C (1)

ca
- 1 d. 1 Đồ đựng dùng để uống nước, có quai, thành đứng như thành vại. Rót nước vào ca. Uống một ca nước. 2 Dụng cụ đong lường, có tay cầm, dung tích từ một phần tư lít đến một, hai lít.
- 2 d. 1 Phiên làm việc liên tục được tính là một ngày công ở xí nghiệp hoặc cơ sở phục vụ. Một ngày làm ba ca. Làm ca đêm. Giao ca°. 2 Toàn thể những người cùng làm trong một ca, nói chung. Năng suất của toàn ca.
- 3 d. 1 (cũ). Trường hợp. 2 (chm.). Trường hợp bệnh, trong quan hệ với việc điều trị. Ca cấp cứu. Mổ hai ca.
- 4 I đg. Hát (thường nói về những điệu cổ truyền ở miền trung Trung Bộ và Nam Bộ). Ca một bài vọng cổ. Ca khúc khải hoàn (hát mừng thắng trận trở về, khi chiến tranh kết thúc).
- II d. 1 Điệu hát dân tộc cổ truyền ở một số địa phương trung Trung Bộ, Nam Bộ. Huế°. Bài ca vọng cổ. 2 Bài văn vần ngắn, thường dùng để hát hoặc ngâm.
- Kí hiệu hoá học của nguyên tố calcium (canxi).
- Công an, viết tắt.
ca cao
- ca-cao (F. cacao) dt. 1. Loại cây cao to, quả có nhiều khía như quả khế, chứa nhiều dầu và đạm: trồng. 2. Tinh bột được tán từ quả ca cao để làm sô-cô-la hoặc để pha nước uống: mua mấy lạng ca cao uống ca cao với sữa.
ca dao
- dt. (H. ca: hát; dao: bài hát) Câu hát truyền miệng trong dân gian, không theo một điều nhất định: Những bài ca dao hay đủ sánh được với các bài thơ trong Kinh Thi (DgQgHàm).
ca khúc
- d. Bài hát ngắn có bố cục mạch lạc. Ca khúc dân gian.
ca kịch
- dt. Kịch hát, phân biệt với kịch nói: vở ca kịch ca kịch dân tộc.
ca kỹ
- x. ca kĩ.
ca lô
- ca-lô (F. calot) dt. Mũ bằng vải hoặc bằng dạ, không có vành, bóp lại ở trên giống như cái mào của con chim chào mào: đội ca lô đội lệch.
ca ngợi
- đgt. Tỏ lời khen và quí trọng: Những trang bất hủ ca ngợi cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta (PhVĐồng).
ca nhạc
- d. Nghệ thuật biểu diễn bằng tiếng đàn và giọng hát. Buổi phát thanh ca nhạc.
ca nô
- ca-nô (F. canot) dt. Thuyền máy cỡ nhỏ, mạn cao, có buồng máy, buồng lái, dùng chạy trên quãng đường ngắn: dùng ca-nô để đẩy phà ca-nô áp vào mạn tàu lái ca-nô.
ca ri
- ca-ri dt. (ấn-độ: curry) Bột gia vị gồm ớt và nghệ: Thịt gà xốt bột ca-ri.
ca trù
- d. Ca khúc dùng trong các buổi tế lễ, hội hè thời trước (nói khái quát). Hát nói là một loại ca trù.
ca tụng
- đgt. Nêu lên để ca ngợi, tỏ lòng biết ơn, kính phục: ca tụng công đức các vị anh hùng dân tộc.
ca vũ
- dt. (H. vũ: múa) Hình thức văn nghệ có hát và múa: Đi xem ca vũ ở nhà hát lớn.
- 1 d. Cây thân cỏ, có nhiều loài, lá có lông, hoa màu tím hay trắng, quả chứa nhiều hạt, thường dùng làm thức ăn. Màu tím hoa cà. Cà dầm tương.
- 2 d. Tinh hoàn của một số động vật (như gà, v.v.).
- 3 đg. 1 Áp một bộ phận thân thể vào vật khác và đưa đi đưa lại sát bề mặt. Trâu cà lưng vào cây. 2 (kết hợp hạn chế). Cọ xát vào vật rắn khác nhằm làm cho mòn bớt đi. Tục cà răng. 3 (kng.). Gây sự cãi cọ. Cà nhau một trận.
cà chua
- dt. 1. Cây thân lá có lông, thấp, xẻ chân vịt, hoa vàng, quả to, chín đỏ hoặc vàng mọng, vị chua dùng nấu canh hoặc xào với các loại rau cỏ khác: trồng cà chua Sương muối làm hỏng cà chua hết. 2. Quả cà chua và các thức chế từ loại quả này: mua cân cà chua Su hào xào với cà chua.
cà độc dược
- dt. (thực) Loài cây cùng họ với cà, hoa to màu trắng, quả có gai mềm, nhựa có chất độc: Hoa và lá cà độc dược có thể dùng làm thuốc.
cà kheo
- d. Đồ dùng làm bằng một cặp cây dài có chỗ đặt chân đứng lên cho cao, thường dùng để đi trên chỗ lầy lội, chông gai. Đi cà kheo. Chân như đôi cà kheo (cao và gầy).
cà khịa
- đgt. 1. Cố ý gây sự để cãi vã, đánh đấm nhau: Chỉ tại nó cà khịa mà nên chuyện tính hay cà khịa. 2. Xen vào chuyện riêng người khác: Chớ có cà khịa vô chuyện riêng của người ta.
cà lăm
- đgt, trgt. Nói lắp: Nó có tật cà lăm.
cà nhắc
- đg. Từ gợi tả dáng đi bước cao bước thấp, do có một chân không cử động được bình thường. Chân đau, cứ phải cà nhắc. Trâu què đi cà nhắc.
cà phê
- cà-phê (F. café) dt. 1. Cây trồng ở nhiều vùng Việt Nam, nhiều nhất là Tây Nguyên, thân nhỡ, cành có cạnh nâu đen, tròn, màu sám, lá hình trái xoan, mặt trên màu lục bóng, mặt dưới nhạt, hoa trắng, quả nạc, hạt rang xay pha để uống có vị thơm ngon: trồng. 2. Hạt quả cà phê và các sản phẩm làm từ loại hạt này: mua vài lạng cà phê pha cà phê uống kẹo cà phê.
cà rá
- dt. Từ miền Nam chỉ cái nhẫn: Hôm cưới, bà cụ cho cháu gái một cái cà rá vàng.
cà rem
- cà-rem (F. crème) đphg Nh. Kem.
cà sa
- dt. áo nhà sư mặc khi làm lễ, may bằng nhiều mụn vải ghép lại: Đi lễ Phật mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy (tng).
cà vạt
- (cũ; id.). x. cravat.
cả
- I. tt. 1. To, lớn: đũa cả con cả nghĩa cả. 2. Thường xuyên với !!!1713_58.htm!!! Đã xem 1329492 lần.


Nguồn: Htb
Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003