C (6)

cổ
- 1 d. 1 Bộ phận của cơ thể, nối đầu với thân. Khăn quàng cổ. Hươu cao cổ°. Ách giữa đàng quàng vào cổ (tng.). 2 (kng., hoặc thgt.; dùng phụ sau t., hoặc đg., trong một số tổ hợp). Cổ của con người, coi là biểu tượng của sự cứng cỏi, không chịu khuất phục. Cứng cổ°. Cưỡi cổ°. 3 Bộ phận của áo, yếm hoặc giày, bao quanh cổ hoặc cổ chân. Cổ áo sơmi. Áo cổ vuông. Cổ yếm. Giày cao cổ. 4 Chỗ eo lại ở gần phần đầu của một số đồ vật, giống hình cái cổ, thường là bộ phận nối liền thân với miệng ở một số đồ đựng. Cổ chai. Hũ rượu đầy đến cổ.
- 2 t. 1 Thuộc về thời xa xưa trong lịch sử. Ngôi tháp cổ. Chơi đồ cổ. Nền văn học cổ. 2 (kng.). Lỗi thời, không hợp thời nữa. Cách nhìn hơi cổ.
- 3 đ. (ph.; kng.). Cô (đã nói đến) ấy.
cổ điển
- tt. 1. (Những tác phẩm văn học nghệ thuật) có tính chất tiêu biểu, được coi là mẫu mực của thời cổ hoặc thời kì trước đó: nghệ thuật cổ điển trường phải cổ điển tác phẩm cổ điển nhạc cổ điển. 2. Xưa, cũ, đã trở thành lạc hậu so với hiện đại: cách làm cổ điển tư duy cổ điển.
cổ động
- đgt. (H. cổ: đánh trống; động: hoạt động) Dùng những hình thức như nói chuyện, báo cáo, sách báo, tranh ảnh, truyền đơn, phát thanh, chiếu bóng, để phổ biến trong quần chúng những kiến thức, những tư tưởng nhằm giáo dục chính trị và thúc đẩy tham gia các hoạt động chính trị, xã hội: Tuyên truyền, cổ động, tổ chức quần chúng (Trg-chinh).
cổ học
- dt. 1. Môn học nghiên cứu, khảo cứu về văn hoá xưa. 2. Học thuật xưa: cổ học Việt Nam.
cổ hủ
- tt. (H. cổ: xưa; hủ: mục nát) Cũ kĩ và lạc hậu: Đánh đổ những hình thức cổ hủ (ĐgThMai).
cổ mộ
- dt. Ngôi mộ cổ.
cổ nhân
- dt. (H. cổ: xưa; nhân: người) Người đời xưa: Không quên lời dạy của cổ nhân. // tt. Chất phác; theo kiểu cổ: Bà cụ nhà tôi còn cổ nhân lắm.
cổ phần
- d. Phần vốn góp vào một tổ chức kinh doanh. Góp cổ phần. Lãi cổ phần.
cổ phiếu
- dt. Phiếu chứng nhận về đầu tư một phần tư bản nhất định vào công ti cổ phần và về quyền được nhận một phần lợi nhuận của công ti đó dưới hình thức lợi tức cổ phần: thị trường cổ phiếu.
cổ tích
- dt. (H. cổ: xưa; tích: dấu cũ) 1. Chuyện xưa: Xét xem cổ tích đã có minh trưng (BNĐC) 2. Di tích cũ: Đi thăm những cổ tích trong vùng. // tt. Thuộc về những chuyện xưa: Như một bà tiên trong truyện cổ tích (Sơn-tùng).
cổ truyền
- t. Từ xưa truyền lại, vốn có từ xưa. Kinh nghiệm cổ truyền. Nền âm nhạc cổ truyền của dân tộc.
cổ trướng
- dt. Bệnh trướng bụng to căng như cái trống, da vàng ải, các đường mạch lộ rõ, là một bệnh trong tứ chứng nan y.
cổ võ
- (id.). x. cổ vũ.
cỗ
- 1 dt. Những món ăn bày thành mâm để cúng lễ ăn uống theo phong tục cổ truyền hoặc để thết khách sang trọng: mâm cỗ to như cỗ giỗ (tng.) cỗ cưới ăn cỗ bày cỗ trung thu làm cỗ đãi khách.
- 2 dt. Tập hợp từng bộ phận làm thành một bộ, một đơn vị: cỗ lòng lợn cỗ bài cỗ pháo.
cố
- 1 dt. Người sinh ra ông nội hoặc ông ngoại, bà nội hoặc bà ngoại: Cố tôi năm nay tròn một trăm tuổi; Con người có cố, có ông, như cây có cội, như sông có nguồn (cd).
- 2 dt. Linh mục Thiên chúa giáo: Cố Alexandre de Rhodes.
- 3 đt. Từ tôn xưng người già: Em học sinh đưa một cụ cố qua đường.
- 4 tt. Tù đặt trước tên một chức vụ cao để chỉ người giữ chức vụ đó đã qua đời: Cố bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên.
- 5 đgt, trgt. Như Cố gắng: Cố học cho giỏi; Làm có cho xong.
cố chấp
- đg. (hoặc t.). 1 Cứ một mực giữ nguyên ý kiến theo những quan niệm cứng nhắc sẵn có. Vì thiên kiến đi đến cố chấp. Con người cố chấp. 2 Để ý lâu đến những sơ suất của người khác đối với mình đến mức có định kiến. Vì cố chấp nên thiếu độ lượng.
cố định
- I. tt. ở nguyên trạng thái không di động, không biến đổi: chỗ cố định tài sản cố định II. đgt. Làm cho ở vào trạng thái cố định: cố định chỗ xương gãy cố định chỗ ngồi cố định quân số.
cố đô
- dt. (H. cố: cũ; đô: kinh dô) Kinh đô cũ: Tiến công và nổi dậy giải phóng cố đô Huế (VNgGiáp).
cố gắng
- đg. (hoặc d.). Đưa sức ra nhiều hơn bình thường để làm việc gì (nói khái quát). Cố gắng luyện tập. Có nhiều cố gắng trong công tác.
cố hương
- dt. Làng quê cũ, nơi đã xa cách từ lâu: Dần dà rồi sẽ liệu về cố hương (Truyện Kiều) nhớ cố hương.
cố hữu
- 1 dt. (H. cố: cũ; hữu: bạn) Bạn cũ: Lả lơi bên nói bên cười, bên mừng cố hữu, bên mời tân lang (BCKN).
- 2 tt. (H. cố: cũ; hữu: có) 1. Sẵn có từ lâu: Đức tính cố hữu của dân tộc ta 2. Thuộc một cách tự nhiên, không thể tách khỏi: Chuyển động là tính chất cố hữu của vật chất.
cố nhân
- d. (vch.). Bạn cũ, hay người yêu cũ. Gặp lại cố nhân.
cố quốc
- dt. Tổ quốc quê hương nơi đã xa cách từ lâu: Tấc lòng cố quốc tha hương (Truyện Kiều) trông về cố quốc.
cố sát
- đgt. (H. cố: định tâm; sát: giết) Định tâm giết người: Hắn bị kết án tử hình vì tội cố sát.
cố tri
- I t. Cũ, quen biết nhau từ lâu. Đôi bạn cố tri.
- II d. (id.). Bạn cũ. Gặp lại.
cố vấn
- d. Người thường xuyên được hỏi ý kiến để tham khảo khi giải quyết công việc. Cố vấn kĩ thuật.
cốc
- 1 dt. Đồ đựng dùng để uống, làm bằng thuỷ tinh, nhựa..., thường không có quai: cốc nước chanh rót nước vào cốc cốc nhựa nâng cốc chúc mừng.
- 2 I. tt. Từ mô phỏng tiếng mõ kêu: Tiếng mõ trâu cốc cốc vang rừng. II. đgt. (Dùng ngón tay gập lại) gõ vào đầu: Sao anh lại cốc vào đầu thằng bé như vậy?
- 3 (F. coke) dt. Than đá xốp và rắn dùng trong luyện kim.
- 4 dt. Chim bắt cá, bơi lặn giỏi, cổ dài, lông đen, chân có màng: Cốc mò cò xơi (tng.).
- 5 Tên gọi chung các hạt để ăn (như thóc, ngô, kê, đỗ): cốc vũ hà cốc ngũ cốc.
cộc
- 1 tt. Ngắn; cụt: áo cộc; Chó cộc đuôi Con cộc Con chó cụt đuôi: Con cộc nhà này không dữ.
- 2 đgt. Đụng đầu vào một vật gì: Cộc đầu vào bàn.
- 3 tht. Tiếng gõ mõ: Sư cụ gõ cộc một tiếng trên mõ.
cộc cằn
- t. Như cục cằn.
cộc lốc
- tt. (Cách nói năng) ngắn, cụt và trống không, gây cảm giác thiếu lễ độ: trả lời cộc lốc nói cộc lốc.
côi cút
- tt. Như Côi1, nhưng có nghĩa nặng về tình cảm hơn: Nỗi con côi cút, nỗi mình bơ vơ (Ngọc-hân công chúa).
cỗi
- 1 d. (cũ; chỉ dùng trong thơ ca). Như cội. Rung cây, rung cỗi, rung cành... (cd.).
- 2 t. (Cây cối) già, không còn sức phát triển. Ươm giống tốt, cây sẽ lâu cỗi.
cối
- 1 dt. 1. Đồ dùng để đựng các thức khi xay, giã, nghiền: cối giã gạo. 2. Lượng các thức đựng trong cối trong một lần xay, giã, nghiền: xay một cối thóc. 3. Lượng vôi vữa, đất trong một lần nhào, trộn khi xây, trát: đánh một cối hồ. 4. Số lượng thuốc lá, pháo đóng lại thành khối: một cối pháo.
- 2 dt. Pháo nòng ngắn, đáy nòng tì trên một bàn đế, bắn đạn đi hình cầu vồng diệt mục tiêu ngay cả khi bị che khuất sau khối chắn cao.
cối xay
- 1 dt. Cối xay thóc làm bằng nan tre bọc ngoài, trong nêm chặt bằng đất và giăm tre hoặc giăm gỗ: Gà gáy chị đã dậy đổ thóc vào cối xay và đứng xay một mình.
- 2 dt. (thực) Loài cây nhỏ, có quả tròn hình cối xay, lá có lông: Cây cối xay được dùng làm thuốc Đông y.
cội
- d. Gốc cây to, lâu năm. Cội thông già. Chim lạc bầy thương cây nhớ cội... (cd.).
cồm cộm
- tt. 1. Căng phồng to, do đựng quá đầy, gây cảm giác vướng víu: ba lô nhét cồm cộm đủ thứ ví dày cồm cộm. 2. Có cảm giác khó chịu (thường ở mắt) do có gì gợn vướng ở bên trong: mắt cồm cộm vì bụi cát.
cốm
- 1 dt. 1. Món ăn làm bằng thóc nếp non, rang chín rồi giã cho giẹp và sạch vỏ: Để ta mua cốm, mua hồng sang sêu (cd) 2. Thứ được phẩm hình hạt như hạt cốm: Cốm can-xi 3. Từ miền Nam chỉ thức ăn làm bằng gạo nếp hay ngô rang và ngào với đường: Thứ cốm ở miền Nam thì người miền Bắc gọi là bỏng.
- 2 tt. 1. Nói chanh còn non: Chanh cốm 2. Nói vàng ở trạng thái vụn: Vàng cốm.
cộm
- t. 1 Căng to hoặc nổi cao lên một cách vướng víu do đựng quá đầy, quá chặt. Túi cộm, nhét đầy giấy tờ. Quần áo đựng cộm vali. Chiếc ví dày cộm. 2 Có cảm giác khó chịu ở da thịt, đặc biệt ở mắt, do có gì vướng ở phía trong. Bụi than vào, làm cộm mắt. // Láy: cồm cộm (ý mức độ ít).
côn
- 1 dt. Gậy để đánh võ, múa võ: đánh kiếm múa côn.
- 2 (F. cône) dt. 1. Khối nón cụt. 2. Bộ phận có hình như khối nón cụt: côn xe tiện côn.
- 3 dt. Một loại cá to ở biển theo truyền thuyết có thể hoá thành chim bằng: Côn vùng phỉ sức rồng bay phải thời (Phan Trần).
- 4 (F. colt) dt. Súng lục tự động có cỡ nòng 11,4mm: súng côn.
côn đồ
- dt. (H. côn: đồ vô lại; đồ: bọn người) Kẻ lưu manh hay gây sự đánh nhau: Quyết không sợ côn đồ hiếp tróc, quyết không làm dân tộc vô danh (X-thuỷ).
côn trùng
- d. x. sâu bọ.
cồn
- 1 (F. alcool) dt. Rượu có nồng độ cao, dùng để đốt, sát trùng: cồn 90o đèn cồn xoa cồn vào chỗ sưng.
- 2 (F. colle) dt. Chất keo dùng để dán: dán bằng cồn.
- 3 dt. Dải cát nổi lên tạo thành gò, đồi ở sông, biển do tác động của gió: cồn cát trắng ven biển.
- 4 đgt. 1. (Sóng) xô và nổi lên thành từng lớp: sóng cồn. 2. Nh. Cồn cào.
- 5 (thị trấn) h. Hải Hậu, t. Nam Định.
công
- 1 dt. Loài chim cùng loại với gà, lông đuôi dài, có mặt nguyệt, có thể xòe ra: Con công ăn lẫn với gà, rồng kia, rắn nọ, coi đà sao nên (cd).
- 2 dt. Công nhân nói tắt: Công, nông liên minh.
- 3 dt. Tước cao nhất trong năm tước của chế độ phong kiến: Năm tước của phong kiến là công, hầu, bá, tử, nam.
- 4 dt. Thế công nói tắt: Giỏi cả công lẫn thủ.
- 5 dt. 1. Sức lao động tiêu hao trong một việc làm: Của một đồng, công một nén (tng); Kẻ góp của, người góp công (tng); Một công đôi ba việc (tng) 2. Sức lao động tiêu hao trong một ngày của một người: Đào cái mương này mất hơn một trăm công 3. Tiền nhận được do bỏ sức lao động để làm việc: Rủ nhau đi cấy lấy công (cd) 4. Công lao nói tắt: Có công với nước; Công ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu (tng) 5. (lí) Đại lượng vật lí đặc trưng định lượng cho sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác: Trong hệ đơn vị quốc tế, công được do bằng Jun (J).
- 6 dt. Đơn vị đo diện tích ruộng ở Nam-bộ bằng một phần mười héc-ta: Thửa ruộng 2400 công, tức là có 240 héc-ta.
- 7 tt, trgt. Công bằng nói tắt: Trời sao trời ở chẳng công (cd).
- 8 tt. Chung cho mọi người: Của công.
- 9 đgt. Nói thuốc dùng không hợp, ảnh hưởng đến sức khoẻ của bệnh nhân: Bệnh tăng lên vì công thuốc.
- an dt. (H. công: việc chung; an: yên ổn) 1. Tổ chức của Nhà nước phụ trách việc giữ gìn trật tự an ninh chung: Ngành công an 2. Nhân viên phụ trách việc gi?
công an
- d. 1 Cơ quan nhà nước chuyên giữ gìn trật tự, an ninh chung. Đồn công an. 2 (kng.). Nhân viên công an. Nhờ công an chỉ đường.
công bố
- đgt. Thông báo cho mọi người đều biết: công bố một đạo luật tài liệu chưa công bố.
công chính
- 1 dt. (H. công: thợ; chính: việc quốc gia) Ngành phụ trách việc xây dựng và quản lí cầu cống, đường sá: Tốt nghiệp trường Cao đẳng công chính cũ.
- 2 tt. (H. công: không thiên vị; chính: ngay thẳng) Công bằng và ngay thẳng: Mọi người kính mến con người công chính ấy.
công chúa
- d. Con gái vua.
công chúng
- dt. Đông đảo mọi người xem, hoặc chứng kiến việc gì, trong quan hệ với người diễn thuyết, tác giả, diễn viên...: ra mắt công chúng Vở kịch được công chúng ưa thích phải cho công chúng biết.
công danh
- dt. (H. công: sự nghiệp; danh: tiếng tăm) Địa vị xã hội và tiếng tăm: Làm trai quyết chí tu thân, công danh chớ vội, nợ nần chớ lo (cd).
công dân
- d. Người dân, trong quan hệ về mặt quyền lợi và nghĩa vụ với nhà nước. Công dân có quyền bầu cử. Nghĩa vụ của công dân. Mất quyền công dân.
công đoàn
- dt. Tổ chức quần chúng của công nhân viên chức nhà nước.
công giáo
- dt. (H. công: chung; giáo: tôn giáo) Đạo Ki-tô: Những đồng bào theo công giáo. // tt. Theo Ki-tô giáo: Đồng bào công giáo.
công hàm
- d. Công văn ngoại giao của nước này gửi cho nước khác. Trao đổi công hàm giữa hai nước.
công ích
- dt. 1. Lợi ích chung của tập thể, của xã hội: lo toan công ích. 2. Số ngày công phải đóng góp hoặc bằng tiền thay thế cho địa phương, dưới chế độ cũ. 3. Nghĩa vụ phải đóng góp công sức vào các công trình phúc lợi dưới chế độ mới: lao động công ích.
công khai
- đgt, trgt. (H. công: mọi người; khai: mở) Cho mọi người biết, không giấu giếm: Từ 1950, Mĩ đã công khai can thiệp vào nước ta (HCM); Tư tưởng tiên tiến có thể công khai mà tuyên chiến cùng tư tưởng lạc hậu (ĐgThMai).
công luận
- d. Dư luận chung của xã hội. Hành động bị công luận lên án.
công lý
- (xã) h. Lý Nhân, t. Hà Nam.
công nghệ
- dt. (công: khéo léo; nghệ: nghề) Kĩ thuật sử dụng công cụ, máy móc, trang bị để sản xuất những sản phẩm công nghiệp: Muốn đẩy mạnh sản xuất, phải cải tiến công nghệ.
công nghiệp
- 1 d. Ngành chủ đạo của nền kinh tế quốc dân hiện đại, có nhiệm vụ khai thác tài nguyên thiên nhiên, chế biến tài nguyên và các sản phẩm nông nghiệp thành tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Phát triển công nghiệp. Nước công nghiệp.
- 2 d. (cũ). Công lao và sự nghiệp đối với xã hội.
công nhân
- dt. Người lao động (thường là chân tay) làm việc dựa vào sự thu nạp nhân công của chủ tư liệu sản xuất công nghiệp hoặc của nhà nước, còn bản thân họ không chiếm hữu tư liệu sản xuất.
công nhận
- đgt. (H. công: chung; nhận: bằng lòng) 1. Cho là phải, là đúng, là hợp lí: Nhân dân thế giới công nhận cuộc đấu tranh của dân tộc ta là chính nghĩa 2. Tuyên bố là chính đáng: Hiệp nghị Giơ-ne-vơ lập lại hoà bình, công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt-nam ta (HCM).
công pháp
- d. (id.). Công pháp quốc tế (nói tắt).
công quĩ
- dt. (H. công: chung; quĩ: tủ cất tiền) Tiền công; Tiền của Nhà nước: Lãng phí là làm thiệt cho công quĩ.
công tác
- I d. Công việc của nhà nước hoặc của đoàn thể. Công tác chính quyền. Làm tròn công tác được giao.
- II đg. 1 Làm. Tích cực công tác. Đang công tác ở nơi xa. 2 (chm.). Hoạt động, làm việc (nói về máy móc). Máy đang ở trạng thái công tác.
công thức
- dt. 1. Nhóm kí hiệu dùng để biểu thị một định luật, một quy tắc khái niệm nguyên lí. 2. Cách thức được dùng theo thói quen hoặc theo quy định trong những dịp nhất định: công thức xã giao.
công thương
- dt. (H. công: người thợ; thương: buôn bán) Công nghiệp và thương nghiệp: Thời kì cải tạo công thương.
công trái
- d. 1 Hình thức nhà nước vay vốn của các tầng lớp nhân dân, người cho vay được quyền thu lại vốn và hưởng lãi theo quy định. Phiếu công trái. 2 Phiếu công trái (nói tắt). Phát hành công trái. Mua công trái.
công ty
-,... x. công ti,...
công văn
- dt. Giấy tờ trao đổi, liên hệ công việc của cơ quan nhà nước: gửi công văn xuống các cơ sở của Bộ.
công xã
- dt. (H. công: chung; xã: hợp nhiều người) 1. Hình thức tổ chức nguyên thuỷ của xã hội loài người: Chế độ công xã nguyên thuỷ là chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất 2. Chính quyền vô sản thiết lập đầu tiên ở một số nơi: Tháng chạp năm 1927, công xã Quảng-châu thành lập trong ba hôm (Trg-chinh).
công xưởng
- d. Hình thức tổ chức sản xuất cơ bản trong thời đại công nghiệp, hoạt động dựa vào một hệ thống máy móc nhất định.
cồng
- dt. Nhạc khí gõ có hình dáng giống cái chiêng nhỏ nhưng không có núm, bằng đồng, dùng để phát hiệu lệnh.
cồng kềnh
- tt, trgt. Ngổn ngang và chiếm nhiều chỗ: Đồ đạc đề cồng kềnh trên xe tải.
cổng
- d. 1 Khoảng trống chừa làm lối ra vào của một khu vực đã được rào ngăn, thường có cửa để đóng, mở. Cổng tre. Cổng làng. Kín cổng cao tường. 2 (chm.). Thiết bị dùng làm lối vào và ra, để hướng dẫn việc chuyển dữ liệu giữa đơn vị xử lí trung tâm của máy tính và các thiết bị ngoài (như máy in, chuột, modem,...). 3 (chm.). Lối vào hoặc ra của mạng dữ liệu trong máy tính.
cống
- 1 dt. Đường thông được làm xây dựng để chủ động cho nước chảy qua: xây cống chảy như tháo cống đóng cống.
- 2 dt. Cống sinh, nói tắt: Nào có ra gì cái chữ nho, ông nghè, ông cống cũng nằm co (Trần Tế Xương).
- 3 dt. Cung thứ năm của gam năm cung giọng hồ (hồ, xự, xang, xê, cống).
- 4 đgt. 1. Dâng nộp lễ vật cho vua chúa hay nước mà mình chịu thần phục: cống ngà voi châu báu. 2. (Người thua bài) nộp quân bài tốt nhất cho người thắng: cống át chủ.
- 5 (dân tộc) Tên gọi của một trong số 54 dân tộc anh em sống trên lãnh thổ Việt Nam (x. Phụ lục).
- 6 (tiếng) Ngôn ngữ của dân tộc Cống.
cống hiến
- đgt. (H. cống: dâng; hiến: dâng phẩm vật) Đóng góp những phần cao quí của mình cho sự nghiệp chung: Đời hoạt động cũng như đời sống của Hồ Chủ tịch hoàn toàn cống hiến cho cách mạng (PhVĐồng). // dt. Sự đóng góp to lớn: Phụ nữ ta có những cống hiến rất lớn cho sự nghiệp cách mạng (PhVĐồng).
cộng
- 1 (ph.). x. cọng1.
- 2 d. (kết hợp hạn chế). Cộng sản (nói tắt). Luận điệu chống cộng.
- 3 đg. Gộp vào, thêm vào. 2 cộng với 3 là 5. Cộng sổ (cộng các khoản ghi trong sổ).
cộng hòa
- cộng hoà1 I. tt. (Chính thể của một nước) có các cơ quan quyền lực tối cao do dân cử: chế độ cộng hoà nước cộng hoà. II. dt. Nước cộng hoà, nước theo chế độ cộng hoà: Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.
- Cộng Hoà2 (xã) tên gọi các xã thuộc h. Hưng Hà (Thái Bình), h. Vụ Bản (Nam Định), tx. Cẩm Phả, h. Yên Hưng (Quảng Ninh), h. Quốc Oai (Hà Tây), h. Chí Linh, h. Kim Sách, Nam Sách (Hải Dương).
cộng sản
- tt. (H. sản: của cải sinh ra) Theo chủ trương đem các tư liệu sản xuất làm của chung của xã hội để mọi người cùng làm, cùng hưởng: Chủ nghĩa cộng sản là tương lai tươi sáng của loài người (PhVĐồng).
cộng tác
- đg. Cùng góp sức làm chung một công việc, nhưng có thể không cùng chung một trách nhiệm. Cộng tác với nhiều tờ báo. Hai người cộng tác với nhau.
cốt
- 1 I. dt. Xương người, động vật, thức ăn cua, cá có lợi cho việc tạo cốt cốt nhục cốt nhục tương tàn cốt tuỷ. 2. Xương của người chết hoặc của động vật còn giữ lại được: bốc cốt vào tiểu. 3. Phần bên trong cùng làm chỗ dựa chắc chắn cho toàn khối: bê tông cốt thép. 4. Nội dung chính và tạo nên sườn của một vấn đề hay tác phẩm văn học: cốt truyện phải tìm cho ra cốt của vấn đề là ở đâu. 5. Nước pha đậm đặc lần đầu, phần nước tinh tuý nhất có được do nấu, cô đặc hoặc ép: nước mắm cốt. II. đgt. Coi là mục đích chính cần đạt được: Cốt được việc là tốt, dù có tốn kém chút đỉnh cốt để giúp nhau thôi.
- 2 dt. Bà cốt: một đồng một cốt (tng.).
- 3 Nh. Cao trình.
- 4 (F. cote) dt. Chỉ số kích thước của xi lanh máy.
- 5 (F. code) dt. Mã số: phải nhớ cốt là bao nhiêu mới mở được.
cốt nhục
- dt. (H. cốt: xương; nhục: thịt) Người ruột thịt: Sao cho cốt nhục vẹn tuyền (K). // tt. Thân thiết, ruột thịt: Đồng bào cốt nhục, nghĩa càng bền (NgTrãi).
cốt truyện
- d. Hệ thống sự kiện làm nòng cốt cho sự diễn biến các mối quan hệ và sự phát triển của tính cách nhân vật trong tác phẩm văn học loại tự sự. Quyển tiểu thuyết có cốt truyện đơn giản. Cốt truyện của vở kịch.
cột
- 1 dt. 1. Vật làm trụ thẳng đứng cố định để chống, đỡ...: cột nhà cột buồm chôn cột điện. 2. Khối chất lỏng, chất khí được để hay được tạo nên theo phương thẳng đứng: cột thuỷ ngân cột khói. 3. Phần được chia thành từng ô, từng khoảng trên trang giấy: cột báo viết con số vào đúng cột.
- 2 đgt. Buộc, trói: cột dây thép cột gà không chặt (tng.).
cột cờ
- dt. Công trình xây dựng để treo cờ của Tổ quốc: Nhà ở gần cột cờ của Thủ đô.
cột trụ
- d. 1 Cột lớn, vững chắc, để chống đỡ vật nặng. Cột trụ bằng đá. 2 (id.). Như trụ cột.
- 1 dt. 1. Điều kiện triệu chứng báo hiệu để cho sự vật, sự việc có khả năng thay đổi, phát sinh: có cơ bị bại lộ Trời có cơ bão. 2. Sự thay đổi, phát sinh mầu nhiệm: cơ trời. 3. Khả năng ứng phó: Thất cơ thua chí đàn bà (Truyện Kiều).
- 2 dt. 1. Đơn vị quân đội thời phong kiến, số quân có thể là 10 hoặc có thể là từ 200-500: Muôn cơ nghìn đội trập trùng khải ca (Lục Vân Tiên). 2. Lực lượng quân đội chuyên làm nhiệm vụ canh gác và phục vụ trong các dinh thự quan lại ở triều Nguyễn thời thực dân Pháp.
- 3 dt. Cơ học hoặc cơ khí, nói tắt: ngành cơ khoa cơ.
- 4 dt. Đường nhỏ chạy dọc theo mái đập, mái đê.
- 5 dt. Bộ phận của cơ thể người, động vật gồm các sợi hợp thành, có thể co dãn làm cho các cơ quan khác cử động: sự co bóp của cơ tim cơ hoành bắp cơ.
- 6 tt. Đói: Lửa cơ đốt ruột dao hàn cắt da (Cung oán ngâm khúc) cơ cẩm cơ cực cơ hàn cơ khổ tích cốc phòng cơ.
- 7 tht. Kia (biểu thị ý thân mật): Thế này cơ!
cơ bản
- tt. (H. cơ: nền nhà; bản: gốc cây) 1. Coi như là nền gốc: Sản xuất ra của cải vật chất ngày càng nhiều là một vấn đề cơ bản (Trg-chinh) 2. Trọng yếu nhất: Chúng ta có những thuận lợi rất cơ bản (VNgGiáp).
cơ cực
- t. Đói khổ, vất vả đến cùng cực. Cuộc đời cơ cực. Nếm đủ mùi cơ cực.
cơ giới
- I. dt. Các loại trang bị bằng máy móc trong sản xuất: thi công cơ giới phương tiện cơ giới. 2. Các loại trang bị cơ động và tác chiến bằng xe tăng, xe bọc thép...: Tiểu đoàn bộ binh có cơ giới yểm hộ. II. tt. Có tính chất rập khuôn cứng nhắc, không linh hoạt, sáng tạo; máy móc: giải quyết vấn đề một cách cơ giới.
cơ hội
- dt. (H. cơ: dịp; hội: gặp) Dịp thích đáng để thành công: Chúng ta có cơ hội để xây dựng lại nước nhà (HCM).
cơ mưu
- d. (id.). Như mưu cơ.
cơ nghiệp
- dt. 1. Tài sản có được trong quá trình gây dựng, để làm cơ sở trụ lập cuộc sống: Con trâu là đầu cơ nghiệp (tng.). 2. Cơ đồ, sự nghiệp lớn lao: Trời Nam một dải non sông, Nghìn năm cơ nghiệp cha ông hãy còn (Văn thơ Đông Kinh Nghĩa Thục).
cơ quan
- dt. (H. cơ: trọng yếu; quan: then cửa) 1. Bộ phận của cơ thể thực hiện một chức năng cần thiết: Tai là cơ quan thính giác 2. Đơn vị tổ chức công tác của Nhà nước hoặc của đoàn thể: Các cơ quan của Chính phủ, từ toàn quốc cho đến các làng đều là đầy tớ của dân (HCM) 3. Trụ sở làm việc thường xuyên của chính quyền hay đoàn thể: Không dám vắng mặt ở cơ quan.
cơ sở
- d. 1 Cái làm nền tảng, trong quan hệ với những cái xây dựng trên đó hoặc dựa trên đó mà tồn tại, phát triển. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. Một nhận định có cơ sở. 2 cn. cơ sở hạ tầng. Nền tảng kinh tế, bao gồm toàn bộ quan hệ sản xuất của xã hội phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất, trong quan hệ với kiến trúc thượng tầng chính trị, tư tưởng, v.v. xây dựng trên đó. 3 Đơn vị ở cấp dưới cùng, nơi trực tiếp thực hiện các hoạt động như sản xuất, công tác, v.v. của một hệ thống tổ chức, trong quan hệ với các bộ phận lãnh đạo cấp trên. Chi bộ là tổ chức cơ sở của đảng cộng sản. Cơ sở y tế ở nông thôn. Cán bộ cơ sở. 4 Người hoặc nhóm người làm chỗ dựa, trong quan hệ với tổ chức dựa vào những người đó để hoạt động, thường là hoạt động bí mật. Chị ấy là một cơ sở của cách mạng trong vùng địch tạm chiếm. Bám lấy cơ sở để hoạt động.
cơ thể
- dt. 1. Tập hợp thống nhất mọi bộ phận của một sinh vật: cơ thể đơn bào cơ thể sống. 2. Nh. Thân thể: rèn luyện cơ thể khoẻ mạnh.
cờ
- 1 dt. Miếng vải hay giấy có màu sắc nhất định, có khi có một hình ảnh tượng trưng, dùng làm biểu hiệu cho một nước hoặc một đảng; cũng có khi dùng trong đám rước hoặc dùng để ra hiệu lệnh: Lễ chào cờ; Phất cờ cho tàu chuyển bánh.
- 2 dt. cụm hoa ở ngọn một số cây loại thảo: Lúa đăng vào mẩy, ngô đang phơi cờ (NgBính).
- 3 dt. Trò chơi dùng những quân dàn ra trên một mặt phẳng kẻ ô, phân thành hai bên đối địch, phải tìm cách phân thắng bại: Mê đánh cờ; Dự kì thi cờ quốc tế; Một ông cụ cao cờ.
cờ bạc
- d. Các trò chơi ăn thua bằng tiền (nói khái quát). Nạn cờ bạc. Cờ gian bạc lận.
cờ tướng
- dt. Cờ có ba mươi hai quân phân ra tướng, sĩ, tượng, xe, pháo, mã, tốt, và cách đi riêng của mỗi quân, bên nào ăn được tướng của đối phương là thắng.
cỡ
- dt. 1. Độ lớn nhỏ: ở đây có bán giày đủ các cỡ 2. Khoảng: Hắn thuộc cỡ tuổi anh 3. Trình độ: Một họa sĩ cỡ lớn 4. Độ cao thấp trung bình: Không đòi hỏi tài năng quá cỡ. // tt. ở bậc khá cao: Đó là cán bộ cỡ đấy. // trgt. Khoảng độ: Tôi đi vãng cỡ mười ngày.
cớ
- d. Lí do trực tiếp của việc làm. Lấy cớ bận để về trước. Viện hết cớ này đến cớ khác.
cơi
- dt. Đồ đựng trầu cau, có hình như chiếc khay nhỏ, đáy nông và có nắp: Đàn ông nông nổi giếng khơi, Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu (cd.).
- 2 dt. Cây có lá nhỏ dài, dùng để nhuộm vải thành màu vàng lục sẫm hoặc để đánh bả cá.
- 3 đgt. Nâng cao bằng cách xây, đắp thêm lên: cơi nhà lên một tầng nữa cơi bờ đê.
cởi
- đgt. (cn. cổi) 1. Gỡ ra: Cởi trói; Cởi nút 2. Bỏ quần áo đang mặc ra: Yêu nhau cởi áo cho nhau 3. Mở ra: Được lời như cởi tấm lòng (K).
cởi mở
- đg. 1 Bày tỏ tâm tình một cách dễ dàng và hồn nhiên. Cởi mở nỗi lòng cho nhau. Tâm tình đã được cởi mở. 2 (hoặc t.). Dễ dàng để cho người khác hiểu biết tâm tình của mình. Tính tình cởi mở. Trò chuyện rất cởi mở. Sống cởi mở với mọi người.
cơm
- 1 dt. 1. Món lương thực chính của người Việt Nam (và một số nước khác) trong bữa chính, có màu trắng, hạt nở đều, dẻo, khô ăn kèm thức ăn, được nấu bằng gạo tẻ vo sạch, đun sôi ghế cho cạn nước, hạt nở và để lửa nhỏ cho đến khi chín. 2. Những thứ làm thành bữa ăn chính nói chung: làm cơm đãi khách dọn cơm.
- 2 I. dt. Cùi của một số quả cây: Quả vải cơm dày. II. tt. (Thứ quả) có vị hơi ngọt, không chua: cam cơm khế cơm.
cơm đen
- dt. Thuốc phiện: Cơm trắng không đủ ăn mà hắn vẫn phải mua cơm đen.
cơm nước
- d. Cái ăn, cái uống thường ngày (nói khái quát). Lo cơm nước. Cơm nước xong (ăn uống xong).
cợt
- đgt. Đùa bỡn: Cái phong ba khéo cợt phường lợi danh (Cung oán ngâm khúc).
cu
- 1 dt. 1. Bộ phận sinh dục của đàn ông (tục): Cu thằng bé bị sưng 2. Đứa con trai còn bé: Thằng cu nhà anh lên mấy rồi? 3. Từ ở nông thôn chỉ bố đứa con trai đầu lòng: Anh cu đi làm rất sớm.
- 2 dt. Chim gáy: Vì ai xui giục con cu, cho con cu gáy gật gù trên cây (cd).
cu li
- 1 x. culi.
- 2 d. Động vật bậc cao không có đuôi hoặc có đuôi rất ngắn, tai nhỏ, mắt to rất gần nhau, tứ chi thích nghi với lối sống leo trèo trên cây, hoạt động kiếm ăn ban đêm, ban ngày cuộn tròn mình lại để ngủ.
- 3 d. Cây dương xỉ lá rất to, phân nhánh rất nhiều, thân rễ phủ đầy lông tơ màu hung, dùng làm thuốc.
- 1 I. tt. (Vật) tròn khi tác động vào thì quay tròn: Trẻ con đánh quả cù đèn cù. II. dt. đphg Nh. Con quay.
- 2 đgt. 1. Làm cho buồn cuời và cười bằng cách chọc và ngoáy nhẹ ngón tay vào chỗ da dễ bị kích thích như nách, cạnh sườn..: cù vào nách Bị cù, nó cười nắc nẻ. 2. Làm cho cười vui bằng lời nói cử chỉ: Đem chuyện tiếu lâm cù mọi người cù khán giả. 3. Làm cho cùng tham gia vào bằng việc kích thích sự ham thích: cù cô bé cùng đi xem cù cho nó phải đi ra đường. 4. Quấy nhiễu, làm phiền phức, rầy rà: Suốt ngày nó gọi điện thoại cù người ta.
cù lao
- 1 dt. Khoảng đất nổi lên ở giữa nước biển hoặc nước sông: Bộ đội đóng ở Cù lao Chàm.
- 2 dt. (H. cù: vất vả; lao: khó nhọc) Công nuôi nấng vất vả của cha mẹ: Than rằng đội đức cù lao, bể sâu mấy trượng, trời cao mấy trùng (PhTr).
- 3 dt. (Biến âm của bồ lao) Quai chuông to ở chùa: Bây giờ tính nghĩ làm sao, cho chuông ấm tiếng, cù lao vững bền (cd).
củ
- d. Phần thân, rễ hay quả của cây phát triển lớn ra và chứa chất dự trữ, nằm ở dưới đất hoặc sát đất. Củ su hào. Củ khoai sọ. Củ lạc.
củ soát
- đgt. cũ Kiểm tra, xem xét cẩn thận để xem có sai sót, có điều gì bất thường hay không.
củ vấn
- đgt. (H. củ: sửa lại; vấn: hỏi) Tra hỏi lại kĩ càng: Về tội ấy, cấp trên còn phải củ vấn.
- t. 1 Được dùng đã lâu và không còn nguyên như trước nữa. Bộ quần áo cũ. Cửa hàng sách cũ. Máy cũ, nhưng còn tốt. 2 Thuộc về quá khứ, nay không còn nữa hoặc không thích hợp nữa. Ăn cơm mới, nói chuyện cũ (tng.). Nhà xây theo kiểu cũ. Cách làm ăn cũ từ nghìn năm nay. 3 Vốn có từ lâu hoặc vốn quen biết từ trước. Về thăm quê cũ. Ngựa quen đường cũ (tng.). Tình xưa nghĩa cũ. Ma cũ bắt nạt ma mới (tng.).
- 1 dt. Chim ăn thịt, có mắt lớn ở phía trước đầu, kiếm mồi vào ban đêm, thường bị dân xua đuổi vì họ cho là báo điềm không lành: hôi như cú.
- 2 (F. coup) dt. 1. Đòn đánh nhanh, mạnh: cho cú đấm đánh những cú hiểm đá cú phạt. 2. Lần xẩy ra nhanh chóng, bất ngờ, gây tác động mạnh: bị lừa một cú đau.
- 3 vt. thgtục Cay cú: cú vì thua học giỏi mà thi trượt nên rất cú.
- 4 dt. Câu: Viết chưa thành câu thành cú câu cú.
cú pháp
- dt. (H. cú: câu; pháp: phép) Phép đặt câu: Bài văn không coi trọng cú pháp.
cú vọ
- d. 1 Cú không có túm lông trên đầu. 2 Con cú vọ, dùng để ví kẻ hiểm ác, chuyên rình làm hại người. Bọn cú vọ. Mắt cú vọ (mắt nhìn xoi mói, rình mò để tìm cách hại người).
cụ
- dt. 1. Người sinh ra ông bà. 2. Từ dùng để gọi người già cả với ý tôn kính: kính cụ cụ ông bà cụ già.
cụ thể
- tt. (H. cụ: đầy đủ; thể: cách thức) 1. Tồn tại thực tế, hiển nhiên, xác thực: Những sự vật cụ thể trước mắt 2. Có thể nhận biết được bằng giác quan hay hình dung được dễ dàng: Nghệ thuật chú ý đến cá tính vì có tính cách cụ thể (ĐgThMai).
cua
- 1 d. Giáp xác có phần đầu và ngực ẩn trong mai cứng, phần bụng gập dưới mai gọi là yếm, có tám chân, hai càng và thường bò ngang. Nói ngang như cua (kng.; rất ngang).
- 2 d. (cũ; kng.). Khúc ngoặt trên đường đi của xe cộ, tàu bè. Xe chạy qua cua.
- 3 d. (kng.). Thời gian ấn định để hoàn thành một chương trình học tập, thường là tương đối ngắn. Theo học một cua ngoại ngữ. Học mỗi cua ba tháng.
- 4 t. (kng.). (Kiểu tóc của nam giới) cắt ngắn. Đầu húi cua.
của
- 1 dt. 1. Mọi thứ do con người làm ra như tiền bạc, tài sản, đồ đạc...: Người làm ra của, của không làm ra người (tng.) phải biết tiếc của. 2. Cái ăn với đặc tính riêng: thích của ngọt của chua. 3. Người hoặc vật thuộc hạng đáng xem thường: Rước cái của ấy về chỉ tổ phá nhà!
- 2 lt. 1. Từ biểu thị quan hệ sở thuộc giữa chính thể với bộ phận của chính thể: đôi mắt của em các linh kiện của máy. 2. Người hay vật có quyền sở hữu với cái thuộc về, chịu sự chi phối của người hay vật có quyền sở hữu đó: sách của tôi Xe máy của anh bán rồi à? 3. Người, sự vật với thuộc tính có được: hương thơm của hoa tình yêu của chúng ta niềm hân hoan của đội thắng cuộc. 4. Người, vật có quan hệ với người hay sự vật được nói đến: Anh ấy là bạn của tôi những nhân tố của sự thành bại.
của cải
- dt. Tài sản nói chung: Tăng nhanh hơn nữa khối lượng của cải vật chất (PhVĐồng).
cúc
- 1 d. Cây gồm nhiều loài khác nhau, có các hoa mọc trên một đế chung trông như một hoa.
- 2 d. x. khuy.
cúc dục
- đgt. Nuôi nấng, chăm sóc từ bé: ơn cha ba năm cúc dục, nghĩa mẹ chín tháng cúc mang (cd.).
cục
- 1 dt. Khối nhỏ và đặc: Sống, cục đất; mất, cục vàng (tng).
- 2 dt. cơ quan trung ương dưới bộ hoặc tổng cục, phụ trách một ngành công tác: Cục quân y; Cục thống kê.
- 3 tt. Dễ phát bẳn và thường có cử chỉ và ngôn ngữ thô lỗ: Tính nó cục, đừng trêu nó.
cục diện
- d. Tình hình chung của cuộc đấu tranh, cuộc tranh chấp, biểu hiện ra trong một thời gian nhất định. Cục diện chiến tranh. Cục diện thế giới.
cục mịch
- tt. Chất phác đến mức thô kệch vụng về: Nó cục mịch thế thôi, nhưng hết lòng với bạn đấy.
cùi
- 1 dt. 1. Bộ phận của vỏ quả dày lên: Cùi bưởi 2. Bộ phận của quả ở dưới vỏ: Cùi dừa 3. Bộ phận mọng nước của quả ở giữa vỏ và hạt: Cùi nhãn; Cùi vải 4. Lõi một số quả: Cùi bắp.
- 2 dt. Bệnh hủi: Bệnh cùi ngày nay được chữa khỏi.
cùi chỏ
- d. (ph.). Cùi tay.
củi
- dt. Những thứ dùng làm chất đốt lấy từ cây cỏ nói chung: bổ củi nhặt lá khô làm củi đun đi củi (đi kiếm củi).
cũi
- dt. 1. Chuồng bằng tre, bằng gỗ hay bằng sắt, có song chắn để nhốt giống thú: Cũi chó; Cũi hổ; Tháo cũi sổ lồng (tng) 2. Khung sắt nhốt người có tội trong thời phong kiến: Thời đó, chống lại vua quan thì phải nhốt vào cũi trước khi bị chém. // đgt. Nhốt con vật vào cũi: Cũi con chó lại.
cúi
- 1 d. Con cúi (nói tắt). Cán bông đánh cúi.
- 2 đg. Hạ thấp đầu hoặc thân mình xuống về phía trước. Cúi chào. Cúi rạp người xuống để đạp xe. Cúi mặt làm thinh.
cùm
- I. dt. Dụng cụ dùng để giữ chặt chân người tù, gồm hai tấm gỗ khi ghép lại thì chỉ còn hai lỗ đủ để cho chân người tù ở trong đó. II. đgt. 1. Cho chân vào cùm để giam giữ: bị cùm trong xà lim Cờ bạc là bác thằng bần, Cửa nhà bán hết cho chân vào cùm (cd.). 2. Không được tự do đi lại: ốm mấy ngày bị cùm ở trên giường Mưa cùm chân ở nhà.
cúm
- dt. Bệnh do một thứ vi-rút gây sốt, sổ mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi: Một dịch cúm lan ra khắp làng.
cúm núm
- d. Chim sống ở nước cùng họ với cuốc, lông màu xám.
cụm
- dt. 1. Khối gồm những cây nhỏ cùng một gốc, những chiếc lá cùng một cành và những bông hoa liền cuống, chụm lại với nhau: cụm hoa cụm rau thơm cụm lá. 2. Khối gồm những nhà hoặc những vật liền sát nhau: cụm pháo hoa cụm dân cư.
cun cút
- 1 dt. Món tóc của trẻ em gái thời xưa để chừa ở chỗ thóp, chung quanh cạo trắng: Hồi đó, lên mười tuổi chị ấy vẫn còn cái cun cút.
- 2 dt. Loài chim lông màu nâu xám, chân ngắn, hay lủi ở bờ ruộng hoặc ở bụi cây: Béo như con cun cút (tng).
cùn
- t. 1 (Lưỡi cắt) trơ mòn, không sắc. Dao cùn. Kéo cùn. 2 Đã mòn cụt đi. Chổi cùn rế rách°. Ngòi bút cùn. Kiến thức cùn dần. 3 (kng.). Tỏ ra trơ, lì, không cần biết đến phải trái, hay dở, và phản ứng của người xung quanh. Lí sự cùn°. Giở thói cùn. Cùn đến mức đuổi cũng không chịu về.
cung
- 1 I. dt. 1. Vũ khí cổ, thô sơ, gồm một cánh đàn hồi làm bằng tre hoặc gỗ hay kim khí, hai đầu cánh được gò lại bằng dây bền chắc, dùng phóng tên đi: tài cưỡi ngựa bắn cung. 2. Dụng cụ để bật bông cho tơi, gồm một dây căng trên một cần gỗ dài. 3. Phần của đường cong giới hạn bởi hai điểm. 4. Mũi tên giữa các nút trong sơ đồ khối. II. đgt. Bật cho bông tơi ra bằng cung hoặc bằng máy: máy cung bông.
- 2 dt. 1. Nhà, nơi ở của vua. 2. Nơi thờ tôn nghiêm nhất trong đền miếu. 3. Phạm vi được phép đi lại trong bốn ô vuông của tướng sĩ trên bàn cờ. 4. Toà nhà lớn, đồ sộ dùng làm nơi tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao: cung thiếu nhi cung văn hoá lao động.
- 3 dt. 1. Quãng đường đi bộ mất chừng nửa ngày: Một ngày giỏi lắm đi được hai cung đường.2. Đoạn đường phân ra, theo cách quản lí của cơ quan giao thông: mở thêm cung đường.
- 4 dt. Lời khai của bị can trước cơ quan điều tra xét hỏi: lấy cung hỏi cung.
- 5 dt. 1. Một trong ngũ âm theo cách phân chia của âm nhạc trước đây. 2. Đơn vị dùng để đo khoảng cách giữa hai nốt nhạc. 3. Tính chất về giọng điệu của bài ca, bản nhạc cổ truyền: cung Bắc cung Nam.
- 6 dt. Từng mục trong số tử vi: cung tình duyên cung bản mệnh.
- 7 dt. thgtục Cung cách, nói tắt: Cung này thì đến hỏng thôi Cung này thì đi sao nổi.
- 8 đgt. Cấp hàng hoá, trái với cầu: cung không kịp cầu cung cấp cung cầu cung ứng tự cung tự cấp.
cung cầu
- đgt. (H. cung: cấp cho; cầu: hỏi xin) Cung cấp và yêu cầu nói tắt: Bọn gian thương vận dụng qui luật cung cầu để lũng đoạn thị trường.
cung khai
- đg. Khai điều đã làm, đã biết, khi bị hỏi cung. Không chịu cung khai nửa lời. Lời cung khai.
cung nữ
- dt. Người con gái hầu hạ ở cung vua, phủ chúa: Cho đòi cung nữ các nàng chạy ra (Hoàng Trừu).
cung phi
- dt. (H. cung: nơi vua ở; phi: vợ vua) Vợ thứ của vua, dưới hoàng hậu: Bỗng tơ tình vướng gót cung phi (CgO).
cùng
- 1 I d. (kết hợp hạn chế). Chỗ hoặc lúc đến đấy là hết giới hạn của cái gì. Chuột chạy cùng sào (tng.). Cãi đến cùng. Đi cùng trời cuối đất.
- II t. 1 (Chỗ hoặc lúc) đến đấy là hết giới hạn của cái gì. Phía trong. Nơi hang cùng ngõ hẻm. Năm cùng tháng tận°. Vài ba năm là cùng. Xét cho cùng, lỗi không phải ở anh ta. 2 Ở tình trạng lâm vào thế không còn có lối thoát, không còn biết làm sao được nữa. Cùng quá hoá liều (tng.). Đến bước đường cùng. Thế cùng. 3 (cũ, hoặc ph.). Khắp cả trong giới hạn của cái gì. Tìm khắp chợ, cùng quê. Đi thăm cùng làng.
- 2 I t. (Những gì khác nhau) có sự đồng nhất hoặc sự giống nhau hoàn toàn về cái gì hoặc về hoạt động nào đó. Anh em cùng cha khác mẹ. Tiến hành cùng một lúc. Hai việc cùng quan trọng như nhau. Cùng làm cùng hưởng. Không có ai đi cùng.
- II k. Từ biểu thị quan hệ liên hợp. 1 Biểu thị người hay sự vật sắp nêu ra có mối quan hệ đồng nhất về hoạt động, tính chất hoặc chức năng với người hay sự vật vừa được nói đến. Nó đến với bạn. Nàng về nuôi cái cùng con... (cd.). 2 Biểu thị người sắp nêu ra là đối tượng mà chủ thể của hoạt động vừa nói nhằm tới, coi là có quan hệ tác động qua lại mật thiết với mình. Biết nói cùng ai. Mấy lời xin lỗi cùng bạn đọc.
- III tr. (cũ; dùng ở cuối câu, trong thơ ca). Từ biểu thị ý nhấn mạnh về sắc thái tha thiết mong muốn có sự đáp ứng, sự cảm thông ở người khác. Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước thì thương nhau (cd.).
cùng khổ
- tt. Nghèo khổ đến cùng cực: cuộc sống cùng khổ.
cùng tận
- tt, trgt. (H. cùng: cuối; tận: hết) Đến mức cuối: Đuổi con thỏ đến cùng tận.
củng
- đg. Đánh mạnh vào đầu, vào trán, thường bằng khớp ngón tay gập lại. Củng đầu béo tai. Củng cho mấy cái.
củng cố
- đgt. 1. Làm cho trở nên bền vững, chắc chắn hơn lên: củng cố trận địa củng cố tổ chức. 2. Nhớ lại để nắm vững và nhớ cho kĩ hơn: củng cố kiến thức củng cố bài học.
cũng
- trgt. 1. Không khác: Kíp, chầy thôi cũng một lần mà thôi (K) 2. Như nhau: Vốn nhà cũng tiếc, của trời cũng tham (K) 3. Dù sao vẫn là: Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha (K) 4. Với điều kiện gì thì được: Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn (tng) 5. Có thể cho là được: Phải lời, ông cũng êm tai (K) 6. Tuy vậy vẫn cứ: Nó về, tôi mừng, nhưng cũng còn lo.
cúng
- đg. 1 Dâng lễ vật lên thần thánh hoặc linh hồn người chết, theo tín ngưỡng hoặc theo phong tục cổ truyền. Cúng ông bà, tổ tiên. Mâm cơm cúng. 2 Đóng góp tiền của cho một tổ chức, thường là tôn giáo, để làm việc nghĩa, việc phúc đức. Cúng ruộng cho nhà chùa. 3 (kng.). Làm mất tiền của vào tay người khác một cách vô ích. Có bao nhiêu tiền cúng hết vào sòng bạc.
cuộc
- 1 dt. Sự việc có trình tự nhất định với sự tham gia của nhiều người: cuộc thi đấu thể thao Bóng đang trong cuộc người ngoài cuộc.
- 2 I. đgt. Giao hẹn về sự thách đố nào: đánh cuộc không ai dám cuộc cả. II. dt. Điều cuộc với nhau: thắng cuộc chịu thua cuộc.
cuộc đời
- dt. Quá trình sống và sinh hoạt của người ta: Sống một cuộc đời gương mẫu về mọi mặt.
cuối
- d. (hoặc t.). Phần ở gần điểm giới hạn, chỗ hoặc lúc sắp hết, sắp kết thúc. Nhà ở cuối làng. Đêm cuối thu. Đầu năm sương muối, cuối năm gió nồm (tng.). Từ đầu đến cuối.
cuối cùng
- tt. Thuộc phần sau hết, chấm dứt: những ngày cuối cùng của đời sinh viên bức thư cuối cùng của anh ấy.
cuội
- 1 dt. Thứ sỏi lớn: Rải cuội trên lối.
- 2 dt. 1. Người ngồi gốc đa trên mặt trăng theo truyền thuyết: Bực mình theo Cuội tới cung mây (HXHương) 2. Kẻ hay nói dối trong chuyện cổ tích: Nói dối như Cuội. // trgt. Nhảm nhí; Dối trá; Không đúng sự thật: Nó hay nói cuội, tin sao được.
cuỗm
- đg. (thgt.). Chiếm lấy và mang đi mất một cách nhanh chóng. Trộm cuỗm hết đồ đạc. Con mèo cuỗm miếng thịt.
cuồn cuộn
- đgt. Nổi lên thành từng cuộn, từng lớp tiếp theo nhau: Sóng cuồn cuộn Khói bốc lên cuồn cuộn Cánh tay cuồn cuộn những bắp thịt Dòng người cuồn cuộn đổ về trung tâm thành phố.
cuốn
- 1 dt. 1. Quyển sách; Quyển sổ: Cuốn tiểu thuyết 2. Từng đơn vị tác phẩm in ra: Từ điển in một vạn cuốn 3. Cây hàng quấn quanh một cái trục: Gấm trâm cuốn, bạc nghìn cân, tạ lòng dễ xứng, báo ân gọi là (K).
- 2 dt. Món ăn gồm bún, thịt lợn, tôm, bỗng rượu cuộn lại trong một lá rau diếp: Chủ nhật mời bạn đến ăn cuốn.
- 3 đgt. Làm gọn lại bằng cách cuộn tròn: Cuốn chiếu; Cuốn mành mành; Cuốn buồm lên.
- 4 đgt. Lôi kéo đi nhanh và mạnh: Gió lạnh cuốn nhanh những đám mây xám (NgĐThi).
- 5 đgt. Thu hút vào: Bài nói chuyện đã cuốn được tâm trí người nghe.
- 6 tt, trgt. Có hình cung vòng tròn ở phía trên: Cửa cuốn; Xây cuốn cửa tò vò.
cuốn gói
- đg. (kng.). Thu nhặt mọi thứ để rời bỏ hẳn ra đi (hàm ý khinh). Không lừa ai được, phải lặng lẽ cuốn gói chuồn thẳng.
cuộn
- I. đgt. 1. Thu thật nhỏ vật có hình tấm hoặc hình sợi bằng cách lăn hoặc quấn trên vật ấy: cuộn mành lên cuộn sợi cuộn dây thép. 2. Thu mình lại theo vòng tròn: nằm cuộn tròn Con rắn cuộn mình trong bụi cây. 3. Chuyển động dồn dập, từng lớp tiếp theo nhau: Khói cuộn lên mù mịt bắp thịt cuộn lên. II. dt. 1. Từng đơn vị vật hình tấm, hình sợi đã được cuộn lại: cuộn vải cuộn chỉ Mỗi cuộn len chừng 1 lạng.2. Từng lớp của vật đang bốc lên dồn dập: Khói bốc lên từng cuộn.
cuồng
- tt. 1. Như điên dại: Dạo này, ông ta đã phát cuồng 2. Không bình tĩnh: Làm gì mà cuồng lên thế?.
cuồng nhiệt
- t. Sôi nổi mãnh liệt đến mức không còn chế ngự được tình cảm. Sự hăng say cuồng nhiệt. Yêu một cách cuồng nhiệt.
cuồng tín
- đgt. Tin theo một cách mù quáng: những kẻ cuồng tín tin tưởng nhưng không cuồng tín.
cuống
- 1 dt. 1. Bộ phận của lá, hoa, quả dính vào với cành cây: Chặt quả mít, chặt cả cuống 2. Bộ phận của một cơ quan nối với cơ thể: Cuống phổi; Cuống rốn 3. Phần gốc của phiếu, vé, biên lai giữ lại để đối chiếu, sau khi đã xé phiếu, vé, biên lai đi: Còn cuống vé để làm bằng.
cuống cuồng
- t. Cuống đến mức có những cử chỉ vội vàng, rối rít, thường do quá lo. Lo cuống cuồng. Chạy cuống chạy cuồng.
cúp
- 1 (F. coupe) dt. 1. Đồ mĩ nghệ, thường có dáng hình chiếc cốc có chân, tượng trưng cho chức vô địch trong thi đấu thể thao: Cúp vàng luân lưu giao cho đội vô địch giữ. 2. Giải thưởng tặng cho đội vô địch trong thi đấu thể thao: tranh cúp bóng đá thế giới. 3. Cái cốc có chân: cúp sâm banh. 4. Cách cắt may: bộ quần áo này trông cúp thật tinh khéo.
- 2 (A. cub) dt. Xe máy Nhật: mới mua chiếc cúp đời mới.
- 3 đgt. kết hợp hạn chế (với đuôi) Gập xuống và quặp vào: Chó cúp đuôi chạy.
- 4 (couper) đgt. 1. Cắt (tóc): cúp tóc cúp đầu. 2. Cắt điện: cúp điện. 3. Cắt lương, không trả công: cúp lương cúp công thợ.
cụp
- đgt. Gập lại: Cụp ô; Cụp dù.
cút
- 1 d. (id.). Như cun cút1.
- 2 d. (id.). Như cun cút2.
- 3 d. 1 Đồ đựng giống hình cái chai nhỏ, thường dùng để đựng rượu hoặc dùng để đong lường. 2 Đơn vị đong lường dân gian, bằng khoảng 1/4 hoặc 1/8 lít. Mua hai cút rượu.
- 4 đg. Rời khỏi nơi nào đó vì bắt buộc, vì bị xua đuổi (hàm ý khinh). Cút đi nơi khác.
cụt
- tt. 1. Thiếu hẳn một phía đầu mút: cây tre cụt ngọn.2. Bị tắc, không thông ra được: phố cụt đường cụt vào ngõ cụt. 3. Bị mất phần lớn, không còn nguyên như ban đầu: bị cụt vốn.
cụt hứng
- tt. Mất vui một cách đột ngột khi đang vui thích hoặc đang có nhiều hi vọng: Anh em đương vui đùa, bỗng có người đến báo một tin buồn, mọi người đều cụt hứng.
- đgt. ở: Có an cư mới lập được nghiệp.
cư dân
- d. Người dân thường trú trong một vùng, một địa bàn cụ thể. Đảo có vài nghìn cư dân. Những cư dân làm nghề cá.
cư xử
- đgt. Đối xử với nhau trong đời sống hàng ngày: cư xử với mọi người rất đúng mực.
cử
- 1 dt. Cử nhân nói tắt: Thời xưa, ông tú, ông cử được coi trọng.
- 2 đgt. 1. Chỉ định làm một việc gì: Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra (HCM) 2. Nêu lên làm dẫn chứng: Cử ra một số thí dụ 3. Cất lên tiếng nhạc một cách trang nghiêm: Cử quốc thiều 4. Nhấc lên cao: Cử tạ.
cử hành
- đg. Tiến hành một cách trang nghiêm. Tang lễ được cử hành trọng thể.
cử nhân
- dt. Học vị được công nhận khi thi đỗ kì thi hương thời phong kiến, trên tú tài: đỗ cử nhân. 2. Học vị được công nhận khi tốt nghiệp đại học ở một số nước: cử nhân luật. 3. Người đạt học vị cử nhân: Có mặt trong buổi sinh hoạt khoa học gồm nhiều cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ.
cử tri
- dt. Người công dân đi bỏ phiếu bầu đại biểu của mình: Đông đảo cử tri của phường đi bầu đại biểu Quốc hội.
cữ
- I d. 1 Khoảng dùng làm chuẩn. Căng dây làm cữ. Cấy đúng cữ. 2 (chm.). Thước mẫu. 3 (kng.). Khoảng thời gian xảy ra một hiện tượng thời tiết trong mỗi đợt. Sau cữ mưa, tiếp luôn cữ nắng. Cữ rét cuối năm. 4 (kng.). Khoảng thời gian ước chừng; dạo. Cữ trời sang thu, mưa nắng thất thường. Cữ này năm ngoái. 5 Thời kì kiêng khem của người đẻ và của trẻ mới sinh, theo y học dân gian cổ truyền. Đẻ đã đầy cữ. Còn trong cữ.
- II đg. (ph.). Kiêng. ăn mỡ.
cứ
- 1 I. đgt. Dựa vào để hành động hoặc giải quyết việc gì: Cứ đúng giờ quy định là hành động cứ phép nước mà trị. II. dt. Căn cứ cách mạng, căn cứ để tiến hành cuộc chiến đấu: rút quân về cứ. III. pht. Dứt khoát, bất chấp điều kiện gì: Dù thế nào thì chúng tôi cứ làm cứ nói trắng ra. IV. trt. Ngỡ là, tưởng như: Nó nói cứ như thật Nó làm cứ như không.
cứ điểm
- dt. (cứ: dựa vào; điểm: nơi) Vị trí quân sự có công sự vững chắc, dùng làm chỗ dựa cho các vị trí khác: Tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm bằng những trận công kiên kế tiếp (VNgGiáp).
cự
- đg. 1 (id.). Chống lại bằng sức lực. Sức yếu, cự không nổi. 2 (kng.). Bảo thẳng cho biết là không hài lòng, bằng những lời gay gắt. Cự cho một mẻ.
cự tuyệt
- đgt. Từ chối dứt khoát: cự tuyệt mọi yêu cầu không thể cự tuyệt được mãi.
cưa
- dt. Dụng cụ bằng thép có răng nhọn và sắc, dùng để xẻ gỗ, xẻ kim loại: Sớm rửa cưa, trưa mài đục (tng). // đgt. 1. Cắt, xẻ bằng cưa: Cưa đứt, đục suốt (tng) 2. Tán gái (thtục): Nó định cưa cô ta, nhưng bị cô ấy chế giễu.
cửa
- d. 1 Khoảng trống được chừa làm lối ra vào của một nơi đã được ngăn kín, thường lắp bộ phận đóng, mở. Gõ cửa. Cửa đóng then cài. Cửa chuồng gà. 2 Chỗ ra vào, chỗ thông tự nhiên với bên ngoài. Lấp cửa hang. Cửa sông°. Ra khỏi cửa rừng. 3 Nơi có quan hệ tiếp xúc với bên ngoài, trong quan hệ với người có việc cần phải đến. Chạy chọt hết cửa nọ đến cửa kia. Cửa công°.
cửa ải
- dt. Nơi giáp giới giữa hai nước, có xây cửa, trạm gác và có quân đội trấn giữ: đem binh qua cửa ải.
cửa hàng
- dt. Nơi bán hàng: Cửa hàng buôn bán cho may (K); Cửa hàng mậu dịch.
cửa mình
- d. Phần ngoài của bộ phận sinh dục nữ.
cửa sổ
- dt. Cửa ở trên lưng chừng tường vách để cho thoáng khí và có ánh sáng: Bàn học kê sát cửa sổ.
cứa
- đgt. Cắt bằng cách đưa đi đưa lại nhiều lần một con dao không được sắc: Cứa mãi mà không đứt được cái chão.
cựa
- 1 d. Mấu sừng mọc ở phía sau cẳng gà trống hay cẳng một vài loài chim khác, dùng để tự vệ và tiến công.
- 2 đg. 1 Cử động một ít, từ trạng thái không động đậy. Em bé cựa mình thức giấc. Ngồi yên, không được cựa! 2 (kng.; thường dùng trong câu có ý phủ định). Xoay xở để thoát khỏi một trạng thái không hay. Chứng cớ rành rành, hết đường cựa.
cực
- 1 I. dt. 1. Đầu mút, điểm ở đầu cùng: hai cực đối lập Cà Mau, cực nam của Tổ quốc. 2. Đầu nối, qua đó dòng điện được dẫn vào một máy thu điện một chiều (ác-quy, bình điện phân...), một đèn điện tử, bán dẫn (đèn hai cực, ba cực...) hoặc đầu nối từ đó dòng điện được lấy ra từ một máy phát điện một chiều: cực dương. 3. Điểm mà ở đó trục tưởng tượng của Trái Đất xuyên qua mặt đất: khí hậu vùng cực. II. pht. ở mức độ tột cùng, không thể hơn được nữa: đẹp cực hát hay cực.
- 2 tt. Phải chịu đựng rất vất vả và khổ tâm đến mức tưởng như không thể hơn được nữa: Cuộc sống đỡ cực chút ít Con hư cực lòng cha mẹ.
cực điểm
- d. (thường dùng sau đến). Điểm cao nhất, mức cao nhất của một trạng thái; như cực độ (ng. I). Căm phẫn đến cực điểm.
cực hình
- dt. 1. Hình phạt nặng nhất, làm cho phải chịu mọi sự đau đớn và nhục nhã. 2. Cách, thủ đoạn làm cho đau đớn hoặc căng thẳng kéo dài: Bắt làm như vậy là một cực hình.
cưng
- đgt. Nuông chiều: Mẹ cưng con. // dt. Trẻ được yêu chuộng (thtục): Cưng của mẹ đây.
cứng
- t. 1 Có khả năng chịu đựng tác dụng của lực cơ học mà không bị biến dạng. Cứng như thép. Thanh tre cứng quá, không uốn cong được. 2 Có khả năng chịu tác động bất lợi từ bên ngoài mà vẫn giữ nguyên trạng thái, tính chất, không yếu đi. Lúa đã cứng cây. Có cứng mới đứng đầu gió (tng.). Lí lẽ rất cứng. 3 (kng.). Có được trình độ, mức độ khá so với yêu cầu. Học lực vào loại cứng. Một cân hai lạng cứng. 4 (kng.). Có số lượng, mức độ coi là hơi cao so với mức thường. Tuổi đã cứng mà chưa lấy chồng. Giá ấy cứng quá, không mua được. 5 (thường dùng phụ sau t., đg.). Ở vào tình trạng mất khả năng biến dạng, cử động, vận động. Quai hàm cứng lại, không nói được. Chân tay tê cứng. Buộc chặt cứng. Chịu cứng, không cãi vào đâu được. 6 Thiếu sự mềm mại trong cử động, động tác. Động tác còn cứng. Chân tay cứng như que củi (kng.). 7 Thiếu sự linh hoạt trong cách đối xử, ứng phó, chỉ biết một mực theo nguyên tắc, không thay đổi cho phù hợp với yêu cầu khách quan. Cách giải quyết hơi cứng. Thái độ cứng quá. 8 (Thức ăn) có vị mặn quá yêu cầu của khẩu vị, không dịu. Nước mắm cứng. 9 (chm.). (Nước) có chứa tương đối nhiều muối calcium và magnesium, giặt với xà phòng ra ít bọt, đun sôi sinh nhiều cặn trong đáy ấm. 10 (ph.). Rắn. Cứng như đá.
cứng cỏi
- tt. Có sức mạnh và ý chí vững vàng để không sợ khi bị đe doạ, khuất phục, cho dù có thể yếu hơn hoặc bất lợi hơn: thái độ cứng cỏi cứng cỏi trước thử thách gian nan Câu trả lời cứng cỏi.
cước
- 1 dt. 1. Loài sâu nhả ra một thứ tơ: Con cước sống trên cây 2. Tơ do con cước nhả ra: Dùng cước làm dây cần câu.
- 2 dt. Hiện tượng ngón tay ngón chân sưng đỏ và ngứa: Mùa rét, tay phát cước.
- 3 dt. Tiền chi phí cho việc vận tải hàng hoá: Hàng đã trừ cước rồi.
cước phí
- d. Chi phí phải trả cho công chuyên chở hàng hoá, hành lí. Cước phí hàng hoá. Được miễn cước phí.
cười
- đgt. 1. Tỏ rõ sự vui vẻ, thích thú bằng việc cử động môi hoặc miệng và có thể phát ra thành tiếng: cười thích thú vô duyên chưa nói đã cười (tng.). 2. Tỏ sự chê bai bằng lời có kèm theo tiếng cười hoặc gây cười: sợ người ta cười cho Cười người chớ vội cười lâu, Cười người hôm trước hôm sau người cười (cd.). 3. Đầy quá mức, làm kênh nắp đậy lên: cơm cười người no (tng.).
cười chê
- đgt. Chê những điều xấu xa: Đừng để thiên hạ cười chê.
cười gượng
- đgt. Cười gắng gượng để che giấu điều không vui, không vừa ý hoặc vì ngượng ngùng.
cười tình
- đgt. Cười một cách duyên dáng để tỏ cảm tình với ai: Nhìn thấy cô ta là anh ấy cười tình.
cưới
- đg. Làm lễ chính thức lấy nhau thành vợ chồng. Mừng bạn cưới vợ. Cưới vợ cho con. Chồng chưa cưới°. Dự đám cưới. Ăn cưới.
cườm
- 1 dt. 1. Hạt nhỏ và tròn bằng thuỷ tinh, đá, bột... có màu sắc đẹp, xâu thành chuỗi để làm đồ trang sức hoặc trang trí: cổ tay đeo cườm. 2. Vòng lông lốm đốm trông giống như vòng chuỗi cườm quanh cổ chim: cu gáy có cườm.
- 2 đgt. Làm bóng đồ sơn mài, đồ trang sức bằng vàng, bạc.
cương
- 2 tt. Tỏ ra bối rối vì quá sợ, quá lo hoặc quá mừng: Đánh vỡ cái cốc, thấy bố về nó cuống lên. // trgt. Rối rít: Giục cuống lên.
- cuống cà kê tt. Vội vàng, rối rít và lúng túng (thtục): Chưa đến giờ, việc gì mà cuống cà kê lên thế?.
- cuống cuồng tt, trgt. Rối rít, vội vàng vì sợ, vì lo: Đã đến giờ đâu mà cuống cuồng lên thế? Chạy cuống cuồng.
- cuống họng dt. Phần đầu của khí quản ở phía trong cổ: Viêm cuống họng.
- cuống lưu dt. Phần giữ lại sau khi đã xé tờ séc: Kế toán viên phải giữ cẩn thận các cuống lưu.
- cuống phổí dt. Phần nối khí quản với phổi: Ho vì viêm cuống phổi.
cương lĩnh
- d. Tổng thể những điểm chủ yếu về mục đích, đường lối, nhiệm vụ cơ bản của một tổ chức chính trị, một chính đảng trong một giai đoạn lịch sử.
cương quyết
- tt. Có ý chí vững vàng, không bị lung lay thay đổi trước mọi tác động bên ngoài: hành động cương quyết, dứt khoát.
cương trực
- tt. (H. cương: cứng rắn; trực: thẳng) Cứng cỏi và ngay thẳng: Những lời nói cương trực.
cường
- t. 1 (cũ; dùng hạn chế trong một số tổ hợp). Mạnh. Dân cường nước thịnh. 2 (Thuỷ triều) đang dâng cao. Con nước cường.
cường đạo
- dt. Kẻ cướp hung ác.
cường độ
- dt. (H. độ: mức độ) Độ mạnh: Cường độ dòng điện.
cường quốc
- d. Nước lớn mạnh có vai trò và ảnh hưởng quan trọng trong quan hệ quốc tế.
cường tráng
- tt. Khoẻ mạnh, sung sức, dồi dào sức lực: thân thể cường tráng.
cưỡng
- 1 dt. Chim sáo sậu: Một con cưỡng mắc vào lưới của anh ta.
- 2 đgt. Chống lại: Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư (cd); Buồn ngủ tưởng không còn cưỡng nổi (NgVBổng).
cưỡng bức
- đg. Bắt buộc phải làm, dù không muốn cũng không được. Bị cưỡng bức đi lính. Dùng lao động cưỡng bức để cải tạo những phần tử lưu manh.
cưỡng dâm
- đgt. Cưỡng ép người phụ nữ phải cho thoả mãn tình dục: tội cưỡng dâm.
cưỡng đoạt
- đgt. (H. đoạt: cướp lấy) Chiếm lấy bằng sức mạnh: Cưỡng đoạt của cải của nhân dân.
cướp
- I đg. 1 Lấy của người khác bằng vũ lực (nói về của cải hoặc nói chung cái quý giá). Giết người, cướp của. Cướp công. Kẻ cướp°. Khởi nghĩa cướp chính quyền. 2 Tranh lấy một cách trắng trợn, dựa vào một thế hơn nào đó. Chiếc xe cướp đường. Cướp lời (nói tranh khi người khác còn chưa nói hết). 3 Tác động tai hại làm cho người ta bỗng nhiên mất đi cái rất quý giá. Trận lụt cướp hết mùa màng. Bệnh hiểm nghèo đã cướp đi một đứa con. 4 (kng.). Nắm ngay lấy (thời cơ), không để mất đi; giành lấy. Cướp thời cơ.
- II d. (kng.). Kẻ. Bọn cướp biển.
cứt
- dt. Phân của người hay động vật.
cứt đái
- dt. Cứt và nước đái (thtục): Người mẹ không sợ cứt đái của con.
cứt ráy
- dt. Chất bẩn đóng thành vảy trong tai (thtục): Lấy cứt ráy.
cưu
- đgt. cổ Mang, đèo bòng: Cưu lòng nhũ tử làm thơ dại, Ca khúc Thương-lang biết trọc thanh (Quốc âm thi tập).
cưu mang
- đgt. 1. Giúp đỡ trong lúc gặp khó khăn: Tôi đã từng được đồng bào cưu mang trong những ngày đen tối (VNgGiáp) 2. Mang thai trong bụng: Nặng nề chín tháng cưu mang (tng).
cừu
- 1 d. 1 Thú có guốc cùng họ với dê, nuôi để ăn thịt và lấy lông làm len. Áo lông cừu. Hiền như con cừu non. 2 Dụng cụ thể thao làm bằng gỗ, trông tựa như hình con cừu, thường dùng để tập nhảy. Nhảy giạng chân qua cừu. Nhảy cừu.
- 2 d. (cũ; id.). Mối thù hằn. Gây oán, gây cừu.
cừu địch
- dt. Thù địch: nặng lòng cừu địch phá bỏ sự cừu địch.
cừu hận
- đgt. Căm thù và oán giận: Từ lâu hai dân tộc ấy vẫn cừu hận nhau.
cửu
- d. Cửu phẩm (gọi tắt).
cửu chương
- Nh. Bản cửu chương.
cửu tuyền
- (H. cửu: chín; tuyền: suối) Như Cửu nguyên: Trên tam bảo, dưới cửu tuyền, tìm đâu thì cũng biết tin rõ ràng (K).
cứu
- 1 đg. Làm cho thoát khỏi mối đe doạ sự an toàn, sự sống còn. Đánh giặc cứu nước. Trị bệnh cứu người. Cứu nguy. Cứu sống. Cứu đói.
- 2 đg. Chữa bệnh bằng cách đốt nóng các huyệt trên da, theo đông y.
cứu cánh
- dt. Mục đích cuối cùng: nghệ thuật là phương tiện không phải là cứu cánh.
cứu tinh
- dt. (H. cứu: làm thoát khỏi; tinh: sao) Người cứu người khác ra khỏi cảnh nguy nan: Hồ Chủ tịch là vị cứu tinh của dân tộc ta.
cứu trợ
- đg. Cứu giúp.
cứu xét
- đgt. Nghiên cứu, xem xét để giải quyết cho đúng, cho thoả đáng: cứu xét từng trường hợp.
cựu
- tt. 1. Cũ; Lâu năm: Lí cựu 2. Nói người đã từng làm một chức vụ: Cựu bộ trưởng.
cựu chiến binh
- d. Người đã từng tham gia quân đội, lực lượng vũ trang trong một cuộc chiến tranh. Hội cựu chiến binh.
cựu thời
- dt. (H. thời: lúc) Thời trước: Những truyền thống đẹp từ cựu thời để lại. // tt. Cũ rồi: Những tư tưởng cựu thời.
cựu trào
- d. (dùng phụ sau d., trong một số tổ hợp). 1 Triều đại trước. Quan cựu trào. 2 (kng.). Lớp cũ, lâu năm. Cán bộ cỡ cựu trào.
cựu truyền
- tt. (H. truyền: để lại về sau) Do thời trước để lại: Phong tục cựu truyền.