Chanh cầm mười bông hoa hồng từ ngoài phố đi vào.Dáng đi tất tưởi, vội vã, mồ hôi ướt vạt áo sau lưng. Bỗng có tiếng còi xe máy rú phía sau. Chanh giật thót:- Gớm!… Anh Việt Sồ! Anh làm em thót tim.- Lãng mạn nhỉ? - Em ở với các anh thì em cũng phải lãng mạn chứ. Tâm hồn em luôn bay lên mây lên gió cùng với các anh. Em cũng làm thơ rồi đấy. Thầy Cấu em làm thơ thì em cũng làm thơ.- Mày đọc tao nghe.- E hèm… E hèm…Thầy em quê ở Châu PhongBắt em mua bó hoa hồng làm sang Khi mô thầy lên lão làngThì em mua một cô nàng để hầu thầy em.Việt Sồ ngủa mặt cười khà khà:- Thơ chua loét. Bố mẹ mày đặt tên cho mày Chanh là phải. Thơ chua như chanh.- Gớm!… Chanh của em gội đầu còn sạch hơn xà phòng Tây xà phòng Mỹ của các anh.- Nói thế chứ… hôm nay mày mua hoa hồng tiếp quan lớn nào à?- Anh lạc hậu rồi. Từ khi thầy em lên chức, bắt em mỗi ngày phải cắm vào phòng thầy em một lọ hoa hồng.- Chỉ cắm phòng nó thôi ạ.- Cắm cả phòng thầy bé cả phòng thầy lớn.- Thế mày không cắm vào phòng thằng Cù Văn Hòn nữa à?- Thầy em không cho cắm.- Mày thích thì mày cứ cắm. Sợ cóc thằng nào.- Thưa với anh là ông Hòn nhát gan lắm. Ông ta bảo với em là quý mến thì để trong lòng. Đừng cắm hoa nữa mà phiền cho chúng em… Cho nên em phải cắm hoa vào phòng thầy lớn thầy bé em theo lệnh của thầy em, cho nó yên ổn.Việt Sồ lại cười toáng lên:- Tao sống đã hơn năm mươi năm rồi, bây giờ mới được biết là tặng hoa cắm hoa theo mệnh lệnh. À thì ra trên đời này có hai loại tình cảm. Một loại tình cảm tự nguyện. Một loại tình cảm cưỡng bức. Quý mến cưỡng bức. Kính trọng cưỡng bức.Chanh loăn xoăn bước đi:- Thôi… Đứng dai khoai nát. Nhỡ thầy em đến bất ngờ thì lại nghi anh với em có tình ý gì với nhau.Cắm hoa ở phòng Cấu xong, Chanh lên cắm hoa ở phòng Lực. Đặt ngay ngắn lọ hoa trên bàn tiếp khách, Chanh cầm chổi quét phòng. Vừa khuơ mấy nhát bên chồng sách báo, Chanh hốt hoảng chạy xuống tầng một tìm Chiều, vừa thở vừa nói:- Chị Chiều ơi…- Có việc gì?- Chị Chiều ơi, em sợ quá, chị làm chứng cho em…- Làm chứng cái gì…- Làm chứng chiều hôm qua, trước khi về em thu dọn sạch sẽ phòng ông Lực.- Thế thì có gì mà phải làm chứng?- Chị Chiều ơi, em sợ quá. Mối xông phòng ông Lực.- Chiều hôm qua chẳng thấy gì, sáng nay thấy mối xông đầy. Em chỉ sợ ông Lực bảo là em lười biếng, để mối xông lên phòng mà không biết. Em sợ ông ấy đuổi em… Bây giờ làm thế nào hở chị?Chiều thoăn thoắt bước lên. Chanh bước theo. Đưa tay lật dở mấy tờ báo mấy cuốn sách mối ăn nham nhở, Chiều quay lại nói với Chanh:.- Em xuống gọi ông Cấu lên đây.Cấu nhìn đống sách báo ẩm ướt lẫn với mối:- Cái điềm báo lão này mạt vận rồi… Huy động người lên khuân tất cả cái đống này ra cổng!Chiều cản lại:- Không làm thế được đâu anh Cấu ạ. Phải gọi anh Lực về để nhặt những thứ gì cần giữ lại, những thứ gì vứt đi.Cấu rút máy điện thoại di động trong túi: "A lô! A lô! Anh Lực phải không? Về cơ quan ngay! Về cơ quan ngay! Mối xông lên khắp phòng anh rồi! Anh phải về ngay để xem giữ lại những cái gì, để chị em quét dọn tống táng".Chừng mười lăm phút sau, Lực hớt ha hớt hải hiện diện ở phòng mình. Nhặt vội nhặt vàng mấy cuốn sách để lên mặt bàn, rồi Lực vừa bước ra cửa vừa nói:- Xong rổi! Các cô bê tất cả những thứ này ra cổng…Chừng mười lăm phút sau, Lực lại gọi điện thoại về.- Ai đấy! Cô Chiều à? Xem cái kính của tôi có để trong phòng không? Bảo thằng Tốn phóng xe máy đưa đến cho tôi ngay!Lực làm chánh chủ khảo cuộc thi sáng tác của Công ty môi trường, sắp đến giờ đăng đàn đọc bản báo cáo, không tìm thấy kính…Chiều hối hả lục lọi trong ngăn kéo, trong chồng sách lộn xộn. Chẳng thấy kính đâu cả.- Trước khi xuống cầu thang, em thấy ông Lực vào toa lét có cầm theo kính… - Chanh nói.Chiều ẩy Chanh:- Em thử vào xem…Vào toa lét rồi ra ngay, Chanh mừng rõ:- Chị thấy em có tài không? Kính của ông Lực đây rồi! Em xuống đưa cho thằng Tốn, bảo nó phóng xe mang đến hội trường Công ty môi trường đưa cho anh Lực.Sự kiện dồn dập. Tình huống gay cấn. Xử lý nhanh gọn. Các cô xoay tít mù. Chiều buộc cái khăn màu gụ lên đầu:- Chanh ơi! Những thứ anh Lực nhặt ra, đừng có đụng vào. Em xuống gọi cái Đào lên. Chị em ta quét dọn cho xong trong buổi sáng này…Đào, Chiều, Chanh hì hục quét dọn. Đống sách báo, công văn, giấy tờ từ đời nảo đời nào chất đầy một góc phòng, ẩm ướt, mối mọt, bụi bặm, đất đai. Dính vào nhau. Bết vào nhau. Mùi ẩm mốc bốc lên. Bụi bay mù mịt. Lũ mối bò ra lổm ngổm. Các cô phải dùng mùi soa buộc kín mồm kín mũi.Ngày nào Chanh cũng quét dọn một lần. Nếu Chanh đi vắng thì Chiều làm thay. Nếu cả hai cô đi vắng thì chiều hôm trước, sau giờ hành chính, ở rốn lại, quét dọn xong mới về… Nhưng Lực dặn: không được đụng đến chồng bản thảo trên bàn và đống sách báo ở góc nhà. Vốn là người đa nghi, trước khi rời phòng, Lực làm dấu. Có lần thấy mất dấu, Lực gọi Chanh lên:- Lúc cô quét, có ai vào phòng tôi không?- Không ạ… Chỉ có mình em.. Em tuyệt đối không cho ai đi theo em vào phòng.- Tốt! tốt! tốt!- Em không tốt với anh thì còn tốt với ai nữa.- Tốt! tốt! tốt!…- Em tốt thứ nhất với anh, tốt thứ nhì với thằng Tủn nhà em… Thế có được không ạ…- Tốt! tốt! tốt?… Tôi hỏi cô nhá… Hôm qua, trước khi rời phòng, tôi để một tờ giấy xanh trên chồng bản thảo, một tờ giấy đỏ trên chồng sách báo, sao bây giờ không thấy.Chanh vừa kéo ngăn bàn vừa nói:- Ông anh ơi. Em sợ nó bay mất, em cất vào trong này - Chanh giơ tờ giấy xanh giấy đỏ trước mặt Lực - có phải hai tờ này không à?- Tốt! tốt! tốt!… Từ nay cô cứ để nguyên xi cho tôi.- Vâng ạ… ạ… ạ…- Không được cho ai vào phòng tôi.- Vâng ạ… ạ… ạ…- Ra khỏi phòng là khóa cửa ngay!- Vâng ạ… ạ… ạ…- Tốt! tốt! tốt!…- Em không tốt với anh thì chỉ thiệt em…Từ hôm ấy, chồng bản thảo và đống sách báo được bảo vệ nguyên xi, lúc quét dọn không động đến. Và… dẫn đến hậu quả là mối ăn từ dưới lên, từ trong ra. Đến lúc lũ mối lúc nhúc bò ra phía ngoài mới biết…Ba cô hì hục cào, quét, khuân trong đống giấy tung tả, trong bụi giấy bụi đất mờ mờ. ánh sáng điện trộn lẫn với bụi, bóng ba cô loay hoay trong eăn phòng hẹp như bóng những người đi lấy phân dơi trong hang núi… Đào cảm thấy ngột ngạt, nhăn mặt, bật số quạt to nhất, quạt chạy vù vù xới tung lên vô số vụn giấy như lũ bọ xoan sinh nở giữa mùa hoa xoan ẩm thấp.- Thôi bà chị ơi, càng mở quạt càng bụi nhiều.Chanh tắt quạt. Bụi loảng dần. Nhưng một thứ mùi gì bốc lên hinh hỉnh, mông mốc, âm ẩm, khó chịu lạ lùng.Chiều hắt xì hơi liên tục mấy cái, rồi úp hai tay vào mặt, chạy ra ngoài. Chanh chạy theo:- Em biết chị đang cảm. Chị cứ nghỉ đi, để em làm trong buổi sáng này cũng xong thôi mà…Một lát sau, Chiều quay vào mang theo một chồng bao tải:- Bây giờ cái Chanh đứng phía trong xúc tất tần tật các thứ vào bao tải. Cái Đào với tao bê xuống.Chanh cầm chổi tre ghếch chồng sách báo. Lũ mối trốn đi đâu tiệt không còn một con nào lai vãng. Nhưng gián, vô số gián, gián bò lồm ngồm. Những con gián béo nần nẫn, râu ngoe nguẩy. Tiếng gián bò loạt soạt trên giấy như tiếng lũ âm binh tranh giành lá bánh, xương xẩu ở ngôi chợ quê lúc hoàng hôn. Chanh giơ cao chổi nện tới tấp. Gián chạy tán loạn… Bỗng một con chuột nhảy xồ ra. Thần hồn nát thần tính, Chanh lao ra cửa ôm choàng Chiều. Chiều cũng giật mình hoảng sợ.- Chị ơi! Con chuột to quá!- Con khỉ! Làm tao hết hồn.- Em không dám vào nữa đâu!- Thôi… mày bê xuống. Cái Đào với tao xúc…Đào và Chiều vừa cào đống sách, thì eo ôi!… Một tổ chuột!… Đào xo vai rụt cổ, hai bàn tay vủ vảy: "Eo ôi! Eo ôi! Eo ôi!… Kinh quá!…". Chiều đứng nhìn một chốc, rồi cúi xuống, bốc tổ chuột lên. Sáu con chuột đỏ hỏn chưa mở mắt, ngọ ngoạy trong lòng bàn tay. Trông chúng đáng thương hơn là đáng ghét. Mọi sinh vật trên trái đất này đều đáng thương như nhau lúc mới lọt lòng mẹ. Chiều giơ lũ chuột con trước mặt Đào.- Mày liều thế!Chanh cúi xuống nhìn, tròn xoe mắt:- Non tơ ai chẳng mên thương - Lớn lên thành kẻ cướp đường mới kinh… Giống như thầy…Chiều trừng mắt:- Tai vách mạch rừng, mày câm mồm đi?Từ dưới cầu thang, Tốn xồng xộc chạy lên:- Báo cáo với các chị là em hoàn thành nhiệm vụ rồi. Đến hội trường Công ty môi trường, người ta không cho vào em vừa sấn vào vừa nói: "Thủ trưởng tôi làm Chánh chủ khảo, bỏ quên kính ở nhà, tôi phải mang kính cho thủ trưởng để đăng đàn đọc báo cáo tổng kết". Thế là em xồng xộc vào, gặp ngay thủ trưởng ngồi hàng ghế đầu. Thủ trưởng mừng như thằng chết trôi được sống lại…Chiều mỉm cười:- Em ăn nói thế có phen mang vạ vào thân… Chị thưởng cho em đây này…Chiều giơ lũ chuột con. Tốn reo lên:- Trưa nay bọn em có món để nhắm rượu rồi. Lũ nhóc này mà xào mỡ nhắm với rượu thì ngon tuyệt. Nói như thủ trưởng là tuyệt vời tuyệt vời tuyệt vời.Tốn nắm lũ chuột con chạy xuống. Ba cô lại lụi cụi quét xúc, vác, quệt bụi, lau mồ hôi. Chanh nhặt một chiếc phong bì, rồi hai chiếc phong bì còn dán kín, chưa bóc, mối mới ăn lởm chởm ở mép.- Hai chị chứng kiến cho em. Em phải "bật mí" hai chiếc phong bì này trước khi tống táng ra đường.Chanh xé ra. Ồ! ồ! ồ!… Tiền, tiền, tiền… Tiền Việt Nam. Tiền đô la… Một phong bì hai "vé". Một phong bì 500 nghìn đồng.- Chắc là thầy em tưởng là thư riêng, không thèm bóc… Xử lý như thế nào đây hở các chị?Chiều cầm hai cái phong bì giắt vào cạp quần.Quá trưa. Lực trở về cơ quan. Chiều giơ hai món tiền:- Cái Chanh nó nhặt được trong đống giấy lộn của thủ trưởng.Cù Văn Hòn đi qua, thấy một đống giấy ở góc sân, dừng lại xem. Là người hay sưu tầm tư liệu, anh thường tò mò lục lọi sách cũ trong rổ mấy bà đồng nát ngồi ở hồ Thiền Quang.Thỉnh thoảng mấy cô quét dọn cơ quan, thanh lý sách báo cũ để tống táng, anh lục lọi giữ lại những thứ cần thiết: bức thư của nhà văn hóa có tên tuổi gửi cho tòa soạn, bản thảo viết tay của các nhà thơ nhà văn quá cố, cái bìa của tạp chí "Văn hiến" in cách đây gần năm mươi năm, tấm ảnh đen trắng loang lổ… Hòn đưa chân khều khều, thấy mấy cuốn sách bìa cứng trồi ra, bèn ngồi xuống, lục tìm tứ tung…Một đống giấy hổ lốn, đủ các thứ bà rằn bà rí. Sách. Sách. Sách bìa cứng. Sách bìa mềm. Báo to. Báo nhỏ. Báo trung ương. Báo địa phương. Tạp chí dày. Tạp chí mỏng. Công văn. Thư từ. Bản thảo… Nhiều chiếc phong bì còn dán nguyên, mối gặp nham nhở. Mối gặm xung quanh mép. Mối gặm quá nửa. Mối gặm gần hết, chỉ còn lại một góc… Phong bì nào cũng đề: "Kính gửi nhà văn hóa Quách Quyền Lực, tổng biên tập báo "Văn hiến nghìn năm"…". Có phong bì lại đề cẩn thận: "Kính gửi nhà nghiên cứu văn hóa Quách Quyền Lực, tổng biên tập "Văn hiến nghìn năm", tổng thư ký Hội Văn hiến quốc gia"…". Lại nữa, có phong bì ghi dài dòng: "Kính gửi anh Quách Quyền Lực, nhà văn, nhà lý luận phê bình văn học nghệ thuật…". Những dòng chữ ngoài phong bì nào cũng trân trọng tôn vinh Quách Quyền Lực…. ờ, thi sĩ Minh Hoàng viết to và đóng khung hai chữ "Thư khẩn" ở một góc phong bì. Thư từ đời củ hỉ cù hì nào cách đây đã gần mười năm - dưới chữ "thư khẩn" còn ghi rõ ngày tháng năm: "20-6-1992", thế mà đến nay thư vẫn chưa được bóc ra.Báo chí thì nhiều lắm. Có tờ báo đã rọc. Có tờ báo chưa rọc. Có nhiều tớ báo tờ tạp chí còn cuộn tròn và dán kín. Lại có cả tạp chí tiếng Pháp tiếng Anh tiếng Tàu tiếng Nga tiếng Nhật nằm chen chúc, ngổn ngang, bừa bãi. Lại có cả báo tết năm Giáp Thìn, năm Tân Dậu, năm Quý Mùi… còn nằm nguyên trong phong bì.Sách nhiều vô kể. Sách to. Sách nhỏ. Sách dày. Sách mỏng. Đủ thể loại: nghiên cứu, phê bình, tiểu huyết, truyện ngắn, bút ký, tư liệu… Nhiều nhất là thơ. Hàng đống thơ. Thơ của các thi sĩ nổi danh. Thơ của các thi sĩ trẻ. Thơ của các câu lạc bộ thơ. Thơ lính. Thơ công nhân. Thơ nông dân. Thơ tình. Thơ thế sự. Thơ thật thà. Thơ ượn ẹo. Thơ trong trẻo. Thơ bí hiểm… Từ tác giả gần đến tác giả xa đều kính cẩn gửi tặng người có chức sắc. Nhưng người có chức sắc còn bận trăm công ngàn việc, thì giờ đâu mà đọc, thì giờ đâu mà nhòm ngó đến. Đành tạm ném vào đấy. Nay "tạm". Mai "tạm". Ngày kia "tạm". Cái tạm thời trở thành cái vĩnh cửu. Cái vĩnh cửu làm quà cho mối xơi.Cù Văn Hòn tẩn mẩn ngồi nhặt từng cuốn. Thì ra nằm chung vào cái đống mối này có cả các cụ Nguyễn Du, Lê Quý Đôn, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Hồ Xuân Hương, Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên… Này đây là "Nguyễn Du toàn tập". Này đây là "Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm". Này đây là Thơ Hồ Xuân Hương - từ cội nguồn vào thế tục". Này đây là Lê Thánh Tông - thơ văn và cuộc đời". Này đây là "Thơ văn Nam Trần Tuấn Khải", vân vân và vân vân… Tội nghiệp cho các cụ. Các cụ tái sinh vào cái buổi kinh tế thỉ trường này, con cháu còn mải mê trăm công nghìn việc, để các cụ nằm xo ro chỏng chơ. Mong các cụ thứ lỗi cho…Bị đè dưới cuốn sách nặng hàng ngàn trang là chiếc phong bì dày cộp, mối mới gặm một góc, ba góc kia còn nguyên. Ngoài phong bì ghi bằng bút dạ màu xanh và màu đỏ: "Kính tặng anh Quách Quyền Lực - nhà văn hóa mẫu mực của tôi, người anh cả của tôi. Đây là tấm lòng của tôi đối với gia thế họ Quách". Cái gì mà ghi kính cẩn thế này? Hòn lôi ra hàng trăm tấm ảnh màu. Ảnh gì thế này? Ảnh gì mà trong tấm nào cũng có một cụ ông một cụ bà mặc áo lụa? Chỉ còn vài chục tấm rời ra. Còn tất cả dính chặt vào nhau. Hòn nhẹ tay bóc. Nhưng không tài nào bóc được… Hòn đeo mục kỉnh, xem kỹ từng tấm ảnh. Trong ảnh, có một số bạn bè quen thuộc. Có Quách Quyền Lực. Có thằng Vệ. Hai cụ già mặc áo lụa chính là ông Tôn bà Tôn - bố mẹ Lực. Hòn nhớ ra rồi. Đây là ảnh chụp trong dịp Lực tổ chức mừng thọ hai cụ tám mươi tuổi. Đến dự có đông đủ bà con họ hàng, bạn bè bố, bạn bè con, đại diện lãnh đạo tỉnh lãnh đạo huyện… Một nghệ sĩ nhiếp ảnh nào quý mến Lực đã chụp và tặng Lực. Sao có thể thế này được? Sao có thể thế này được? Sao có thể thế này được? Hòn bứt rứt và tự vấn. Vô lý hết sức vô lý Sự trang nghiêm và niềm tôn kính cuối cùng cũng chỉ để làm quà cho mối. Hòn gỡ từng tấm ảnh dính vào nhau. Gỡ thế nào được?Tấm ảnh gỡ ra, mảng màu bị bóc theo, hình người cũng bị rách nát… Chẳng lẽ vứt đi? Hòn cảm thấy bùi ngùi. Ngỡ như mình bị xúc phạm - một kẻ nào thô lỗ đã xúc phạm đến tình eảm thiêng liêng của mình. Hai cụ không những đã chăm chút nuôi dưỡng Lực, mà còn thương yêu mình những ngày còn hàn vi rau cháo… Hòn mang tất cả những tấm ảnh ấy vào phòng riêng, ngâm ảnh trong chậu nước lã. Chừng hai tiếng đồng hồ sau, Hòn khóa trái cửa, nhẹ tay gỡ rời từng tấm ảnh. Rồi đem lên tầng thượng, trải ni lông, phơi ảnh. Xuống phòng làm việc, Hòn ngồi lặng, bần thần. Đầu óc lao lung, ý nghĩ này đâm ngang ý nghĩ kia, không một ý nghĩ nào rõ nét… Nhiều lúc sự vô tình, sự lơ đãng có thể dẫn người ta phạm tội bất nhân, bất hiếu… Chốc chốc Hòn lại thất thưởng đi lên tầng thượng, lật dở từng tấm ảnh. Đợi đến lúc ảnh khô, Hòn đem về phòng, vuốt phẳng từng tấm, rồi bỏ vào phong bì. Nhằm lúc Lực đi vắng, Hòn lẳng lặng sang phòng Lực đặt tập ảnh trên bàn làm việc. Hòn không dám đưa trực tiếp tập ảnh cho Lực, sợ Lực nghi ngờ cho rằng nứnh có ý xỏ xiên gì và cơn đa nghi của Lực sẽ nổi trận lôi đình, vừa khổ cho Lực vừa khổ cho mình…