T (5)

thép
- d. Hợp kim bền, cứng, dẻo của sắt với một lượng nhỏ carbon. Luyện thép. Cứng như thép. Con người thép (b.).
thẹp
- d. Vành, mép.
- d. Miếng nhỏ còn thừa ra ở một vật sau khi đã cắt vật đó thành nhiều phần bằng nhau: Thẹp cau.
thét
- 1 đg. Cất lên tiếng nói, tiếng kêu rất to và cao thé giọng, thường để biểu thị sự tức tối, căm giận hay hăm doạ. Thét lên, ra lệnh. Thét mắng để ra oai. Tiếng thét căm hờn. Khóc thét lên.
- 2 đg. Nung (vàng, bạc) cho mềm ra.
- 3 p. (ph.). Mãi. Làm thét rồi cũng quen.
thê
- d. Vợ (cũ): Năm thiếp bảy thê.
thê lương
- t. (vch.). Có tác dụng gợi lên cảm giác buồn thương, lạnh lẽo. Cảnh thê lương tang tóc. Bản nhạc thê lương.
thê thảm
- tt. Đau thương và buồn thảm đến tột cùng: cái chết thê thảm tiếng kêu khóc thê thảm.
thề
- đg. Cg. Thề bồi, thề thốt. 1. Cam đoan làm trọn việc gì bằng lời lẽ nghiêm chỉnh. 2. Quyết tâm: Thề không đội trời chung với giặc.
thề bồi
- đg. (cũ). Thề (nói khái quát).
thề nguyền
- đgt. Thề để nói lời nguyện ước với nhau: thề nguyền thuỷ chung.
thể
- d. Trạng thái: Thể đặc ; Thể lỏng.
- d. Hình thức văn, thơ: Thể lục bát.
- đg. "Thể tất" nói tắt: Tôi có việc bận đến chậm xin hội nghị thể cho.
thể cách
- d. (cũ; id.). Cách thức.
thể chất
- dt. Mặt thể xác của con người; phân biệt với tâm hồn: thể chất cường tráng đẹp cả thể chất lẫn tâm hồn.
thể chế
- Cg. Thiết chế. Toàn bộ cơ cấu xã hội do luật pháp tạo nên.
thể diện
- d. Những cái làm cho người ta coi trọng mình khi tiếp xúc (nói tổng quát). Vì dối trá mà mất thể diện trước bạn bè. Giữ thể diện cho gia đình.
thể dục
- dt. Các động tác tập luyện thường được sắp xếp thành bài, nhằm tăng cường sức khoẻ: bài thể dục buổi sáng tập thể dục.
- (xã) h. Nguyên Bình, t. Cao Bằng.
thể hiện
- Biểu lộ ra ngoài: Thể hiện lòng yêu nước trong văn thơ.
thể lệ
- d. Những điều quy định chung về cách thức làm một việc nào đó (nói tổng quát). Thể lệ bầu cử.
thể lực
- dt. Sức khoẻ của cơ thể con người: thể lực dồi dào tập thể dục để tăng cường thể lực.
thể nghiệm
- đg. Qua kinh nghiệm, qua thực tiễn mà xét thấy điều gì đó là đúng hay không đúng. Sự thể nghiệm của bản thân. Một đường lối đã được thể nghiệm là đúng. Cần thể nghiệm thêm một thời gian mới có thể kết luận.
thể tất
- đgt. Thông cảm mà bỏ qua, lượng thứ: Có gì sơ suất mong các bác thể tất cho.
thể thao
- Sự tập dượt thân thể cho mềm dẻo khỏe mạnh, theo một cách thức nhất định, và thường biểu diễn trước công chúng.
thể theo
- đg. (Cấp trên có thẩm quyền) có sự chú ý quan tâm để y theo yêu cầu, nguyện vọng của (những) người nào đó (mà làm việc gì). Thể theo nguyện vọng của nhiều người. Thể theo lời yêu cầu.
thể thống
- dt. Khuôn phép, nền nếp phải tôn trọng tuân thủ: giữ thể thống gia phong chẳng còn thể thống gì nữa.
thể tích
- Đại lượng thể hiện tính chất của một vật chiếm một khoảng không gian lớn hay nhỏ.
thế
- 1 d. (vch.; kết hợp hạn chế). Đời, thế gian. Cuộc thế. Miệng thế mỉa mai.
- 2 d. Tổng thể nói chung các quan hệ về vị trí tạo thành điều kiện chung có lợi hay không có lợi cho một hoạt động nào đó của con người. Thế núi hiểm trở, tiện cho phòng thủ. Cờ đang thế bí. Thế mạnh. Cậy thế làm càn. Thế không thể ở được, phải ra đi.
- 3 đg. 1 Đưa cái khác vào chỗ của cái hiện đang thiếu để có thể coi như không còn thiếu nữa; thay. Thiếu phân đạm thì tạm thế phân xanh vào. Bố bận, con đi thế. 2 Giao cho làm tin để vay tiền. Thế ruộng. Thế vợ đợ con.
- 4 I đ. Từ dùng để chỉ điều như hoặc coi như đã biết, vì vừa được nói đến, hay đang là thực tế ở ngay trước mắt. Cứ thế mà làm. Nghĩ như thế cũng phải. Bao giờ chả thế. Thế này thì ai chịu được. Giỏi đến thế là cùng.
- II tr. 1 (thường dùng ở đầu hoặc cuối câu hay đầu phân câu, và thường là trong câu nghi vấn). Từ dùng để nhấn mạnh tính chất cụ thể gắn liền với hiện thực đã biết hoặc hiện thực trước mắt, của điều muốn nói, muốn hỏi. bao giờ thì xong? Thế tôi đi nhé! Ai bảo cho nó biết thế? Nó đồng ý rồi, thế còn anh? 2 (thường dùng ở cuối câu biểu cảm). Từ biểu thị ý ngạc nhiên khi nhận thức ra mức độ cao của một thuộc tính trực tiếp tác động đến mình hoặc của một trạng thái tình cảm của bản thân mình. Ở đây nóng thế! Sao mà vui thế! Giỏi thế! Ghét thế không biết! (kng.). Yêu sao yêu thế! (kng.).
thế cục
- dt., cũ, vchg Cuộc đời: am hiểu thế cục Kìa thế cục như in giấc mộng (Cung oán ngâm khúc).
thế gian
- d. 1. Cõi đời: Việc thế gian. 2. Người sống ở cõi đời: Thế gian còn dại chưa khôn, Sống mặc áo rách chết chôn áo lành (cd).
thế giới
- d. 1 Tổng thể nói chung những gì tồn tại; thường dùng để chỉ tổng quát những sự vật vật chất và hiện tượng tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức, nói trong mối quan hệ với nhận thức của con người. Thế giới vật chất. Nhận thức và cải tạo thế giới. 2 Trái Đất, về mặt là nơi con người sinh sống; thường dùng để chỉ toàn thể loài người nói chung đang sinh sống trên Trái Đất. Bản đồ thế giới. Đi vòng quanh thế giới. Một hành động bị cả thế giới lên án. 3 Xã hội, cộng đồng người có những đặc trưng chung nào đó, phân biệt với những xã hội, cộng đồng người khác. Thế giới tư bản. Thế giới phương Tây. 4 Khu vực, lĩnh vực của đời sống, của các sự vật, hiện tượng có những đặc trưng chung nào đó, phân biệt với các khu vực, lĩnh vực khác. Tìm hiểu thế giới động vật. Thế giới âm thanh. Đi sâu vào thế giới nội tâm.
thế giới quan
- dt. Cách thức nhìn nhận và giải thích các hiện tượng tự nhiên, xã hội thành hệ thống quan điểm thống nhất.
thế hệ
- d. 1. Lớp người cùng một lứa tuổi. 2. Lớp sinh vật sinh cùng một lứa.
thế kỷ
- Khoảng thời gian 100 năm.
thế lực
- d. 1 Sức mạnh, ảnh hưởng dựa vào địa vị xã hội, cương vị mà có. Tuy không có quyền hành, nhưng rất có thế lực. Gây thế lực. 2 Lực lượng xã hội ít nhiều mạnh mẽ. Thế lực phong kiến đã sụp đổ. Các thế lực phản cách mạng.
thế nào
- 1. Tổ hợp dùng để hỏi về một điều không biết cụ thể: Sức khoẻ nó thế nào? Tình hình kinh tế thế nào? 2. Tổ hợp dùng để hỏi người ngang hàng hay bậc dưới để biết điều gì đó có được chấp nhận, khẳng định hay bị bác bỏ, phủ định: Thế nào, có đồng ý không? Thế nào, mày không chịu nhận lỗi à? 3. Tổ hợp dùng để chỉ một tình trạng, sự tình không hay, nhưng khó nói rõ ra: Dạo này cậu ta thế nào ấy. 4. Tổ hợp dùng để chỉ tình trạng, sự tình, sự việc ở mức độ bất kì: Nói thế nào nó cũng không nghe phức tạp thế nào cũng giải quyết được.
thế phẩm
- Vật dùng để thay vật khác tốt đã trở nên hiếm: Dùng nguyên liệu trong nước làm thế phẩm để sản xuất.
thế sự
- d. Việc đời (nói khái quát). Bàn chuyện thế sự.
thế thái
- dt. Thói đời: nhân tình thế thái.
thế thì
- l. Cho nên: Bị khinh miệt, thế thì ai không tức.
thế tộc
- Nhà làm quan nhiều đời.
thế tục
- d. 1 (cũ; id.). Tập tục ở đời (nói khái quát). Ăn ở theo thế tục. 2 (hoặc t.). Đời sống trần tục, đối lập với đời sống tu hành, theo quan niệm tôn giáo. Ngoài thế tục. Những nỗi vui buồn thế tục.
thế vận hội
- Nh. ô-lim-pích.
thêm
- đg, ph. Tăng lên, làm cho nhiều hơn: Chi thêm tiền chợ.
thêm bớt
- đg. Thêm hoặc bớt (nói khái quát). Nói đúng sự thật, không thêm bớt.
thềm
- dt. Phần nền trước cửa nhà, có mái che: bước lên thềm ngồi ngoài thềm cho mát.
thênh thang
- Nói không gian rộng rãi quá mức: Nhà rộng thênh thang.
thếp
- 1 d. Từ dùng để chỉ từng đơn vị tập giấy học sinh chưa sử dụng hoặc tập giấy vàng bạc dùng đốt để cúng, có một số lượng tờ nhất định (với giấy học sinh, thường là hai mươi tờ). Thếp giấy kẻ. Thếp vàng lá.
- 2 d. Đĩa bằng đất đựng dầu hoặc mỡ, làm đèn để thắp. Thếp đèn mỡ cá. Thắp hết một thếp dầu đầy.
- 3 đg. Làm cho vàng, bạc dát thành lớp rất mỏng bám chặt vào mặt gỗ, đá nhờ một chất kết dính, để trang trí. Đôi câu đối sơn son thếp vàng.
thết
- đgt. Mời ăn uống thịnh soạn để tỏ lòng quý trọng: làm cơm thết khách.
thêu
- d. Dụng cụ để xắn đất giống cái mai.
- đg. Khâu chỉ vào để dệt thành chữ và hình.
thêu thùa
- đg. Thêu (nói khái quát). Khéo may vá, thêu thùa.
thều thào
- đgt. Nói rất nhỏ và yếu ớt như hụt hơi, nghe không rõ: nói thều thào Nó thều thào điều gì, nghe không rõ.
thi
- đg. 1. Đua sức đua tài để xem ai hơn ai kém: Thi xe đạp. 2. Cg. Thi cử. Nói học sinh dự kỳ xét sức học: Thi tốt nghiệp.
- d. Loài cỏ, dùng để bói dịch.
thi công
- đg. Tiến hành xây dựng một công trình theo thiết kế. Thi công khu nhà ở cao tầng. Bảo đảm kĩ thuật thi công. Tiến độ thi công.
thi cử
- đgt. Thi để đạt trình độ, tiêu chuẩn nào nói chung: mùa thi cử Thi cử bao giờ chẳng có may rủi.
thi đua
- Ganh nhau đến hết năng lực của mình ra làm việc, nhằm nâng cao năng suất lao động và phát triển sản xuất.
thi hành
- đg. Làm cho thành có hiệu lực điều đã được chính thức quyết định. Thi hành nghị quyết. Thi hành nhiệm vụ. Bị thi hành kỉ luật. Hiệp định được thi hành nghiêm chỉnh.
thi hào
- dt. Nhà thơ lớn: thi hào Nguyễn Du các thi hào dân tộc.
thi hứng
- Sự xúc động mạnh mẽ khiến người ta cảm thấy có thú làm thơ.
thi nhân
- d. (cũ; trtr.). Nhà thơ.
thi pháp
- dt. Phương pháp, quy tắc làm thơ nói chung: thi pháp ca dao.
thi sĩ
- Nhà thơ.
thi thể
- d. Xác người chết. Khám nghiệm thi thể.
thi thố
- đgt. Đem hết sức lực và khả năng ra để dùng vào một việc gì: thi thố tài năng với thiên hạ.
thi tứ
- ý thơ.
thi vị
- d. (id.). 1 Cái có tính chất gợi cảm và gây hứng thú trong thơ. 2 (hoặc t.). Cái hay, đẹp, nên thơ của sự vật. Phong cảnh đầy thi vị.
thì
- 1 dt. Thời kì phát triển nhất của động thực vật hoặc thuận lợi nhất cho công việc gì; thời: quá lứa lỡ thì mưa nắng phải thì dậy thì.
- 2 lt. 1. Từ biểu thị kết quả của một điều kiện, một giả thiết: nếu lụt thì đói Nếu mưa thì ở nhà. 2. Từ biểu thị quan hệ nối tiếp giữa hai sự việc, hành động: Tôi về đến nhà thì anh cũng tới. 3. Từ biểu thị điều sắp nói có tính thuyết minh cho điều vừa nêu ra: Công việc thì nhiều, người thì ít. 4. Từ biểu thị điều sắp nói tới là sự bác bỏ, phủ định một cách mỉa mai và tỏ ý không đồng tình với điều người đối thoại đã nhận định: Tôi kém, vâng, chị thì giỏi.
thì giờ
- Thời gian nói về mặt giá trị đối với con người: Dùng thì giờ cho hợp lý ; Bỏ phí thì giờ ; Giết thì giờ.
thì phải
- (kng.; dùng ở cuối câu). Tổ hợp biểu thị ý khẳng định dè dặt, như còn muốn kiểm tra lại trí nhớ hoặc nhận định của mình, hoặc muốn có được sự xác nhận của người đối thoại đối với điều mình vừa nói. Chuyện xảy ra đâu hôm chủ nhật thì phải. Hình như anh là người Hà Nội thì phải. Vào khoảng cuối năm ngoái thì phải. Chị mệt lắm thì phải.
thì thào
- đgt. Nói nhỏ, không rõ thành tiếng, nghe lẫn vào trong hơi gió: nghe tiếng thì thào ở cuối lớp Hai người thì thào với nhau điều gì.
thì thầm
- Nh. Thì thào.
thì thọt
- đg. (kng.). Như thì thụt.
thí
- 1 đgt. 1. Cho cái gì với thái độ khinh bỉ: thí cho mấy đồng thí cho bát cơm. 2. Cho để làm phúc: bát cháo thí bố thí.
- 2 đgt. Chịu để mất quân cờ nào đó để cứu gỡ thế cờ: thí xe thí mã. 2. Làm chết nhiều quân sĩ dưới quyền chỉ huy của mình trong chiến đấu, đáng ra có thể chết ít hơn: thí quân.
thí dụ
- 1. d. Cg. Tỷ dụ, ví dụ. Điều nêu ra để minh họa: Định nghĩa kèm theo thí dụ thì mới rõ. 2. ph. Giả sử, nếu như: Thí dụ trời mưa thì phải ở nhà.
thí điểm
- đg. (hoặc d.). Thử thực hiện trong phạm vi hẹp để rút kinh nghiệm. Dạy thí điểm. Xã thí điểm cấy giống lúa mới. Xây dựng một số thí điểm.
thí mạng
- đgt. 1. Thí bỏ không thương tiếc một người hay một lực lượng để giữ hoặc để cứu lấy cái được xem là quý hơn: thí mạng bọn tay chân để giữ uy tín cho mình. 2. Bỏ hết sức lực, không tính đến hậu quả việc làm của mình: chạy thí mạng làm thí mạng.
thí nghiệm
- đg.1. Dùng thực hành mà thử một việc gì cho rõ: Thí nghiệm chương trình học mới. 2. Gây ra một hiện tượng theo qui mô nhỏ để quan sát nhằm củng cố lý thuyết đã học hoặc kiểm nghiệm một điều mà giả thuyết đã dự đoán một cách có hệ thống và trên cơ sở lý luận.
thí sinh
- d. Người dự kì thi để kiểm tra sức học. Danh sách thí sinh thi tuyển vào đại học.
thị
- 1 dt. 1. Cây trồng ở làng xóm miền bắc Việt Nam để lấy quả, thân cao, lá mọc cách có hai mặt như nhau, hình trái xoan ngược - thuôn có mũi lồi tù ở đầu, hoa trắng, quả hình cầu dẹt vàng, thơm hắc, ăn được, có tác dụng trấn an và trị giun sán ở trẻ em, gỗ trắng nhẹ mịn dùng để khắc dấu. 2. Quả thị: mua thị cho cháu bé mùi thị thơm phức.
- 2 dt. 1. Chữ lót giữa họ và tên để chỉ người đó là nữ: nhà thơ Đoàn Thị Điểm. 2. Từ đi trước tên người phụ nữ lớp dưới, trong xã hội cũ: Thị Kính, Thị Mầu. 3. Từ dùng để gọi người phụ nữ, ở ngôi thứ ba với ý coi khinh: Thị đã tẩu thoát Thị nhìn trâng trố khắp một lượt.
thị chính
- Việc hành chính của một thành phố, thị xã.
thị dân
- d. Người dân thành thị thời phong kiến, chuyên sống bằng nghề thủ công hoặc buôn bán. Tầng lớp thị dân. Lối sống thị dân.
thị giác
- dt. Sự nhận cảm bằng mắt nhìn: cơ quan thị giác.
thị hiếu
- Khuynh hướng của đông đảo quần chúng ưa thích một thứ gì thuộc sinh hoạt vật chất, có khi cả văn hóa, nhất là các đồ mặc và trang sức, thường chỉ trong một thời gian không dài: Kiểu áo đó đúng thị hiếu của phụ nữ hiện nay.
thị lực
- d. Độ nhìn rõ của mắt; sức nhìn. Thị lực giảm sút. Kiểm tra thị lực.
thị sảnh
- dt., cũ Trụ sở cơ quan hành chính của thị xã hoặc thành phố.
thị thực
- Nhận là có thực: Đơn có chủ tịch xã thị thực.
thị tộc
- d. Tổ chức cơ sở của xã hội nguyên thuỷ bao gồm nhiều gia đình lớn cùng một tổ tiên và có kinh tế chung. Thị tộc mẫu quyền. Totem thị tộc.
thị trấn
- dt. Nơi tập trung đông dân, sinh sống chủ yếu bằng nghề buôn bán, thủ công, thường là trung tâm của huyện: thành lập các thị trấn bán hàng ở thị trấn của huyện.
thị trường
- d. 1. Nơi tiêu thụ hàng hóa: Xưa thực dân Pháp định biến Đông Dương thành thị trường độc chiếm của chúng. 2. Quan hệ trao đổi hàng hóa giữa các thương nhân, các tập đoàn, trong điều kiện hàng hóa phải bán cùng một giá trong cùng một thời gian: Giá dầu mỏ tăng trên thị trường thế giới. Thị trường dân tộc. Nền kinh tế của một nước đã đi đến chỗ thống nhất, không có thế lực phong kiến cát cứ các địa phương.
- (lý) Khoảng không gian mà mắt trông thấy được khi nhìn qua một dụng cụ quang học.
thị trưởng
- d. Người đứng đầu cơ quan hành chính thành phố ở một số nước.
thị xã
- dt. Khu vực tập trung đông dân cư, là trung tâm của tỉnh, nhỏ hơn thành phố, lớn hơn thị trấn, chủ yếu là sản xuất thủ công nghiệp và buôn bán: uỷ ban nhân dân thị xã dạy học ở ngoài thị xã.
thìa
- d. Dụng cụ có một cái cán nối liền với một phần trũng, dùng để múc thức ăn lỏng.
thích
- 1 đg. 1 (id.). Dùng vũ khí có mũi nhọn mà đâm. Thích lưỡi lê vào bụng. 2 Thúc vào người. Đưa khuỷu tay thích vào sườn bạn để ra hiệu. Thích đầu gối vào bụng. 3 Dùng mũi nhọn mà châm vào da thành dấu hiệu, chữ viết, rồi bôi chất mực cho nổi hình lên. Thích chữ vào cánh tay.
- 2 đg. Có cảm giác bằng lòng, dễ chịu mỗi khi tiếp xúc với cái gì hoặc làm việc gì, khiến muốn tiếp xúc với cái đó hoặc làm việc đó mỗi khi có dịp. Thích cái mới lạ. Thích nhạc cổ điển. Thích sống tự lập. Rất thích được khen. Nhìn thích mắt (thấy muốn nhìn).
thích đáng
- tt. Phù hợp và thoả đáng yêu cầu nào đó: có sự quan tâm, chú ý thích đáng Câu trả lời chưa thích đáng.
thích hợp
- Đúng với yêu cầu: Giải pháp thích hợp với đời sống tập thể.
thích khách
- d. Người mang vũ khí tới gần để ám sát nhân vật quan trọng thời xưa.
thích nghi
- đgt. Quen dần, phù hợp với điều kiện mới, nhờ sự biến đổi, điều chỉnh nhất định: Sinh vật thích nghi với điều kiện sống thích nghi với nề nếp sinh hoạt mới.
thích thú
- Cảm thấy vui vì được như ý muốn: Thích thú tìm được đủ sách tham khảo.
thích ứng
- đg. 1 Có những thay đổi cho phù hợp với điều kiện mới, yêu cầu mới. Lối làm việc thích ứng với tình hình mới. Phương pháp thích ứng để giáo dục trẻ em. 2 (id.). Như thích nghi.
thích ý
- Thỏa mãn trong lòng.
thiếc
- d. Kim loại trắng dễ nóng chảy, dễ dát mỏng, không gỉ, dùng để mạ, làm giấy gói chống ẩm mốc, chế hợp kim. Giấy thiếc.
thiên
- 1 dt. 1. Từng phần của một quyển sách lớn, thường gồm nhiều chương: Luận ngữ gồm có 20 thiên. 2. Bài, tác phẩm có giá trị: Ngụ tình tay thảo một thiên luật Đường (Truyện Kiều) thiên phóng sự.
- 2 dt. Một trăm giạ: một thiên lúa.
- 3 đgt. Nghiêng lệch về một mặt, một phía nào đó: báo cáo thiên về thành tích lối đá thiên về tấn công.
- 4 đgt. Dời đi: thiên đi nơi khác thiên đô về Thăng Long.
thiên can
- Nh. Thập can.
thiên chúa
- d. (id.). Chúa Trời. Đạo Thiên Chúa°.
thiên chúa giáo
- dt. Đạo Thiên Chúa.
thiên cổ
- Lâu đời: Lưu danh thiên cổ. Người thiên cổ. Người đã chết.
thiên đỉnh
- d. Điểm gặp nhau tưởng tượng giữa đường thẳng đứng đi qua vị trí người quan sát và vòm trời. Mặt Trời đi qua thiên đỉnh.
thiên định
- Tự trời định ra.
thiên đô
- Dời kinh đô đi nơi khác: Lý Thái Tổ thiên đô về Thăng Long.
thiên đường
- d. Nơi linh hồn những người gọi là rửa sạch tội lỗi được hưởng sự cực lạc vĩnh viễn sau khi chết, theo một số tôn giáo; cũng dùng để chỉ thế giới tưởng tượng đầy hạnh phúc. Lên thiên đường. Xây dựng thiên đường trên Trái Đất (b.).
thiên hạ
- dt. 1. Mọi nơi mọi vùng: đi khắp thiên hạ thiên hạ thái bình. 2. Người đời: Thiên hạ lắm kẻ anh tài không che nổi tai mắt thiên hạ.
thiên hướng
- Khuynh hướng lệch về một bên.
thiên kiến
- d. Ý kiến thiên lệch, không đúng, thiếu khách quan.
thiên lôi
- dt. Thần làm ra sấm sét, theo trí tưởng tượng của người xưa: thiên lôi chỉ đâu đánh đấy.
thiên mệnh
- Mệnh trời.
thiên nga
- d. Chim ở nước, cỡ lớn, cùng họ với ngỗng, lông trắng hoặc đen, sống ở phương Bắc, thường nuôi làm cảnh.
thiên nhiên
- dt. Toàn bộ những gì đang có chung quanh con người mà không phải do con người tạo nên: cảnh thiên nhiên tươi đẹp cải tạo thiên nhiên.
thiên sứ
- Người của trời sai xuống trần gian để làm một việc gì, theo mê tín.
thiên tai
- d. Hiện tượng thiên nhiên tác hại lớn đến sản xuất và đời sống, như bão, lụt, hạn hán, giá rét, động đất, v.v. Khắc phục thiên tai. Đề phòng thiên tai.
thiên tài
- dt. 1. Tài năng nổi bật hơn hẳn mọi người, dường như được trời phú cho: thiên tài quân sự thiên tài xuất chúng. 2. Người có tài năng nổi bật, hơn hẳn mọi người: Nguyễn Huệ là một thiên tài quân sự.
thiên tạo
- Có một cách tự nhiên, không phải do người làm ra.
thiên thần
- d. Thần ở trên trời. Đẹp như thiên thần. Sức mạnh thiên thần.
thiên thể
- dt. Tên gọi chung cho các ngôi sao, các hành tinh: phát hiện ra một thiên thể mới.
thiên thời
- Thời cơ thuận lợi: Thiên thời, địa lợi, nhân hòa là ba điều kiện để thắng địch. Bệnh thiên thời. Bệnh dịch xảy ra theo thời tiết.
thiên tính
- d. Tính vốn có, do trời phú cho. Thiên tính thông minh.
thiên tuế
- dt. Cây cảnh, cao 1-3m, lá dài, cuống lá dài 30cm mang mỗi bên một dãy gai, sống lá hơi hình lòng thuyền mang mỗi bên 80-100 lá chét, hình đường chỉ - ngọn giáo, đôi khi hình lưỡi hái.
thiên tử
- Từ dùng để tôn xưng vua ở Trung Quốc và ở Việt Nam trong thời phong kiến.
thiên văn học
- d. Khoa học nghiên cứu về các thiên thể.
thiên vị
- đgt. Không công bằng, không vô tư, chỉ coi trọng, nâng đỡ một phía: đối xử thiên vị Trọng tài thiên vị cho đội chủ nhà.
thiền
- d. Nh. Phật: Cửa thiền ; Đạo thiền.
thiền gia
- dt. Người tu hành đạo Phật.
thiền môn
- Cửa chùa, nhà chùa.
thiển ý
- d. (kc.). Ý nghĩ, ý kiến nông cạn (dùng để tự nói về mình với ý khiêm nhường). Theo thiển ý của tôi.
thiến
- đgt. 1. Cắt bỏ tinh hoàn hoặc buồng trứng của súc vật để dễ nuôi béo: thiến trâu gà trống thiến. 2. Cắt bỏ một phần nào trên thân cây hoặc thân thể con vật: thiến cành cây tưng hửng như chó thiến đuôi.
thiện
- t. Tốt, lành, hợp với đạo đức: Điều thiện ; Việc thiện.
thiện cảm
- d. Tình cảm tốt, ưa thích đối với ai. Gây được thiện cảm. Cái nhìn đầy thiện cảm. Thái độ có thiện cảm.
thiện chí
- dt. ý định tốt khi làm gì: thái độ thiếu thiện chí một việc làm đầy thiện chí.
thiện chiến
- Chiến đấu giỏi: Quân thiện chiến.
thiện nghệ
- t. (kng.). Giỏi nghề, lành nghề. Một tay lái thiện nghệ. Làm có vẻ rất thiện nghệ.
thiện tâm
- dt. Lòng từ thiện, lòng lành.
thiện xạ
- Người bắn giỏi.
thiện ý
- d. Ý định tốt lành trong quan hệ với người khác. Tỏ rõ thiện ý. Câu nói đầy thiện ý.
thiêng liêng
- tt. 1. Thiêng nói chung: Ngôi đền rất thiêng liêng. 2. Cao quý nhất, rất đáng tôn thờ, kính trọng, cần được giữ gìn: tình cảm thiêng liêng lời thề thiêng liêng.
thiếp
- đg. Nh. Thếp: Thiếp vàng
- t. Mê hẳn, mất tri giác: Nằm thiếp đi vì mệt quá.
- d. 1. Tấm thiếp nhỏ, có ghi tên và chức vụ mình. 2. Giấy mời của tư nhân trong một dịp đặc biệt: Đưa thiếp mời ăn cưới.
- d. Tập giấy có chữ Hán của người chữ tốt để lại.
- 1. d. Vợ lẽ: Năm thiếp bảy thê. 2. Từ mà người phụ nữ thời xưa dùng để tự xưng với nam giới.
thiệp
- 1 d. (ph.). Thiếp. Thiệp mời.
- 2 t. (kng.). Tỏ ra từng trải, lịch sự trong cách giao thiệp. Người rất thiệp. Tay thiệp đời.
thiết
- đgt. Tỏ ra rất cần, rất muốn có: chẳng thiết gì nữa không thiết ăn uống gì cả.
thiết bì
- Nói nước da đen sạm như sắt.
thiết giáp
- d. 1 Vỏ bọc bằng thép dày; thường dùng để gọi xe bọc thép. Xe thiết giáp. Một đoàn xe tăng và thiết giáp. 2 Tên gọi chung xe tăng và xe bọc thép. Binh chủng thiết giáp. Đơn vị thiết giáp.
thiết kế
- I. đgt. Làm đồ án, xây dựng một bản vẽ với tất cả những tính toán cần thiết để theo đó mà xây dựng công trình, sản xuất sản phẩm: thiết kế công trình nhà văn hoá thiết kế và thi công. II. dt. Bản thiết kế: xây dựng theo thiết kế mới.
- (xã) h. Bá Thước, t. Thanh Hoá.
thiết lập
- Dựng nên: Thiết lập một ủy ban bảo vệ nhi đồng.
thiết mộc
- d. Tên gọi chung các loại gỗ quý rất cứng (ví như sắt). Đinh, lim, sến, táu là hạng thiết mộc. Dùng toàn thiết mộc để làm cột, kèo.
thiết tha
- Nh. Tha thiết.
thiết thân
- Có quan hệ mật thiết đến chính mình: Lợi ích thiết thân.
thiết thực
- t. 1 Sát hợp với yêu cầu, với những vấn đề của thực tế trước mắt. Việc làm thiết thực. Thiết thực giúp đỡ. Những quyền lợi thiết thực. 2 Có óc thực tế, thường có những hành động thiết thực. Con người thiết thực.
thiết yếu
- tt. Rất quan trọng và cần thiết, không thể thiếu được: các hàng hoá thiết yếu một nhu cầu thiết yếu.
thiệt
- (đph) ph. X. Thực: Thiệt là hay ; Đẹp thiệt.
- t, cg. Thiệt thòi. Kém phần lợi, hại đến, mất: Thiệt đây mà có ích gì đến ai (K); Cướp công cha mẹ thiệt đời xuân xanh (K).
thiệt hại
- t. (hoặc d.). Bị mất mát về người, về của cải vật chất hoặc tinh thần. Mùa màng bị thiệt hại vì trận bão. Hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất. Bồi thường thiệt hại.
thiệt mạng
- đgt. Chết một cách oan uổng, phí hoài: Vụ tai nạn làm nhiều người thiệt mạng Cuộc chiến tranh làm thiệt mạng hàng nghìn dân lành.
thiêu
- đg. Đốt cháy: Thiêu thi hài sư cụ ; Lửa thiêu mất cả xóm.
thiêu hủy
- thiêu huỷ đg. Đốt cháy, làm cho không còn tồn tại (nói khái quát). Thiêu huỷ giấy tờ. Nhà cửa bị đám cháy thiêu huỷ.
thiêu thân
- dt. 1. Tên gọi chung các loại bọ cánh nửa và bọ nhỏ có cánh, ban đêm thường bay vào đèn: lao vào chỗ chết như con thiêu thân. 2. Tên gọi thông thường của phù du.
thiều quang
- Từ dùng trong văn học cũ chỉ ngày mùa xuân: Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi (K).
thiểu não
- t. 1 (cũ). Buồn rầu, đau khổ. 2 Có dáng vẻ khổ sở, trông đáng thương. Trông ủ rũ, thiểu não. Vẻ mặt thiểu não.
thiểu số
- dt. Số ít; trái với đa số (số nhiều): thiểu số phục tùng đa số.
thiếu
- t. Dưới mức cần phải có, không đủ, hụt: Thiếu tiền ; Tháng thiếu.
- BảO Chức quan to trong triều đình phong kiến.
- Gì Có đầy đủ: Hàng xếp đầy tủ kính, thiếu gì
thiếu hụt
- t. Bị thiếu mất đi một phần, không đủ (nói khái quát). Chi tiêu thiếu hụt. Quân số bị thiếu hụt. Bổ sung những chỗ thiếu hụt của ngân sách.
thiếu máu
- Bệnh giảm số lượng hồng cầu trong máu.
thiếu nhi
- d. Trẻ em thuộc các lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng. Giáo dục thiếu nhi. Câu lạc bộ thiếu nhi.
thiếu phụ
- dt. Người phụ nữ trẻ đã có chồng: một thiếu phụ tốt bụng.
thiếu sinh quân
- Người thiếu niên học tại một trường quân sự.
thiếu sót
- d. Điều còn thiếu, còn sai sót. Những thiếu sót trong bản báo cáo. Thấy được thiếu sót của bản thân. Bổ khuyết kịp thời những thiếu sót.
thiếu tá
- dt. Bậc quân hàm thấp nhất trong cấp tá, dưới trung tá: được phong thiếu tá.
thiếu tướng
- Võ quan cao cấp, ở dưới cấp trung tướng.
thiếu úy
- thiếu uý d. Bậc quân hàm thấp nhất của cấp uý, dưới trung uý.
thím
- dt. Vợ của chú: đến chơi nhưng chỉ có thím ở nhà, còn chú thì đi vắng Thím rất quý cháu.
thinh
- ph. Yên lặng không nói gì, như thể không biết: Làm thinh ; Lặng thinh.
thình
- t. Từ mô phỏng tiếng to và rền như tiếng của vật nặng rơi xuống hay tiếng va đập mạnh vào cửa. Rơi đánh thình một cái. Tiếng đập cửa thình thình.
thình lình
- pht. Bỗng nhiên, bất ngờ, không hề biết trước, lường trước: thình lình bị tấn công trời đang nắng thình lình đổ mưa.
thỉnh
- đg. Đánh chuông.
- đg. Mời một cách trân trọng: Thỉnh khách.
thỉnh cầu
- đg. (trtr.). Xin điều gì với người bề trên có quyền thế.
thỉnh giáo
- đgt. Xin dạy bảo cho: đến thỉnh giáo ở các bậc đại sư.
thỉnh nguyện
- Bày tỏ nguyện vọng với người trên (cũ)
thỉnh thị
- đg. Xin ý kiến, chỉ thị của cấp trên để giải quyết việc gì. Việc này quan trọng, cần thỉnh thị cấp trên.
thỉnh thoảng
- pht. Đôi khi, ít khi, không thường xuyên: Thỉnh thoảng mới có người qua lại Thỉnh thoảng ghé đến nhà bạn chơi.
thính
- d. Bột làm bằng gạo rang vàng giã nhỏ, có mùi thơm: Trộn thính vào nem.
- t. 1. Nhạy cảm đối với mùi hoặc tiếng: Thính mũi ; Thính tai. 2. Có khả năng nhận biết nhanh về tình thế: Thính về chính trị.
thính giả
- d. Người nghe biểu diễn ca nhạc hoặc diễn thuyết, v.v. Thính giả của đài phát thanh. Diễn thuyết trước hàng trăm thính giả.
thính giác
- dt. Sự nhận cảm âm thanh: Tai là cơ quan thính giác có thính giác tốt.
thịnh
-. Phát đạt, yên vui: Nước thịnh dân giàu.
thịnh đạt
- đg. (hoặc t.). (id.). Ở trạng thái đang phát triển mạnh mẽ và tốt đẹp. Công việc làm ăn thịnh đạt.
thịnh hành
- tt. Rất phổ biến, rất thông dụng, được nhiều người biết đến và ưa chuộng: kiểu quần áo đang thịnh hành Đạo Phật thịnh hành ở nhiều nước.
thịnh nộ
- Cơn giận lớn.
thịnh soạn
- t. (Bữa ăn) có nhiều món ngon và được chuẩn bị chu đáo, lịch sự. Làm cơm rượu thịnh soạn đãi khách.
thịnh thế
- Thời thịnh vượng.
thịnh tình
- d. (cũ; kc.). Tình cảm tốt đẹp dành riêng trong đối xử, tiếp đón (thường là với khách lạ). Cảm tạ tấm thịnh tình của chủ nhà.
thịnh trị
- tt. (Xã hội) thịnh vượng và yên ổn: một thời đại thịnh trị của chế độ phong kiến.
thịnh vượng
- Phát đạt giàu có lên: Làm ăn thịnh vượng.