Chương 13

Tàu vào ga Huế khoảng 4 giờ chiềụ Anh em Nam thuê xe về nhà bác Ðiền. Ðã nhiều lần đi trên con đường từ ga về cầu Tràng Tiền, sao hôm nay ngồi xích lô Nam thấy cảnh vật hoàn toàn khác lạ. Nam như người phương xa mới đến, trông cái gì cũng hay, cũng đẹp. Trong tâm hồn như co ùcái gì thật mới mẻ. Hai em Nam thì khỏi nói, hỏi đủ thứ. Xe vào cửa Thượng Tứ thì rẽ trái men theo bờ hồ vào sâu trong xóm. Lúc nghe tiếng cối xay chạy rột rột Nam biết đã đến nhà bác Ðiền. Nhác thấy Nam, bác đã reo lên:
- A, cậu Nam trở về tề!
Mấy anh em Ðăng chạy lại mừng rỡ, phụ xách đồ vô nhà. Mọi người xúm lại hỏi chuyện Nam. Nam ngồi xuống giường rồi kể những gì đã xẩy ra phía bên kia vĩ tuyến 17. Bà Ðiền thả cây guậy bột, đến bên Nam:
- Răng cậu trở lại?
Nam chưa kịp trả lời, mấy anh em Ðăng đã nhao lên:
- Ngoài đó răng anh?
- Người ta di cư nhiều không?
- Anh có thấy Việt Minh không?
Mỗi người một câu ồn cả nhà, bà Ðiền phải gắt lên:
- Tụi bây hỏi dữ rứa răng cậu trả lờị Tình hình răng cậu Nam?
- Dạ thưa Bác lộn xộn lắm, người ta bỏ đi rất nhiều, lúc đầu cháu tính ở lại nhưng khi biết tình thế không xong, cháu phải đi.
- Mà răng đi có ba anh em?
- Mẹ cháu vì còn nhà cửa và còn bốn đứa nhỏ nên không đi được. Cháu tính hai năm sau, tổng tuyển cử, thống nhất cũng không lâu.
Bác Ðiền sực nhớ đậu xay chưa xong, la lên:
- Thôi đi làm hết đi.
Ðám con bà tản rạ Nãy giờ chỉ Loan, cô con gái lớn của bà là không hỏi Nam câu nàọ Ðến chiều, công việc hơi vản, Nam thưa với bà Ðiền ý định xin tá túc của mình. Bà vui vẻ nhận lờị Bà nói:
- Ðược rồi mấy anh em cứ ở đây với bác, có chi ăn nấỵ
Ba anh em nằm một giường. Người đời thường nói: "Chật bụng chứ chật chi nhà", Nam thấy đây là trường hợp điển hình. Nhà bác Ðiền lụp xụp ọp ẹp, thấy là biết nhà nghèo như thế nàọ Nhưng, tấm lòng của bác quả là nhân hậụ Nam lo công việc ngay ngày hôm saụ Trước tiên là dò tin lớp sư phạm cấp tốc. Ðã có thông báo thi tuyển vào cuối tháng 9. Còn 20 ngày nữa hết hạn nạp đơn. Nam chạy gặp Liêm, người bạn thân, học trên Nam một lớp, mới đậu Trung Học kỳ rồị Nam hỏi mượn bằng của Liêm, ra Quận sao, sau đó dùng corrector sửa lại tên mình. Bạn nghe cũng có lý nên sẵn sàng cho Nam mượn. Nam lẳng lặng thực hiện ý đồ của mình không ai haỵ Nam mang nộp thẳng hồ sơ tại Nha Học Chánh trong Thành Nội, chờ ngày nhận giấy gọi đi thị Việc thứ hai là đến thăm ông bà Gia, Nam yên chí sẽ tiếp tục lại công việc, mỗi tháng có đủ tiền cơm gởi cho bà Ðiền. Nam mừng thầm, cho rằng mọi việc đều trôi chảy theo ý mình. Không ngờ, ông bà Gia đã dọn nhà đi nơi khác. Hỏi thăm có người cho biết ông đổi vô Phan Thiết. Nam thấy lòng buồn thật buồn, buồn vì không còn thấy những khuôn mặt dễ thương của chị em Hà. Nam suy nghĩ về thực tế của hoàn cảnh mình, bề nào cũng phải kiếm công việc làm thêm dù chỉ tạm bợ. Số tiền mẹ cho, giỏi lắm c4ng chỉ tiện tặn được vài tháng.
Hai tuần lễ sau, Nam nhận được một bì thư màu vàng gởi qua Bưu Ðiện. Nam nghĩ đây là giấy báo thi, lòng mừng lắm nhưng cố giữ yên lặng, vì việc làm khuất tất, Nam không muốn lộ cho ai biết dù vui hay buồn. Lúc bóc thư xem, Nam tái xanh mặt mày, người choáng váng muốn ngã. Thế này thì tiêu sự nghiệp rồi, đang trong hoàn cảnh bơ vơ lạc loài mà còn bị nạn nữa thì nhờ vào đâụ Nam thấy rõ việc dại dột của mình. Nha Học Chánh đã khám phá ra vụ giả mạo bằng cấp của Nam nên gởi giấy đòi Nam đến trình diện Giám Ðốc để giải quyết. Nam quá ngây thơ, bằng có số danh bạ, chỉ cần lật sổ ra là thấy số bằng, tên aị Nam có sửa trong sổ được đâụ Việc hết sức đơn giản, vậy mà Nam cho là diệu kế. Lúc đối diện ông Giám Ðốc, Nam thú thật hết mọi chuyện và xin tha thứ. Ông Giám Ðốc nói một câu lạnh tanh:
- Về chờ giấy gọi ra tòa
Nam tối tăm mặt mày, không còn biết van xin thế nào nữạ Nam như một cái xác không hồn di chuyển ra khỏi phòng ông Giám Ðốc. Mấy ngày liền Nam kém vui, bà Ðiền đã gạn hỏi:
- Răng Bác thấy cháu rầu rầu mấy bữa ni, hay trong nhà có ai nói chi cháu?
Nam gượng trả lời:
- Dạ không có chi mô Bác, thỉnh thoảng cháu nhớ nhà, không biết chừ mẹ cháu ra răng.
- Nếu có điều chi cứ nói cho Bác biết.
Nam rất biết lòng tốt của bác Ðiền. Nam cố làm ra vui vẻ. Nhưng hễ đêm đến là Nam như người quẩn trí, Nam bị tù rồi mấy em làm sao. Nam không buồn đi đâu nữa, nằm nhà chờ trát Tòạ Chuyện gì phải đến đã đến. Hai tuần sau, Nam nhận được một bì thư cũng màu vàng, Nam ra chỗ riêng bóc xem. Ðúng là giấy của Tòa Sơ Thẩm Huế. Tai Nam ù lên như nghe tiếng ong bay vù vù. Ðầu óc rối bời chẳng biết tính toán saọ Chuyện khó khăn mà không thể tỏ bày với bất cứ ai. Phải bấm bụng ôm lấy một mình. Nam sống trong lo âu suốt mấy ngày liền. Nam định rồi sẽ nhận hết lầm lỗi chỉ vì hoàn cảnh éo le của mình. Ðúng ngày giờ ghi trong giấy, Nam đến Tòa, nhân viên trực đưa Nam lên lầu, Nam vào một phòng khá rộng, chung quanh toàn sổ sách hồ sợ Nam trình giấy cho người đàn ông đứng tuổi ngồi sau chiếc bàn lớn, ông hơi cúi đầu để nhướng đôi mắt qua cặp kính trắng nhìn Nam. Bằng một giọng vừa khàn vừa khô ông hỏi:
- Cậu là Lê Ðình Nam.
Nam lắp bắp:
- Dạ..
- Cậu có biết cậu bị tội gì không?
Nam điếng người không nói gì được cả. Ông lật bìa đựng hồ sơ màu vàng, đọc lẩm nhẩm rồi ngước lên với giọng của một quan tòa:
- Tội giả mạo giấy tờ...tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Nam bủn rủn chân tay, đơ người, không mở miệng được.
- Tại sao cậu dám cả gan sửa bằng của người khác..?
- Dạ thưa cháu dại dột không biết luật lệ...dạ vì..
Nam ấp úng trình bày cảnh ngộ của anh em Nam. Ông Tòa nghe với vẻ mặt thông cảm. Cuối cùng ông nói:
- Cậu may mắn là hôm nay ông Chánh Án đi công vụ không có nhà, tôi tha cho cậu, vì tuổi còn nhỏ, chớ tội này không nhẹ đâu.
Nam mừng rỡ vừa cảm động, ông tòa thật nhân hậụ Nam lí nhí nói lời cảm ơn.
- Thôi về đi lần sau đừng có dại thế nữa.
Nam ra về lòng vui như vừa đậu thủ khoa Tú Tàị Không ngờ mình còn may mắn như vậỵ Nam lẩm nhẩm: "Ðúng là trong chùa có ông Thiện ông Ác"
Chiều hôm đó Nam đãi mọi người trong nhà một chầu ciné. Không ai hiểu tại sao Nam đang ủ rủ lại vui như người trúng số. Nam tự dặn lòng, sẽ không bao giờ làm những gì mà chính mình không có. Nam cố học, mùa tới đậu trung học sẽ nộp đơn thị Anh em Nam lại chìm vào cuộc sống âm thầm của khu lao động nghèo. Một thời gian sau Nam tìm được một chân dạy kèm, 200đồng một tháng, mỗi tháng anh em Nam chỉ trả tiền cơm có 300.
Các trường đã vào mùa thi Lục Cá Nguyệt, anh em Nam cũng học ráo riết. Ở Huế có cái không khí học tập rất lạ. Dưới từng cột đèn, tụ tập từng nhóm năm ba học sinh. Họ học đến khuya mới vô nhà. Có lẽ trong nhà chật chội, ồn ào khó mà thuộc bàị Nam vừa lo phần mình vừa lo cho em, cho mấy con bác Ðiền. Có vất vả thật nhưng bao nhiêu xui xẻo đều qua, Nam không còn biết mệt mỏi nhọc nhằn. Nam cần cù ngày đêm để cố đạt bằng được những gì đã phác họa lúc đầụ Mỗi khi nhớ đến Mẹ và Thảo, Nam thấy người càng hăng hái càng dũng mãnh. Sau những lúc căng thẳng vì công việc, Nam thả lỏng cho lòng mình tìm về những giây phút kỷ niệm năm xưạ Những cảm giác của ngày qua ngây ngây mơ hồ. Bất giác Nam nói với hư không, "Anh sẽ về đón em Thảo ơi". Nam thấy mọi dự tính gần kề. Ngưỡng cửa Trung Học, Nam sẽ bước qua không khó. Ðáng ra Nam đã theo các bạn thi băng từ năm Ðệ Ngũ nếu không gặp chuyện tang chế trong gia đình. Còn hơn tháng nữa là đến kỳ thi, Nam dồn hết tâm lực cho đọan cuối vòng đua. Một tương lai tươi sáng đã hiện dần ra tước mắt.