THIÊN VŨ Quyển 1
Người dịch: Đào Bạch Liên
LỜI TỰA
Thiên vũ Nghê Thường, thi mộng Trường An...

    
ó một dạo, tôi đã đặt tên cho câu chuyện này là Yêu khí Trường An. Bởi vì, tôi muốn viết về thời Thịnh Đường như trong mơ tôi hằng thấy bấy nay.
Đối với nhiều người, Thịnh Đường là một giấc mộng phồn hoa đã tan tành. Nàng Thịnh Đường ấy có đôi mắt là trăng sáng trên núi, có cốt cách là thơ ruợu trên sông, có trang phục là tấm áo múa điệu Nghê Thường. Và Trường An chính là linh hồn của nàng.
Mỗi dân tộc có một ký ức. Mỗi con người có một giấc mơ. Ký ức của tôi, giấc mơ của tôi, chính là Trường An. Trường An thơ mộng.
Trường An. Trường An ở đâu? Chỉ cần men theo tư vị hoài cổ trong mơ, bạn sẽ đến được Trường An. Tây Vương mẫu xuống Dao trì, từ đông khí tia chảy về Hàm quan.
Trường An. Thúc ngựa lên cầu Bá(1), vung roi trở tới trước, hướng đó là Trường An. Trông thấy thành quách Tam Tần, khói sóng Ngũ Tân(5), sẽ biết rằng Trường An không còn xa nữa.
Đây từng là đô thành hoa lệ nhất trên mặt đất này. Ngàn năm trước, Trường An tắm trong khí lành phương Đông, được người tứ xứ đến chiêm bái. Ngàn năm sau, Trường An vẫn sừng sững trong tâm tưởng nhiều người.
Chỉ cần lật giở những quyên thơ hay nghe lại từng khúc Nghê Thường, ta sẽ thấy dâng lên trước mặt phong khí và tài hoa Trường An. Rồi phong khí và tài hoa ấy hoá thành một bức gấm mười trượng, thành hồng trần vạn dặm nhảy múa trước mắt chúng ta.
Trường An với ngàn cánh cửa khoá kín trong cung điện đầu sông. Trường An với chiếc vương miện mà muôn phương phải nghiêng minh. Trường An với dịp cuối xuân rạng rỡ sắc xiêm y. Đó là sự huy hoàng trong ký ức, là vẻ phồn hoa trong giấc mộng. Phồn hoa này tích tụ ngàn năm quá khứ, lại hứa hẹn ngàn năm tương lai, và sẽ đuợc ghi nhớ đời đời. Người xưa không cản được, người sau vẫn noi theo.
Trong tim mỗi người đều có một Trường An của riêng mình. Đối với vương hầu khanh tướng, Trường An là cung khuyết trên chín tầng tròi là nơi bốn phương hướng về quy phục. Đối với thi sĩ văn nhân, Trường An là trăng sáng mênh mông, là hoa rơi đầu sóng. Đối với tôi, Trường An là linh hồn của Thịnh Đường, là đô thành của mộng tướng. Tôi cứ tự hỏi, nhũng người sinh sống, đi lại, thơ thần trong thành Trường An thời Thịnh Đường là những người như thế nào, vầng hào quang quanh họ có màu sắc gì mà khiến chúng ta muôn đời sau vẫn còn cảm thán?
Dần dà tôi hiểu ra, điểm lay động lòng người nhất của phong khí Thịnh Đường là ớ chỗ sức sống của nó không chỉ giới hạn ở để vương khanh tướng hay Lý, Đỗ, Mạnh, Vương(2). Mà mỗi người lính thú thúc ngựa nơi biên thuỳ đều tắm trong hồi quang của vầng tịch dương trên Hoàng Hà, đều hít thở hào khí những ngày đầu khẩn hoang mở đất. Mỗi thư sinh ứng thi ở Trường An đều chan chứa khát vọng lập danh lập nghiệp, đều ôm ấp ước mơ được phò tá minh quân. Mỗi thi sĩ ngâm vịnh nơi sông nước đều thấm đẫm phong thái hào hoa, đều biết cất lên những áng thi ca bay bổng. Bọn họ, kẻ thì sớm chôn thân ngoài biên ải, kẻ cả đời sống đạm bạc đơn sơ, kẻ thì chết rồi vẫn chưa tạo nên tăm tiếng, nhưng trên người ai cũng in dấu khí chất Thịnh Đường. Giống như bức hoạ sặc sỡ mới khai quật ở Đôn Hoàng, ngay cả nhũng nét bút mờ nhạt nhất cũng vẫn giữ nguyên màu sắc ngàn năm chưa phai.
Bởi vậy, Thịnh Đường không phải thịnh thế huy hoàng của bất cứ một cả nhân nào cả, mà là cuộc tụ hội do trời cao cố ý sắp bày, chỉ không rõ trời cao đã phải đổ ra bao nhiêu tâm huyết mới tập trung được những chân dung sinh động sắc nét vào cùng một thời đại rực rỡ, cùng một đô thành hoa lệ nhường này.
Và cũng bời vậy, Nghê Thường vũ y không phải điệu múa của riêng ai hết, mà là điệu múa thần tiên của sự phồn hoa, trong đó mỗi con người là một vũ công, mỗi con người là một tài nghệ phi phàm, đậm đà sống động.
Thiên vũ và Hoa Âm(3)...
Rất lâu trước đây tôi đã từng nói, Nghê Thường vũ y và gió thơ trăng sáng là giấc mộng tôi quyến luyến một đòi. Nhưng giâc mộng này quá nặng, loay hoay rất nhiều năm mà tôi vẫn không tài nào chuyển tải được vào văn chương.
Mười năm trước, tôi xây dựng nên thế giới đầu tiên trong đời, đó là thế giới Hoa Âm. Lúc ấy tôi chưa thể tái hiện giấc mộng Nghê Thường, nên hoãn nó lại, chỉ nhờ Hoa Âm các gìn giữ một hồi ức bướng bỉnh về thời Thịnh Đường mà thôi. Hồi ức ấy là tưởng niệm trước một cảnh phồn hoa đã vĩnh viễn tiêu tan, là sự ngưỡng mộ và dõi theo thời đại thịnh trị trước khi xảy ra loạn lạc. Tôi luôn cho rằng vẻ đẹp của Hoa Âm nằm ở chỗ đó, nhưng số mệnh của vẻ đẹp này là không bao giờ được trọn vẹn, là sẽ đem bi ai nhuộm kín cả đất trời.
Đến hôm nay, cuối cùng tôi đã đối mặt với giấc mộng cũ để bắt đầu một thế giới mới, để mô tả nhũng cảnh đẹp đẽ và kì vĩ chưa từng có trước đây.
Trường An trong mộng của tôi không chỉ là một đô thành được thế gian ngưỡng vọng, một nơi tập trung những dòng họ lớn, mà còn là một thế giới có đủ thần, ma, tiên, linh. Và thần, ma, tiên, linh ấy đều có thể đi lại tự do, một thứ tự do vượt trên thế nhân và vượt trên chúng sinh khắp tam giới.
Những vũ công trong Thiên vũ không chỉ là người. Dù là thần tiên, tính linh, yêu quái hay ma quỷ, hễ đến thế giới này là họ đều được quyền bình đẳng hưởng thụ cảnh phồn hoa, rồi dùng yêu và hận trong lòng tô điểm cho điệu múa trời thêm sống động.
Sân khấu cho điệu múa ấy bắt đầu từ Trường An, sau toả rộng ra, băng qua khắp sa mạc, đống tuyết, núi thiêng và địa ngục. Mỗi tấc đất lại dùng cảnh vật kỳ diệu bao la của mình tô điếm cho điệu múa thêm hùng vĩ.
Tôi dùng trí tưởng tượng vô hạn để trang hoàng ra sân khấu ấy, không hề giữ vốn, không hề do dự.
Để vầng trăng sáng Thịnh Đường chiếu xuống hoa lá Trường An, chiếu xuống thơ rượu trên sông, chiếu sáng cung điện, lầu các, chiếu sáng cả nhũng núi non và biển mây ngoài biên cương.
Để màn múa của thời thịnh trị khiến hoa rơi, khiến áo bay, át đi tiếng tơ trúc sênh ca vang khắp vườn, khởi đầu tiếng trống Ngư Dương(4) liên miên vang vọng suốt mấy năm, và phá vỡ luôn cảnh phồn hoa ăm ắp của thời thịnh vượng.
Chúng sinh đông đáo và vạn vật trong trời đất đều là vũ công, thoả sức xoay tròn dưới vầng trăng sáng của Trường An, xoay cho đến khi điệu múa huỷ hoại trung nguyên, biến thành điệu múa chôn vùi trời đất.
Đây không phải là một Thịnh Đường của hiện thực, mà là cảnh mộng diệu kỳ trong đó người và thần cùng chung sông, có tiên linh bay lượn khắp nơi.
Đây không phải là lịch sử, mà là truyền thuyết, là thi ca. Mỗi một mảnh đất trong câu truyện này đều có thần ma tiên linh tự do đi lại, cùng hưởng sự sung túc của phồn thịnh nhân gian. Mỗi một nhân vật trong câu truyện này đều tương đồng với một thi nhân của Đại Đường, kế thừa trọn vẹn phong thái và tài hoa của họ. Sự phóng khoáng của Lý Bạch, sự trầm tư của Đỗ Phủ, sự biến hoá của Lý Hạ, sự u buổn của Nghĩa Sơn, đều tái hiện qua chút ít dấu tích trên các nhân vật. Nhưng đây chỉ là sự tương đồng về mỹ học, chứ không phái sự đồng nhất về trải nghiệm, tính cách hay diện mạo.
Vì ký ức chung của cả dân tộc, mà mỗi nước đều có người đúng ra viết lên lịch sử.
Tôi không muốn viết lên lịch sử.
Tôi chỉ muốn, vì những người đã yêu tha thiết điệu thiên vũ trong cơn mộng này, mà gom lại một chút hoa tàn khói tận sau khi màn múa chấm dứt...
Bộ Phi Yên
2008
ĐỂ TỪ
Tương truyền, mỗi thế giới đều sẽ kết thúc bằng một kiếp nạn, sau đó luân hồi.
Trong một ngày như thế, một sinh linh xinh đẹp bước ra khỏi hoang nguyên tuyết phủ, vì thế nhân tuyệt vọng mà múa lên điệu múa chôn vùi cả trời cao.
Chú thích

(1) Một cây cầu nằm phía đông thành Trường An.
(2) Lý Bạch, Đồ Phú, Mạnh Hạo Nhiên, Vương Duy, bốn nhà thơ tiêu biếu trong giai đoạn Thịnh Đường.
(3) Tức hệ liệt Hoa Âm, một tác phẩm khác của Bộ Phi Yên. Ba tập đầu của hệ liệt nay là Hải chỉ yêu, Mạn đà la, Tiến kiếm luân đều đả có bản dịch tiếng Việt (Nhà xuất bản Văn Học, 2009). Truyện kế về một tổ chức giang hồ vừa tà vừa chính là Hoa Âm các, cùng những phiêu lưu và trải nghiệm của nhân vật chính Các chủ Trác Vương Tôn.
(4) Chỉ loạn An Lộc Sơn.
(5) Bài thơ Chung Nam sơn của Vương Duy, bản dịch tiếng Việt của Việt Anh và Bùi Hạnh Cẩn.
(6) Ma vân nghĩa là chạm mây, thư viện nghĩa là trường học.