Biên tập Ngô Phan Châu
Chương 5
HAI ANH EM

ĐÊM DIỄN ĐÀN

Sài gòn sau những cơn mưa, gió hiu hiu nhẹ lướt theo những con đường mát rượi, lá me xào xạc, lý lắc rơi rơi. Những ai yêu quý Sài gòn đều cảm thấy mê đi trong những buổi chiều sau cơn mưa như thế. Cổng Viện Đại Học Sài Gòn vào một chiều mùa Hè năm 1973, lặng lẽ bên Hồ Con Rùa có ngọn tháp chênh vênh đài các trên quảng trường Kenedy(50).
Bên trong những cánh cổng nghiêm nghị mà tao nhã ấy không khí rất nhộn nhịp, chuẩn bị cho đêm “Hát cho đồng bào tôi nghe”, và sau đó thường là một đêm xuống đường sôi động. Đây là điểm tập kết của mọi cuộc xuống đường đòi dân chủ, phản đối chiến tranh và nhiều yêu sách khác.
Đúng 9 giờ, sau những tiết mục ca nhạc, múa, bình thơ, khắp sân trường vẫn còn dư âm của những bài hát yêu nước trên nền bản nhạc “Dậy mà đi”(51). Mọi người đang chờ đợi những cuộc diễn thuyết ngắn của các giáo sư, các sinh viên xuất sắc có thành tích trong hoạt động xã hội.
Bỗng nhiên một thanh niên lạ mặt xuất hiện trên sân khấu-cướp diễn đàn đây mà. Huệ nhận ra điều đó và kiên nhẫn đợi chờ, cô đang chuẩn bị nói chuyện về giao thoa của 2 nền văn hóa Bắc Kỳ và Nam Kỳ từ sau năm 1954.
- Các bạn thân mến, xin lỗi vì phải nói chuyện với các bạn bất đắc dĩ như thế này-diễn giả bắt đầu. Tôi cũng giống như các bạn, là những người cặm cụi với bút nghiên, mong một ngày mang trí tuệ và sức lực cống hiến cho quê hương, đất nước. Nhưng chúng ta sẽ không làm được điều đó nếu như cảnh nồi xa xáo thịt vẫn còn, cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn này quả là vô nghĩa, đúng không các bạn.
Anh ta tranh thủ nói luôn mấy phút liên tục, sang sảng bằng giọng Hà Nội pha một chút Sài gòn. Ăn mặc rất chỉnh tề, chắc chắn có chuẩn bị sẵn từ lâu, nhìn sơ thấy cũng không còn non như đám sinh viên, chắc phải tới 30 rồi, Huệ đoán chừng anh ta là cán bộ Việt cộng nằm trong các phong trào sinh viên.
Sau một lúc bất ngờ, sinh viên bắt đầu phản ứng lại ồn ào, chỉ có vài tiếng vỗ tay lẹt đẹt. Có giọng rất hùng hổ giữa đám “biết rồi, cụ thể đi”, như chỉ chờ có thế, anh ta tiếp.
- Người Mỹ hiện đang rút ồ ạt, chỉ có người Việt sẽ giết nhau thôi. Sẽ bắt lính ráo riết trong thời gian tới đây, chuẩn bị cho những chiến dịch cực kỳ quy mô, chiến tranh đang ngày một khốc liệt. Các bạn hãy phản đối chiến tranh bằng hành động cụ thể, không đi lính, không cho người thân đi lính, không đồng tình với chiến tranh, các bạn hãy hô “không đi lính” cùng tôi,”không, không, không”.
Cả sân trường vang lên tiếng hô như sấm dậy: “Không, không, không”. Huệ cũng hô theo nhưng trong cô đã có những tính toán cho riêng mình.
Ông Hai (cha Sơn) có 2 con, một gái nay đã yên bề gia thất ở tận Nha trang, Sơn là con trai út, vợ mất sớm vì bạo bệnh nên ông ở vậy nuôi con. Trong số 20 võ sinh, chỉ có Huệ là gái, Huệ học giỏi lại ngoan ngoãn chăm chỉ, tập võ rất siêng và tiến bộ nhanh. Được ông Hai mang về nuôi từ khi mới chừng 10 tuổi trong khi cô đang bán báo kiêm luôn đánh giầy ở khu Bến Thành, ông yêu quý như con đẻ vậy, nay đã 22 tuổi rồi.
Càng lớn Huệ càng xinh, cặp mắt đen láy luôn nhìn thẳng, môi trên hơi dầy luôn khép, giọng nói thanh mà ấm, đặc biệt câu nói rất gẫy gọn. Mái tóc dầy đen, luôn phủ kín cổ. Những hôm biết con tham gia đêm “hát cho đồng bào tôi nghe”, Ông Hai thường cho Sơn đi đón, được thể bọn võ sinh ở gần nhà cũng đua nhau đi theo. Võ sinh hầu hết là không học văn hóa đến nơi đến chốn, kể cả Sơn cũng vậy, nên khi có cơ hội ngắm nữ sinh là chúng không bỏ sót bao giờ.
Huệ khá nhạy cảm với tình huống, nên ngay khi bị cướp diễn đàn cô hiểu rằng mình và các bạn đang phải đối diện với bố ráp(52) của cảnh sát. Nhưng chuyện này cũng qua đi nhanh, chỉ không được xuống đường như dự định mà thôi.
Có một bạn cùng lớp đến nói nhỏ với Huệ một vài câu nghe như bí mật lắm, Huệ lập tức lấy ở trong túi xách ra một chiếc áo Jean Blouson khoác lên và không quên cài khuy cẩn thận, chắc là phải dùng đến chân tay rồi.
Đang cùng 5 tên đàn em chờ đợi chỗ đối diện với cổng trường, trên vỉa hè Hổ Con Rùa, Sơn thấy có cảnh sát bố ráp nên bảo chúng chuẩn bị, giả vờ như tản đi nhưng 2 đứa đón ở lối thoát phía Nguyễn Đình Chiểu, còn Sơn cùng hai đứa khác đứng chờ ở hẻm thoát ra Trần Quý Cáp.
Bọn cảnh sát đã chuẩn bị xong một vòng vây khá kín xung quanh khu đại học, chúng xua đuổi bọn Sơn đi chỗ khác, cùng lúc sinh viên từ trong trường bắt đầu túa ra. Đi cùng Huệ là một thanh niên lớn tuổi hơn, họ ra lối Trần Quý Cáp. Thấy Huệ đã thay áo khoác, Sơn hiểu tình thế nên khóa xăng xe lại, rồi thả cho xe đổ xuống đường, túm cổ áo thằng Tư, một đàn em mình, chửi:
- Đó chó, bắt quả tang mày đang rập rình ở đây, mày còn chối nữa không-Sơn phải bắt đầu khẩn cấp.
Huệ hiểu ý nên quay vào, định đi ra hướng Nguyễn Đình Chiểu nhưng cũng không xong, cô đành liều lĩnh đi tiếp. Thấy vậy Sơn phản ứng ngay, liền buông cổ áo thằng Tư ra và bắt đầu đánh tới, Tư cũng ra sức chống đỡ quyết liệt, sự xô xát tưởng như sắp dẫn đến sát hại lẫn nhau, mỗi người đều dùng những đòn trí mạng với người kia.
Họ rất mạnh tay, chỉ nghe tiếng gió đám chim trên cây me đang ngủ cũng giât mình thức giấc đập cánh xào xạc. Sinh viên xúm quanh đông như xem hội, không ai dám can, bọn cảnh sát thấy vậy cũng xáp tới rẽ đám đông, hí còi inh ỏi.
Trên sàn tập có thảm, còn trên mặt đường nhựa thì khác, nguy hiểm nhưng cũng vẫn phải diễn, Sơn lùi gần vào gốc một cây me to, vì ngộ nhỡ có hạ thằng Tư chỗ ấy nó sẽ rơi lên cỏ. Tư cũng đang lựa thế để dứt điểm với đại ca của mình. Hai tên cảnh sát vừa rẽ được đám đông xuất hiện trong vòng đấu của họ, thấy vậy Tư liền nhón chân, cú sút chân phải của hắn tung lên, lăng 1/4 vòng đánh thẳng vào yết hầu Sơn, chỉ chờ có thế, Sơn khụy nhẹ chân phải xuống, cú sút của hắn trượt sát qua mặt Sơn cách chưa đầy một phân, cát văng vào mặt rát như ngọn lửa lướt qua. Tiếng chân Tư đánh vào gốc cây me nghe “pặc”, tiếng quả me khô lóc cóc rơi.
“Đoàng” tên cảnh sát bắn chỉ thiên uy hiếp, đám đông tản ra, hai người bị bắt về đồn Bến Thành. Đã quá 10 giờ đêm mà đồn cảnh sát hôm ấy vẫn còn đèn sáng trưng, chỉ trong vòng 10 phút, việc lấy chi tiết cá nhân như tên tuổi, địa chỉ.vv.của 2 người đã xong. Sau một lúc lâu, họ dẫn Sơn ra trước để thấm vấn, tên đồn trưởng ngồi chờ sẵn trong phòng, khi Sơn xuất hiện hắn giả vờ giật mình:
- Anh ba, sao thế này, đọc hồ sơ tôi cứ nghĩ cấp dưới của tôi nhầm lẫn. Khỏe không-Hắn đứng dậy bắt tay Sơn.
- Ừ, lâu quá không thấy anh tới chơi, tôi cũng thường thôi, còn anh-Sơn chào xã giao, hắn là võ sinh lâu năm của ông Hai.
- Tưởng hôm nay được đối diện dung nhan một “ông VC(53) cỡ bự chớ”, sao anh bị chúng hành hung ngoài đường thế, chúng không biết anh là ai à?-Hắn giả bộ ái ngại-Thằng nhóc kia ở đâu ra anh biết không? Để hắn cho tui.
- Ồ không. Anh biết con út nhà tui chớ? Con Huệ đó.
- A, Út Huệ còn đang học văn khoa ấy à? bây giờ chắc là lớn rồi-Hẳn tỏ vẻ đàn anh.
- Nó có nơi có chốn rồi-Sơn kể tiếp-ba tui đã khuyến cáo tất cả, vậy mà thằng kia vẫn cứ đeo. Không bắt quả tang, khộng trị tới nơi tớn chốn, tụi nó lờn mặt.
- Trời đất, tưởng chuyện gì.-Hắn gọi nhân viên của mình đưa Tư ra cùng thẩm vấn.
Thực ra hắn không thẩm vấn Tư mà chỉ răn dậy, một bài đạo đức cơ bản thế nào là con thầy vợ bạn. Trước mặt Sơn, với bài luân lý này hắn đồng thời muốn tỏ ra mình không phải là một tên võ phu tầm thường, mà “văn võ song toàn”, rồi lấy xe công đưa cả 2 chiếc xe 67 của họ về (54), nhân tiện hắn cũng muốn thăm ông Hai.
Huệ chẳng lạ gì hắn, chiêu này nhằm vào cô, hắn muốn biết thêm càng nhiều càng tốt về những hoạt động chính trị xã hội của Huệ. Bộ mặt giả nhân giả nghĩa của hắn không qua được mắt nàng, sau này Sơn mới nghe Huệ giải thích cho như thế.
Thực ra hắn là người trực tiếp chỉ huy cuộc vây bắt đêm hôm đó, nhưng Hoàng được Huệ thay áo(55) rồi trà trộn vào đám đông và mất hút, trong khi Sơn và Tư bị bắt. Cả đồn cảnh sát bị một phen chưng hửng.
Khi gặp ông Hai, hắn không quên nhắc như muốn kể công là bên quân đội, hình như thám báo, có gửi công văn nhắc hắn phải tìm Ba Sơn, hay nếu bắt được thì phải giao cho bọn chúng, vì Sơn trốn quân dịch lâu lắm rồi. Nhờ gia đình có vai vế lớn trong quân đội và cảnh sát nên Sơn vẫn bình chân như vại. Hắn còn nhấn mạnh là Sơn sẽ làm huấn luyện viên võ thuật, chứ không phải đi đánh nhau. Sơn bỏ ngoài tai, anh đã không thích thì chẳng ai có thể ép, ông Hai hiểu rõ điều đó.
______________________
Chú thích:
(50) Trước 1975, nơi ấy gọi là Kenedy Square
(51) Một bài hát trong phong trào sinh viên trước năm 1975 ở Sài gòn
(52) Bao vây một đám đông để bắt một nhóm người trong đó. 
(53) VC là Việt Cộng, ở Sài gòn vẫn gọi tắt như vậy.
(54) Xe Honda nam, chất lượng rất tốt, được tung ra thị trường Việt Nam trước 1975.
(55) Bọn mật vụ hay vẩy mực mầu vào lưng áo để đánh dấu nghi phạm, Huệ phát hiện và thay áo cho Hoàng.
DỌN NHÀ
Khắp thành phố đâu đâu cũng là cờ hoa, biểu ngữ. Là cán bộ nòng cốt trong phong trào sinh viên, Huệ cũng đã từng háo hức như thế trong những ngày đầu, còn bây giờ là lúc phải tìm gặp lại anh ấy. Ngày nào Huệ cũng rong ruỗi trên Honda đi tìm Hoàng, một cán bộ phụ trách phong trào sinh viên từ trước ngày 30-4. Chính quyền quân quản chưa có đủ các ban ngành hành chính. Quân đội thì di chuyển liên tục, các cán bộ phong trào cũng vậy, cần tìm người thì cứ đi hỏi, gặp ai hỏi được cũng hỏi. Không biết phải bắt đầu từ đâu, khi nào thì kết thúc. Cuối cùng thì vẫn không thấy tin tức gì.
Hồi ức từ những ngày gian truân thời thơ ấu lại tràn về. Mỗi khi màn đêm buông xuống, cũng khu chợ này, góc nhỏ đằng kia, một lớp học cho các em lang thang hàng đêm vẫn sáng đèn. Anh là người thầy đầu tiên đã dậy cho nàng biết chữ. Anh còn dậy cho các em biết đánh giầy, rao báo, biết tự lo cho cuộc sống côi cút của mình. Nhờ có anh mà đám trẻ không đánh nhau, ngược lại còn biết thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Chúng không còn lang thang ăn xin, làm thuê nữa.
Đêm ấy sao mà xao xuyến thế, tiếng sét ái tình thật sao?! Nhớ lại dáng anh hiên ngang trên diễn đàn, hùng biện về lòng yêu nước, yêu dân tộc, kêu gọi chống chiến tranh. Anh thật tuyệt vời. Trước khi chia tay, tay nắm trong tay run rẩy vụng về, hứa hẹn một ngày tái ngộ. Hình ảnh về một chiến sỹ cách mạng hiên ngang, can đảm, đó là anh, Hoàng của nàng đó.
Anh đã hy sinh thật rồi. Hồi ấy, anh đã không quản hiểm nguy, thì trong cuộc tổng tấn công vừa qua, việc hy sinh cũng dễ hiểu. Anh yêu nàng nhưng không thể vì nàng mà không hoàn thành nghĩa vụ với Tổ Quốc.
Bất lực, mệt mỏi, đâu đâu cũng gặp cán bộ, bộ đội nhưng không ai biết anh Hoàng. Từ 30-4 tới nay, trường nào cũng đóng cửa ăn mừng chiến thắng, học sinh được nghỉ cuồng nhiệt tham gia với sinh viên và nhân dân trong các phong trào do bộ đội phát động. Nhiều đứa gặp Huệ muốn vận động cô giáo theo chúng, cô chỉ cười, chúng chẳng hề biết là Huệ đã có thâm niên hoạt động phong trào sinh viên cách mạng.
Đã là 10 tháng 5, vài ngày nữa là sinh nhật lần thứ 24 của Huệ, Hoàng vẫn không xuất hiện, không một lời nhắn nhủ. Huệ như mất hồn, không ăn uống, không chuyện trò, ông Hai thấy vậy cũng động viên con nhưng không thay đổi được gì, rồi chán chường bỏ ra ngoài Nha Trang với con gái lớn.
Sơn mấy ngày nay có việc làm ăn nên bận rộn, vài người rủ rê đi mua đồ đạc cũ rồi bán lại cho những người buôn hàng ra Bắc, mấy hôm đầu phát lắm, mang tiền về nhiều đưa cho Huệ giữ. Hôm nay Sơn về khá muộn, có vẻ bực bội gì đó, mới về đã có thái độ như chán đời, đá thúng đụng nia rất đáng sợ:
- Đời chó má thế đấy-Sơn bực bội thốt lên.
- Anh ba, em nấu gì cho anh nào, bực bội ai rồi, có con nào nó lừa cho không?
- Khốn nạn vậy đó, có con nào thì tốt rồi, bị đệ tử lừa chứ. Đời như vầy, mày bảo tao có tu thành phật được không?!
Thằng nhóc nọ tự nhận là đệ tử của đại ca Ba Sơn, lo cho đại ca buôn may bán đắt từ hôm mới giải phóng tới nay, tự nhiên mất tích mang theo 2000 đồng của anh, chờ tới 8 giờ tối mà nó không quay lại, thế là coi như bị lừa.
Đành chấp nhận sự mất mát, Sơn đi tắm rửa rối chuẩn bị ăn cơm, nhà chỉ còn hai anh em. Nhạc cũ thì không dám nghe(56), nhạc cách mạng thì không có, thành phố chỉ thấy có cờ hoa và khẩu hiệu. Buồn chán.
- Ê, hôm nay tao thấy mày vui rồi hả Út? - Sơn chỉ muốn hỏi cho qua chuyện.
- Cũng phải sống thôi anh ba, coi như anh ta hy sinh rồi, có thể vậy thiệt. Mà anh cũng coi như quên 2000 đó đi, tiền đi được thì sẽ về được.
- Ừ, coi như vậy đi cho rảnh. À, thực ra không muốn cho mày chạy kiếm thằng Hoàng mà tao không dám nói, sợ mày buồn, chứ trời đất bao la, mày kiếm sao nổi. Nó biết nhà này rồi, tự về chớ.
- Số em khổ quá phải không anh ba, chỉ được mỗi đường học, nhưng bây giờ chắc là cũng chẳng dùng được, làm gì bây giờ anh ba.
Huệ than thở rồi khóc tức tưởi, tủi cho thân mình, không cha không mẹ, bây giờ mất luôn người yêu. Sau bữa cơm chiếu lệ như mọi ngày, hai anh em ngồi đàm đạo về chuyện đời tư.
- Còn hơn anh chán, tao còn nhớ, hồi bỏ học, ba đánh tao sưng khắp người, mấy ngày sau mới lành. Ổng hận tao nên ép mày học đó chớ. Số mình vậy mà, thôi đi ngủ đi.
Sơn lắc lắc vai Huệ bảo đứng lên đi ngủ, không ngờ Huệ khóc ngất từ bấy lâu trong khi Sơn vẫn nói chuyện thản nhiên.
- Sao mình khổ thế hả anh?!
Huệ đau đớn thẳng thốt rồi ôm lấy Sơn khóc ngất. Sơn rất thương Huệ nên nghĩ cứ để cho nó hết cơn nấc rồi đi ngủ như mọi khi. Nhưng hôm nay Huệ cứ ôm lấy Sơn khóc mãi không thôi, ướt đầm đìa cả ngực áo. Nửa đêm tỉnh dậy thấy Huệ vẫn ôm chặt lấy mình trên đi-văng.
- Ê, về phòng ngủ đi chứ, anh em mình lớn rồi, không ôm tao ngủ như ngày xưa được đâu, biến-Nói rồi Sơn đẩy Huệ ra-mai đi phụ tao? Ừ vậy mà có lý đó mày.
Chuyện về Hoàng ngày càng lùi vào dĩ vãng, thay vào đó là chuyện cơm áo, gạo tiền và tương lai “chay”. Hai anh em họ vẫn nói về tương lai của mình như vậy. Tương lai được dự tính có sự tham gia của người tình thì gọi là tương lai “mặn”. Từ lúc không nhắc tới Hoàng nữa thì cả hai anh em đều ước về tương lai chay, họ vẫn tự cười cợt trước cuộc đời không lấy gì làm phẳng lặng của mình như thế.
Bây giờ khá bận rộn với công việc làm ăn mới, hai anh em họ càng ngày càng có nhiều cơ hội kiếm tiền, đó là nghề “dọn nhà”. Những gia đình giầu có trước giải phóng, nay không có nguồn thu nhập dồi dào như trước, nên họ xem lại xem nên giữ những gì và bán những gì để lấy tiền sinh sống, khi đó họ cần người biết giao dịch buôn bán, đáng tin cậy, đó là những người như anh em Sơn-Huệ. Có những ngày họ “dọn” được tới 2 cái nhà, riêng tiền lãi cũng có tới bạc trăm.
Một hôm tới tận 11 giờ khuya mới về nhà, hai người cùng mệt lử, nấu tạm vài gói mì lên ăn cho xong bữa. Trước khi đi ngủ, Huệ mở chuyện:
- Hôm nay mình dọn được 2 cái nhà, anh thấy mệt không?
- Ừ nhỉ, những 2 cái, mà cái nào cũng đầy đồ, họ giầu thật.
- Ông bà chủ cho em cái này-Nói rồi Huệ chạy ra mở túi lấy rượu cho Sơn xem. Chai vang Bordeau từ năm 1972, mùa nho năm ấy làm vang ngon lắm.
Đã lâu không được uống vang, Sơn nhào tới như khát lâu ngày.
- Đưa đây tao, sao không nói sớm, đồ quỷ.
Hắn nhìn em âu yếm rồi bình tĩnh khui chai vang. Rót ra 2 cái ly thấp bảo Huệ cùng uống. Mùi vang hơi chát nhưng ngọt, cái ngọt chát của nho chính vụ năm ấy thật khó tả, hai anh em họ cưa qua kéo lại rồi cũng hết chai. Hơi men đã làm cho cả hai chếnh choáng.
- Anh ba, có biết hôm nay được bao nhiêu tiền không?- Huệ lại quay về với công việc.
- À, tiền hả, chắc vài trăm như mọi bữa chứ gì?
- Đúng thế, làm mệt nhưng đếm tiền thì không, 960 đồng-Huệ xòe một nắm tiền ra trước mặt Sơn.
Vẫn thường không quan tâm lắm nhưng hôm nay con số thật kỷ lục, giá vàng hiện chỉ 40 đồng một chỉ. Sau một phút ngỡ ngàng, Sơn bế bổng Huệ tung lên, nhưng khi đỡ nàng xuống bàn tay hắn nhận ra từ đùi đến lưng Huệ trơn tuột, nàng không mặc quần lót, lớp váy mỏng không làm mất cảm giác của bàn tay đàn ông.
Khắp cơ thể của Huệ toát ra một mùi rất lạ mà Sơn chưa từng biết. Bàn tay và cái miệng của hắn bắt đầu thám hiểm cơ thể Huệ. Bị bất ngờ, Huệ chống đối mãnh liệt nhưng chỉ được trong giây lát rồi phải phục tùng vô điều kiện. Họ đã cùng nhau ăn trái cấm và chìm vào những khoái lạc mà Adong và Eva(57) đã trải nghiệm trước loài người.
Sau cơn mây mưa sấm chớp mãnh liệt, Sơn ôm chặt lấy Huệ thủ thỉ:
- Em biết không-Sơn nhỏ nhẹ trong khi Huệ vẫn đang tấm tức khóc-mùi trinh tiết trên cơ thể em đã làm cho anh không kìm được?
- Ủa, vậy à,à...thế ra là có cái mùi ấy à, em không biết chuyện ấy, thế bây giờ thì sao?-Huệ ngây thơ hỏi lại, ôm nghiến lấy Sơn không muốn rời.
- Bây giờ à, thì hết rồi, ngốc ạ.
Sơn hôn lên má Huệ âu yếm rồi cả hai cùng chìm vào giấc ngủ sâu tới sáng hôm sau mới tỉnh.  Họ nghe có tiếng động dưới nhà. Ông Hai đã về từ sáng sớm, như thường lệ ông đi thăm phòng Sơn, thấy trống không. Phòng Huệ cửa hơi khép hờ, tiếng thở không nhẹ nhàng như mọi khi. Là người từng trải, ông hiểu chuyện gì đã xẩy ra. Rồi ông tặc lưỡi chép miệng, không biết phải ăn nói thế nào với bà con họ hàng, với các đồng môn. Mười năm qua, người ta chỉ biết Huệ là con ông. Uống hết hai tuần(58) trà mà vẫn chưa nghĩ ra cách gì.
Huệ đã biết ông về từ sớm, nhưng cũng đang băn khoăn như ông. Sống với ông từ khi còn thơ dại, được chiều chuộng, được tâm tình, nàng hiểu những gì đang cộm lên trong lòng ông nên cần có thời gian để suy tính. Cuối cùng chẳng nghĩ ra được gì hơn, nàng đành liều lĩnh bước xuống nhà.
- Ba, sao không nói chúng con ra đón, nhà chị Hai khỏe hả ba-Huệ đang cố tỏ ra tự nhiên.
- Cám ơn, họ vẫn mạnh đều. Thế ra hai người tưởng tôi không về nữa à? Sao không thấy lập bàn thờ-Ông Hai đang cố kìm nén nhưng càng ngày càng nóng dần lên.
Huệ biết không thể chần chừ được nữa, nàng chạy đến ôm chặt lấy ông, nhưng không xong:
- Quỳ... xuống!
Nghe tiếng quát, Sơn giật mình tỉnh giấc, hoảng hốt biết rằng cha mình đã về, hắn chạy như bay xuống phòng khách.
Thế là lần thứ hai trong đời, Sơn ăn đòn, chiếc roi da mang theo sự giận dữ của ông Hai quất ngang lưng. Anh run lên đau đớn nhưng vẫn ôm chặt lấy Huệ trong lòng.
- Chúng mày ra khỏi nhà tao, cút ngay! Sau khi đã làm những gì cần làm, nói những gì cần nói, ông đau đớn lê bước vào phòng riêng, gieo mình xuống cái giường quen thuộc, buồn bã trong cô đơn.
Sơn lặng lẽ thu xếp tư trang cho cả hai người, Huệ vẫn chần chừ rồi xuống bếp chuẩn bị cho ông Hai nồi cháo. Họ lưu luyến nhìn ngắm khắp mọi nơi trong căn nhà, thắp mấy nén nhang cho tổ tiên để tạ lỗi, không quên đậy kín tô cháo và chuẩn bị sẵn một chai nước lọc, một lọ thuốc trợ tim cho ông Hai rồi khép cửa ngoài, bước ra.
Ở góc sân trước nhà là một bao cát, mọi ngày vẫn im lặng, hôm nay bỗng lay động như nhắc nhở với Sơn về sự có mặt của nó. Huệ chần chứ không muốn đi, nên cứ hết ra lại vào. Sơn không kiên nhẫn được nữa, anh cởi áo ngoài rồi bắt đầu tra tấn liên tục lên bao cát, một hồi sau bao cát rách tung ra, gieo hết xuống sân thành một đống cát to.
- Tao đi trước, khách sạn Majestic(59) nhé, tiền đâu?
Huệ đang đầm đìa nước mắt, nghe vậy bỗng tỉnh hẳn mở túi tiền để Sơn vơ vội một nắm to đi ra khỏi cửa.
Người đàn ông đang đi ra xa dần kia vẫn là anh ba của Huệ, người đàn ông yêu thương nàng đêm qua đã lẩn khuất đâu rồi? Nàng mông lung trong nỗi buồn lo khó tả, rồi quyết định không đi đâu cả.
Cái roi da sáng nay đã quất không thương tiếc vào lưng Sơn vẫn còn nằm dài trên nền nhà. Nếu chỉ có ông và nàng thì chắc chắn ông đã không xuống đòn. Huệ cẩn thận lau sạch sẽ rồi treo vào chỗ cũ, chỉnh đốn lại quần áo xong nàng quyết định nói chuyện với ông Hai.
Nằm quay mặt vào tường, ông già ngang bướng vẫn không dậy ăn uống gì. Huệ động tay xuống giường xem sao, ông hơi cử động nhưng tiếng thở rất yếu. Nàng rón rén bước lên giường từ phía sau, để tay vào ngực ông thăm dò. Thật bất ngờ, ông đang khóc, ngực áo ướt đầm đìa, Nàng dỡ hẳn lớp chăn mỏng ra rồi nằm xuống thủ thỉ vào tai ông:
- Ba, nghìn lần con xin ba, quay lại đây với con.
- Thằng ba đâu?
- Anh ấy bỏ đi nhậu rồi.
Ông quay lại nhìn Huệ, vẫn không hết khóc, giơ tay chỉ chai nước và lọ thuốc trợ tim. Uống thuốc xong, ông cảm thấy đỡ hơn nhưng vẫn không nguôi nức nở. Huệ nằm xuống ôm chặt lấy ông rồi khóc theo.
- Ba, hồi Ba mang con từ đường phố về nhà này, con mới 12.
- Ừ, 11 thôi, mới về, con nhút nhát, sợ nhất thằng Sơn. Suốt ngày quấn lấy Ba không rời.
- Con mất cha mẹ từ khi mới 6 tuổi. Mà nhà mình hồi đó cũng có ai chăm sóc con đâu, chỉ có Ba.
- Ừ, mà từ cơm ăn, áo mặc đến tắm rửa, gội đầu. Ba rất hạnh phúc khi được chăm con đấy chứ. Mà con hết giận Ba rồi à?!
Huệ im lặng, ôm chặt lấy ông như khi còn bé thơ. Hai cha con ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Giữa trưa tỉnh dậy, Huệ lay mãi nhưng thấy ông Hai vẫn im lặng, nàng đau đớn nhận ra rằng ông đã đi hẳn vào giấc ngủ vĩnh hằng. Bình tĩnh gỡ tay ông ra rồi nàng đặt ông nằm lại ngay ngắn, chúc ông bình yên.
Chỉ có một mình ở nhà với ông Hai nằm lặng trên giường, Huệ bình tĩnh gọi điện thông báo cho khách sạn Majestic, nơi Sơn đang chờ Huệ đến, chị gái ở Nha Trang và những người quan trọng khác. Cuối cùng không quên đặt cho ông một cỗ hòm(60) thật sang trọng, còn bản thân cũng chọn một bộ đồ sang nhất, nghiêm nhất để mặc rồi lên ngồi cạnh ông Hai.
Khi Sơn về tới nhà cũng là lúc cỗ hòm được đưa tới, anh chạy thẳng lên phòng cha, ở đó Út Huệ đang ngất lịm, hai tay vẫn ôm chặt xác ông Hai không rời. Nửa đêm Huệ mới tỉnh lại trong phòng riêng của mình, nàng nghe thấy tiếng nhiều người xì xào, trong đó có cả Sơn, mọi người đang chuẩn bị tang lễ. Thật chua chát, nàng nghĩ: Trăng mật của mình đây sao?!
______________________
Chú thích:
(56) Sau 30-4-75 có nhiều người không dám để sách báo và các văn hóa phẩm khác trong nhà, có người đốt hết.
(57) Theo kinh thánh, họ là người đàn ông và đàn bà đầu tiên trên thế gian, sinh ra loài người
(58) Mỗi ấm trà uống hết gọi là một tuần trà. Hết tuần đầu, tiếp thêm nước sôi, rồi lại uống, tuần sau là thứ 2, 3.
(59) Khách sạn có từ thời Pháp thuộc, nay vẫn hoạt động tốt, nằm trên ngã ba giao giữa hai đường Đồng Khởi và Bạch Đằng.
(60) Một số nơi gọi là áo quan hay quan tài.