Chương 18

Bà Nhiêu được tin Nam đang theo học lớp Sư Phạm, vội chuẩn bị đi Huế. Một công hai việc, gặp con, nhân thể bà thăm dò tiền tử tuất của chồng. Mọi việc ở nhà, bà giao cho Má Thảọ
- Chị không phải ủ thêm cơm rượu, còn mấy chum nấu từ từ. Bạn hàng đến, mình giao ít lại. Nói họ vài bữa tui về sẽ giao như cũ. Nhờ chị trông chừng các cháu. Thằng cu Phúc dạo này hay đau ốm, chị nhắc con Lan cho em ăn.
- Chị đi mấy bữa?
- Tui ra gặp các con rồi về liền. Chừng ba bữa thôi. Phải về chớ không mất khách.
- Rứa khi mô chị đi?
- Sáng mai, đi chuyến tàu sớm. Thứ bảy chắc mấy đứa nó nghỉ, thứ hai lo công việc xong tui về, có lâu cũng tới thứ bạ
- Xuống ga, chị đi xích lô đến chỗ con Thảo, tui nghe nói cũng gần, cháu nó sẽ đưa chị tới nhà Nam.
Bà Ðàm trao địa chỉ Thảo cho bà Nhiêu và dặn hờ:
- Lỡ chị mất địa chỉ thì cứ ngồi xích lô biểu họ chở tới trường Sư Phạm hay trường Tá Viên Ðiều Dưỡng.
Dặn thế nhưng bà cũng biết bà Nhiêu rất cẩn thận và có trí nhớ hơn ai. Sáng hôm sau trước khi ra ga, bà Nhiêu cho mấy chị em Lan tiền quà và căn dặn các thứ một lần nữa:
- Con nhớ cho em uống thuốc nghe, mấy bữa ni nó ho và làm biếng ăn.
Trước khi lên tàu, bà Nhiêu mua ít Kẹo Gương, Ðường Phổi, để làm quà, đây là đặc sản của xứ Quảng.
Lên tàu, ngồi một lúc bà đã sốt ruột. Bà nôn gặp Nam để biết rõ đầu đuôi sao mà chúng tìm được nhau. Bà vái Trời: "Nếu lãnh được tiền sẽ mua cái nhà, có chỗ cho mẹ con chui rúc...".
Hồi tưởng lại, bà Nhiêu không ngờ mới đó mà đã hai năm, bao nhiêu chuyện đổi thay. Hiệp định Genève không còn nghe nhắc đến nữa, không tổng tuyển cử, không hiệp thương. Thực tế xem như có hai nước Việt Nam. Miền Nam dựa vào khối Tây Phương. Ông Ngô Ðình Diệm truất phế ông Bảo Ðại, lên làm Tổng Thống. Miền Nam nhờ viện trợ Mỹ bắt đầu xây dựng mở mang trường học, nhà thương đường sá. Ðời sống nông thôn dần dần cũng sáng sủa hơn. Miền Bắc nhờ khối Cộng Sản để củng cố thành trì Xã Hội Chủ Nghĩa. Ðình chiến được hai năm thì Miền Bắc phát động phong trào cải cách ruộng đất, đã làm cho bao nhiêu người chết chóc tù đày. Nếu bà Nhiêu nghe lời Nam ở lại, thì giờ này chắc không tránh được cảnh bị đấu tố. Sau 45 người ta nhân danh cách mạng để làm những việc không cần đến luật pháp. Bà có hai người em bên chồng đã bị chặt đầu mà không hiểu tội gì. Cứ tưởng tượng đến đó bà đã run rồi. Bởi vậy, đời sống nơi đây dù có khó khăn thiếu thốn đến đâu bà vẫn bằng lòng. Bà còn được đi lại để kiếm sống, còn có cơ hội để khôi phục những gì đã mất.
Ðoạn đường chỉ hơn trăm cây số mà tàu chạy mất bốn tiếng đồng hồ. Xuống ga, bà Nhiêu gọi ngay xích lô đến chỗ Thảo ở. Bà sực nhớ, "Răng không đánh điện báo cho Thảo đi đón". Anh xe phải hỏi đường nhiều lần mới tìm ra chỗ Thảo. Rất may, Thảo có nhà. Thấy bà Nhiêu, Thảo mừng rỡ chạy ra xách đồ và đưa bà vào phòng.
- Bác, Bác đi tàu hay xe mà ra sớm rứa?
- Bác ra tàụ
- Bác có mệt không? Bác ngồi nghỉ một chút đã.
- Thằng Nam ở mô con?
- Dạ, anh Nam ở bên phố, chút xíu con đưa Bác đị
Bà Nhiêu thấy chỗ cháu học hành đàng hoàng, cứ nghĩ chắc phải tốn lắm:
- Con ở ri có đủ tiền trả không?
- Dạ không tốn tiền Bác à, tiền cơm, tiền tiêu vặt, tiền sách vở...các thứ, học bổng chính phủ cho cũng đủ.
- Nam có thường gặp con không?
Thảo ngập ngừng, trả lời cho đúng sợ bà Nhiêu cười, ngược lại sợ bà nghi ngờ, không vui. Thảo nói hàng hai:
- Dạ thỉnh thoảng vào dịp nghỉ lễ anh Nam có qua thăm con. Tụi con, ai cũng bận lo bài vở.
- Học cái này có khó lắm không con?
- Dạ..cũng khó nhưng ra trường thì ai cũng đậu, cao hay thấp mà thôị.
- Vái trời cho nó sớm có công ăn việc làm...
Thảo như nhớ ra điều gì vội đứng dậy, vừa nói vừa chỉ cho bà Nhiêu:
- Bác vào trong rửa mặt cho mát rồi đi. Gặp Bác chắc mấy anh em mừng lắm.
Rửa mặt ra, bà Nhiêu hỏi Thảo:
- Con thấy mấy anh em nó dạo này ra sao?
- Dạ hai em học khá, anh Nam thì còn mấy tháng nữa ra trường. Má con cũng khỏe chớ Bác?
- Khỏe, nhờ có Má, Bác mới đi được đâỵ
Bà Nhiêu mở túi xách lấy hộp kẹo gương trao cho Thảo:
- Quà của con.
Thảo vui vẻ cầm nhưng cũng nói một câu:
- Bác để cho mấy em. À, Bác dành một phần biếu bác Ðiền, bác ấy tốt bụng lắm. Nhờ bác mà lâu nay anh Nam có chỗ ăn ở.
- Rứa thì con lấy giấy gói hai hộp kẹo gương, một ký đường phổi. Mình ăn thì hết, người ta ăn thì còn.
Thảo gói quà, điểm lại nhan sắc một chút rồi nói:
- Xong rồi, đi Bác hè.
Bà Nhiêu nhìn Thảo tủm tỉm cười. Tự nhiên mặt Thảo đỏ hây hây. Bà thấy Thảo lớn hẵn lên, chững chạc và đẹp. Ngày trước bà đi lấy chồng đâu được vầy.
Thảo gọi một chiếc xích lô, hai bác cháu cùng ngồi. Thảo bảo anh xe:
- Chú cho qua cửa Thượng Tứ.
- Bác nghe Nam học Sư phạm, Bác cũng mừng. Hồi trước nó đã nói rứa. Nó ra trường Bác cũng đỡ lo. Cháu thì răng? Khi mô mãn khóả
- Dạ chắc cũng một lượt với anh Nam. Thưa Bác lâu nay, Cha có nói gì về nhà cửa không?
- Không, nhưng Bác nghĩ nếu có cơ hội, mình cũng nên đi. Có lần Bác nghe Lý Kiệt nói bóng gió hình như Cha muốn lấy lại nhà.
- Con cũng nghĩ vậy. Hai nữa mình ở đã hai năm rồị
- Mấy lần về Huế Bác cũng có ý tìm một cái nhà nho nhỏ để mua mà chưa gặp.
Nghe bà Nhiêu nói mua nhà ở Huế, Thảo thấy rất hợp. Thảo dò ý Bác: - Vậy là Bác tính về Huế ở luôn hả Bác?
- Ừ, thứ nhất là có trường đầy đủ cho con cái học hành, hai là cũng dễ làm ăn. Con thấy răng?
- Dạ con cũng thích sống ở huế, người hiền cảnh đẹp. Không biết ra trường có được làm đây không.
- Thằng Nam chắc cũng rứạ
- Dạ, nếu đậu cao thì được chọn nhiệm sở, không thì họ bổ theo nhu cầụ
Thảo tính hỏi ý Bác, nếu Bác về Huế thì Má sao. Nhưng nghĩ ra thấy không tiện. Tuy chỉ hai mẹ con mà cũng khó, vì không sẵn tiền. Nếu đem chuyện này bàn với Nam thì chắc chắn là Nam đưa Má theo.
Xe đã qua cầu Tràng Tiền, Thảo lại tấm tắc thán phục công trình kỳ lạ này. Quê Thảo chỉ có cầu sắt một vài và làm đơn giản kiểu cầu gỗ. Cùng lắm là hai vài như Cầu Dài phía trong thành phố Ðồng Hới. Cầu Tràng Tiền vừa đẹp vừa thơ mộng. Ðứng trên cầu, nhìn ngắm sông Hương mới thấy cuộc sống an bình thanh thản. Dòng Hương Giang lúc nào cũng lững lờ, những con đò dài và thon như dáng con gái Huế, thong thả theo dòng. Trên sông lúc nào cũng văng vẳng một điệu hò.
Ðến cửa Thượng Tứ, Thảo bảo dừng xe. Hai Bác cháu men con đường nhỏ theo bờ hồ chênh vênh, một lối đi bề ngang hơn mét, lên xuống gập ghềnh. Nhà ở có chỗ mái che luôn cả đường đi. Bà Nhiêu đoán chừng nơi con ở cũng không giàu có gì, bà hỏi Thảo:
- Nhà bác Ðiền ra răng con?
- Nhà bác nghèo, đông con, làm nghề nấu đậu hủ. Bác ấy vui tính và mau mắn.
Bà Nhiêu cười:
- Thì cũng như Bác chớ gì.
Vừa tới, Thảo kêu lớn:
- Cu Anh.
Hai em Nam nhìn ra thấy mẹ vội reo lên: "Mẹ, Mẹ"" rồi chạy ôm bà Nhiêu, mấy mẹ con mừng mừng tủi tủi một lúc. Bà Ðiền cũng bỏ bếp đứng lên chào:
- Chị, chị mới trong Ðà Nẵng rạ
Bà Nhiêu đi tới chỗ chiếc giường tre kê sát lối đi, bà ra dấu cho Thảo lấy quà:
- Dạ tui ra chuyến tàu sớm, có chút quà biếu chị lấy thảọ Bà Ðiền vui vẻ nhận:
- Chị ngồi nghỉ tạm một chút, Nam mới chạy ra phố, về chừ.
Hai bà tâm tình với nhau, Thảo lấy quà cho hai em rồi hỏi nhỏ Cu Anh:
- Anh Nam đi mô rứa?
- Dạ em không biết.
- Ði xe hay đi bộ.
- Dạ đi xẹ
Thảo ra chiều nghĩ ngợi. Chừng mười phút Nam về. Gặp Mẹ, Nam mừng khôn xiết. Ðể mấy mẹ con hàn huyên, bà Ðiền quay lại công việc của mình. Bà Nhiêu cứ nhìn hoài các con. Nam hỏi Mẹ:
Mẹ thấy con có khác không?
- Ðứa nào cũng lớn. Mấy con học hành ra sao?
- Cu Anh lớp Ðệ Thất, Cu em lớp Nhất.
Nam thấy đã trưa nên nói khéo với bác Ðiền:
- Thưa bác, con đưa Mẹ với mấy em đi phố một vòng.
- Ừ rồi cả nhà về ăn cơm.
- Dạ thôi bác đừng lo, chắc đi vòng vòng chiều mới về.
- Rứa thì chiều cả nhà về dùng cơm với bác.
- Dạ được, con nhớ.
Mấy mẹ con ra vườn hoa kể cho nhau tất cả những thăng trầm cay đắng trong hai năm cách biệt. Suốt buổi, Thảo cứ nơm nớp sợ bà Nhiêu nói chuyện không may của Thảo. Khi nghe Nam hỏi:
- Mẹ ở bên Sơn Chà lâu mau mới qua nhà thờ Tam Tòa?
Thảo tái mặt, sợ thế nào cũng gợi đến chuyện đó. Nhưng bà Nhiêu đã bình thản trả lời Nam:
- Chừng hai tháng.
- Hèn gì lúc con tìm Mẹ, chỗ đó là đồn lính, trại di cư dời đi nơi khác, hỏi chẳng ai biết đi đâu. Mẹ ra thăm tụi con, còn chuyện chi nữa không?
- Mẹ sẽ đi hỏi giấy tờ của Ba con rồi về, trong nhà một mình Bác, Mẹ không yên tâm.
Nam sắp xếp chương trình cho Mẹ:
- Chiều nay ăn cơm nhà bác Ðiền, sau đó con đưa Mẹ về bên Thảo ngủ lạị
Quay qua Thảo Nam hỏi:
- Ðược không em?
- Dạ, giường em hai người nằm thong thả.
- Thứ hai tụi con phải học, Mẹ đi một mình được không?
- Các con đừng lo, Mẹ đã đi mấy lần rồi. Vô Mang Cá đi ngang qua đây mà xui không gặp con.
Thảo cũng thêm vô:
- Con cũng rứa Bác, hồi ra thi, con đi đường ni hoài mà có biết anh Nam ở trong nớ mộ
Nam cười:
- Biết thì chuyện đâu còn "lâm ly".
Thảo đấm Nam một cái vào lưng. Không ai hiểu anh chị nói gì.
- Giờ mình đi ăn. Bún bò nghe.
Nam đưa mọi người xuống ngã giữa, ở đây có quán bún nổi tiếng. Bún bò là một trong những món độc đáo của Huế. Thường người ta nói "Ăn Bắc mặc Kinh" thực ra ở Huế có những món ăn mà nơi khác dù có làm cách gì thì cũng không ngon bằng. Bánh Khoái, Cơm Hến, Chả Lụa, Nem Chua. Bánh Lá, Chả Ram, Bánh Cam, Bánh Bèo... Ðặc biệt là các món Chè. Chè Thịt Quay thì chắc là không đâu có.
Dân Huế thường thích ăn hàng gánh. Bánh Ướt Thịt Nướng thì nách. Tay nách rổ bánh, thịt, tay xách nồi lửa. Khi có người kêu họ mới thổi lửa nướng thịt và cuốn bánh tại chỗ. Thời này Phở Gánh đã chuyển qua Phở Xe. Ai cũng nhận thấy hàng ăn bán dạo ngon hơn tiệm. Nhất là không mất thì giờ, không phải ăn mặc tử tế mới ra đường. Học trò mà đi ăn tiệm lỡ gặp thầy cô là sợ lắm. Nếp sống Huế tiêu biểu cho cái cốt cách của người Miền Trung.
Ăn trưa xong bà Nhiêu muốn vô thăm chợ Ðông Ba. Chợ Ðông Ba có vị trí đặc biệt, chợ nằm ngay ngã ba sông về Thuận An và Bao Vinh. Khách hàng các nơi đến bằng xe đò hoặc thuyền. Ðình chợ dành cho người có vốn lớn, ít vốn thì lều sạp che sơ sài chung quanh đình, ra tận bờ sông. Nam thưa với Mẹ:
- Mẹ và hai em đi chợ, hai đứa con lanh quanh đây, chừng bốn giờ tụi con chờ Mẹ chỗ nàỵ
Thảo nói với bà Nhiêu:
- Thưa Bác có mua gì để mai chủ nhật con đi mua. Giờ mua xách nặng.
- Bác đi coi thôị
Ba mẹ con đi rồi, Thảo và Nam thả bộ dọc phố, Nam hỏi:
- Em thích đi coi phố hay ra bờ sông ngồi chơi?
- Ðã ở đây nửa năm rồi, coi phố chi cho mỏi cẳng. Mình ra bờ sông, kiếm chỗ nào văng vắng ngồi nói chuyện.
Thảo Nam đi về hướng cầu Tràng Tiền. Vườn hoa Nguyễn Hoàng buổi trưa ít người qua lại. Hai người đến một ghế đá, vừa ngồi xuống Thảo đã hỏi:
- Mới sáng mà anh đi mô sớm rứa?
- Anh đi mô?
- Không đi mà không có nhà?
Nam biết Thảo tra vấn nên cố tình trêu:
- Thì anh vẫn ở nhà mà.
Thảo nhìn vào mặt Nam:
- Ở nhà mà chờ cả buổi mới về?
- À, tại em nói sáng sớm, khi nớ cũng đã mười một giờ rồi sớm chị
- Ừ, mà đi mô?
Nam làm ra điều suy nghĩ, Thảo hối:
- Ði mô, răng không nói?
- Thì từ từ để anh nhớ, em làm anh sợ quên hết nè.
Thảo đang nóng lòng mà nghe vậy cũng tức cười:
- Anh làm như trẻ lên ba, sợ chi mà quên chuyện mới hồi sáng?
- Anh sợ em.
Thảo đánh Nam một cái vào vai:
- Ðừng có xạo, nói đị
- Ðược mà, bộ em gấp đi mô hả?
- Anh chọc tức Thảo phải không, em về để cho anh…
Nam vội nắm tay Thảo kéo lại:
- Thôi mà, để anh kể cho em nghẹ
Nghe nói "kể cho em" là Thảo tươi ngay nét mặt. Nam âu yếm vuốt ve bàn tay Thảo:
- Chuyện ly kỳ lắm.
Thảo thấy thinh thích song vẫn làm bộ:
- Anh là chuyên môn câu giờ, lẹ lên kẻo người ta thấỵ
- Em biết không, hôn tay người con gái là một việc hết sức trang trọng. Ðôi lúc còn phải quì xuống, nâng bàn tay ngà ngọc đưa lên từ từ. Áp môi vào, để thật lâu nhưng không được mạnh. Ðể làm gì em biết không? Ðể nghe rõ hương thơm từ những sợi lông măng, để hương vị huyền ảo ấy đi vào trong huyết mạch...
Thảo biết Nam vẽ vời cho có chuyện.
- Anh làm như em là nữ hoàng của xứ Anh!
- Thì em là Hoàng Hậu của lòng anh mà!
Nam đưa bàn tay Thảo áp vào mũi rồi lim dim mắt. Cứ thế thật lâu không nói gì. Thảo chợt thấy có người đi lại, vội kêu nho nhỏ
- Anh, người ta kìa.
Nam hạ bàn tay Thảo xuống và vẫn giữ trong tay mình. Chàng nhìn vào mắt Thảo:
- Em đẹp không lời nào tả hết, đẹp nhất là bàn tay. Bàn tay em đã mở ra trong hồn anh những khung trời cao rộng, anh như cánh chim bay hoài không biết mỏi.
Thảo thấy những điều Nam nói có cái gì đó buồn cười, nhưng khi yêu, người ta hay thêu dệt hay vòng vo tam quốc, chiếm một trái tim không như chiếm một mục tiêu ngoài trận địa. Vẻ thành khẩn của Nam khiến Thảo cũng bị lôi cuốn theo. Ðôi lúc Thảo muốn nói lên cảm xúc của mình mà sao khó quá. Còn Nam, hễ mỗi khi gần Thảo thì tâm hồn bay bổng lên, rồi cứ thế mà lướt đi không còn biết đường về. Tự nhiên Thảo như con chiên ngoan của một vị giáo chủ. Mỗi lần gặp Thảo là mỗi lần Nam đưa Thảo đến những chân trời xa lạ, rực sáng tình yêu. Thảo không cách nào dừng lại được.
Chờ mãi không thấy Nam nói gì, Thảo nhắc khẽ:
- Nói đi anh.
Nam nhìn Thảo cười:
- Nói rồi. Nói với bàn tay em.
- Răng mà anh khi mô cũng cứ "viễn vông". Hồi sáng anh đi mô?
- Anh đi mua hộp bút chì.
- Mua bút chì mà "ly kỳ"?
- Ðúng đó em.
- Bút chì thì mua một hai cây, mua chi cả hộp?
- Rứa mới ly kỳ.
- Thôi, chuyện chi nói đại, anh cứ lôi em đi lòng vòng nóng ruột lắm.
Nam thản nhiên nói cho Thảo biết chuyện chàng đi học vẽ, phải có một hộp bút chì.
Thảo hết sức ngạc nhiên:
- Anh đi học vẽ? Em không hiểụ
- Anh phải năn nỉ hết lời ông họa sĩ mới nhận dạy. Ông ta hỏi anh tại sao thích học vẽ.
- Anh trả lời răng?
Anh nói thiệt với ông là anh học vẽ để vẽ bàn taỵ
- Anh học chỉ để vẽ bàn tay, mà bàn tay ai?
- Bàn tay em.
Thảo chưng hửng:
- Trời đất, anh nói rứa thiệt hả.
- Anh nói thiệt.
- Rồi Họa Sĩ trả lời anh răng?
- Ông ta cười và nhận lờị
Thảo thấy Nam có nhiều ý nghĩ lạ lùng khó theo mà cũng khó bác. Thảo nói như thăm dò:
- Theo em, anh mua cái máy chụp hình có phải mau không?
- Ý em rất tiện, nhưng mình chưa đủ tiền. Chụp hình thì chỉ nháy mắt. Vẽ, có thì giờ ngắm nghía thích hơn.
Thảo nghe trong lòng dậy hơi men. Hai người yên lặng nhìn ra dòng sông, một con đò đang chèo lên hướng Bạch Hổ. Câu hò mái đẩy nghe văng vẳng từ xa:
Chiều chiều trước bến Văn Lâu,
Ai ngồi ai câu ai sầu ai thảm,
Ai thương ai cảm, ai nhớ (với) ai mong,
Thuyền ai thấp thoáng bên sông,
Ðưa câu mái đẩy, chạnh lòng (non với) nước non....
Chợt Nam quay qua hỏi Thảo:
- Thảo à, hồi ở trong trại tiếp cư bên Sơn Chà em làm gì?
Thảo đang vui, nghe câu hỏi của Nam thì mặt mày tái xanh, người đơ ra như bị trúng gió. Nam hoảng lên:
- Thảo, em sao vậy? Có sao không?
Nam cầm tay Thảo lắc lắc, rất lo lắng. Một lát, Thảo như tỉnh lại:
- Thảo không sao, tự nhiên thấy trong người khó chịu vậy thôị
- Thảo làm anh hết hồn. Hồi giờ em có bị vậy không?
Thảo lặng yên giây lát mới nói:
- Anh, em muốn anh từ nay đừng nhắc đến những ngày mình xa cách nhau làm chi, mỗi lần nhớ lại em sợ lắm.
- Thôi được, anh hứa, anh biết thời gian ấy em và Mẹ cực khổ vô cùng. Nhưng tất cả đã qua rồị
Nghe Nam nói, Thảo vui trở lại, mặt hồng hào ngay. Thảo tưởng Nam đã biết hết chuyện hồi đó của mình. Thảo đưa tay cho Nam:
- Anh có muốn ngắm bàn tay của em nữa thôi? Ngắm để vẽ cho em một bức.
Hai người cười bâng quơ.