Chương 11

Ngày ba mươi bà Nhiêu xếp lò nghỉ Tết. Hai bà đã có những ngày Tết thật ấm cúng và đầy đủ. Trong khi chạy giặc mà có được nơi ăn chốn ở tươm tất, con cái học hành thì quả là phúc đức. Hai bà đã quà cáp mừng Cha cũng như với Lý Kiệt. Sau mấy tháng ở nhà thờ, người nào cũng sáng sủa ra, không còn cái vẻ nghèo khổ lem nhem trước kia nữạ Một hôm Bà Nhiêu nói cho mọi người biết, ra Tết bà sẽ đi Huế tìm anh em Nam. Thảo mừng thầm. Thảo mong sớm có ngày đoàn tụ. Thật tình thì giờ này Thảo không còn cái nỗi nhớ nhung quay quắt nữạ Thảo mang máng thấy mình đã trưởng thành, đã được nhiều người chú ý. Thảo có nhiều niềm vui mỗi ngàỵ Thảo đã hiểu giá trị nhan sắc của mình. Thảo tự tin và có chút ít kiêu hãnh. Cũng có lúc Thảo suy nghĩ: "Không biết những ngày sắp tới rồi ra sao?". Bà Nhiêu sau mấy lần tìm con không thấy cũng chẳng biết làm cách nàọ Hồ sơ tiền tử tuất của ông Nhiêu đã hoàn tất, chỉ còn chờ ngày đi lãnh. Hai bà vẫn tiếp tục nấu rượu nuôi heo, tuy nhiên bà Nhiêu đã có kế họach, nếu lãnh được tiền, bà sẽ về Huế mua cái nhà nho nhỏ, mấy mẹ con ở với nhaụ Bà Ðàm thì sẽ xin một căn sau trại di cư Bãi Dâụ
Hè vào, mấy đứa nhỏ bà Nhiêu lên lớp Tư lớp Ba, Thảo đã Ðệ Tứ. Thảo nay chững chạc lắm rồị Mỗi lần đi lễ bao nhiêu người dòm ngó. Má Thảo cứ nhắc chừng: "Ráng cho có bằng Trung Học rồi kiếm việc làm. Thời buổi này mà không có bằng là không xin được chi mô". Thảo hứa sẽ làm theo lời Má. Nhờ các bạn cùng lớp thương mến Thảo, nên đi đâu cũng có chị em theo, có lần Thảo nói với Thúy Anh:
- Em à, chị sợ quá..
- Sợ gì chị Thảo?
- Chị thấy bọn con trai cứ rập rình theo chị.
- Theo về nhà chị hả?
- Không, mỗi lần tan trường tụi nó đi theo, mà nham nhở lắm.
- Ðược để em nói mấy chị từ nay sẽ đi với chị về tận nhà.
Thảo cảm động ôm Thúy Anh vào lòng.
- Chị cảm ơn em thật nhiềụ
Thảo nhờ những người bạn tốt như Thúy Anh nên việc học hành cũng không đến nỗi tệ. Rồi mùa Xuân chuyển qua mùa Hạ, ngày thi gần kề. Thảo học ráo riết, đêm nào cũng tới khuya mới đi ngủ. Bà Ðàm thấy con ham học đến sút cân đâm lọ Nước da Thảo dạo này hơi xanh. Bà đã khuyên con:
- Thảo à, học cũng vừa thôị Rán quá đổ bệnh là khổ đó.
Thảo dạ dạ. Thảo cũng biết nhưng chỉ cố vài ba tháng chứ đâu có kéo dài mà sợ. Cũng như các tay đua sắp về đích. Nước rút thì phải mệt. Ðến rồi khỏe rẹ Vã chăng Thảo đã lớn, phải qua cho được cửa Trung Học chứ không thì kỳ lắm. Có hôm Thảo vui hỏi Má:
- Má, con đậu rồi Má muốn con học gì?
- Học gì là răng?
- Là học nghề chi? Ði dạy, làm y tá, hay thư ký...
Bà Ðàm nghe mà thấy khoái trong lòng dù không biết con có đậu hay không.
- Ờ thì con muốn nghề chi tùy con, nghề mô hợp với con thì con chọn.
- Học y tá nghe Má? Y tá để khi Má già yếu con săn sóc Má.
Bà Ðàm cảm động, bà nghĩ, nếu còn ông, chắc ông cũng sung sướng khi nghe con nói điều hiếu thảọ
Chỉ còn mấy bữa nữa là Thảo đi thị Ðêm nào bà Ðàm cũng tẩm bổ cho Thảo, khi thì tô mì, khi tổ phở. Thời gian này coi như Thảo cấm cung, không ra khỏi nhà nửa bước, mọi việc bà Ðàm quán xuyến để cho Thảo chú tâm học bàị Ngày thi, bà Ðàm đưa Thảo đến tận trường, hai má con đi xích lộ Thảo đòi đi xe đạp bà Ðàm không chọ Bà nói:
- Ði xe đạp lỡ có chuyện chi rắc rối lắm. Mấy ngày này xe chạy đầy đường.
Mỗi ngày thi, Thảo đều nói cho bà Nhiêu và Má biết bài làm của mình. Ngày đầu môn Văn, Thảo làm khá. Thảo chọn đề luân lý: "Ở bầu thì tròn ở ống thì dài". Sau ba ngày thi viết, chỉ có môn Lý Hóa Thảo hơi kém, nhưng hy vọng các môn khác bù lạị Thảo không vui lắm nhưng cũng không đến nỗi thất vọng. Thảo thấy mệt mỏi và buồn ngủ quá chừng chừng. Phải đợi một tuần mới có kết quả thi viết. Thảo theo Thúy Anh để dò danh sách vô vấn đáp. Thúy Anh nhanh nhẹn len vào trước, thấy có tên mình và tên Thảo, vội chạy ra la lên:
- Có rồi, đậu rồi chị Thảo ơi!
Thảo mừng ra mặt nhưng cũng hỏi lại:
- Thiệt không em?
- Bộ xí gạt chị làm gì. Thứ hai thi vấn đáp. Thôi về học bàị
Thuý Anh lôi Thảo đi nhưng Thảo muốn chính mình xem cho chắc nên trì lạị
- Thôi được chờ chút cho bớt người ta rồi mình vô coị Giờ mà chị vô đó là người ta thi nhau lấn ngộp luôn.
Thảo đánh vào tay Thúy Anh:
- Này, đừng có yêu tinh nghe chưạ
Tuy nói vậy nhưng mỗi lần có người trêu, Thảo cũng thích trong lòng. Hai chị em cùng cườị Tất nhiên Thảo tin mình đậu nhưng cũng phải thấy tận mắt mới yên tâm. Một lúc sau, người đã thưa, hai chị em vào xem, Thúy Anh chỉ ngay tên Thảo:
- Ðó chị thấy chưa, Nguyễn thị Thảo rõ ràng nghẹ
Thảo cười sung sướng:
- Rồi, thôi về.
Tối hôm đó nhà bà Nhiêu vui như Tết. Tuy còn phần vấn đáp, nhưng ai đã qua thi viết là nắm chắc mảnh bằng trong taỵ Hai nữa điểm thi viết của Thảo cũng cao thì sợ gì. Ngày chủ nhật Thảo coi sơ lại bàị Thứ hai vào vấn đáp, mọi môn đều trôi chảỵ Thảo sung sướng hình dung ra một chân trời mớị Cuộc sống mà đầy niềm vui, người ta sẽ thấy thời gian qua nhanh. Cuối tuần sẽ treo bảng kết quả chung cuộc. Thảo và Thúy Anh đến trường thật sớm chờ nghe tên mình. Ðám sĩ tử nhốn nháo đông nghẹt sân trường Phan Chu Trinh. Phòng Hội Ðồng, thấp thoáng các Thầy Cô vô rạ. Ðã trưa rồi mà chưa thấy động tịnh gì. Bổng nghe loa phóng thanh "a-lô a-lo"â. Sân trường đang ồn ào trở nên yên lặng. Những ai trúng tuyển được lần lượt xướng danh theo thứ tự abc. Số ký danh hô trước, tiếp là họ tên để tránh sự trùng hợp. Cứ mỗi 10 phút lại thay người đọc. Ðến thí sinh cuối cùng thì cũng hơn tiếng đồng hồ. Bấy giờ kẻ vui người buồn đã thấy rõ.
Thảo và Thúy Anh ôm nhau mừng chảy nước mắt. Thảo thấy mình mang ơn rất nhiều người, Bác, Mẹ, Thầy Cô, bạn bè...cuối cùng Thảo nhẩm nhẩm " Cả anh Nam nữa". Thảo thấy nhớ Nam cách lạ lùng.
Như đã hứa với Má, Thảo nộp đơn thi vào lớp Tá viên Ðiều Dưỡng Huế. Nghỉ ngơi chưa được mấy hôm Thảo lại lao vào ôn tập. Các bạn cùng lớp với Thảo ai cũng tiếp tục học lên. Thảo không mặc cảm, mỗi người một hoàn cảnh. Lần này còn gay hơn, cũng phải thi viết và vấn đáp, tuy nhiên chỉ các môn chính thôị Thí sinh khá đông mà số tuyển sinh chỉ lấy có ba chục nên không dễ lọt vàọ Thảo cứ hy vọng. Nếu may mà qua được thì có học bổng, có nội trú, không lọ Nhưng, trước mắt phải ra Huế thi, nơi ăn chốn ở nhờ aị Thảo lại tâm sự với Thúy Anh. Thúy Anh đã nhờ ba me giúp Thảo, vì gia đình Thúy Anh có bà con ở trong Thành Nộị Hôm ra Huế, bà Ðàm đòi theo, Thảo cản:
- Má à, con lớn rồi, có địa chỉ trong tay con sẽ tìm tới nơị Với lại, ba me Thúy Anh đã điện nhờ người đi đón con. Má đi thêm cực, ở nhà mình Bác không có ai phụ.
Bà Ðàm vẫn không yên Tâm:
- Nhưng làm răng mà biết ai đón con.
Thảo cười:
- Má cứ lo, khó gì, người đón sẽ cầm một miếng bìa có viết tên con đứng nơi sân gạ
- Biết người ta có làm rứa không?
- Má thật thà quá, thì ba me Thúy Anh dặn người ta như vậỵ Con xuống tàu cứ đứng nơi sân ga cho đến khi nhìn ra người đi đón mình.
Bà Ðàm tỏ ra bằng lòng nhưng cũng dặn hờ:
- Sợ con ra xứ lạ, Má lọ Mà thi mấy ngày hả con?
- Dạ hai ngày thi viết, một ngày thi vấn đáp.
- Vậy xong về liền kẻo Má nhớ nghẹ
- Má thiệt...,.lỡ đậu con phải xa Má đi học thì răng?
- Tới hồi đó tính.
Thảo đi chuyến tàu sớm, bà Ðàm đứng nơi sân ga chờ tàu chạy mới về.. Mười giờ, tàu vào ga Huế. Thảo hồi hộp, không biết ai đón mình. Thảo cố ý xuống sau cùng để khỏi chen lấn. Cái xách nhỏ trên tay, Thảo như đi chơi về. Thảo khép nép đứng qua một bên sân ga, mắt đảo quanh. Lúc hành khách ra gần hết, Thảo thấy một phụ nữ đang cầm tấm giấy có tên mình. Thảo đi tớị Hai người nhận ra nhau ngaỵ
- Chào chị, em là Thảo đâỵ
Thiếu nữ vui vẻ nói:
- Thảo bạn Thúy Anh đó hả. Chị là Tâm, bà con của Thúy Anh. Chà, đúng như Thúy Anh tả.
Thảo hơi đỏ mặt:
- Thúy Anh tả em sao chị?
- Em đẹp và dễ thương.
Hai người vừa nói chuyện vừa ra cửa gạ Bên ngoài cả một đám xích lô ào tớị
Tâm nói nhỏ vào tai Thảo:
- Mình đi ra ngoài xa rồi kêu xẹ
Hai cô từ chối tất cả lời mời của các anh xe, thong dong thả bộ về phía chiếc cầu ngang qua sông An Cựụ Ði một đoạn khá xa, Tâm dừng lại đón xẹ Lúc bấy giờ Thảo mới nhớ ra, quay sang hỏi Tâm:
- Vậy lúc ra ga chị cũng đi xích lô à? Tốn chết.
- Không mô, em chị chở.
Hai chị em lên xích lô, anh xe hỏi:
- Về mô hai o hè.
- Dạ chú cho về đường Âm Hồn.
Thảo nghe mà ghê người, đường gì mà ma quái vậỵ Ðịnh hỏi nhưng Thảo sợ mình nghe nhầm nên thôị
Dọc đường Tâm nói chuyện huyên thiên, Thảo thì mãi mê ngắm cảnh. Cảnh chi mà đẹp quá là đẹp. Dòng sông trong vắt, những con đò ngược xuôi qua lại hay khép nép dưới lùm tre xanh. Lâu nay nghe nói cầu Tràng Tiền, giờ thấy tận mắt, Thảo rất đổi ngạc nhiên, cầu rộng và dài hết sức. Sáu vài, mười hai nhịp, cầu sơn màu nhũ bạc. Lúc xe vào cửa Thượng Tứ Tâm giảng cho Thảo:
- Mình bắt đầu vào Thành Nội, trong này ngày trước chỉ có dòng dõi nhà vua mới được ở.
Thảo tò mò muốn biết ý nghĩa con đường ma quáị Thảo hỏi Tâm:
- Lúc nãy em nghe nói nhà chị ở đường Âm Hồn?
- Ðúng rồị
- Sao lại tên...
Tâm cười:
- À, chị hiểu ý em. Ấy là do ngày 23 tháng 5 năm Ất Dậu, Pháp tấn công quân triều đình Huế. Họ bắn phá thành Mang Cá, từ khoảng hồ Tịnh Tâm ra chỗ nhà chị, dân bị giết vô số kể. Vua Hàm Nghi chạy trốn ra Quảng Trị. Hàng năm đến ngày 23 tháng 5 dân Huế lập đàn cúng cô hồn. Về sau con đường nhà chị được mang tên đường Âm Hồn. Thảo ngây thơ hỏi:
- Chị có bao giờ thấy ma không?
- Ðó là chuyện đã mấy trăm năm rồi, nay còn chi mô mà sợ.
Tâm quay ra nói với anh xe:
- Tới Âm Hồn chú quẹo phải nghe chú.
Dù đã được giải thích Thảo vẫn thấy ớn mỗi khi nhắc đến tên con đường.
Ngày hôm sau Tâm đưa Thảo đi coi trước phòng thị Phòng thi đặt trong trường Ðồng Khánh. Ngôi trường nằm trong khuôn viên rộng thênh thang. Hai dãy lầu chạy song song, giữa là khoảng sân rộng mênh mông có lối đi ngang dọc, có bồn cỏ, có những cây phượng vĩ to cao lâu đờị Hoa phượng nở đỏ rực. Lối đi đầy những cánh hoa hồng thắm. Thảo không thể tưởng tượng một ngôi trường lại có khung cảnh đẹp tráng lệ như vậỵ Cứ nghĩ, được làm học sinh của trường Ðồng Khánh là hãnh diện biết bao.
Ðến phòng niêm yết danh sách thí sinh, Thảo dò số 123, đây rồi. Tất cả 132 người thi mà chỉ lấy 30, thật quá gắt. Người ta bảo đây là khóa 1 Tá Viên Ðiều Dưỡng, ngân sách do Hoa Kỳ tài trợ. Học viên học một năm, học bổng 600 đồng một tháng, có nội trú dành cho người ngoài tỉnh. Thảo thầm nguyện sao cho vô được lớp này.Trong thời gian theo học thể nào Thảo cũng tìm ra Nam. Nghĩ đến đó Thảo thấy tim mình đập mạnh. Không biết bây giờ Nam ra sao.