Chiếc xe chú Tâm dừng trước nhà Nghị Cô mở cửa xe bước xuống, sau vài câu dặn dò của chú.
Cô lách qua cổng mở hé. Từ trong nhà, tiếng nhạc êm dịu và giọng hát khàn khàn quyến rũ của Bryan Adam, làm cô buồn thiu.
Như đã có chủ định, Nghi men theo lối đi nhỏ bên hông nhà, ngang qua cửa sổ phòng khách đang râm ran tiếng cười nói, cô xuống bếp. Mong sao chỉ có má Hai ở đó. Má Hai chắc đang loay hoay ở mấy cái bếp hay bồn rửa … má sẽ không để ý đến Nghi, trước khi cô kịp chuồn lên lầu.
- Ủa, trời ơi, Nghi đó hả? Sao quần áo te tua vậy nè.
Thôi tiêu rồi! Nghe tiếng ồm ồm của ông Khôi, bạn thân nhất của anh Huy là Nghi phát rầu. Ổng xuống đây lấy xô đá chi lúc này? Anh Khôi mà la lên là cầm bằng như báo động vậy.
Cô chưa kịp chạy biến lên cầu thang thì có vài người nghe tiếng chuông vỡ của anh Khôi, đi vào bếp.
- Ồ, nhỏ nào đây, Danh Nghi phải không?
- Ê, chào bé Nghi, còn nhớ tụi anh không?
- Anh nữa nè, chắc nhỏ quên mất rồi.
- Cha em thằng Huy lớn nhanh ghê nhi?
- Gì nữa, năm sáu năm rồi còn gì
Tiếng cười nói ồn hẳn cả gian bếp, mỗi người góp một câu. Nghi cứ nhìn qua đây, qua kia, nhưng khuôn mặt nửa quen nửa lạ. Cô nở nụ cười ngáo, lí nhí chào, và đi lần đến cầu thang.
- Nhỏ Nghi hả? Đi đâu giờ này mới về? Không chào hỏi ai hết, rút vô xó bếp là sao?
Rồi, lại không kịp nữa. Giọng “quyền huynh thế phụ” của ông Huy la cất lên rồi. Cô từ từ xoay người lại chán nản.
Huy vẹt đám đông bạn bè ở cửa bếp, đến trước mặt cô, anh trừng lên bộ mặt oai phong, quyền thế mà thỉnh thoảng có bạn bè, hay người quen đến, anh hay đem ra để lên mặt hạch sách, hoạnh hoẹ Nghi.
- Sao không trả lời? Đi đâu giờ này mới về?
- Từ từ, gì dữ vậy Huỷ – Có tiếng cản ngăn Huy từ đám bạn bè.
Nghi than thầm trong bụng. Cô quá biết tánh anh trai, không có bạn can thì còn đỡ, có ai đó bênh cô là anh lại càng lên gân hơn.
- Để tao hỏi nó cho rõ ràng cái đã. Con gái mới lớn mà không kiểm soát, nó lừng, đi không biết giờ về luôn
Quay sang cô anh lại hất mặt:
- Sao?
Nghi ngán ngẩm:
- Em đi học nhưng bị quẹt xe nên về trễ chút thôi
Huy trợn mắt, hầm hừ:
- Chút thôi! Một chút mà bây giờ mới về? Biết bây giờ là mấy giờ rồi không? (trời ơi, cái thằng anh trời đánh, em mình bị quẹt xe đã không chịu hỏi thăm nhỏ có sao không mà còn mắng mỏ nữa … thiệt là dễ ghét mờ!!!)
Nghi oải ông anh này quá. Mấy năm gần đây Huy ít khi có bạn lui tới nhà hơn hồi đó, cố tật của anh có hơi lạt bớt, hôm nay, giữa bạn bè đông đúc cũ, cái tật cà khịa ra dáng anh trai lại có dịp trổi dậy
Nghi chưa kịp nói gì, Huy lại hạch sách tiếp:
- Viện cớ đụng xe hả? Chạy làm sao mới bị người ta đụng. Đã vậy còn lén lén cửa bếp trốn lên lầu phải không?
Nghi hết chịu nổi, cô chong mắt lên:
- Vậy anh muốn em te tua như vầy xộc vào buổi tiệc của mấy anh hả? anh có chắc là em làm vậy sẽ không bị anh la không? (yeahhhhh)
- A, lại cãi à? – Huy lên giọng
Mấy người bạn Huy lật đật chen vào:
- Thôi mà Huy, con bé lớn rồi mà còn la chằng chằng vậy, nó là con gái mà
- Thằng này la em vô lý thật
- Thế mày về trễ thì có sao
Huy phân bua:
- Đó, tui bây coi. La nó mấy tiếng, nó đứng trơ ra như sẵn sàng kình chống với mình rồi. Con gái gì mà cứng đầu, cứng cổ, lì lợm hết biết
- Ông nói mới kỳ, con bé bị đụng xe về, ông là anh, lại học y, không coi sóc, hỏi han thương tích nó thì thôi, lại còn la rầy cái gì?
Giọng nói ấm áp, nghe quen thuộc quá. Nghi đang giương mắt, đấu mặt với ông anh của mình, bất giác cô nhìn quạ Từ đó, vây cánh đang giương ra của cô bỗng xếp lại, cô trở nên nhu mì không thể ta?
Phong nãy giờ đứng dựa vào khung cửa bếp. Anh đã định không lên tiếng, nhưng cách xử sự lạ lùng của Huy làm anh phải mở miệng bênh vực.
Có thêm một giọng nữ thanh tao cất lên:
- Anh Phong nói phải đấy. Cần phải xem bé Nghi có làm sao không đã chứ? Anh Huy giận em gái mà quên mất. Đừng la Nghi nữa anh à.
Phong nói, đối với Huy cũng chả ăn thua gì, nhưng câu nói dịu dàng pha chút âm hưởng miền bắc của Hải Đoan lại khác, Huy có vẻ ngượng.
Nghi đưa mắt nhìn chị Hải Đoan. Y như trong trí nhớ của Nghi, chị Hải Đoan vẫn đẹp, vẫn đài các một cách tiểu thư như năm sáu năm về trước. Chị đang nhoẻn miệng cười với cô.
Phong nói với mọi người:
- Thôi quí vị trở lên nhà trên đi, cuộc vui của chúng ta còn đang dở chừng đấy – Anh quay qua Huy – Ông để Nghi tôi xem lại vết thương cho, trở lên với Cẩm Tú đi, kẻo mọi người trên ấy lại kéo cả xuống đây mất.
Bạn bè nghe lời anh lục tục đi trở ra phòng khách. Huy đi sau cùng, đến khung cửa, anh quay nhìn trở lại. Nghi đứng giữa phòng, khi không còn bạn bè của mình vây quanh, anh mới thấy bộ đầm trắng tinh của con bé rách te tua ở gấu và lem luốc như bị té lăn vào vũng nước bẩn nào đó, không biết rồi còn bị trầy trụa những chỗ nào nữa không (làm anh gì mà vô trách nhiệm quá, thiệt là xui xẻo mới có ông anh như cái thằng cha này à nghen)
Anh ngần ngừ một lát rồi nói với Phong:
- Nhờ ông vậy, nếu con bé có gì, hãy gọi tôi nhé, được không?
Phong cười vỗ vai bạn:
- Được rồi. Ông là chủ nhà, lên trên trước đi. Nghi sẽ không sao đâu.
Khi chỉ còn hai người trong gian bếp rộng, Phong kéo cái ghế đến gần Nghi
- Bé Nghi ngồi xuống đây – anh bảo cô
Nghi ngoan ngoãn làm theo lời anh một cách mơ hồ. Cô không dám tin đây là sự thật. Anh cũng kéo một cái ghế khác đến ngồi gần bên. Tay chỉ vào vết phỏng ở bắp chân cô, anh hỏi:
- Gì đây Nghi?
Nghi máy móc nhìn xuống
- là …em bị phỏng bô xe
Anh nhíu mày:
- Ý anh hỏi em đang trét cái gì lên vậy?
Nghi lúng túng giải thích:
- Mới đầu là … Nghi đắp chanh. Sau đó, bạn Nghi mua một tuýp thuốc xức phỏng. Nghi…. xức đại lên cho đỡ rát
- Rát lắm à? – Phong hỏi
- Dạ, hồi nãy rát nhiều
Nghi chả hiểu anh Phong với anh Huy làm bác sĩ kiểu gì. Phỏng tất nhiên là rát nhiều rồi. Vậy cũng hỏi, gặp lúc khác, người khác, có lẽ Nghi trêu cho bằng thích. Nhưng đây lại là Phong, mọi câu nói của anh, cô đều nghe rất êm tai, tâm trí đâu mà nghĩ câu để trêu chọc
- Khi nãy em có bị té va đầu vào đâu không? – Phong hỏi tiếp
- Không có. Nghi lắc đầu
- Em đi chung với bạn à
- Da.
- Bạn em thì sao?
Nghi ngạc nhiên
- Dạ, là sao ạ?
- À, bạn em có bị nặng không? Có đập đầu xuống đất không?
- Không tụi em văng ra mỗi đứa một nơi, nhưng chỉ té ngồi thôi
Ngưng một giây, rồi Phong cười:
- Bạn trai chứ hả?
Nghi lại lắc đầu:
- Không. Là MỸ Quỳnh, bạn em thôi. Tụi em đi học thêm, trên đường về thì bị quẹt xe – cô hơi thắc mắc, cô rụt rè hỏi – sao anh hỏi em nhiều vậy?
Phong hơi giật mình:
- A, anh là bác sĩ mà. Đặt câu hỏi là việc của anh. Nghi là bệnh nhân phải trả lời thôi, đúng không?
Rồi anh vỗ hai tay vào nhau như đánh trống lảng, nói một hơi định bệnh
- Không va chạm ở đầu thì không nghiêm trọng lắm rồi, khi nãy anh là một trong những người xuống bếp đầu tiên sau câu nói của Khôi, anh nhìn thấy Nghi đi, đứng và hươ chân, múa tay cũng tương đối bình thường. Không gãy xương gì đâu. Có lẽ chỉ có vết phỏng này và những vết bầm sưng do té nên em đi cà nhắc thôi.
Nghi lơ ngơ gật đầu. Trong lòng cô đang thán phục anh “khám bệnh” bằng mắt hay quá.
Phong bảo nhẹ nhàng:
- Như vầy nhé, Nghi chỉ cho anh tủ thuốc gia đình, rồi em trở lên lầu thay quần áo cho đỡ lấm lem, trong lúc anh tìm mấy thứ cần thiết trong tủ thuốc. Anh sẽ rửa vết trầy trụa và xem kỹ lại cho em chỗ phỏng, có được không?
Nghi cười tươi:
- Được ạ! Tủ thuốc nhà em đổi chỗ rồi
Anh đứng lên đỡ lấy cô, anh cũng cười:
- Vậy thì chỉ cho anh tủ thuốc trước nhé? À nhân tiện chút đưa anh coi luôn cái tuýp thuốc em đang xức là cái gì.
Nghi dạ ngoan. Khó nhọc bước từng nấc thang lên lầu, cô cứ ngại ngùng trong lòng. Những vết bầm không làm cô bận tâm lắm, cô chỉ ngượng ngùng và băn khoăn một điều. Anh có nhìn theo cô không? Cái váy áo trắng của cô có te tua, bẩn thỉu quá không?
*
Nghi nằm im trong phòng, lặng nghe tiếng cười nói, chào tạm biệt nhau của bạn bè anh Huy vẳng lên từ dưới sân, qua khung cửa sổ mở ngỏ.
Cô nằm yên giữa đống chăn gối êm êm, mơ màng với mình. Buổi tối hôm nay tuyệt vời quá.
Khi nãy trong lòng cô đã rủa thầm không tiếc lời gã con trai đã quàng vào xe bọn cô để cô phải lãnh cái thẹo to tướng ở chân, cô sẽ khổ sở với cái thẹo xấu xí sau này khi nhìn những bộ váy dễ thương mà không dám mặc. Nhưng bây giờ, cơn buồn bực vì xui xẻo ấy đã bị đẩy lui, nhường chỗ cho niềm hân hoan và một điều gì như là hạnh phúc.
Giờ đây, Nghi thầm nghĩ, có lẽ cô còn phải cám ơn sự xui xẻo ấy nữa mới phải. Bởi vì không có những vết phỏng trầy trụa, cô đâu có cơ hội được gần Phong đến vậy.
Nghi nhắm mắt lại, môi điểm nụ cười hạnh phúc, cô hồi tưởng lại khuôn mặt anh. Đã năm năm rồi, kể từ ngày chị Hải Đoan đi nước ngoài, anh Huy không nhóm bạn đến nhà chơi như trước, cô không có dịp gặp lại anh lần nào. Hôm nay, nhân chị Đoan về nước và chị Cẩm Tú sắp được đi du học, các anh chị lại hội họp ở nhà cô, cô mới gặp được anh.
Anh vẫn vậy, điểm thêm nét phong sương, rắn rỏi. Và giọng nói của anh nữa, nghe êm ái làm sao, khi anh bảo cô:
- Nghi còn nhớ hồi đó, khi anh mới học năm thứ hai Y khoa với Huy, lúc đó bé Nghi còn nhỏ xíu, chạy chơi vấp té, trên trán bị tét một đường dài mà Huy lại không có nhà…
Cô đã cười với anh e thẹn:
- Em nhớ chứ. Anh đã may cho em tới ba mũi
Phong cũng cười:
- Không hiểu lúc đó sao anh liều mạng quá. Không đem em đến bệnh viện mà bậm gan may vết thương cho em. May mà vết thương không nhiễm trùng và anh không có sơ suất gì quá đáng. Nếu không, mẹ em và Huy có lẽ sẽ không để anh yên.
Anh lắc đầu:
- Anh nghĩ chắc lúc đó anh điên, dám đem cô con gái cưng của bác Lan ra thực tập.
Nghi nghĩ trong lòng, trong khi mắt anh chăm chú vào vết tét trên đầu, thì “cô bé” lại lén lút “chăm chú” vào những đường nét dễ nhìn trên mặt anh. Mà tim đập rộn lên khi anh nắm lấy bàn tay của cô, dịu ngọt bảo cô đừng khóc.
Thật lạ! Cô có khóc đâu, vào lúc đó, thoạt đầu, thấy máu me chảy tràn trên mặt, cô có hu hu thật, nhưng khi anh vừa vỗ về vừa săn sóc vết thương cho cô, cô đã nín khe đấy thôi.
Cô đã tự biết mình chả nhỏ xíu nữa. Khì kể từ hôm đó, cô ôm ấp trong lòng kỷ niệm và hình ảnh của anh, đến tuổi mười tám hoa mộng, cô gọi cho riêng mình đó là … tình yêu.
Cám ơn cú ngã trầy trụa chiều nay, cám ơn tên chạy xe yếu bóng vía, cám ơn luôn những vết phỏng và rướm máu, cô lại có lại những giây phút tuyệt vời.
Phong lại cầm tay cô, xem xét và rửa vết thương ở khuỷu tay, bàn tay một cách chăm chú, anh cũng đã đặt cái chân bị phỏng của cô lên đùi mình tỉ mỉ săn sóc. Thậm chí, anh đã làm cho cô đỏ hây cả hai gò má thanh xuân khi anh vừa săm soi trên gương mặt cô vừa bảo:
- Mặt Nghi có bị gì không nhỉ? Có trầy da, hay bầm chỗ nào không?
Nghi đang sắp ngạt cả hơi thở vì không dám thở mạnh, làm sao cô có tinh thần trả lời anh được. Cứ để anh ngắm nghía săm soi vậy. Ngó tới, ngó lui kỹ càng, anh cũng thôi. Bởi làm sao tìm được vết bầm hay vết trầy nào trên mặt, khi mà lúc nãy cô đã trả lời rất rõ ràng là chỉ bị té ngồi.
Cửa phòng Nghi đột ngột mở tung, làm Nghi giật nảy mình, nhắm tịt mắt lại. Có tiếng bật công tắc đèn, ánh đèn điện sáng rực cả căn phòng, Nghi cố nằm im, lòng rủa thầm tức tối ai dám phá cơn hồi tưởng của cô.
Tiếng chân “kẻ xâm nhập” ngang nhiên và chẳng hề rón rén, nó đã đến ngay bên giường Nghi.
Qúa biết rõ kẻ chuyên gây rối vào phòng riêng của người ta không gõ cửa ấy là ai. Nghi vẫn nằm như say ngủ, mong sao qua được mặt nó. Nhưng khổ nỗi khiếu đóng kịch nghiệp dư của cô còn yếu quá, cô bị đập một phát vào vai còn đang ê ẩm đến kêu lên.
- Giả bộ hả bà Tú? Thấy tui vào mà giả bộ ngủ hả? Tui biết tỏng tòng tong là bà còn thức rồi. Mở mắt dậy không hay đợi tui lấy tay banh mắt ra?
Nghi tung chăn, lăn ngay vào sát tường thủ thế, miệng cô la toáng lên:
- Thằng quỷ, mày có ra khỏi đây không? Sao vô phá giấc ngủ của tao?
Thằng Ân – Đúng thật là nó, thằng em út quý hoá của Nghi – nó đứng chống nạnh giữa phòng cười sằng sặc:
- Bà mà ngủ cái gì? Ngủ say mà mới doa. banh mắt là đã nhảy chồm lên như phi ngựa, vậy mà ngủ cái nỗi gì?
Rồi nó hất hàm, hỏi Nghi:
- Sao bà giả bộ ngủ?
Nghi cáu sườn:
- Tao bị tông xe, người đau như bị dần vậy, nghe mở cửa mà không gõ trước là biết ngay thằng yêu quái mày rồi, nhắm mắt giả bộ ngủ cho yên thân. Ai dè….
Cu Ân cười hả hê, cướp lời cô:
- Ai dè không qua mắt nổi tui, phải không? Hì hì, tui là Triển Chiêu mà, mắt tui là mắt người Điện Quang, giả bộ như bà dở ẹc, tui nhìn một cái là biết ngaỵ Hết bày đặt giả bộ nha bà, bà Tú.
Nghi hét lên tức tối:
- Đã cấm mày gọi là bà Tú rồi mà, mày là đồ khỉ khọt. Đồ yêu tinh! Ý là tao giả bộ ngủ để mong thoát, vậy mà còn bị phá hoại như vậy.
Cô nổi giận thật sự, nhăn nhó chống tay bỏ chân xuống nền gạch. Cô đứng trước nó. Cái thằng lẹ cao dữ nhỏ hơn cô bốn tuổi mà đầu nó đã ngang ngay mép tai cô rồi.
Nó chống nạnh thì Nghi cũng chống nạnh, cô gằn giọng:
- Mày muốn gì?
- Chuyện gì vậy? Gì mà ồn ào quá vậy?
Cánh cửa phòng lại xịch mở, thêm một nhân vật ló đầu vào, cũng không hề có tiếng gõ cửa báo động gì cả. Nghi và thằng Ân đang kình nhau, phải nhìn ra: ông Huy.
Huy bước luôn vào phòng, ngắm hết đứa này, ngó đến đứa nọ như một tên độ gà đang thăm dò hai con gà chọi.
- Lại gây gỗ phải không? Sắp đánh nhau phải không? Có cần tao đem sẵn bông băng thuốc đỏ để hờ ở đây, và ngồi chờ thân chủ ở đây không?
Hai con gà chọi không thèm trả lời Huy, cũng quay trở lại kênh nhau tiếp.
- Có đứa nào mở miệng nói cho tao biết chuyện gì xảy ra không, hai đứa điên kia - Huy phát cáu.
Nghi ngần ngừ rồi cũng trả lời dấm dẳng anh trai:
- Anh hỏi nó đi. Tự nhiên vào phòng người ta phá đám, không để người ta ngủ – cô lầu bầu – trong nhà này sao có cái tật kỳ lạ, vào phòng riêng người ta không thèm gõ cửa gì hết.
Huy lờ đi câu bắt lỗi của Nghi, anh quay nhìn thằng em út với vẻ mặt nghiêm trọng, anh hất hàm:
- Gì đó “siêu quậy đầu đinh”? Biết bây giờ là mấy giờ rồi không? Vào phòng nó phá nó ngủ làm gì để nó la làng lên vậy?
Trời đất! Nghi trợn mắt, đứng đó tức tối cho anh trai và em trai mình binh vực nhau, ăn hiếp cộ Thằng Ân quậy cô rõ ràng mà ông Huy la nó như la cô vậy.
Ân toét miệng cười với đồng minh:
- Có gì đâu. Má ở Đà Nẵng gọi điện về, hỏi em về chuyện bà Tư bị đụng có sao không, nhắc em coi chừng, nếu bả có bị gì nặng thì bảo anh đem vào bệnh viện. Em mới về nhà…
Huy gật đầu:
- Tao có thấy, cái thằng thả mày ở trước nhà mặt non choẹt mà chạy chiếc Suzuki nổ máy ầm ĩ thấy phát ghét.
Ân phản đối:
- Hê! bạn em nhạ Đừng có khi không mà ghét người ta.
Huy sốt ruột:
- Thôi được rồi. Kể tiếp coi, má nói cái gì?
- Thì đó, má chỉ nói coi bả có sao không. Tại em mới về chưa biết bả ra sao, sáng coi thử. Ai dè bả bày đặt đóng kịch, em hù một cái,đã nhảy nhỏm lên rồi. Thấy vậy đủ biết không sao, anh khỏi đưa bả đến bệnh viện, mai má có gọi hỏi nữa, nói bả còn mạnh như trâu.
Huy gật gù, nhìn Nghi:
- Ừ thấy điệu bộ sân si của nó cũng đủ biết nó còn nhanh nhẹn lắm, chưa sao. À! mà sao mày biết nó bị xe đụng vậy hả? – anh hỏi Nghi – mày nhõng nhẽo với má hả?
Nghi trừng mắt đến toé lửa:
- Ai mà thèm nhõng nhẽo.
Giọng thằng Ân xen vào:
- Nghe má nói là má Hai nói đó, không phải bà Tú đâu, anh Hai. Tại hồi nãy má
có gọi về trước đó, hỏi anh đãi tiệc bạn bè thế nào? Có vui không? Tiệc đã tan chưa? Lúc đó má Hai bảo luôn vụ bà Tú.
Nghi giậm chân:
- Đã nói đừng kêu là bà Tú nữa mà.
Thằng Ân ngạc nhiên nhìn cô.
- Không kêu thì không kêu. Trời ơi, coi kìa anh Hai, bả bắt đầu mít ướt kìa.
Huy nhìn em gái. Có lẽ anh và thằng Ân đã quá lố rồi. Con nhỏ đang nước mắt viền mi, tuy rằng hai tay còn nắm chặt lại trông hung dữ phát ớn.
Anh vỗ vai thằng Ân:
- Thôi nhóc, về phòng đi. Hơn mười hai giờ rồi đó. Quậy nó bao nhiêu đó đủ rồi, kẻo lụt cả nhà bây giờ.
Phải vừa nói vừa đẩy Huy mới vời được cậu em út có tiếng quậy ra khỏi phòng Nghị Xong xuôi anh quay trở vào.
Nghi đã ngồi phịch xuống giường tay bóp nhẹ vết đau và sưng ở đầu gối. Huy lại gần cô em gái:
- Nhỏ Nghi có sao không? Hồi nãy Phong nó có cho uống thuốc giảm đau chưa?
Nghi giận dỗi gật đầu. Huy tần ngần một lúc, nửa muốn coi những vết thương và an ủi cô, nửa lại sợ cô cảm động khóc hu hu thì khốn. Là anh lớn, nhưng chưa bao giờ anh có câu nói hay cử chỉ thân mật, dịu dàng với em gái nên thật xa lạ và ngượng ngập khi muốn biểu lộ sự quan tâm của anh đối với cô.
Huy cũng chả hiểu tại sao đối với bệnh nhân hàng ngày tiếp xúc bên bệnh viện, anh luôn ân cần, gượng nhẹ,nhưng đối với Nghi thì anh không thể như vậy (cha này thuộc loại ruột bỏ ra mà da bỏ vào mà ) Hồi nãy khi trở ra phòng khách. Hải Đoan đã ngọt ngào khuyên anh nên mềm mỏng hơn với Nghi, cô bảo anh rằng con bé đã lớn. Bây giờ nhìn lại cái dáng ngồi ấm ức, tức tối của nó, anh có thấy nó lớn chút nào đâu. Con gái mười tám tuổi gì mà còn ham chơi, còn ngu ngốc lắm. Chẳng thế mà thằng nhóc Ân đặt cho nó cái tên là “bà Tú” “cô Tú” “Tú” ở đây không phải là Tú Tài – con nhỏ chỉ mới học lớp mười hai, vì con nhỏ tên Nghi, thằng Ân bèn kêu luôn là Tú – tức “Tú Nghi” đó thôi (trời có thằng em độc đáo thiệt)
Vậy đó, ngốc nghếch như nó, mà lớn cái nỗi gì, bởi vậy chỉ có nó là gái, mà thằng Ân ăn hiếp chọc ghẹo nó hoài, đôi lúc muốn bênh nó, mà cái miệng chanh chua, dở hơi của nó làm Huy cũng phát phiền.
- Anh còn đứng đây làm gì? Sao không làm ơn về phòng cho rồi. – Nghi lên tiếng
- Anh… chỉ muốn biết chắc mày có sao không thôi.
Nghi bỉu môi làm thinh. Huy gãi đầu.
- Nếu mày không sao thì thôi.
Anh đi ra cửa và nói với lại trước khi khép cửa phòng cho Nghi.
- Ngủ sớm đi. Mấy chỗ sưng ngày mai sẽ đau hơn, sưng hơn đó, mai anh sẽ để mấy cữ thuốc trên bàn nước cho mày.
Nghi nhìn theo bóng ông anh, cô thở ra. Đến phát tức vì hai ông thần nhà này. Suốt ngày ngoại trừ những lúc đến trường, cô luôn bực dọc, khổ sở vì những cơn trêu ghẹo quái ác của thằng Ân, mà động viên cổ vũ nó lại luôn là ông anh cả Quách (?) Huy.
Chuông đồng hồ dưới nhà gõ một tiếng ngân nga trong đêm. Đã một giờ đêm rồi ư? Lúc này Nghi vừa nghĩ ngợi, vừa mơ màng, cô sắp thiếp thật đấy chứ. Vậy mà thằng Ân vào phá phách làm cô nổi giận, bây giờ thì khó mà dỗ giấc ngủ lại được.
Nghi đến bên bàn học, ngồi vào ghế. Cô mở ngăn bàn, tận dưới những chồng sách dạy cắm hoa và làm bánh mà chẳng sẽ bao giờ có ai lục đến. Từ dưới cùng cô rút ra một quyển sách bìa xanh xinh xắn, cuốn nhật ký của riêng cô.
Người ta viết nhật ký để trải những buồn vui đậm nét lên trang giấy, để tâm sự với riêng mình. Trong những quyển tiểu thuyết mà Nghi từng xem qua, những nhân vật chính cũng có viết nhật ký, mà đa số là viết về những chuyện buồn khổ, thất tình…
Còn Nghi, cuốn nhật ký của cô chỉ toàn viết về những chuyện vui, những tâm sự đầy lạc quan yêu đời. Ví dụ như chuyện hôm nay vậy.
Quẳng cơn giận với nhóc Ân và anh Huy vào xó tối. Nghi bật đèn bàn, xắn tay áo hăm hở viết. Không ngủ được thì viết vậy. Bắt đầu sau ngày… tháng…, cô ghi bằng những câu chữ nghiêng nghiêng, dễ thương
“tối hôm nay thật tuyệt vời!
Vậy là mình đã gặp lại anh…”