Y

y
- 1 dt Chữ cái thứ hai mươi ba và là nguyên âm thứ mười hai của vần quốc ngữ: Cần phân biệt chữ i và chữ y.
- 2 dt Y học nói tắt: Trường Y; Ngành y.
- 3 đt Đại từ ngôi thứ ba số ít dùng cho đàn ông với ý coi thường: Anh bảo y ngày mai phải đến cơ quan.
- 4 trgt Đúng như thế; Sao y bản chính: Tôi sẽ đến y hẹn; Làm y như cũ.
- 5 đgt Chuẩn y nói tắt: Việc chi tiêu đó đã được cấp trên y rồi.
- -a dt (Anh: yard) Đơn vị đo độ dài của Anh và Mĩ bằng gần một mét: Một chiều dài 190 y-a.
- án đgt Nói tòa án cấp trên giữ nguyên mức án của tòa án cấp dưới sau khi xử phúc thẩm: Tên ăn cướp giết người đã bị tòa sơ thẩm kết tội tử hình, tòa thượng thẩm đã y án.
y học
- d. Khoa học nghiên cứu bệnh lí, cách phòng và chữa bệnh.
y khoa
- dt. Ngành khoa học y học: Trường đại học y khoa.
y nguyên
- trgt (H. y: như cũ; nguyên: cội gốc) Hoàn toàn như cũ: Sắp xếp y nguyên như trước.
y phục
- d. (trtr.). Quần áo, đồ mặc (nói khái quát). Y phục dân tộc. Trịnh trọng trong bộ y phục ngày lễ.
y sĩ
- dt. 1. Chức quan trông coi việc chữa bệnh trong thái y viện thời xưa. 2. Thầy thuốc có trình độ trung cấp: được các bác sĩ, y sĩ tận tình cứu chữa.
y tá
- dt (H. tá: giúp việc) Người chuyên săn sóc bệnh nhân trong bệnh viện, dưới sự chỉ đạo của bác sĩ, y sĩ: Nếu bệnh viện chỉ có thầy thuốc giỏi mà không có y tá giỏi thì làm gì được (PhVĐồng).
y tế
- d. Ngành y học ứng dụng, chuyên việc phòng, chữa bệnh và bảo vệ sức khoẻ. Cán bộ y tế.
y viện
- dt., cũ 1. Nơi nghiên cứu về y học. 2. Bệnh viện.
- 1 dt Ngai để thờ: Đặt cái ỷ ở phía trong cùng và ở giữa bàn thờ.
- 2 tt Nói loại lợn to béo, mặt ngắn, mắt híp: Gia đình ấy nuôi một con lợn ỷ nặng gần một tạ.
- 3 đgt Dựa vào; Cậy thế: Nó ỷ là con ông chủ tịch xã bắt nạt một em bé.
ý
- d. 1 Điều suy nghĩ, ý nghĩ (nói khái quát). Nói chưa hết ý. Bạn tâm tình, rất hiểu ý nhau. 2 Nội dung những gì đã được nói ra bằng lời. Ghi đủ ý thầy giảng. Bài chia làm ba ý lớn. 3 Ý kiến về việc gì (nói khái quát). Theo ý tôi. Ý chị thế nào? 4 Ý muốn hoặc ý định, thường không nói ra. Làm trái ý anh ta. Nó không có ý làm hại anh. Biết ý chị ấy, tôi không nói gì. 5 (kết hợp hạn chế). Ý tứ (nói tắt). Đến chỗ lạ, nói năng cần giữ ý. 6 (kng.; kết hợp hạn chế). Tình ý (nói tắt). Hai người có ý với nhau. 7 Những biểu hiện ra bên ngoài cho thấy được ý nghĩ, ý định, tình cảm không nói ra. Có ý không vui. Im lặng, ra ý không bằng lòng (kng.). Liếc mắt, ý như bảo đừng (kng.).
ý chí
- dt. ý thức, tình cảm tự giác, mạnh mẽ, quyết tâm dồn sức lực, trí tuệ đạt cho bằng được mục đích: một người có ý chí ý chí sắt đá rèn luyện ý chí.
ý định
- dt (H. định: rắp tâm làm) Sự rắp tâm làm việc gì: ý định soạn quyển từ điển tiếng Việt.
ý kiến
- d. 1 Cách nhìn, cách nghĩ, cách đánh giá riêng của mỗi người về sự vật, sự việc, về một vấn đề nào đó. Mỗi người một ý kiến. Trao đổi ý kiến. Xin ý kiến của cấp trên. Có ý kiến nhưng không phát biểu. 2 (kng.). (kết hợp hạn chế). Lời phát biểu có tính chất nhận xét, phê bình. Phải có ý kiến với anh ta.
ý muốn
- dt. Điều mong muốn: đạt kết quả như ý muốn của mình phù hợp với ý muốn mọi người.
ý nghĩ
- dt Điều tự mình nghĩ ra: Tôi có ý nghĩ là ta không nên làm việc đó.
ý nghĩa
- d. 1 Nội dung chứa đựng trong một hình thức biểu hiện bằng ngôn ngữ, văn tự hoặc bằng một kí hiệu nào đó. Câu nói mang nhiều ý nghĩa. Tìm hiểu ý nghĩa của bài thơ. Cái nhìn đầy ý nghĩa. 2 (thường dùng sau có). Giá trị, tác dụng. Rừng có ý nghĩa lớn đối với khí hậu. Một việc làm tốt có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Thắng lợi có ý nghĩa thời đại.
ý niệm
- dt. Sự hiểu biết, nhận thức bước đầu về sự vật, sự việc, quan hệ, quá trình nào đó: những ý niệm ban đầu về sự vật.
ý thức
- dt (H. thức: biết) 1. Sự nhận thức về thực chất của sự vật: Nhân dân ta rất có ý thức đối với việc học (PhVĐồng). 2. Sự nhận thức về trách nhiệm của mình đối với sự việc: ở trong hợp tác xã, văn hóa phải tuyên truyền, giáo dục ý thức cần kiềm xây dựng hợp tác xã (HCM); Đội ngũ cán bộ, công chức chưa thấm nhuần ý thức và trách nhiệm phục vụ nhân dân (PhVKhải).
ý tưởng
- d. Điều nghĩ trong đầu óc. Ý tưởng cao xa.
ý vị
- tt. Có ý nghĩa hay, gợi được cảm xúc sâu sắc và hứng thú: Câu văn ý vị Lối thơ trào phúng đầy ý vị.
yểm
- đgt Chôn lá bùa: Hồi đó, người thầy cúng đã yểm bùa, nói là để chống tà ma.
yểm hộ
- đg. Bảo vệ và hỗ trợ bằng hoả lực cho người khác hành động. Pháo binh yểm hộ cho bộ binh tiến. Bắn yểm hộ.
yểm trợ
- Nh. Yểm hộ.
yếm
- dt 1. Đồ mặc trong của phụ nữ che ngực: Chị ấy vạch yếm cho con bú. 2. Phần vỏ cứng ở phía bụng, dưới lớp mai của một số động vật nhỏ: Yếm cua; Yếm rùa. 3. Phần da bùng nhùng ở ngực bò: Con bò ở vũng lên, yếm đầy bùn.
yếm dãi
- d. Mảnh vải giống cái yếm, đeo ở ngực trẻ nhỏ để thấm nước dãi.
yếm thế
- tt. Có tư tưởng chán đời: nhà nho yếm thế.
yên
- 1 dt Đồ đặt trên lưng ngựa hoặc trên xe đạp, xe máy để ngồi: Đêm ngày lòng những dặn lòng, Sinh đà về đến lầu hồng xuống yên (K); Cái yên xe máy thật êm.
- 2 dt Bàn nhỏ và thấp dùng để viết: Trên yên, bút giá, thi đồng, đạm thanh một bức tranh tùng treo trên (K).
- 3 tt, trgt 1. Không thay đổi vị trí: Ngồi yên một chỗ. 2. Không có biến động: Tình hình vẫn yên; Giữ giàng họ Thúc một nhà cho yên (K); Biển yên, sóng lặng (tng).
- tht Lời yêu cầu không nói nữa, không ồn ào:! Để tôi giải thích đã.
yên lặng
- t. Yên và không có tiếng động. Ngồi yên lặng lắng nghe. Không khí yên lặng.
yên ổn
- tt. Bình yên, ổn định, không có gì đe doạ: yên ổn làm ăn.
yên trí
- (H. trí: hiểu biết) Cảm thấy không phải lo nghĩ gì: Giao việc cho một người đáng tin cẩn, thì có thể yên trí.
yến
- 1 d. 1 Chim biển cỡ nhỏ, cùng họ với én, cánh dài và nhọn, làm tổ bằng nước bọt ở vách đá cao. 2 (id.). Yến sào (nói tắt).
- 2 d. Chim cùng họ với sẻ, cỡ nhỏ, màu vàng, trắng hay xanh, hót hay, nuôi làm cảnh.
- 3 d. Tiệc lớn (thường chỉ tiệc do vua thết đãi thời xưa). Ăn yến. Dự yến trong cung.
- 4 d. (kng.). Đơn vị đo khối lượng, bằng 10 kilogram. Một yến gạo.
yến tiệc
- dt. Tiệc chiêu đãi lớn: tổ chức yến tiệc được mời dự yến tiệc.
yêng hùng
- dt Biến âm của Anh hùng, thường dùng với ý mỉa mai: Hắn làm ra vẻ một yêng hùng ở địa phương.
yết
- 1 đg. Nêu nội dung cần công bố, thông báo ở nơi công cộng cho mọi người biết. Yết danh sách thí sinh. Yết bảng.
- 2 đg. (cũ). Yết kiến. Vào triều yết vua.
yết hầu
- dt. 1. Đoạn ống tiêu hoá ở cổ họng người: bị bóp vào yết hầu. 2. Điểm hiểm yếu, có tính chất quyết định sự sống còn: vị trí yết hầu.
yết kiến
- đgt (H. yết: xin được gặp; kiến: thấy) Đến gặp một người có cương vị cao: Xin vào yết kiến ông thủ tướng.
yết thị
- I đg. (cũ). Yết cho mọi người biết; niêm yết. Yết thị thể lệ thi cử.
- II d. (cũ). Bản, bản thông báo được niêm yết. Tờ yết thị. Xem yết thị.
yêu
- 1 dt. Bát chiết yêu, nói tắt.
- 2 dt. Vật tưởng tượng, có hình thù kì dị, chuyên hại người, theo mê tín: Phù thuỷ làm phép trừ yêu yêu ma.
- 3 đgt. 1. Có tình cảm quý mến, đằm thắm với đối tượng nào: Mẹ yêu con yêu nghề yêu cuộc sống. 2. Có tình cảm thương mến thắm thiết với người khác giới, muốn chung sống, gắn bó với nhau trọn đời: Hai người yêu nhau từ thời sinh viên yêu vụng nhớ thầm.
yêu cầu
- đgt (H. yêu: cầu xin; cầu: nài) Đòi người ta phải làm gì: Thực dân Pháp yêu cầu Mĩ giúp, nhưng lại sợ Mĩ gạt chúng đi (HCM).
- dt Sự đòi hỏi: đối với tác phẩm phải là yêu cầu cao về tư tưởng, yêu cầu về nghệ thuật (PhVĐồng); Đáp ứng yêu cầu của tình hình mới (PhVKhải).
yêu chuộng
- đg. Yêu và tỏ ra quý hơn những cái khác nói chung. Yêu chuộng hoà bình.
yêu dấu
- đgt. Yêu thiết tha và sâu sắc: quê hương yêu dấu đứa con yêu dấu người bạn đời yêu dấu.
yêu kiều
- tt (H.yêu: sắc đẹp; kiều: mềm mỏng) Nói người phụ nữ xinh xắn, mềm mại: Người yêu kiều như thế, ai mà chẳng quí.
yêu ma
- d. (id.). Ma quỷ, yêu quái; thường dùng để ví kẻ độc ác, ranh mãnh. Một lũ yêu ma, chuyên nghề bịp bợm.
yêu sách
- I. đgt. Đòi hỏi, bắt buộc phải đáp ứng điều gì, vì nghĩ là mình có quyền được hưởng: yêu sách chủ phải tăng lương, giảm giờ làm. II. dt. Điều yêu sách: đáp ứng mọi yêu sách của công nhân bác bỏ các yêu sách vô lí.
yêu thuật
- d. (id.). Phép lạ khó tin; ma thuật.
yêu tinh
- dt. Vật tưởng tượng, có hình thù kì dị và ác độc, hay làm hại người, theo mê tín: độc ác như yêu tinh.
yểu
- trgt Khi còn trẻ: Cậu ta đã chết yểu.
yểu điệu
- t. (Phụ nữ) có dáng người mềm mại, thướt tha. Đi đứng yểu điệu. Yểu điệu như con gái.
yếu
- tt. 1. Có sức lực kém dưới mức bình thường; trái với khoẻ: Dạo này bác ấy yếu lắm chân yếu tay mềm Người rất yếu. 2. Có năng lực, mức độ, tác dụng kém so với bình thường: học yếu trình độ yếu ăn yếu quá.
yếu điểm
- dt (H. yếu: quan trọng; điểm: nơi) Chỗ quan trọng: Chí Linh là một yếu điểm về quân sự (Chớ lầm yếu điểm với điểm yếu tức là nhược điểm).
yếu đuối
- t. Ở trạng thái thiếu hẳn sức mạnh thể chất hoặc tinh thần, khó có thể chịu đựng được khó khăn, thử thách. Người gầy gò, yếu đuối. Tình cảm yếu đuối.
yếu lược
- dt. Sơ học yếu lược, nói tắt: đỗ yếu lược cấp bằng yếu lược.
yếu nhân
- dt (H. yếu: quan trọng; nhân: người) Người có vai trò quan trọng: Những yếu nhân trong chính giới các nước.
yếu tố
- d. 1 Bộ phận cấu thành một sự vật, sự việc, hiện tượng. Yếu tố cấu tạo từ. Yếu tố tinh thần. 2 Như nhân tố. Con người là yếu tố quyết định.

Xem Tiếp: ----