Chương III

Học xong cấp ba, Lực đi bộ đội, Hòn học một mạch lên đại học, rồi về công tác ở Viện Văn hiến. Trong những năm bom đạn ác liệt, hai người vẫn thường xuyên thư từ cho nhau và vẫn say mê sáng'tác. Từ chiến trường, Lực gửi bài báo và thơ về cho Hòn, rồi Hòn đem đến in ở các báo Hà Nội. Ngòi bút của họ đã trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Sau đại thắng mùa xuân 1975, Lực được điều về làm việc ở Nhà xuất bản Văn nghệ đại chúng, phụ trách hành chính và tuyên truyền. Như thế là Lực đã đi vào quỹ đạo văn chương mà Lực hằng mơ ước từ bé. Trong thời gian này, Lực phấn đấu với một ý chí mạnh mẽ không kém gì những ngày đang tại ngũ.
Lực nhanh nhẹn, tháo vát, làm nhiều việc không thuộc trách nhiệm của mình. Ô tô chở sách ở nhà in về, chưa có nhân viên hành chính nào kịp chạy ra thì Lực đã vác bó sách trên vai đưa vào kho. Người khác mới vác được một bó, Lực đă vác được ba bó. Thoăn thoắt chạy vào, thoăn thoắt chạy ra, mồ hôi ướt đẫm tóc tai, Lực vẫn không lau, cứ để cho mồ hôi chảy ròng ròng từ đầu xuống mặt từ mặt xuống cổ từ cổ xuống lưng xuống ngực. Mấy cô nói đùa: "Nhà thơ làm mất việc của chúng em rồi?". Lực vừa vác bó sách vừa trả lời: "Mỗi người một tay xúm vào cho chóng xong để còn làm việc khác. Cơ quan cuối năm nhiều việc lắm".
Nhiều ngày lễ, Lực tình nguyện đến trông cơ quan để nhân viên bảo vệ được nghỉ. Thậm chí ngày tết nguyên đán, không ai chịu trông cơ quan tối giao thừa và sáng mồng một, thì Lực xung phong mang chăn đến nằm trên bàn cả đêm ba mươi và cả ngày đầu năm. Nhân viên bảo vệ thấy nhà thơ làm việc quá sức, sáng mồng một lò dò đến chúc tết nhà thơ và xin được trông cơ quan để nhà thơ về ăn tết với vợ con. Lực giơ tay gạt phăng: "Bác cứ về vui tết với gia đình. Chiều bác đến! Nếu cần, tôi trực cả ba ngày tết. Bao nhiêu năm kháng chiến gian khổ tôi còn chịu được nữa là phải xa vợ con giữa mấy ngày tết hòa bình…". Hồi còn làm việc ở bộ chỉ huy của một đơn vị pháo binh, Lực phấn đấu vào Đảng với một quyết tâm hiếm có. Trước bữa cơm chiều, mọi người chơi bóng chuyền thì Lực cầm chổi và xẻng đi dọn vệ sinh quanh doanh trại. Nủa đêm, mọi người đang ngủ say thì Lực dậy xách sô múc nước tưới rau. Người lính gác bảo: "Sáng mai anh tưới rau cũng được…!". "Lực vừa tưới vừa đáp lại: "Trời nắng nóng thế này, rau dễ héo. Bữa cơm không có rau như đau không có thuốc… Với lị, phải lao động nhiều thì ăn mới ngon, ngủ mới ngon.. Bản chất của con người là lao động chứ không phải là chỉ có ăn với ngủ…".
Sau hai năm công tác Nhà xuất bản, Lực được đề bạt làm phó giám đốc. Như thế là con tàu của cuộc đời đã hoàn toàn lăn bánh trên đường ray như ý muốn. Cậu ta hăm hở lao vào con đường sự nghiệp mà mình đã chọn và tự mỉm cười: cách làm của mình rất có hiệu quả, biện pháp phấn đấu của mình rất có hiệu quả, cứ thế mà tiếp tục.
Trên bàn làm việc của Lực tại cơ quan trước đây xếp đầy các tập thơ. Nào là thơ của các thi hào thế giới như Gớt, Pêtôphi, Puskin, Đăngtơ… Nào là thơ của các thi sĩ cổ điển Việt Nam như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương… Nào lá thơ cửa các nhà thơ hiện đại như Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Huy Cận… và có một chồng được xếp ngay ngắn gồm những tập thơ của bạn bè cùng lứa tuổi… Nhưng bây giờ chỉ còn thưa thớt vài ba tập. Thay vào đó là những cuốn triết học của Hêghen, Aristote, Các Mác, Ăng ghen, Lênin…; nhiều trước tác của Hồ Chí Minh, và rất nhiều cuốn văn kiện Đảng về đường lối văn hóa văn nghệ.
Lực rất chịu khó đọc các loại sách này và học thuộc lòng một số câu của danh nhân thế giới, của các lãnh tụ Đảng ta. Khi đứng trình bày một vấn đề gì trước cuộc họp cơ quan, Lực trích dẫn danh ngôn một cách lưu loát. Khi trình bày một nghị quyết gì của Đảng, Lực cũng có thể đọc một số câu không cần nhìn vào giấy.
Dù bận rộn công tác, Lực vẫn chăm viết. Nhưng càng ngày Lực càng ít làm thơ và dần dần bỏ hẳn thơ, mà chuyên viết phê bình văn học. Lực nghĩ rằng, viết phê bình thì dễ trực tiếp phát biểu quan điểm chính trị của mình, chứ làm thơ thì nhiều lúc chông chênh và cấp trên dễ niểu là "biểu tượng hai mặt". Khi đã trói vào ngòi bút cái sợi dây "biểu tượng hai mặt" khó mà giãy ra được để tiến thân trên con đường hoạn lộ. Ở nước ta, trong thời buổi hiện nay, đối với người phê bình, trình độ học thuật và thẩm mĩ là thứ yếu, mà phẩm chất cao nhất phải là lập trường, tư tưởng. Muốn tỏ ra vững vàng về lập trường, tư tưởng, trong lời nói và bài viết thỉnh thoảng nên trích dẫn nghị quyêt Đảng hoặc của một đồng chí lãnh đạo cao cấp. Vì thế, các văn kiện Đảng và trước tác của các nhà lãnh đạo là cẩm nang của người phê bình văn học nghệ thuật…
Không những chỉ cần đầu tư sức lực vào việc viết bài phê bình, mà cũng rất cần đầu tư sức lực vào các cuộc hội thảo theo phương hướng ấy. Bây giờ người ta mở ra rất nhiều cuộc hội thảo. Hội thảo về di tích lịch sử, trong đó có bề dày thi ca của di tích. Hội thảo về nghề thủ công, trong đó có ca dao truyền thống về nghề cổ truyền. Hội thảo về một chiến thắng lịch sử, trong đó có các tác phẩm văn nghệ ca ngợi chiến thắng… Cái gì cũng là văn hóa cả, những người hoạt động văn hóa, nhất là những người làm quản lí văn hóa tha hồ mà đi dự hội thảo. Có người một ngày nhận được hai, ba giấy mời dự hội thảo, đành phải xé thời gian đến dự cuộc này một chốc rồi lại phóng xe đến cuộc khác, mỗi cuộc ông ta phát biểu mười lăm hai mươi phút gì đó, rồi nhận phong bì…
Những cuộc hội thảo như thế còn tính chất chung chung, người ta có thể lựa lời phát biểu được. Nhưng những cuộc hội thảo về một tác phẩm cụ thể mới gay chứ. ấy thế mà một số người đã có kinh nghiệm dày dạn tham dngồi lên ghế. Tư thế ngồi khác với tư thế đứng. Cứ hình dung là hai bên đều có nhiều người cùng ngồi. Để cho mình nổi rõ lên, cần khuỳnh hai cánh tay rộng hơn lúc đứng. Thế… thế… thế… Lực ngắm vào gương… Hai cánh tay hơi khuỳnh như thếlà đủ độ rồi…
Hô… hố… hố… Hú… hú… hú… Hi… hí… hí… Hư… hứ… hứ…
Tiếng cười lại vang lên rờn rợn. Ngừng một chút. Rồi trận cười lại kéo dài hơ… hở… hớ… He… hé… hé… Tiếng cười khoái trá. Tiếng cười sặc sụa. Tiếng cười đay nghiến. Tiếng cười sắc nhọn. Tiếng cười nhạo báng… Lại ngừng. Câm bặt. Rồi tiếng cười lại rú lên như một cơn điên của đười ươi Hồ… hồ… hồ… Hố… hố… hố… Hê… hế… hế…
Chợt lặng phắc. Sau chuỗi cười ghê rợn, cái lặng phắc càng ghê rợn sâu thẳm. Rồi lại chợt rít lên man rợ như tiếng rú rít của quỷ sứ đang tùng xẻo những tội hồn bị đày xuống địa ngục.
Lực bặm môi, nắm chặt hai bàn tay, củng cố lại hệ thần kinh. Đi tìm. Tìm cho được cái hiện tượng quỷ quái này. Lục lọi bếp núc. Lục lọi tủ lạnh. Lục lọi gầm giường. Mở cửa, cầm đèn pin soi khắp sân, khắp hành lang. Tuyệt nhiên không thấy gì… Rồi trèo lên gác xép, nơi dành riêng cho thằng Vệ ngủ và học. Lực bật đèn sáng chưng. Hai con chuột từ sau giá sách nhảy ra. Và sau giá sách, tiếng cười ìại rú rít sằng sặc. Chuột quáng mắt, đâm xổ vào chân Lực. Lực nhảy cẫng lên… Đứng thật im, Lực huy động toàn bộ tâm trí để lấy lại sức mạnh tinh thần, quyết định xem sau giá sách có cái gì bí ẩn. Cái gì thế? Con búp bê chăng? Lực cầm lên, từ trong bụng con búp bê phát ra tiếng cười rùng rợn. Nhưng Lực không mảy may run sợ. Sao lại có cái loại búp bê cười như vậy?
Không phải búp bê đâu! Đấy là con phỗng cười. Thằng Vệ cùng mấy đứa bạn trốn học, rủ nhau lên Mông Cái chơi, thấy thứ đồ chơi lạ từ Trung Quốc đưa sang, nó mang về sáng nay. Nó là một trong những đứa trẻ đầu tiên ở Hà Nội có con phỗng cười. Nó quý lắm, đem giấu kín vào sau giá sách.
Thằng cu này toàn cứ đi tìm những thứ ma quái, học hành lười biếng. Chiều nay nó theo mẹ về bên ông bà ngoại ăn giỗ. Nếu nó ở nhà thì đã được ăn một trận đòn nhừ tử. Lực tức điên người, cầm con phỗng cười đập một phát thật mạnh xuống sàn, rồi dùng chiếc búa con bồi thêm một nhát, những mảnh nhựa cứng vỡ tung tóe…