết Partacus một cách chánh thức mặc dâu cuộc điều tra đã kéo dài nhiều năm.
Ông này hồi sinh tiền là một thanh niên đẹp trai và khoẻ mạnh như một dũng sĩ giác đấu, với một bộ tóc đen để phủ dài xuống vai. Râu mép rậm cắt theo kiểu nghệ sĩ. Dấy là một chiến sĩ nghiệp đoàn, Ông dẫn đầu các cuộc đình công và biểu tình của thợ thuyền.
Vẻ đẹp, sức mạnh, nhiệt tình đấu tranh và tài hùng biện đã làm cho Partacus tục gọi là Baricat trở thành thần tượng của giai cấp lao động xứ Romani.
Mỗi lần cha tên du đãng bị bắt và việc này đã xảy ra trung bình mỗi tháng một lần, thì có hàng trăm đàn bà, thợ thuyền, đứng xắp hàng, nối đuôi nhau trước khám, để mang đến cho ông thức ăn, quần áo và những bó hoa.
Mỗi lần ra tù, Partacus được công kênh từ cửa khám về tận nhà tại xóm "Baricat". Lúc nào cũng cũng như một đám rước chiến thắng trở vế với đầy đủ cờ xí và biểu ngữ.
Ông Tổng Giám Đốc cảnh sát đô thành Bucarest đã quyết định bác bỏ cuộc nghênh đón này, hầu chấm dứt tình trạng mất trật tự cùa thợ thuyền, nên ông đã gọi viên cành sát trẻ tuổi Joankim Kattran và bảo:
− Nếu anh thủ tiêu được tên Partacus, tôi sẽ bổ nhiệm anh làm cảnh sát trưởng tại Bucarest.
Vài hôm sau, cảnh sát Kattran đã hạ được cha tên du đãng ngay trên những chướng ngại vật của xưởng máy hoa? xa.
Chính thức thì không ai có thể kết tội được viên cảnh sát, vì vậy mà kẻ sát nhân vẫn còn trong bóng tối,
Đúng với lời hứa, Joankim Kttran liền được bổ nhiệm làm cảnh sát trưởng. Nhưng sự kiện này đã xảy ra cách đây 25 năm. Bây giờ thì cò Kattran, đang nhìn khẩu súng đăt bên cây dùi cui. Đây là khẩu súng mà ông đã dùng nó để hạ sát Partacus trước kia.
Một khẩu súng kiểu rất xưa, tuy nhiên ông vẫ giữ đó đến bây giờ để làm kỷ niệm. Cái chết của Partacus đã đánh dấu một ngày quan trọng trong đời ông.
Đó cũng là cái nghị định bổ nhiệm ông vào chức vụ cảnh sát trưởng. Con người tranh đấu cho giới lao động đã chết vì tên Kattran, để lại một người vợ và đứa con trai lên sáu.
Bà vợ tên Mica, bà là thợ giặt ủi. Để ngăn chận giới thợ thuyền đến nhà bà chia buồn, liền sau cái chết của Partacus, cảnh sát trưởng Kattran đã bắt giữ bà goá phụ.
Chuyện này rất dễ: một người gọi là khách hàng đã đệ đơn thưa bà Mica, quả quyết rằng bà đã đánh cắp hai cái áo ngũ bỏ giặt ở tiệm của bà. Và bà Mica đã bị giam mất sáu tháng trong khám lớn Vacarest tại Thủ đô.
Cậu Mark, con của bà đành ở lại nhà một mình, vì những người đàn bà ở xóm ngoại ô này đều đi làm ở nhà máy hoặc giúp việc cho những nhà giàu trong thành phố.
Suốt cả ngày họ vắng nhà, nên không có ai chăm sóc đứa trẻ mồ côi được.
Chỉ có những cô gái giang hô trong xóm mới có đủ thời giờ lo cho đứa trẻ mồ côi.
Họ lãnh phận sự nuôi Mark và đưa cậu bé về xóm nhà ga, nơi họ rước khách
Suốt sáu tháng, bà Mica ở trong khám thì bé Mark sống trong những căn phòng của các chị em giang hồ, những căn phòng khách sạn với kính lộng lẫy, ghế trường kỷ màu đỏ và đèn sáng đủ màu. Bé được mấy chị em cho mặc sơ mi lụa, quần nhung và giầy đánh vec−ni bóng lộn. Đầu chải brillantin láng mướt. Mark đẹp tựa thiên thần. mắt đen như hai hạt giẽ, viền mi dài và min như tơ, sáng rực lên trong khung cảnh xa hoa mà bé hiện sống. Cậu bé ta đã quá quen nằm giường với nệm gối nực mùi nước hoa.
Trong cái vũ trụ bằng kính, bằng nhung lụa và nước hoa này, tất cả mọi người đều bâng niu Mark. Nó nhận được nào quà, kẹo, đồ chơi, tiền. Những người đàn ông bu quanh nó đều không giống những thợ thuyền gầy còm, tóc râu bùi xùi của xóm Bucarest nó quen biết trước đây.
Mark Brahim, hoàn toàn không hiểu gì về việc cha nó và đám thợ thuyền đã tranh đấu cho nhiều thiên đàng khác, trong khi thiên đàng thật sự đang ờ ngay bên cạnh, tại xóm giáp ranh với nhà ga phía Bắc!
Nay cậu được 14 tuổi, để hiểu rằng mình đưọc trời phú cho một sức quyến rũ phi thường, rất hiếm có, làm cho đàn bà con gái ai cũng si tình, không có một cô nào cưỡng lại nổi. Tất cả đều đổ xô đến trước Mark. Tất cả đều van xin để được đến gần hắn như những kẻ nô lệ. Mark Brahim chấp nhận sự hiến dâng nầy. Cậu ta trở thành kẻ bảo vệ che chở cho các cô gái. Đồng thời Mark cũng buôn rượu lậu, vũ khí, vàng tiền, ma túy và bất cứ thứ gì. Cậu bé 14 tuổi nghiễm nhiên thành triệu phú.
Đến năm 18 tuổi, cậu ta là vua du đãng.
Tất cả mọi người đều xếp hàng trước Nark và kính trọng hắn, kể cả cảnh sát. Mark Brahim là thần tượng của giới du đãng đạo tặc, cũng như cha hắn, anh hùng đấu tranh Partacus Brahim, trước đây là thần tượng của giới lao động.
Một ngày kia, thảm kịch xảy đến. Một trong những cô gái giang hồ do Brahim che chở vừa sanh con. Hôm lễ rửa tội đứa bé, thanh dự có đầy đủ các giới giang hồ, các giới du đqng4, cảnh sát, chủ nhà hàn và chủ tiệm cà phê.
Một cảnh sát đã quá chén. Anh có ý nghĩ muốn rằng, đứ bé mới sinh này, phải ngủ đêm tại khám cùng tất cả khách dự lễ.Theo anh, lễ rửa tội phải chấm dứt tại hầm rượu của sở cảnh sát đô thành, chứ không thể ở một nơi nào khác hơn được.
Ai nấy đều muốn tìm cách khuyên can anh, nhưng anh ta lại ra đường và báo động ầm lên.
Họ bèn vây quanh và bắt đầu hành hung anh.
Vài phút sau khi cảnh sát đến thì viên cảnh sát say đã nằm chết sõng sượt ngay trên lề đường, đầu dập nát. Tất cả các khách dự lễ đều bị buộc tôi cố sát. Thật vậy, mọi người đều có đánh viên cảnh sát này.. Cả Brahim, anh ta cũng đã đánh bằng một ống nước.
Sau khi khám nghiệm kỹ lưỡng xác chết, các y sĩ tư pháp xác nhận rằng, chính ống nước, do Brahim dùng đã gây ra án mạng. Còn hai trăm vết đòn khác trên mình nạn nhân chỉ đầy những dấu bầm sưng lên mà thôi.
Sau đó có trát truy nã Brahim vì tôi giết cảnh sát. Mark bị bắt sau hai ngày lùng kiếm.
Bản án của tên sát nhân Brahim kéo dài trên một tháng.
Khốn nạn cho Brahim, lúc bấy giờ xứ Romani tuy khao khát văn minh tiến bộ, vẫn còn chịu nặng văn minh Tây phương.
Ở Tây phương, nếu bạn giết cha mẹ bạn, con bạn, ám sát Tổng Thống hay một nhà bác học lừng danh,bạn vẫn có thể đặt hy vọng vào sự khoan hồng của toà án.
Nhưng nếu bạn đã lỡ, giết nhằm một viên cảnh sát, thì thế nào bạn cũng bị kết án một cách tối đa, không được một chút rộng lượng nào cả. Ở Tây phương, cảnh sát được xem như một tác phẩm thiêng liêng nhất của thế gian này. Mark Brahim là một người đã giết chết cảnh sát. Vậy hắn phải bị kêu án khổ sai và bị đày xuống hầm muối ở Ocena.
Và giờ đây, sau 10 năm, Mark Brahim trở lại văn phòng cảnh sát, đang đợi để được và tiếp kiến ông cò Joankim Kattran.
Ông cò nghĩ thàm:
− Thật là vô lý, một tên tù cấm cố từ hầm muối trở về. Chưa bao giờ có một tên tù nào còn sống sót trở về từ nhà giam khổ sai của xứ Romani.
Chưa ai đi xuống địa ngục mà trở về được! Thật lạ lùng. Brahim Baricat lại đang ở đây! Thật là vô lý.