Cũng phải mất hai ngày bà Nhiêu mới thu xếp gọn gàng chỗ ở mới. Từ nay không còn cảnh gió táp mưa sa nữa. Căn nhà Cha cho rất rộng, hai phòng, có nhà bếp riêng và cả khu vườn phía sau. Không ai có thể ngờ, di cư mà được ở một nơi như vậỵ Hai bà đã mua lễ vật nhờ Lý Kiệt tiến dẫn cảm ơn Cha. Cha cười vui vẻ và không quên nhắc hai bà đi xem lễ hàng ngày để dọn mình trở lại đạo. Bà Nhiêu sốt sắng dạ dạ. Môi trường mới khiến hai bà thay đổi chiến lược. Bà Nhiêu đã họp mọi người để bàn thảo kế hoạch. Bà nói: - Ở đây, buổi sáng người ta ăn nhiều thứ khác nhau, nay món này mai món nọ, không như bên Sơn Chà. Mình cũng phải đổi nghề. Bà Ðàm tỏ vẻ lo lắng, bà biết nghề gì mà đổi. Bà Nhiêu tiếp: - Tui đã tìm hiểu, những nhà bán rượu lẻ phải mua rượu tận Nam Ô. Chừ mình nấu rượu nuôi heo. Bà Ðàm nghe mà chưng hửng. Bà nghĩ, nuôi heo thì được, nhưng trong nhà thờ ai cho, còn nấu rượu phải có máy móc và chắc là nhiều rắc rối, bà góa tay không, lấy gì làm. Thật tình chẳng ai biết chi ngoài bà Nhiêụ Bà Nhiêu thấy không ai có ý kiến, bà tiếp: - Tui sẽ nhờ Lý Kiệt trình cha, vườn rộng, mình xin che thêm cái nhà bếp phía sau làm nơi nấu rượu. Không nhiều, ngày chừng mươi lít, nếu khá nấu thêm. Hèm sẽ nuôi heo, một hai con thôi. Chị thấy răng? Bà Ðàm chỉ việc nghe theo chứ thấy gì: - Chị bày chi tui làm nấy chớ biết chi mô. - Gần đây có trường học, rồi sẽ nhờ cha giới thiệu cho mấy đứa đi học. Cháu Thảo cũng tiếp tục học lại. Thảo ngồi nghe mà lòng vui rộn ràng. Thảo cảm phục Bác vô cùng. Mọi việc sau đó được tiến hành gần như dự tính của bà Nhiêu. Chuyện nuôi heo nấu rượu trong khuôn viên nhà thờ quả thật không nên, nhưng nhờ Lý Kiệt trình bày khéo về hoàn cảnh hai bà, và Cha cũng thấy trong hoàn cảnh này mọi chuyện có thể du di để góp một tay vào việc ổn định đời sống cho đồng bào. Cha đã chấp thuận lời thỉnh cầu của hai bà. Chum ghè, lu, nồi, được mua về, một tay bà Nhiêu thiết kế nồi nấu, thùng ngưng hơi. Không hiểu bà học ở đâu mà công việc cũng rất khoa học. Cơm rượu bắt đầu ủ, một chuồng hai con heo con. Bà nói với bà Ðàm: - Chị phải biết, nấu rượu thay vì hèm đem đổ, mình nuôi heo. Sau năm bảy tháng mình có cả tạ thịt, đó là tiền bỏ ống. Rượu ra lứa đầu bà mang đi bỏ mối cho các sạp bán lẻ. Qua vài lần người ta đến thẳng để lấỵ Tiếng đồn rượu bà Nhiêu cao độ, ngon số một. Cầm chai rượu lắc một tí là tăm nổi đầỵ Một thời gian ngắn, bà Nhiêu đã tăng từ một chum lên ba chum, nghĩa là lượng sản xuất 40 lít một ngàỵ Công việc hai bà tạm ổn là Thảo và mấy em đi học. Trường mới khai giảng, mọi thủ tục đều nhờ Cha, con em di cư được ưu tiên, khai lớp nào học lớp nấy chẳng phải thi cử gì. Thảo vào học lớp Ðệ Ngũ trường Phan Chu Trinh. So với các bạn, Thảo có phần lớn xác, nhưng nhờ dáng người mảnh mai trong chiếc áo dài trắng, tóc kẹp quá vai, Thảo nom còn rất nhỏ. Trước ngày nhập học bà Nhiêu bảo bà Ðàm: “Chị dẫn cháu đi mua cho nó mấy cái xú chiêng, con gái lớn nên kín đáo một chút.”. Bà Ðàm nghe lời ngay, bà cũng đã nghĩ đến điều đó. Thảo thì muốn từ lâu rồi, nhất là sau lần bị tên Tuấn xé toạc áo rạ Không có áo ngực lúc nào hai nuốm vú cũng nổi lồ lộ kỳ lắm, nhất là mặc những cái áo mỏng một tí lại thấy hết những gì bên trong. Lắm lúc người ta nhìn chăm chăm vào ngực, Thảo ngượng quá chừng. Thế là Thảo và Má được một buổi đi sắm sửạ Hôm ra phố, hai mẹ con cũng lúng túng, không biết hỏi mua thế nào, mua sao cho vừa. Cứ thấy hàng vải, hàng quần áo là vàọ Tìm không thấy lại đi ra, người ta hỏi cần gì thì cứ làm thinh. Ngang qua một hàng có các thứ đó treo lủng lẳng, hai mẹ con mừng quá vào săm soi, hết cái này đến cái kiạ Bà già bán hàng thấy vậy hỏi: - Chị cần gì tôi chỉ cho? Bà Ðàm mừng rỡ: - Dạ, tui muốn mua cho cháu mấy cái áo ngực mà không biết cỡ nào vừa. Bà già cười: - Cứ lựa đi rồi vào đây mặc thử. Có chỗ thử bên nàỵ Bà Ðàm hỏi Thảo: - Con thích màu nào? Thảo cũng không biết, hồi giờ có xài đâụ Bà giảng: - Con cần hai cái, một trắng một đen, trắng để mặc đi học, đen mặc ở nhà. Thảo thấy hữu lý, đồng ý ngaỵ Bà bán hàng chỉ cho Thảo ra sau cánh cửa có chỗ thử đồ. Thảo ngần ngừ cởi áo, vừa nhìn vào gương thấy cặp vú của mình Thảo vội che áo lạị Sau mấy giây, nàng lại hé áo từ từ để nhìn thân thể của mình. Xưa nay, Thảo chưa hề được ngắm chính mình bao giờ. Mắt Thảo phảng phất nét buồn nhưng sáng long lanh. Làn da mịn màng. Lần đầu nhìn kỹ, Thảo thấy lông măng quanh ót mình thật nhiều, mốc mốc, mịn như tơ, hai chòm tóc mai dài thật dàị Nhìn đến bộ ngực, Thảo có cảm giác kỳ kỳ, mặc áo không thấy to, cởi ra thấy rõ là ngực của một thiếu nữ. Thảo lan man một lúc mới sực nhớ, vội mặc một chiếc vàọ Thảo không ngờ lại rất vừa, chiếc áo đã làm căng thêm bộ vú. Thảo rất hài lòng, vội thay áo, bước ra ngoài. - Thế nào? Cô có vừa ý không? - Thảo đỏ mặt đáp: - Dạ thưa Bà vừa lắm. Nãy giờ đợi hơi lâu, bà Ðàm nói ngay: - Bà tính cho cháu 2 chiếc ni bao nhiêu: - Mỗi chiếc hai đồng hai chiếc bốn đồng ạ. Bà Ðàm trả tiền rồi kéo Thảo ra ngoài: - Con mần chi mà lâu rứa? Thảo cười không nói gì. Hai mẹ con lại đi tìm một tiệm maỵ Bà Ðàm có ý tìm chỗ nghèo nghèo, vào tiệm sang sợ đắt. Bên kia đường, trên thềm trước một căn nhà, có chị thợ may ngồi đạp máy, chung quanh treo đầy vải đủ màu. Bà Ðàm ghé vào: - Tui muốn may cho cháu bộ áo quần được không chị? - Dạ được, bà muốn may cho em thế nào? - Cháu cần một bộ quần trắng áo dài. Chị thợ may hiểu ngay: - À, đồng phục nữ để đi học chớ gì? - Phải đó. Người thợ ngừng may, lấy thước giây đo chiều cao, vòng ngực, vòng eo.... Công việc chỉ mấy phút là xong. Bà Ðàm trả tiền cọc rồi ra về. Một buổi sáng nhiều niềm vui cho hai mẹ con. Mấy bữa sau, bà Ðàm còn nhờ Lý Kiệt mua giùm chiếc xe đạp cho Thảo đi học. Mùa khai trường hai bà tốn khá nhiềụ Mỗi khi nghe bà Ðàm thở than, bà Nhiêu lại gạt đi: "Con gái lớn rồi, chị phải cho nó thong thả, đừng để bạn bè cười nó". Bà Ðàm làm thinh, cho như vậy là phải. Mấy đứa nhỏ, bà Nhiêu cũng đã lo xong áo quần sách vở trước khi vào trường. Cuộc sống vậy là ổn định. Vào trường, Thảo mới thấy nhiều khó khăn. Thứ nhất là chưa quen với cuộc sống thị thành nhộn nhịp. Việc gì cũng có vẻ hấp tấp. Thảo cố tập phản ứng cho nhanh, song chưa thể nào theo kịp bạn. Thảo ngồi chung bàn với Thúy Anh. Tuy nhỏ hơn Thảo ba tuổi nhưng Thuý Anh tỏ ra nhạy bén trong mọi vấn đề. Thảo thường nhờ chỉ vẽ bài vở. Thấy Thảo thật thà chậm chạp, Thúy Anh rất mến nên không bao giờ từ chối những điều Thảo yêu cầụ Không những chuyện bài vở mà cả những chuyện khác Thúy Anh cũng góp ý với Thảọ Thảo học được ba tháng thì trong trường đã có tiếng xầm xì của đám con trai. Một hôm Thúy Anh nói với Thảo: - Chị Thảo ơi, em nói cái này cho chị nghe. Thảo hăm hở: - Chuyện gì hả em? - Người ta đồn chị đó. Thảo tái mặt, tưởng thiên hạ biết chuyện bên Sơn Chà của Thảọ Thúy Anh thấy Thảo đứng trơ như người mất hồn thì cười: - Gì mà chị sững sờ vậy? Thảo gượng hỏi: - Người ta đồn sao em? Thúy Anh cười ranh mảnh: - Người ta nói chị đẹp lắm, có nhiều người hỏi em về chị đó. Thảo thở ra nhẹ ngườị Ôm Thúy Anh vào mình, Thảo nhỏ nhẹ: - Em làm chị sợ hết vía. Thúy Anh quay lại nhìn Thảo: - Ðược khen đẹp mà sợ gì? - Thôi em à, mình còn đi học, ai nói chi kệ họ. - Nhưng mà chị cũng nên cẩn thận, con trai bây giờ quỉ quái lắm. - Cẩn thận là sao em? - Thì coi chừng những lời rủ rê. Thảo cảm động về lòng tốt của người bạn nhỏ. Thúy Anh không nói, Thảo cũng thấy điều đó. Từ lúc ăn mặc theo lối thị Thành, Thảo như đóa hoa nở bung rạ Chiếc áo ngực thấp thoáng sau làn vải trắng, rõ ràng có sức thu hút mãnh liệt. Thảo đã nhiều lần lúng túng vì những cái nhìn của đám con traị Ðược cái khi về đến nhà, Thảo lại lu bu với công việc, phụ Bác và Má lo bằm rau heo, giả men rượu, trộn cơm, và nhiều việc lặt vặt khác. Thảo tưởng như mình đang ở trong một nông trại chốn đồng quê. Tối đến còn phải liếc qua bài vở của mấy em. Thảo không có thì giờ để nghĩ gì khác nữa. Ðôi khi cũng nhớ Nam song thấy Má và Bác lam lũ lo làm quá, Thảo cũng không dám nhắc. Riết rồi mọi người quên luôn anh em Nam. Thắm thoắt mà đã hết năm. Không khí Tết đã về đó đây trên các ngã đường trong thành phố. Hàng quán đã trang điểm lại, sinh hoạt mua bán tấp nập hơn, bà Nhiêu lại chúi đầu vào việc nhiều hơn để có đủ rượu cho bạn hàng. Trường Thảo cũng tưng bừng không khí chuẩn bị đón Tết. Lớp Thảo đã lo tập dợt văn nghệ để đóng góp cho chương trình Tất Niên của trường. Thảo không có tài múa hát nhưng có dáng dấp chững chạc nên cả lớp chọn Thảo đại diện lớp, đọc bài chúc Tết Thầy Cô. Thảo ở trong thế buộc phải nhận. Thảo hơi lo nhưng không biết tỏ cùng ai, Thảo nhủ thầm " Phải chi có anh Nam ở đây". Thúy Anh thông cảm nỗi lo âu của Thảo đã tìm lời trấn an: - Chị Thảo đừng sợ, có gì em phụ với chị. Thảo thấy sự lo lắng của mình được chia xẻ cũng yên tâm. Thảo nói: - Thúy Anh à, chị nhà quê, ăn nói vụng về mà làm cái chuyện đó, chị ngại lắm. Thúy Anh cười: - Chị ngồi xuống đây em nói cho chị nghe. Thảo ngoan ngoản làm theọ Thảo thấy con nhỏ này lúc nào cũng sành sõi đủ thứ chuyện. - Rồi đó, cô nói đi. - Chị bây giờ không phải như lúc mới vô trường đâu nghe. - Chớ khác cái gì? - Hồi trước nghe chị nói, tụi em phải nín cười, cứ hở ra là "răng rứa, mô tê", bây giờ chị nói chuyện đã dễ nghe mà hay nữa. - Em nói vậy chứ hay gì, giọng chị nặng lắm. - Không đâu chi Thảo, em nghe cô Tuyết khen giọng chị thật thà đượm tình cảm. Các bạn cũng nói vậy nên mới chọn chị đọc chúc từ đó. - Thảo cúi xuống nhìn vẩn vơ không nói gì. Lát sau Thảo hỏi: - Mà bài chúc Tết ai viết? - Thì cả lớp góp ý chung nhau viết. Nhưng em biết thế nào cũng có người nhờ anh chị lớp trên viết giùm. Nhập gia tùy tục, Thảo cũng không tìm cách tránh làm chị Càng gần Tết, bà Nhiêu càng bận rộn, Má Thảo cũng vất vả theo. Hai bà làm chúi mũi chúi lái. Thảo mãi lo chuyện Tết ở trường nên cũng vơi phần phụ giúp ở nhà. Ngoài giờ học là giờ tập dợt văn nghệ, Thảo tuy không là diễn viên nhưng phải có mặt để phụ trang điểm cho chị em, một công việc Thảo thấy thích, nhờ đó biết thêm được nhiều thứ cần thiết cho mình. Theo chương trình, cả trường tổ chức văn nghệ chung vào chiều thứ sáu ngày 27 Tết. Thực tế suốt tuần lễ trước khi nghĩ Tết, các lớp đã lục tục tổ chức chúc Tết Thầy Cô bộ môn. Hồi còn học ở Ðồng Hới Thảo không thấy chuyện tổ chức Tết như ở đâỵ Lớp Thảo có tất cả sáu giáo sư, cứ đến giờ Thầy Cô vào lớp, Thảo và một bạn lên chúc Tết. Thảo đại diện lớp đọc bài chúc từ, sau đó trao Hoa và quà cho Thầy Cộ Không khí nghiêm trang, cảm động. Thường những giờ cuối năm các Thầy Cô cũng khó mà giảng bài vì học sinh không còn tập trung nghẹ Lớp nào đã chúc Tết rồi thì giáo sư vào lớp kể chuyện thay vì dạỵ Chương trình văn nghệ toàn trường đã gởi thư mời Phụ Huynh học sinh. Thảo muốn Má và Bác đến dự nhưng cả hai bà từ chối, phần vì công việc, phần không quen đến những nơi hội hè. Chương trình khai mạc đúng bảy giờ tối, bắt đầu từ các lớp Ðệ Thất. Ðến lúc nghe xướng ngôn viên đọc: " Sau đây là phần trình diễn văn nghệ của lớp Ðệ Ngũ 5, mời đại diện lớp lên đọc chúc từ". Mấy ngày nay Thảo đã tập dợt, gần như thuộc lòng bài chúc từ mà khi nghe gọi, nàng cũng khớp. Thảo vừa bước ra sân khấu đã nghe tiếng xùy xùy bên dưới. Thảo cúi đầu chào rồi bắt đầu đọc. Giọng Thảo hơi run vì xúc động lúc đầụ Lời văn bài chúc Tết rất chải chuốt và tình cảm. Giọng Thảo chậm rải lên xuống và ngắt câu rất đúng nhịp, làm cho người nghe không thể lơ đãng. Kết bài Thảo đọc: " Kính thưa quí Thầy Cô, chúng con biết, dù có nói trăm ngàn lần cảm ơn Thầy Cô thì cũng không sao đền đáp được công ơn của Thầy Cô đã tận tụy hy sinh dạy dỗ chúng con..." đọc đến đấy thì Thảo đã nghẹn ngào và nước mắt tràn ra. Bên dưới nhiều người cũng sụt sịt theọ Thảo cố gắng đọc hết bài chúc từ rồi cúi chào đi xuống. Hội trường vỗ tay vang rân. Trong lúc phần văn nghệ của lớp được trình diễn, có người tìm ra sau sân khấu thăm Thảọ Sau đêm văn nghệ Thảo được nhiều người biết. Thảo có nét hiền hòa của một cô gái quê, một vẻ đẹp đậm đà thầm kín. Thảo có cái nhìn thoang thoảng buồn của mấy sợi khói lam chiều.