Cạo râu và tắm xong – nhờ có chị En-ni, thùng nước nóng bao giờ cũng đầy – En- đru đỡ mệt. Nhưng thấy giường anh không có người ngủ nên đến bữa ăn sáng, Blốt- đoen thốt ra những câu rất mỉa mai, nhất là khi thấy anh cứ lặng thinh trước những lời châm chọc của mụ. - A! Sáng nay, ông có vẻ hơi ỉu xìu đấy, ông bác sĩ ạ. Mắt hơi quầng nữa. Ở Xoan- đi mới về sáng nay hả? Lại quên bánh hiệu Pe-ri cho tôi nữa rồi. Mải chơi bời quá chứ gì, ông bạn? A ha! Ông không thể dối tôi được đâu. Tôi cứ tưởng ông ngoan ngoãn, không có chuyện đó. Té ra, các ông phụ tá, ông nào cũng như ông nào. Tôi chưa hề thấy ông nào mà không uống rượu hoặc không làm chuyện bậy bạ bao giờ!Sau buổi khám bệnh tại trạm xá và đi thăm các bệnh nhân, En- đru trở lại thăm bác Mo-gân. Anh đến phố Blai-na vào khoảng hơn mười hai rưỡi. Mấy bà phụ nữ đứng tụm năm túm ba nói chuyện bên cạnh khoang cửa để ngỏ. Khi En- đru đi qua, họ không nói nữa, chỉ mỉm cười thân mật chào anh. Gần đến số nhà 12, anh thoáng nhìn thấy có một khuôn mặt ở cửa sổ. Đúng, họ đang chờ anh. En- đru vừa mới đặt chân lên bậc cửa trát đất sét trắng thì cách cửa đã mở ra và bà cụ ra mời anh vào nhà, gương mặt răn reo của cụ hớn hở không thể tả.Cụ nóng lòng cảm ơn En- đru đến nỗi nói mãi mới thành lời. Cụ mời anh trước hết hẵng ra phòng khách uống nước đã. Khi En- đru từ chối, cụ khe khẽ nói:- Thôi được, thôi được, tùy ý bác sĩ. Nhưng trước khi về, thể nào bác sĩ cũng có thì giờ uống một chút rượu hương mộc và ăn một miếng bánh chứ.Với bàn tay run rẩy, cụ đưa En- đru lên gác. Anh vào phòng ngủ. Gian phòng nhỏ đêm qua còn nhớp nháp bừa bãi, bây giờ đã được lau chùi sạch bóng. Tất cả các dụng cụ của anh đều được xếp gọn gàng bóng loáng trên mặt bàn véc-nị Túi đồ của anh đã được đánh bóng cẩn thận bằng mỡ ngỗng, khóa được đánh bằng thuốc đáng đồng trông sáng như bạc. Giường đã được thay khăn mới. Trên giường, người mẹ nhìn En- đru, gương mặt trung niên hiền lành ngây dại vì sung sướng, trong khi đứa bé nằm yên ấm áp bên cạnh bú bầu vú đầy đặn của người mẹ.Đang ngồi cạnh giường, bà đỡ phốp pháp vội đứng dậy, cười mãi không thôi:- Ôi chao! Hai mẹ con trông khỏe mạnh cả, bác sĩ nhỉ? Họ không biết là họ đã làm cho chúng ta lao đao thế nào. Cả mẹ lẫn con đều chẳng biết gì cả, có đúng không nào?Đưa lưỡi liếm môi, con mắt dịu dàng long lanh ấm áp, bác Xu-gân Mo-gân cố lắp bắp tỏ lòng biết ơn.- Ừ, chị biết ơn là phải lắm – bà đỡ nói, cố kể cho hết công lao của việc đỡ đẻ – Và chị đừng quên ở tuổi chị, chị sẽ không bao giờ có con được nữa đâu nhé. Lần này, hoặc không bao giờ có nữa, chị ấy.Bà cụ Ở ngoài cửa hiểu ý nói xen vào:- Chúng tôi biết, bác Giôn ạ. Chúng tôi biết là chúng tôi chịu ơn bác sĩ vô cùng.Người mẹ rụt rè nói:- Bác sĩ Men-sân, nhà tôi đã gặp bác sĩ chưa? Chưa à? Thế nào ông ấy cũng đến nhà bác sĩ đấy. Ông ấy sung sướng lắm. Duy có điều ông ấy nói rằng rất tiếc là chúng tôi sang Nam Phi không được bác sĩ trông nom cho nữa.Ra về, sau khi đã ăn no bánh nhân mứt và rượu hương mộc nấu lấy tại nhà (anh sẽ làm bà cụ mủi lòng nếu không uống chén rượu mừng cho đứa cháu trai cụ), En- đru tiếp tục buổi đi thăm bệnh, lòng ấm áp lạ thường. Anh hãnh diện nghĩ: “Giá mình có là vua nước Anh thì họ cũng chỉ tiếp đón đến thế mà thôi. Việc này như một chất giải độc đối với cảnh tượng anh thấy ở sân ga Ca- đíp. Hôn nhân và thú vui gia đình là những điều đáng mong muốn một khi nó đem lại hạnh phúc như niềm hạnh phúc tràn ngập ngôi nhà hai vợ chồng bác Mo-gân.Sau đó nửa tháng, khi En- đru đã lại thăm lần cuối số 12 phố Blai-na, bác Giâu Mo-gân đến gặp anh, dáng điệu trịnh trọng. Loay hoay tìm chữ mãi, bác ta sôi nổi nói:- Bác sĩ bỏ quá đi cho, tôi không giỏi về khoa ăn nói. Không thể lấy tiền bạc ra mà đền đáp những gì bác sĩ đã giúp chúng tôi. Nhưng dù sao, bà nhà tôi và tôi muốn tặng bác sĩ chút quà nhỏ này.Bác ta dúi vào tay En- đru một mảnh giấy. Đó là một tờ ngân phiếu trị giá năm ghi-ni, lĩnh tại Ngân hàng xây dựng.En- đru nhìn tờ ngân phiếu. Gia đình bác Mo-gân, theo lối nói địa phương, là dân có của ăn của để. Nhưng họ cũng chẳng phải giàu có gì cho lắm. Sát ngày lên đường với bao nhiêu thứ phải chi tiêu cho cuộc hành trình dài, số tiền này đối với họ hẳn là một sự hy sinh rất lớn, một tấm lòng rộng rãi đẹp đẽ.En- đru xúc động trả lời:- Tôi không thể nhận, bác Giâu ạ.Giâu Mo-gân nằng nặc nói, giọng nghiêm trang, hai bàn tay bác ta nắm chặt hai bàn tay En- đru:- Bác sĩ phải nhận, nếu không thì làm nhà tôi và tôi mếch lòng lắm đấy. Đây là tặng riêng bác sĩ chứ không phải là tặng bác sĩ Pây-giợ Ông Pây-giơ lấy tiền của chúng tôi từ bao nhiêu năm nay, nhưng chưa bao giờ chúng tôi nhờ đến ông ấy, trừ có lần này. Ông ta được trả tiền như thế là hậu lắm rồi. Đây là quà tặng riêng bác sĩ, bác sĩ hiểu cho.- Tôi hiểu, bác Giâu ạ, tôi hiểu - En- đru gật đầu, mỉm cười.Anh gập tờ ngân phiếu lại, đút vào trong túi áo ngực, và liền mấy ngày sau không nghĩ đến nó. Thứ ba tuần sau, nhân lúc đi ngang qua Ngân hàng miền Tây, En- đru đứng lại, suy nghĩ giấy lát rồi bước vào, Blốt- đoen Pây-giơ bao giờ cũng trả lương anh bằng tiền mặt, tiền đó anh lại đem gửi ngay bằng thư bảo đảm cho quỹ cứu trợ Glen cho nên anh chưa bao giờ có dịp tiếp xúc với các ngân hàng. Nhưng lần này, khoan khoái nghĩ đến số tiền riêng của mình, anh quyết định mở một tài khoản cho mình với món quà tặng của bác Giâu.Ở quầy giao dịch, anh ký tên lĩnh tiền, điền chữ vào mấy bản khai làm thủ tục rồi đưa cả cho người nhân viên ngân hàng trẻ tuổi, miệng mỉm cười, nói:- Không có nhiều, dù sao, đây mới là bắt đầu.Trong khi đó, En- đru để ý thấy A-nơ-rin Rít lảng vảng ở phía sau theo dõi anh. Khi En- đru sắp sửa ra về thì viên giám đốc đầu dài như quả dưa tiến đến quầy giao dịch. Lão cầm trong tay tờ khai của anh. Tay vuốt nhẹ tờ giấy, lão nhìn chéo qua đôi kính trắng về phía En- đru.- Chào bác sĩ Men-sân, ông mạnh khỏe chứ? – lão dừng lại, hít một hơi thở qua hàm răng vàng khè – À, ông muốn gửi số tiền này tài khoản mới của ông phải không?En- đru trả lời, hơi ngạc nhiên:- Phải. Số tiền ấy không đủ để mở tài khoản hay sao?- Aø, không. Không đâu, bác sĩ Men-sân ạ. Không phải là số tiền không đủ. Chúng tôi rất vui mừng có ông làm khách hàng. – Rít ngập ngừng, nhìn kỹ tờ khai, rồi ngước hai con mắt ti hí ngờ vực nhìn vào mặt En- đru – A! Ông muốn đứng tên ông à?- Nhất định rồi.- Được, được,bác sĩ Men-sân ạ. – Nét mặt lão bỗng chuyển thành một nụ cười mơn trớn – Tôi chỉ muốn hỏi… tôi chỉ muốn biết cho rõ thôi. Thời tiết năm nay đẹp quá, ông nhỉ. Chào ông, bác sĩ Men-sân. Xin chào ông nhé.Ở ngân hàng ra về, En- đru băn khoăn, thắc mắc không hiểu cái lão già sói trán bí hiểm này muốn gì. Mấy hôm sau, anh mới tìm ra câu trả lời cho câu hỏi ấy.