Chương 10

Nghe câu dặn của Thường Châu mà Hà Chương nực cười. Rỏ ràng cô rất chèn ép, bắt bẻ Nhiên Trân mà anh thì chẳng thấy Nhiên Trân có sai trái gì.
Hà Chương thách thức hỏi Thường Châu:
-Nói vậy tôi không được quyền đi dạo chơi với Nhiên Trân sao?
Tiếc rằng Nhiên Trân đã vào nhà nên không nghe Hà Chương nói.
Thường Châu nhìn Hà Chương đăm đăm lên giọng:
-Tất nhiên là được chứ Nhưng em mới là người đưa anh đi vì em là chủ nhà.
-Nhiên Trân cũng người nhà vậy.
-Nó mà là người nhà? Người ở thì có.
-Tôi thấy Thường Châu có vẻ miệt thì Nhiên Trân.
-Còn anh thì bênh vực nó.
-Tôi chỉ nói theo lẻ phải.
Thường Châu liếc Hà Chương giọng nủng nịu:
-Anh cho là em sai trái?
-Tôi đâu dám nói thế'.
-Anh là bạn của anh Khiết Văn.
Không biết Thường Châu muốn nói gì. Hà Chương lắng nghe, cô yên lặng một chút rồi thản nhiên nói:
-Anh phải biết anh Khiét Văn đưa anh về đây để làm gì chứ?
Giọng Hà Chương tỉnh queo:
- Đề thử hai nữa à?
-Mục đích thứ hai là gì, anh nói đi cho em biết đi!
Tôi sẽ hỏi Khiết Văn rồi nói cho cô biết.
-Khỏi hỏi anh Khiết Văn vì anh cũng biết.
-Ý đó của Khiết Văn làm sao tôi biết. Thường Châu lại nguýt Hà Chương:
-Làm như anh Khiết Văn có ý đồ xấu vậy?
-Tôi đâu có nói vậy. Khiết Văn đưa tôi về đây cho biết Đà Lat và gia đình tôi rất thích.
-Và biết em nữa chứ!
-Vâng biết cô!
-Em đã đưa anh đi tham quan mấy thắng cảnh Dà Lat anh thấy thế nào?
-Thấy Dà Lat đẹp!
-Thấy Dà Lat đẹp thôi à?
Ý của Thường Châu thế nào, Hà Chương đã rỏ, nhưng anh lờ đi không nói gì.
Thường Châu dặn:
-Mai mốt về thành phố anh phải liên lạc với em đó nghe! À nhà anh ở đường nào ghi địa chỉ cho em đi!
-Khiết Văn biết mà!
- Đó là phần anh ấy, còn anh thì phải ghi cho em!
Nói rồi Thường Châu lại rủ:
- Đêm nay trời Đà Lat đẹp quá, anh với em ra ngoài vườn hoa trước nhà trò chuyện nhé!
Và không đợi Hà Chương trả lời, cô thoải mái nắm tay anh đi về phía trước.
Hà Chương nhăn mặt bước theo cô. Anh cố tỏ ra bình thản dù sao ngày mai anh cũng về Sài Gòn rồi.
-Yên Sa còn đi học không Chiêu Thơ?
-Còn anh ạ! Chẳng lẻ mới năm thứ hai đã nghĩ.
Chïêu Thơ đáp lời Hà Chương rồi tinh nghịch bảo:
-Mới năm hai, nghĩ nữa chừng. Ai cho làm luật sư chứ?
-Yên Sa vẩn còn học chung với em hả?
Chiêu Thơ nhìn Hà Chương không chớp mắt:
-Không học chung với em thì học với ai? Sao hôm nay anh hỏi ngớ ngẩn thế?
Thấy Hà Chương còn đan nghĩ ngợi đâu đâu không đáp lời câu hỏi, Chiêu Thơ lên giọng trêu chọc.
-Em thấy anh đi Dà Lat về có đổi khác đó nghe. Sao khi không quan tâm đến Yên Sa dử vậy? Cần gặp mặt không, em hú nó đến ngay!
Hà Chương buông lửng:
-Tại anh thấy lạ.
-Lạ gì?
-Anh gặp một người giống hệt Yên Sa.
-Ở đâu?
- Đà Lat!
Chiêu Thơ bật cười:
-Người giống người là chuyện thường có gì lạ đâu anh?
Hà Chương phân bua:
-Giống y hệt. Giống không phân biệt được nên anh mới nói chứ.
Ánh mắt Chiêu Thơ nhìn Hà Chương lóe sáng lên rồi cô gật gù hạ một câu xanh dờn.
-Có lẻ hình ảnh Yên Sa đã in sâu vào tâm trí vào... con tim anh rồi nên anh nhìn ai cũng thấy giống Yên Sa.
Hà Chương nghiêm mặt cự Chiêu Thơ.
-Anh nói nghiêm túc mà em đùa được.
Chiêu Thơ cũng nghiêm lại:
-Thế có người giống hệt Yên Sa hả?
-Yên Sa có chị em gì không?
-Nó là con một.
Hà Chương lẩm bẩm!
-Sao lại có người giống hệt thế nhỉ? Chiêu Thơ nhận định:
-Chắc là hai chị em sinh đôi? Sinh đôi mới giống nhau như vậy.
Lời Chiêu Thơ nói có lý. Sao Hà Chương không nghĩ ra được điều này nhỉ? Nhưng rồi anh lại phản bác.
-Chị em sao được, người ở Sài Gòn, người sinh ra và lớn lên ở Dà Lat.
Chiêu Thơ lại đùa:
-Vậy là chị em từ kiếp trước. Kiếp này còn giống nhau.
Hà Chương phàn nàn:
-Em thật là... kỳ!
-Anh mới kỳ. Người ta giống nhau mà không phải là chị em thì có gì là
thắc mắc.
-Chính vì không phải chị em nên anh thắc mắc.
-Anh thắc mắc cũng chẳng làm gì? Thôi có muốn gặp Yeên Sa thì đi với em!
-Em học chung vớï Yên Sa thì cần gặp chứ anh gặp làm gì?
-Chiêu Thơ cất cổ bảo:
-Anh gặp làm gì thì anh biết chứ sao hồi em?
Hà Chưương trả lời như khẳng định:
-Bây giờ anh hết dạy kèm Yên Sa rồi nên đâu cần gặp nữa.
-Bộ chỉ dạy kèm mới gặp thôi hả?
-Thì vậy chứ sao?
Chiêu Thơ nheo nheo mắt ngó Hà Chương.
-Em biết rồi, anh không muốn đi chung với em chỉ muốn gặp riêng thôi.
-Làm gì có chuyện đó?
-Không có sao anh nhắc Yên Sa hoài.
-Tại anh thấy giống người ở Dà Lat.
Chợt nhớ Chiêu Thơ tò mò hỏi:
-Người Dà Lat đó thế nào mà anh Em của anh Khiết Văn bạn anh phá không?
-Không phải em Khiết Văn nhưng cũng ở nhà đó.
Rồi Hà Chương kể cho Chiêu Thơ nghe vè gia đình bà Thường Minh và Nhiên Trân.
Chiêu Thơ nhìn Hà Chương cất giọng bình phẩm:
-Chuyện đi Dà Lat của anh kỳ này có nhiều thú vị nhỉ?
Thú vị vì được tham quan nhiều cảnh đẹp.
-Và được gặp nhiều người đẹp.
Hà Chương nhe răng cười:
-Người đẹp thì lúc nào anh chẳng gặp.
Ngay bây giờ cũng có nữa nè!
-Chiêu Thơ chun mũi lại:
-Xí! Em mà nói làm gì? Người đẹp của riêng anh kia kìa. Trong tim anh kìa.
-Tim anh chưa có người đẹp.
Chiêu Thơ lắc nhẹ:
-Em không tin.
-Thật mà! Chừng nào có anh hỏi ý kiến em hà?
Chiêu Thơ hạ một câu:
-Hỏi ý kiến em khi ra tòa đó hả?
-Trời!
Hà Chương kêu lên rồi cốc nhẹ Chiêu Thơ.
-Sao em nói phủ phàng đáng sợ thế Chiêu Thơ?
Chiêu Thơ cười khúc khích:
-Tại cái nghề của em vậy.
-Cho nên em mong ai cũng ra tòa để em cải phải không? Ác đức quá Chiêu Thơ ơi.
Sẽ có nhiều người cần em, năn nỉ em đó nghe!
-Không có anh trong số đó!
- Để xem!
Bà Tường Ngọc mẹ Hà Chương đi chợ về thấy Hà Chương và Chiêu Thơ đang trò chuyện vội hỏi:
-Có việc gì mà hai anh em cười vui vẻ vậy.
Chiêu Thơ láu táu:
-Con bảo anh hà Chương cưới vợ đó mợ.
-Xạo không hà! Mẹ đừng nghe Chiêu Thơ.
Bà Tường Ngọc mỉm cười:
-Chiêu Thơ nói cũng phải đó. Con nên cưới vợ đi để có người cầm chân.
Hà Chương nhăn nhó:
-Bộ mẹ nói con đi dử lắm sao cần phải có người cầm chân?
Bà Tường Ngọc giải thích:
-Con trai lớn rồi phải lo cưới vợ mới nên người.
Hà chương hỏi lại:
-Trời đất! Bộ mấy người không lấy vợ thì không nên người hả mẹ?
-Sẽ là như vậy.
-Con không chịu cái lý luận của mẹ.
Chiêu Thơ chen vô:
-Mợ hai nói đúng đó anh! Anh nên cưới vợ kẻo hư ngườî.
Hà Chương gạt ngang:
-Em con nít chẳng biết gì đâu.
Bà Tường Ngọc ngó Chiêu Thơ cười:
-Chiêu Thơ là sinh viên rồi, con nít đâu. À con xem bạn con có ai giới thiệu cho anh Hà Chương đi!
Hà Chương phẩy tay:
Con tự tìm được mẹ Ơi!
-Sao không lo tìm đi!
-Con chưa có tương lai nghề nghiệp
-Con dạy kèm cũng có nghề nghiệp rồi.
Chiêu Thơ góp lời:
-Anh Hà Chương làm bộ nói vậy chứ mốt đòi mợ cưới vợ gấp, mợ lo không kịp đó.
Hà Chương ngó Chiêu Thơ nhún vai.
-Cưới vợ chứ có làm gì đâu mà gấp. Rồi anh châm chọc chiêu thơ.
-Không chừng em mới gấp đó. Vì sợ...
-Em có sợ gì đâu?
-Sợ ế...
Chiêu Thơ phồng má lên cự:
-Anh này người ta lo cho mà nói vậy đó hả?
-Anh nói đúng đó.
Chiêu Thơ dài giọng:
-Em có lòng tốt định giới thiệu cho một nhỏ bạn, giờ không thèm.
Quay sang bà Tường Ngọc, Chiêu Thơ súi
- Đừng lo cho anh ấy nữa mợ!
-Anh nói rồi để anh tìm.
Bà Tường Ngọc chép miệng:
- Để con chắc đến già quá!
-Mẹ nói sao bi quan quá vậy?
-Chứ mẹ thấy con có ai đâu.
Chiêu Thơ cười:
Đừng lo mợ Ơi, con thấy anh Hà Chương có số đào hoa lắm!
Đào hoa hay không chính Hà Chương cũng không biết nữa là...
Nhiên Trân vừa hái hoa vừa cất tiếng hát trong trẻo:
" Em nhặt lá ghép tên hai đứa lần cuối cùng
Trước lúc màu tím buồn
Lảng đảng giử những vầng mây úa
Anh và dĩ vảng trôi...
Em viết tên hai đứa lên cát lần cuối cùng
Sống như anh vô tâm tàn nhẩn
Cuốn xa khát vọng một đời
Buổi chiều lồng lộng gió và mây
Em thả tóc bay về phương ấy
Núi che dáng anh đùa hương trở lại
Chiều ngẩn ngơ quạnh quẻ?
Cánh chim côi
Ai bẻ trăng chiếu làm đôi
Cho mình hai ngã"
Không hiểu sao Nhiên Trân rất thích bản nhạc Trăng Chiều. Bài hát chẳng phải tâm trạng của cô chẳng liên quan dính liếu gì đến cô thế mà yêu, mà hát say sưa.
Nhiên Trân đâu hay rằng, Hà Chương đến từ lúc nào và đang yên lặng nghe cô hát.
Buổi chiều Dà Lat nhạt nhòa trong sương. Nhiên Trân mặc chiếc áo màu trắng đứng giữa những luống cúc lung linh hoa nở. Hình ảnh thuần khiết của Nhiên Trân đúng như một nhà thơ đã miêu tả:
"Đây nhà nguyện trước thềm bao hoa Cúc.
Hoa cúc trắng như áo em màu trắng
Đà Lạt se da cơn lạnh cuối chiều
Ta thèm mãi một ngày Đà Lạt"
Có phải vì "thèm mãi một ngày Dà Lat" là Hà Chương đã đến đây.
Không hiểu có sức hút nào mà khi Khiết Văn gọi điện báo nhà hàng của
cô dượng Khiết Văn, đang cần một phiên dịch tiếp khách mước ngoài thì Hà Chương đã đồng ý ngay.
Giọng của Khiết Văn trong điện thoại rất hào hứng:
-Cô Khiết Phương đến nhà hỏi tao có chịu giúp cho cô không. Tao nghĩ
ngay đến mày. Công việc này rất phù hợp với mày đó Hà Chương. Ra
ngay nhé!
Ba mẹ Hà Chương cũng đồng ý một cách vui vẻ. Ông Hà Long nói:
Ở đâu cũng được, miển công việc làm chân chính thích hợp khả năng và sở thích.
Bà Tường Ngọc hơi thoáng băn khoăn.
- Đi làm xa cũng được nhưng Hà Chươong ăn ở một mình ai lo?
Ông Hà Long bật cười:
-Bà khéo lo Hà Chương đã lớn rồi. Đàn ông con trai phải biết đi đây đó.
Còn Chiêu Thơ thì châm chọc:
-Anh nở bỏ Sài Gòn đến ở Da lạt sao.
Hà Chương đáp khẻ:
-Nơi nào có công việc cho anh thì anh đến.
Bà Tường Ngọc nhắc:
- Dù xa con cũng đừng quên ba mẹ.
Chiêu Thơ đế vô:
-Con sợ Ở Dà Lat có nhiều niềm vui quá anh Hà Chương quên hết mọi người ở nhà.
Hà Chương vò đầu Chiêu Thơ:
-Chừng nào có như vậy, em nhớ nhắc anh nhé!
Thế là Hà Chương xách vali ra Dà Lat với long lâng lâng thích thú. Bà Tường Ngọc đã chuẩn bị các thứ cho Hà Chương từ chiếc bàn chải đánh răng, khăn mặt đến chai dầu, chiếc nón, áo mưa.