N (4)

nhọc nhằn
- Vất vả và mệt mỏi: Nhọc nhằn lắm mới xong được việc.
nhóm
- 1 I d. Tập hợp gồm một số ít người hoặc sự vật được hình thành theo những nguyên tắc nhất định. Chia mỗi nhóm năm người. Nhóm hiện vật khảo cổ. Nhóm máu A.
- II đg. (kng.). Tụ tập nhau lại để cùng làm một việc gì. Chợ suốt ngày.
- 2 đg. 1 Làm cho lửa bắt vào, bén vào chất đốt để cháy lên. Nhóm lửa. Nhóm lò. Nhóm bếp nấu cơm. 2 Bắt đầu có được cơ sở để từ đó có thể phát triển lên. Phong trào đấu tranh mới nhóm lên.
nhón gót
- đgt. Nâng cao gót chân lên để đi bằng đầu ngón chân: đi nhón gót.
nhọn
- tt 1. Có đầu nhỏ như mũi kim: Con dao nhọn. 2. (toán) Nói một góc nhỏ hơn một góc vuông: Góc B của hình tam giác là một góc nhọn 150.
nhồi sọ
- đg. 1. Tuyên truyền cưỡng bách đến mức đối tượng phải mù quáng nghe theo. 2. Truyền thụ những tri thức trên khả năng hiểu biết và sức thu nhận của người học.
nhôm
- d. Kim loại nhẹ, màu trắng, khó gỉ, dễ dát mỏng, dẫn nhiệt và dẫn điện tốt, dùng để chế hợp kim dùng trong công nghiệp hoặc làm đồ dùng hằng ngày.
nhộn
- tt. 1. ồn ào, vui vẻ do đông người tạo nên: Đám trẻ làm nhộn cả góc hội trường. 2. Có tính chất vui vẻ, hài hước tạo nên không khí vui tươi, thoải mái: Tính anh ta rất nhộn.
nhộn nhịp
- tt, trgt Tấp nập đi lại: Ngày Quốc khánh, phố xá nhộn nhịp.
nhông
- d. Loài cắc kè lớn.
nhồng
- d. (ph.). Yểng.
nhộng
- dt. Sâu bọ thời kì nằm trong kén: nhộng tằm trần như nhộng.
nhốt
- đgt 1. Giam giữ: Nhốt trong ngục. 2. Giữ con vật trong lồng, trong cũi: Nhốt gà; Nhốt chó.
nhột
- d. Trạng thái muốn cười khi bị cù.
nhơ
- t. 1 (cũ). Bẩn. 2 Xấu xa về phẩm chất. Một vết nhơ trong đời. Chịu tiếng nhơ.
nhơ nhuốc
- tt. Bẩn thỉu, xấu xa và nhục nhã: hành động nhơ nhuốc của bọn cướp.
nhờ
- 1 đgt 1. Đề nghị người nào làm giúp việc gì: Nhờ chuyển bức thư cho gia đình; Chẳng nên thì chớ, chẳng nhờ tay ai (cd). 2. Nương tựa: Nhờ ơn cha mẹ nuôi dưỡng. 3. Hưởng sự thương xót, giúp đỡ: Nhờ cha trả được nghĩa chàng cho xuôi (K). 4. Dựa vào: Nghìn tầm nhờ bóng tùng quân (K).
- trgt Tựa vào: Sống đất khách, thác chôn quê người (K).
- gt Giới từ dùng để giải thích một nguyên nhân đã dẫn đến kết quả: sự giúp đỡ của anh, tôi mới đạt được kết quả.
- 2 tt, trgt Không được thực sáng, không được thực rõ: ánh trăng nhờ; Màu xanh nhờ.
nhớ
- đg.1. Ghi được, giữ được trong trí tuệ hoặc tình cảm: Mẹ dặn con, con phải nhớ mà làm ; Thương nhau xin nhớ lời nhau (K). 2. Tưởng nghĩ đến một sự việc đã qua, một người vắng mặt mà mình ao ước được gặp lại: Nhớ cảnh cũ ; Đi thì nhớ vợ cùng con, Về nhà nhớ củ khoai môn trên rừng (cd). 3. Giữ một con số để cộng nhẩm nó ở cột sau với số trên trong một tính cộng, số dưới trong một tính trừ hoặc tích trong một tính nhân: 8 và 4 là 12, viết 2 nhớ 1.
nhớ nhà
- đgt Đi xa gia đình, luôn luôn nghĩ đến gia đình: Đi công tác xa, rất nhớ nhà.
nhớt
- t. Có chất nhầy nhầy: Cá trê nhớt. Độ nhớt (lý). Đại lượng đo tính chất khó chảy của một chất lỏng.
nhu cầu
- d. Điều đòi hỏi của đời sống, tự nhiên và xã hội. Nhu cầu về ăn, ở, mặc. Nhu cầu về sách báo. Thoả mãn nhu cầu vật chất và văn hoá.
nhu động
- đgt. Co bóp ống tiêu hoá nhịp nhàng theo lối lượn sóng để nhào trộn thức ăn.
nhu mì
- tt Hiền lành, nết na: Khen bà tính nhu mì (Tú-mỡ).
nhu nhược
- Mềm yếu, thiếu cương quyết: Thái độ nhu nhược.
nhũ tương
- d. Hệ những hạt nhỏ chất lỏng lơ lửng trong một chất lỏng khác. Sữa tươi là một nhũ tương.
nhuận trường
- Nh. Nhuận tràng.
nhục
- dt Điều xấu xa đau khổ: Rửa sạch nhục mất nước (TrVTrà).
- tt Xấu xa, nhơ nhuốc: Biết là mới có đủ sức mạnh để làm (HgĐThúy).
nhục dục
- Lòng ham muốn thú vui xác thịt.
nhục hình
- d. Hình phạt làm cho đau đớn về thể xác. Lăng trì là một hình thức nhục hình thời phong kiến. Dùng nhục hình tra tấn.
nhục mạ
- đgt. Chửi mắng làm cho nhục.
nhục nhã
- tt Cảm thấy xấu xa nhơ nhuốc: Nỗi đau khổ nhục nhã của các dân tộc bị áp bức (Trg-chinh).
nhuệ khí
- Lòng hăng hái sắc sảo: Thanh niên đầy nhuệ khí.
nhún nhường
- t. Chịu hạ mình một chút, tỏ ra khiêm nhường trong quan hệ giao tiếp. Lời lẽ nhún nhường.
nhung
- 1 dt. Sừng non của hươu nai, dùng làm thuốc bổ: nuôi hươu lấy nhung.
- 2 dt. Hàng dệt bằng tơ hoặc bông, có tuyết phủ mượt ở bề mặt hoặc có sợi làm thành luống đều nhau: áo nhung mượt như nhung.
nhúng
- đgt 1. Cho thứ gì vào một chất lỏng rồi lại lấy ra ngay: Cho cam công kẻ nhúng tay thùng chàm (K). 2. Tham gia vào: Vị tổng tư lệnh không cần nhúng vào những vấn đề lặt vặt (HCM).
nhuộm
- đg. Làm đổi màu hay thẫm màu một vật hoặc một nguyên liệu bằng một thứ thuốc tổng hợp hoặc lấy từ thực vật: Nhuộm áo ; Nhuộm bông.
như
- k. 1 Từ biểu thị quan hệ tương đồng trong sự so sánh về một mặt nào đó: tính chất, mức độ, cách thức, hình thức bên ngoài, v.v. Hôm nay nóng như hôm qua. Anh ấy vẫn như xưa. Trình độ như nhau. Bà cụ coi anh như con. Nó nói như thật. Nó làm như không biết gì. 2 Từ dùng trong những tổ hợp so sánh để biểu thị mức độ rất cao, có thể sánh với cái tiêu biểu được nêu ra. Đẹp như tiên. Giống nhau như đúc. Rõ như ban ngày. Đôi ta như lửa mới nhen, Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu (cd.). 3 Từ biểu thị cái sắp nêu ra là thí dụ minh hoạ cho cái vừa nói đến. Các kim loại quý, như vàng, bạc, v.v. 4 (dùng ở đầu một phân câu). Từ biểu thị điều sắp nêu ra là căn cứ cho thấy điều nói đến là không có gì mới lạ hoặc không có gì phải bàn cãi. Như ai nấy đều biết, tháng này thường có bão. Như đài đã đưa tin, đợt rét này còn kéo dài. Hôm nay tôi đánh điện cho nó, như đã bàn với anh hôm qua.
như thế
- trgt Đúng như việc ấy: Có như thế mới thành đoàn kết (HCM).
như vầy
- (ph.; kng.). Như thế này. Nói như vầy. Làm như vầy.
như vậy
- trgt Như thế đấy: Anh làm như vậy là sai.
nhử
- đg. Cg. Dử. 1. Dùng mồi khiến cho loài vật đến để bắt: Nhử chuột. 2. Dùng mưu mô, lợi lộc để đưa đối phương vào tròng: Nhử địch.
nhựa
- d. 1 Dịch lỏng lưu thông trong cây để nuôi cây. 2 Chất dính do một số cây tiết ra. Nhựa thông. Nhựa trám. 3 Chất dẻo. Vải nhựa. Đồ dùng bằng nhựa.
nhựa sống
- dt. Nguồn sinh lực, sức sống, ví như nhựa nuôi cây: tràn đầy nhựa sống.
nhức
- 1 tt Đau như bị đâm bằng vật nhọn: Thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng (tng).
- 2 trgt Nói màu đen nhánh: Hàm răng đen nhức.
nhưng
- l. Cg. Nhưng mà. Từ dùng để nối hai từ hoặc hai mệnh đề mà ý trái ngược nhau: Bé nhưng can đảm.
- Miễn khỏi (cũ): Nhưng tạp dịch.
nhược điểm
- d. Chỗ kém, chỗ yếu. Một nhược điểm lớn của anh ta là hay tự ái. Những nhược điểm của máy.
nhường lại
- đgt Để lại vật gì cho người khác: Nhường lại ngôi nhà cho em ruột.
nhường nhịn
- Chịu nhịn, tự mình chịu phần kém: Anh em nhường nhịn nhau.
nhượng bộ
- đg. 1 Chịu để cho đối phương lấn tới, vì yếu thế hay do không kiên quyết. Tôi phải nhượng bộ trước thái độ kiên quyết của anh ta. Không nhượng bộ những yêu sách vô lí. 2 (chm.). (Vế câu) nêu lí do đáng lẽ ngăn cản, không để cho điều nói đến xảy ra (nhưng điều ấy vẫn xảy ra). Trong câu "Tuy ốm nặng, anh ấy vẫn lạc quan", "tuy ốm nặng" là vế câu có ý nghĩa nhượng bộ.
ni cô
- dt. Sư nữ còn trẻ tuổi.
ni lông
- ni-lông dt (Pháp: nylon) Chất hữu cơ nhân tạo có thể tráng thành lá mỏng hoặc đổ thành sợi để dệt: Gói ni-lông chằng buộc bằng dây dù (Ng-hồng).
ni tơ
- Ni-Tơ (hóa) Khí không màu và không mùi, chiếm bốn phần năm thể tích của không khí, không duy trì sự cháy.
nỉ
- d. Hàng dệt bằng sợi len chải xơ lên, che lấp sợi dọc và sợi ngang.
nia
- dt. Đồ đan khít, hình tròn, to hơn cái mẹt dùng phơi, đựng: đan nia lọt sàng xuống nia.
nĩa
- dt Đồ dùng thường bằng kim loại có bốn răng nhọn dùng để lấy thức ăn: Quen ăn bằng đũa, nên mới dũng nĩa cũng lúng túng.
ních
- đg. 1. Nhét cho đầy, cho chặt: Ních ổi đầy túi. 2. ăn cho thật nhiều: Ních cơm đầy dạ dày.
niêm
- 1 d. Quy tắc tương ứng về bằng trắc trong thơ, phú cổ theo Đường luật.
- 2 đg. (id.). Dán kín lại. Bỏ thư vào phong bì, niêm lại.
niêm luật
- dt. Quy tắc về sự tương hợp vần bằng trắc, cũng như những quy tắc khác trong thơ phú cổ theo Đường luật (nói chung): Niêm luật Đường thi rất chặt chẽ Bài thơ khá chỉnh về niêm luật.
niêm phong
- đgt (H. niêm: dính vào; phong: đóng kín lại) Đóng kín lại và dán giấy có dấu của chính quyền: Ngôi nhà đó đã bị niêm phong.
niêm yết
- Dán lên để báo việc gì cho công chúng: Niêm yết thông cáo.
niềm nở
- t. (Tiếp đón) vui vẻ, đầy nhiệt tình, tỏ ra mến khách. Tiếp đón niềm nở.
niên
- dt Năm: Vẫy vùng trong bấy nhiêu niên (K); Sự này đã ngoại mười niên (K).
niên đại
- Thời đại, năm tháng trong lịch sử: Niên đại văn hóa đồ đá cũ ; Niên đại đồ đồng thau.
niên giám
- d. Sách ghi những sự kiện quan trọng xảy ra trong từng năm một.
nín
- đgt. 1. Im, nén lại: Khóc mãi rồi nó cũng nín nín thở. 2. Nhịn: nín nhục.
nịnh hót
- đgt Tâng công kẻ trên để hòng trục lợi: Dùng những kẻ khéo nịnh hót mình (HCM).
níu
- đg. Nắm mà kéo lại, kéo xuống: Níu áo ; Níu cành cây.
no
- t. 1 Ở trạng thái nhu cầu sinh lí về ăn uống được thoả mãn đầy đủ. Bữa no bữa đói. No cơm ấm áo. Được mùa, nhà nào cũng no. 2 Ở trạng thái nhu cầu nào đó đã được thoả mãn hết sức đầy đủ, không thể nhận thêm được nữa. Ruộng no nước. Buồm no gió căng phồng. Xe no xăng. Ngủ no mắt. 3 (kng.; kết hợp hạn chế). Hết mức, có muốn hơn nữa cũng không được. Khóc no. Được một bữa cười no bụng. 4 (chm.). (Dung dịch) không thể hoà tan thêm nữa. 5 (chm.). (Hợp chất hữu cơ) không thể kết hợp thêm nguyên tố nào nữa. Methan là một carbur no.
nỏ
- 1 dt. Khí giới hình cái cung, có cán làm tay cầm và có lẫy, được giương lên căng bật dây để bắn một hoặc nhiều mũi tên.
- 2 tt. Rất khô đến mức như hết sạch nước và giòn: củi nỏ phơi cho đất nỏ.
- 3 pht., đphg Chẳng: nỏ biết nỏ được.
- đt Đại từ ngôi thứ ba số ít chỉ người ở cấp dưới hoặc chỉ một vật gì vừa nói đến: Thằng cháu nó ngoan, dễ bảo; Một chè, một rượu, một đàn bà, ba cái lăng nhăng nó quấy ta (TrTXương).
nọc
- d. Chất nước độc ở cơ thể của một số động vật như rắn, rết, ong.
- d. Phần bài tổ tôm hay tài bàn để chung cho cả làng bốc: Bốc nọc.
- 1. d. Cọc đóng xuống đất để buộc người căng ra mà đánh, xưa bọn vua quan vẫn dùng để tra tấn. 2. Cg. Nọc cổ. đg. Đóng hai cái nọc căng thẳng người ra mà đánh. Ngr. Căng người ra mà đánh: Nọc ra cho mấy roi.
nói
- đg. 1 Phát ra thành tiếng, thành lời để diễn đạt một nội dung nhất định trong giao tiếp. Nghĩ sao nói vậy. Ăn nên đọi, nói nên lời (tng.). Hỏi chẳng nói, gọi chẳng thưa. Đã nói là làm. Nói mãi, nó mới nghe. 2 Phát âm. Nói giọng Nam Bộ. 3 Sử dụng một thứ tiếng nào đó, phát âm để giao tiếp. Nói tiếng Việt. Đọc được tiếng Hán, nhưng không nói được. 4 Có ý kiến chê trách, chê bai. Người ta nói nhiều lắm về ông ta. Làm đừng để cho ai nói. 5 (id.). Trình bày bằng hình thức nói. Nói thơ Lục Vân Tiên. Hát nói°. 6 Thể hiện một nội dung nào đó. Bức tranh nói với người xem nhiều điều. Những con số nói lên một phần sự thật. Nói với nhau bằng ánh mắt.
nói chuyện
- đgt. 1. Nói với nhau về những điều, những chuyện khác nhau: Hai người nói chuyện với nhau suốt cả buổi. 2. Nói về đề tài gì đó cho nhiều người nghe: nghe nói chuyện thời sự ở hội trường. 3. Nói cho biết, cho rõ mà chừa, mà sửa chữa: Tôi sẽ nói chuyện với anh.
nói dối
- đgt Nói sai sự thật: Nói dối là mua cho chồng, đi đến quãng đồng ngả nón ra ăn (cd).
nói đùa
- Nh. Nói bông.
nói lái
- đg. Nói khác đi một tổ hợp hai ba âm tiết bằng cách chuyển đổi riêng phần vần hay là phần phụ âm đầu, hoặc phần thanh điệu, có thể có đổi cả trật tự các âm tiết, để bông đùa hoặc chơi chữ, châm biếm. Nói "đấu tranh, thì tránh đâu" là dùng lối nói lái.
nói láo
- đgt. 1. Nói dối: Nó nói láo đấy, đừng có tin. 2. Nói những điều nhảm nhí, không đứng đắn: ngồi nói láo với nhau hết cả ngày cả buổi.
nói lắp
- đgt Có tật phát âm cứ phải nhắc lại nhiều lần một âm: Ông ta là luật sư mà lại có tật nói lắp.
nói lên
- Biểu lộ rõ rệt: Nói lên ý chí hòa bình.
nói liều
- đgt Nói lời đáng lẽ không nên nói, thường là không đúng Nó định đi chơi với bạn, bố nó hỏi, nó nói liều là đi thăm thầy giáo.
nói lóng
- Pha trong câu nói những tiếng riêng mà chỉ người cùng bọn với mình mới hiểu: Lái trâu nói lóng với nhau để bàn giá cả ; "Cái kính" kẻ cắp nói lóng là "cái choáng".
nói năng
- đg. Nói để giao tiếp (nói khái quát). Nói năng lưu loát. Hòn đất mà biết nói năng, Thì thầy địa lí hàm răng chẳng còn (cd.).
nói quanh
- đgt. Dùng dằng không nói thẳng vào vấn đề, nói quanh co để tránh nói thật: Nói quanh thì người ta cũng biết rồi, xin cứ nói thẳng ra.
nói thật
- đgt Nói đúng sự thực; đúng ý nghĩ của mình: Tôi xin nói thật với anh là tôi không ưa cái lối sống như thế.
non nước
- d. (vch.). Như nước non1.
nón
- dt. 1. Đồ dùng đội đầu, hình chóp, tròn, thường lợp bằng lá màu trắng: tặng chiếc nón cầm nón vẫy xe. 2. đphg Mũ.
nóng
- tt, trgt 1. Có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ của cơ thể: Trời nóng như thiêu như đốt (tng). 2. Nói thức ăn uống có nhiệt độ cao: Cơm nóng canh ngọt (tng). 3. Dễ nổi cơn tức: Tính ông ấy nóng. 4. Muốn có ngay điều mình chờ đợi: Nóng biết tin thi cử của con. 5. Cần có ngay: Vay nóng một món tiền.
nóng lòng
- Cg. Nóng ruột. Cảm thấy khó chịu vì phải đợi lâu: Nóng lòng chờ thư bạn.
nô đùa
- đg. Chơi đùa một cách ồn ào, vui vẻ. Trẻ em nô đùa ngoài sân.
nô lệ
- I. dt. 1. Người lao động bị tước hết quyền làm người, trở thành sở hữu riêng của những chủ nô, dưới thời chiếm hữu nô lệ: buôn bán nô lệ. 2. Người bị phụ thuộc vào một thế lực thống trị nào đó, người làm đầy tớ: người dân nô lệ của nước thuộc địa nô lệ của đồng tiền. II. đgt. Phụ thuộc tuyệt đối: sống nô lệ vào đồng tiền nô lệ vào sách vở.
nổ
- đgt 1. Bật ra mạnh mẽ và phát thành tiếng: Tiếng pháo đâu đây bỗng nổ giòn (Giang-nam); Những tiếng bom nổ như sét (ĐgThMai). 2. Xảy ra mạnh mẽ: Trận đánh nổ ra vào 5 giờ chiều (VNgGiáp); Nam-kì khởi nghĩa nổ ra ngày 23 tháng 11 năm 1940 (TrVGiàu).
nổ súng
- đg. Bắn (thường nói về sự bắt đầu, mở đầu một cách bất ngờ). Được lệnh nổ súng. Đến gần mới nổ súng.
nồi
- dt. 1. Đồ dùng để đun nấu thức ăn, có lòng sâu, được nung bằng đất hoặc kim loại: nồi đất nồi đồng. 2. Bộ phận giống hình cái nồi, lắp trong ổ trục để chứa bi: thay nồi cho xe đạp nồi trục giữa bị hỏng. 3. Đơn vị đo lường có tính chất dân gian: mua hai nồi nếp.
nổi
- 1 đgt 1. ở trên mặt nước, trái với chìm: Quan tiền nặng quan tiền chìm, bù nhìn nhẹ bù nhìn nổi (tng); Để con bèo nổi, mây chìm vì ai (K). 2. Chuyển mạnh từ thế này sang thế khác: Trời nổi gió; Nổi cơn hen. 3. Bắt đầu vang lên: Chiêng trống bên ngoài đã nổi rộn ràng (Ng-hồng).
- tt 1. Đẹp hẳn lên: Bộ quần áo ấy đấy. 2. Nhô lên: Người mù đọc chữ nổi. 3. Hiện ra: Của chìm của nổi.
- trgt Cao hơn bề mặt: Chạm.
- 2 trgt Có thể được: Vác nổi ba mươi ki-lô; Làm nổi việc khó; Chịu nổi sự cực nhọc; Không kham nổi.
nổi giận
- Cg. Nổi xung. Phát ra cơn tức giận.
nổi tiếng
- t. Có tiếng đồn xa, được rất nhiều người biết đến. Nổi tiếng là tay ngang ngạnh. Tác phẩm nổi tiếng. Nhân vật nổi tiếng.
nối
- đgt. 1. Làm liền lại với nhau, chắp lại với nhau: nối sợi dây bị đứt nối đường dây điện thoại nối lại quan hệ ngoại giao. 2. Tiếp vào nhau, làm cho liền mạch hoặc liên tục: viết nối một phần vào bài phóng sự nối bước cha ông.
nối nghiệp
- đgt Làm tiếp sự nghiệp của người đi trước: Nối nghiệp ông cha.
nội bộ
- Tình trạng bên trong một đoàn thể, một cơ quan: Nội bộ phe đêế quốc.
nội các
- d. Tên gọi hội đồng chính phủ ở một số nước. Cải tổ nội các.
nội chiến
- dt. Chiến tranh giữa các giai cấp hoặc lực lượng xã hội đối kháng trong một nước.
nội chính
- dt (H. chính: việc quốc gia) Việc sửa trị trong nước: Về các ngành khác, như kinh tế, tài chính, nội chính, văn hoá, xã hội, ta cũng tiến bộ không ngừng (HCM).
nội công
- Sự đánh phá từ bên trong ra, do lực lượng đã bố trí được ở bên trong phối hợp với sức tấn công ở bên ngoài: Khi bộ đội đến công đồn thì ngụy binh ở đó làm nội công.
nội dung
- d. Mặt bên trong của sự vật, cái được hình thức chứa đựng hoặc biểu hiện. Nội dung của tác phẩm.
nội địa
- I. dt. Phần đất liền ở xa biển và xa biên giới: nằm sâu trong nội địa. II. tt. ở trong nước, do trong nước sản xuất, không phải được nhập khẩu vào và cũng không phải để xuất khẩu: hàng nội địa ti vi nội địa.
nội động từ
- dt (H. động: không đứng yên; từ: lời) Động từ không dùng với tân ngữ, trái với ngoại động từ: Khi nói Đi ra phố, thì Đi là nội động từ, nhưng khi nói Đi con xe, thì Đi là ngoại động từ.
nội gián
- Kẻ do thám của địch chui vào các đoàn thể cách mạng để phá hoại.
nội hóa
- nội hoá d. (cũ). Hàng nội.
nội khóa
- nội khoá dt. Môn học hoặc hoạt động giáo dục trong chương trình chính thức và học tập tại nhà trường; phân biệt ngoại khoá: kết hợp giữa nội khoá và ngoại khoá.
nội thương
- 1 dt (H. thương: buôn bán) Việc buôn bán ở trong nước: Các cửa hàng mậu dịch đều thuộc ngành nội thương.
- 2 tt (H. thương: tổn hại) Nói những bệnh có thể điều trị bằng phương pháp nội khoa, không dùng phương pháp mổ xẻ: Nhiều vị thuốc Nam chữa khỏi những bệnh nội thương.
nội tiết
- t. Nói các tuyến trực tiếp sản một chất cho máu.như tuyến thượng thận, tuyến giáp trạng...
nội trợ
- đg. Lo liệu mọi việc hằng ngày trong sinh hoạt gia đình. Công việc nội trợ.
nội trú
- đgt. (Học sinh, bệnh nhân) ăn ở ngay trong nhà trường hoặc bệnh viện, phân biệt với ngoại trú: điều trị nội trú học sinh nội trú.
nội vụ
- dt (H. vụ: việc) Công việc hành chính và an ninh trong nước: Các cán bộ công an thuộc bộ Nội vụ.
nôm
- t. 1. Nói thơ, văn, viết bằng chữ nôm: Thơ nôm. 2. Cg. Nôm na. Dễ hiểu, không văn hoa: Câu văn nôm lắm.
nông
- 1 d. (kết hợp hạn chế). 1 Nghề làm ruộng. Nghề nông. 2 Người làm ruộng. Nhất sĩ, nhì nông. Nhà nông°.
- 2 t. 1 Có khoảng cách từ miệng hoặc bề mặt xuống đáy ngắn hơn so với mức bình thường; trái với sâu. Ao nông. Giếng đào nông. Bát nông lòng. Rễ cây ăn nông. 2 (Nhận thức) hời hợt, không sâu sắc. Kiến thức nông. Suy nghĩ còn nông.
nông cạn
- tt. (Nhận thức) hời hợt, không biết đào sâu suy nghĩ, không sâu sắc: hiểu biết nông cạn suy nghĩ còn nông cạn lắm.
nông dân
- dt (H. dân: người dân) Người dân làm nghề trồng trọt, cày cấy: Nông dân là một lực lượng rất to lớn của dân tộc (HCM).
nông sản
- Sản phẩm của nông nghiệp như thóc, gạo, bông, gai...
nồng hậu
- t. Nồng nhiệt và thắm thiết. Tình cảm nồng hậu. Đón tiếp rất nồng hậu.
nồng nàn
- tt. 1. (Mùi) đậm một cách dễ chịu và bốc mạnh lên: mùi rượu nồng nàn Hương bưởi thơm nồng nàn. 2. (Ngủ) ngon giấc, sâu và say: giấc ngủ nồng nàn. 3. Mạnh mẽ, thiết tha và đậm đà: tình yêu nồng nàn.
nốt
- 1 dt Cây leo lá giống lá trầu không, có mùi thơm hắc: Nấu thịt ếch với lá nốt.
- 2 dt Mụn nhọt ở ngoài da: Nốt ghẻ.
- 3 dt (Pháp: note) 1. Số điểm đánh giá bài làm hay câu trả lời của học sinh: Thầy cho nốt rất nghiệt. 2. x. Nốt nhạc.
- 4 trgt Cho đến hết phần còn lại: ăn nốt đĩa xôi; Viết nốt mấy dòng cuối cùng; Làm nốt chỗ bỏ dở; Ai mua, bán nốt lấy tiền nộp cheo (cd).
- đg. Tha đi: Hổ nơ mất lợn.
- d. Đồ trang sức tết bằng vải, lụa.... đeo ở cổ hoặc buộc vào tóc.
nở
- I đg. 1 Xoè mở một cách tự nhiên. Hoa nở. Nở một nụ cười (b.). 2 (Động vật con được ấp đủ ngày trong trứng) phá vỏ trứng thoát ra ngoài. Gà con mới nở. Sâu nở. 3 (ph.). Đẻ, sinh. Chị ấy nở cháu gái đầu lòng. 4 Tăng thể tích mà không tăng khối lượng. Ngô bung nở.
- II t. (id.). nang (nói tắt). Ngực nở.
nợ
- dt 1. Số tiền vay của người khác và sẽ phải trả: Nhà gần chợ đổ nợ cho con (tng); Nhất tội nhì nợ (tng). 2. Nhiệm vụ đối với người khác: Đấy với đây chẳng duyên thì nợ (cd). 3. Điều mang ơn và mong được trả: Đền nợ nước; Dưỡng sinh đôi nợ tóc tơ chưa đền (K).
- đgt 1. Vay và sẽ phải trả: Mẹ tôi bà ấy hai triệu đồng. 2. Đã hứa và sẽ phải làm: Tôi vẫn nhớ còn nợ anh việc giới thiệu anh với ông ấy.
- tt Nói kẻ xấu hay làm phiền người khác: Tôi không muốn nói đến của ấy.
nơi
- d. 1. Phần không gian được xác định rõ ràng: Nơi đây đã xảy ra những trận ác chiến ; Đi đến nơi, về đến chốn (tng). 2. Nh. Chỗ, ngh. 6: Trao tơ phải lứa gieo cầu đáng nơi (K).
nới
- đg. 1 Làm cho lỏng, cho rộng ra chút ít để bớt căng, bớt chặt, bớt chật. Nới thắt lưng. Nới lỏng đai ốc. Áo bị chật, phải nới ra. Mọi người đứng nới ra. 2 Làm cho bớt chặt chẽ, nghiêm ngặt. Kỉ luật có phần nới hơn. 3 (kng.). Hạ bớt giá xuống chút ít, so với bình thường. Giá công may ở cửa hiệu này có nới hơn.
nơm
- I. dt. Đồ đan bằng tre, dùng để úp, chụp cá: đan nơm. II. đgt. Dùng nơm để úp cá: đi nơm cá nơm được nhiều ra phết.
nụ
- 1 dt (thực) Búp hoa chưa nở: Cành nào cũng còn vô khối là nụ (NgTuân); Có hoa mừng hoa có nụ mừng nụ (tng).
- 2 dt Người ở gái còn nhỏ (cũ): Trong xã hội phong kiến người ta nuôi những em bé gái và gọi là cái nụ.
nụ cười
- Cái cười chúm chím, không hé môi.
nùi
- d. Mớ xơ sợi hay vải, giấy được vò chặt lại. Dùng nùi rơm làm mồi lửa. Quơ một nùi cỏ. Nùi giẻ rách.
núi
- dt. Dạng địa hình lồi, sườn dốc, có độ cao lớn hơn đồi: núi nhấp nhô vượt núi băng sông.
núi lửa
- dt Núi có miệng ở đỉnh, qua đó thường xuyên hoặc từng thời kì, các chất khoáng nóng chảy dưới nhiệt độ và áp suất rất cao bị phun ra ngoài: ở chung quanh Thái-bình-dương có nhiều núi lửa.
núi non
- Nh. Núi
núm
- 1 d. Bộ phận hình tròn, nhỏ, nhô lên ở đầu hay trên bề mặt một số vật. Núm cau. Núm đồng hồ. Vặn núm điều chỉnh tivi.
- 2 d. (kng.). Nắm. Một núm gạo.
- 3 đg. (ph.). Túm. Núm áo kéo lại.
nung
- đgt. Đốt bằng nhiệt độ cao: nung vôi lò nung gốm sứ.
nung nấu
- đgt 1. Gây một sức nóng rất lớn: Cái nắng nung nấu. 2. Làm cho phải chịu đựng gian khổ: Lò cừ nung nấu sự đời (CgO).
nũng nịu
- Nh. Nũng.
nuôi
- I đg. 1 Cho ăn uống, chăm sóc để duy trì và phát triển sự sống. Nuôi con. Nuôi lợn, gà. Nghề nuôi ong. Công tác nuôi quân (công tác cấp dưỡng trong quân đội). 2 Giữ gìn, chăm sóc để cho tồn tại, cho phát triển. Nuôi tóc cho dài. Nuôi chí lớn. Nuôi nhiều ước mơ.
- II t. (dùng phụ sau d., trong một số tổ hợp). Được coi như người ruột thịt, tuy không có quan hệ dòng máu. Cha mẹ. Con nuôi cũng quý như con đẻ.
nuôi dưỡng
- đgt. Nuôi nấng và chăm chút cho tồn tại khoẻ mạnh hoặc phát triển nói chung: nuôi dưỡng con cái nuôi dưỡng mầm non nghệ thuật.
nuôi nấng
- đgt Nuôi sống và chăm nom săn sóc: Lấy chi nuôi nấng cái con (Tản-đà).
nuông chiều
- đg. Nh. Nuông.
nuốt
- đg. 1 Làm cho đồ ăn uống từ miệng qua thực quản, xuống dạ dày. Nuốt miếng cơm. Nuốt viên thuốc. Nghe như nuốt từng lời (b.). 2 Cố nén xuống, như làm cho chìm sâu vào trong lòng, không để lộ ra. Nuốt hận. Nuốt giận làm lành. Nuốt nước mắt (b.; cam chịu đau đớn trong lòng). 3 (kng.). Chiếm đoạt gọn bằng quyền thế hay mánh khoé. Chánh tổng nuốt không mấy sào ruộng. Nuốt không trôi món tiền hối lộ. 4 Làm át hẳn đi bằng một sức tác động mạnh hơn. Tiếng gọi bị nuốt trong tiếng mưa gió. Cặp kính to như nuốt cả khuôn mặt (b.).
nuốt chửng
- đgt. 1. Đánh ực nuốt cả miếng vào bụng mà không nhai chút nào: nuốt chửng miếng thịt. 2. Hoàn toàn che lấp: Sóng nuốt chửng cả con thuyền. 3. Hoàn toàn buông trôi điều đã hứa, đã thoả thuận: nuốt chửng lời hứa.
nuốt giận
- đgt Nén cơn tức giận: Hai anh em xích mích với nhau, nhưng người anh đã nuốt giận làm lành để bảo vệ đoàn kết.
núp
- đg. Nh. Nấp: Trẻ con chơi hú tim, núp sau tủ.
nút
- 1 I d. Vật tròn, nhỏ, để đóng vào miệng chai lọ cho kín. Mở nút chai.
- II đg. Đóng kín miệng chai lọ bằng. Nút lọ mực lại. Đêm tối như hũ nút.
- 2 d. 1 Chỗ hai đầu dây buộc vào nhau. Nút thừng. Buộc thắt nút. 2 Chỗ giao nhau của nhiều đoạn đường đi từ các hướng lại. Nút giao thông. 3 (kết hợp hạn chế). Điểm trọng yếu. Điểm nút của vấn đề. Cái nút của câu chuyện. 4 Sự kiện quan trọng trong vở kịch, khi các nhân vật chính đụng độ với nhau làm bùng nổ xung đột kịch. Nút kịch. (Nghệ thuật) thắt nút°. 5 (ph.). Cúc. Nút áo. 6 Núm nhỏ, có tác dụng đóng mở để điều khiển ở một số loại máy, động cơ hay hệ thống điện. Ấn nút điện. Bấm nút.
- 3 d. (thgt.; kết hợp hạn chế). Tập hợp nhiều người, đôi khi động vật cùng loài (hàm ý coi thường hoặc thân mật). Không nhanh là chết cả nút.
- 4 đg. (ph.). Mút. Trẻ nút sữa.
nữ
- I. dt. Người thuộc giới nữ; phân biệt với nam: không phân biệt nam với nữ. II. tt. (Đồ dùng) chuyên dụng, dành riêng cho nữ giới: xe đạp nữ hon đa nữ.
nữ công
- dt (H. công: khéo léo) Công việc của phụ nữ trong gia đình: Từ nữ công, phụ xảo đều nguôi (Chp).
nữ giới
- Phụ nữ nói chung.
nữ hoàng
- d. Người phụ nữ làm vua. Nữ hoàng nước Anh.
nữ sinh
- dt. Học sinh nữ: Các nữ sinh đều mặc áo dài, trông rất đẹp rất duyên.
nữ tính
- (H. tính: tính chất) Tính chất phụ nữ: Nhà tâm lí học chuyên nghiên cứu nữ tính.
nữ trang
- Đồ trang sức của phụ nữ, như vòng, xuyến, hoa tai...
nửa
- I d. Một trong hai phần bằng nhau của một cái gì. Nửa quả cam. Nửa cân. Non nửa giờ. Cay đắng như chết nửa người. Không rời nhau nửa bước (không rời nhau một chút nào).
- II t. (dùng hạn chế trong một số tổ hợp, trước một từ khác). Không hoàn toàn, vừa như thế, vừa khác thế. Nước thuộc địa phong kiến. Thực vật nửa kí sinh. Lực lượng nửa vũ trang (lực lượng vũ trang không thoát li sản xuất).
- buổi d. Khoảng thời gian vào giữa buổi sáng, khoảng 9-10 giờ, hoặc vào giữa buổi chiều, khoảng 3-4 giờ, trong một ngày lao động. Nghỉ uống nư
nửa đêm
- dt. Giữa đêm: làm việc đến tận nửa đêm.
nữa
- trgt 1. Chưa thôi: Tôi còn đi nữa. 2. Thêm vào: Họp nhau nào biết có ngày nữa thôi (NĐM). 3. Tiếp tục: Tôi không thể ăn nữa. 4. Huống chi: Phải duyên phải kiếp thì theo, cám còn ăn được, nữa bèo hử anh (cd). 5. Kẻo: Mà ta bất động, nữa người sinh nghi (K).
- tt 1. Tiếp sau: Lát anh ấy sẽ về; Chỉ còn một đoạn đường nữa thôi. 2. Thêm vào: Ông ấy cần một người nữa.
nựng
- đg. Dỗ con: Nựng thằng bé cho nó nín.
nước
- 1 d. 1 Chất lỏng không màu, không mùi và trong suốt khi là nguyên chất, tồn tại trong tự nhiên ở sông hồ, ở biển. Nước mưa. Nước lũ. Nước thuỷ triều. Nước lên (nước thuỷ triều lên). Ăn nước giếng. 2 Chất lỏng, nói chung. Nước mắt. Nước chè. Chanh nhiều nước. Nước thép đầu tiên. Thuốc nước°. 3 Lần, lượt sử dụng nước, thường là đun sôi, cho một tác dụng nhất định nào đó. Pha chè nước thứ hai. Thang thuốc đông y sắc ba nước. Rau rửa mấy nước mới sạch. 4 Lớp quét, phủ bên ngoài cho bền, đẹp. Quét hai nước vôi. Nước mạ rất bền. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn (tng.). 5 (kết hợp hạn chế). Vẻ ánh, bóng tự nhiên của một số vật, tựa như có một lớp mỏng chất phản chiếu ánh sáng nào đó phủ bên ngoài. Nước ngọc. Gỗ lên nước bóng loáng.
- 2 d. Vùng đất trong đó những người thuộc một hay nhiều dân tộc cùng sống chung dưới một chế độ chính trị - xã hội và cùng thuộc về một nhà nước nhất định. Nước Việt Nam. Các nước láng giềng.
- 3 d. 1 (kết hợp hạn chế). Bước đi, về mặt nhanh chậm (của ngựa). Ngựa chạy đang được nước. Phi nước đại°. 2 Bước đi của quân cờ, về mặt ảnh hưởng đến thế cờ. Nước cờ cao. Mách nước°. Chơi cờ sáng nước. 3 Cách hành động, hoạt động để tác động đến tình hình, thoát khỏi thế bí hoặc tạo ra thế thuận lợi. Bị bao vây, chỉ còn nước ra đầu thú. (Tính) hết nước°. 4 (kng.). Thế hơn kém. Chịu nước lép. Đến nước cùng rồi. Được nước, càng làm già. Nó thì nước gì! 5 (kng.). Mức độ khó có thể chịu đựng hơn. Độc ác đến nước ấy là cùng. (Trả đến nghìn đồng là) hết nước°. Đã đến nước này thì không còn có thể từ chối được.
nước da
- dt. Màu sắc của da người: nước da ngăm đen nước da bánh mật.
nước đá
- dt Nước đông cứng do đã làm lạnh: Mùa hè, uống cà-phê có nước đá.
nước hoa
- Nước làm bằng chất hóa học, có mùi thơm như hương các loài hoa, để xức cho thơm.
nương
- 1 d. 1 Đất trồng trọt trên đồi núi. Phát nương. Lúa nương. 2 Bãi cao ven sông. Nương dâu.
- 2 đg. 1 (id.). Dựa vào để cho được vững. Nương mình vào ghế. 2 Dựa vào để có được sự che chở, giúp đỡ. Nương vào nhau mà sống. Nương bóng.
- 3 đg. (kết hợp hạn chế). Giữ gìn động tác cho nhẹ nhàng khi cầm nắm, sử dụng, không làm mạnh tay để tránh làm vỡ, gãy, hỏng. Nương nhẹ°. Nương sức.
nương náu
- đgt. ẩn, lánh vào một nơi, và nhờ vào sự che chở: nương náu trong rừng Những là nương náu qua thì (Truyện Kiều).
nướng
- đgt 1. Để trên than cháy cho chín: Nướng chả. 2. Mất hết tiền (thtục): Được đồng nào của con bạc thì lại nướng cho nhà cái hết (Thế-Lữ).
nứt
- t. Cg. Nứt nẻ. Có vết rạn trên mặt hay suốt bề dày: Cốc nứt vì nước sôi; Đất nứt.