Chương 8

PHẦN II
BƯỚC NGOẶT
Chương 15
CÙNG VÀO MỘT ĐỘI

    
hỉ có một thứ duy nhất thôi nhưng nó đã làm hỏng cả chuyến viếng thăm của ngài Đô đốc Bill McGrath, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương (CINCPAC). Đó chính là buổi họp báo tại sân bay Tân Sơn Nhất trước lúc ông ta rời Việt Nam hôm mùng 5 tháng 1. Hầu như toàn bộ các phóng viên của các hãng thông tấn lớn, có cơ sở ở Sài Gòn, cùng khoảng hơn 40 phóng viên nước ngoài vừa tới đây để săn tin về trận đánh Ấp Bắc - một sự kiện được cho là đáng chú ý nhất trong suốt mấy năm trở lại đây. Giới truyền thông đã thi nhau tìm kiếm một câu chuyện về sự việc này hết ngày này đến ngày khác nhưng cuối cùng họ đều thất vọng bởi vì Đại sứ quán, Quân lực ARVN và Bộ Tư lệnh MACV cùng đưa ra một câu trả lời dứt khoát là: “Không có một câu chuyện nào hết”. Trong bài báo của mình đăng trên tờ Times, Mandelbrot đã phỏng đoán rằng mục đích chuyến đi của ngài Tư lệnh tới Sài Gòn là để thúc đẩy quá trình điều tra về lần bại trận ở Ấp Bắc. Trên thực tế, D. Marnin có thể làm chứng rằng chuyến viếng thăm của Đô đốc McGrath đã được lên kế hoạch và chuẩn bị từ trước khi bất cứ một phóng viên chiến trường nào đang ở Việt Nam có thể nói với cấp trên của họ ở Sarasota về vụ Ấp Bắc.
Cánh phóng viên của các hãng thông tấn đang cư trú ở Sài Gòn được cử tới cuộc phỏng vấn này đều là những người còn rất trẻ. Các biên tập viên đều ở lại nhà vì họ vừa không muốn bỏ mất một cơ hội hiếm hoi nhưng lại càng không muốn phải gây sự với Chính phủ Hoa Kỳ. Trước khi buổi họp báo được chính thức bắt đầu thì mối quan hệ giữa các phóng viên với các quan chức cao cấp đều diễn ra rất đúng mực. Khi các phóng viên đặt bất cứ một câu hỏi nào với ông Corning hay tướng Donnelly thì họ đều sử dụng những câu xưng hô rất mẫu mực như: “Thưa ngài Đại sứ”, “Thưa tướng quân” hay ít nhất cũng là: “Thưa ngài”. Thế nhưng khi Đô đốc McGrath xuất hiện thì mọi việc thay đổi hoàn toàn. Toàn bộ cánh phóng viên và các quan chức của Đại sứ quán đều đã tham gia vào một trận hỗn chiến thật sự.
Cuộc họp báo diễn ra tại khu vực dành cho những nhân vật đặc biệt quan trọng ở trong sân bay Tân Sơn Nhất. Máy điều hòa thì không hoạt động trong khi ấy khoảng trên 70 con người chen chúc nhau trong một gian phòng có diện tích không thể đủ cho một nửa con số đó ngồi dự. Ngoài cái bầu không khí rất dễ khiến con người ta trở nên cáu bẳn ấy, các quy tắc mới nhằm tăng cường cho công tác an ninh tại sân bay trong dịp đầu năm mới lại còn yêu cầu tất cả các phóng viên phải có mặt từ lúc 9 giờ sáng trong khi chưa có kế hoạch dành thời gian cho buổi họp báo tới tận lúc 10 giờ.
Đô đốc McGrath và tướng Donnelly chẳng bao giờ nghĩ rằng họ sẽ phải đối diện với một đám đông các phóng viên đang hết sức bực bội, thiếu kiên nhẫn và đầy thù địch đến như vậy. Trung tá Hodgkins, thuộc Phòng thông tin tuyên truyền của Bộ Tư lệnh MACV mở đầu buổi nói chuyện. Anh ta phát hiện ra rằng microphone không còn hoạt động được nữa.
- Xin lỗi các ngài vì sự cố này. Chúng tôi sẽ phải đề nghị ngài Đô đốc nói to hơn một chút. Bây giờ các ngài sẽ được nghe tất cả các thông tin cơ sở.
Nghe thấy thông báo này, mấy tay phóng viên trẻ đã bắt đầu la ó và huýt sáo phản đối ầm ĩ.
- Các ông định làm trò quái quỷ gì thế? - tiếng một ai đó hét lên - Chẳng ai nói là họ chỉ cần những thông tin cơ sở cả.
- Mọi việc đều đã được thông qua - Hodgkin khẳng định - Điều này đã có trong bản thông báo vắn tắt của chúng tôi vào lúc 5 giờ ngày hôm qua.
- Chúng tôi đâu cần những thứ của nợ đó chứ? Chúng tôi phải viết thành một câu chuyện. Những thông tin cơ sở chẳng làm được điều gì hết. Tại sao chúng tôi lại không thể nhận được nó từ một quan chức Chính quyền cấp cao hoặc là một Tư lệnh Quân đội có trách nhiệm chứ?
Hodgkins vội rời bục phát biểu quay vào để hỏi ý kiến Đô đốc McGrath và tướng Donnelly, những người đang ở lối ra vào một cách không thoải mái sau lưng tướng Ace Parker che chắn như thể một cái bao cát. D. Marnin cũng được phân công đứng ngay cạnh đấy.
- Hay là chúng ta nên hoãn buổi họp này đi? -tướng Parker ngập ngừng đưa ra câu hỏi.
- Chúng ta không thể làm thế được - Đô đốc McGrath nói rất cương quyết - Mục đích của chúng ta là xoa dịu những gã này. Này, chúng ta hãy nói công khai về nó đi. Tôi không cho rằng đấy là một vấn đề phức tạp lắm đâu. Ý anh thế nào hả Blix?
- Chúng ta chẳng có gì phải giấu giếm hết - tướng Donnelly tán thành ngay.
Hodkins quay trở lại bục phát biểu và công bố:
- Ngài Đô đốc đã đồng ý rằng mọi thứ sẽ được nói công khai trong buổi họp báo này.
Lõm bõm có vài tiếng vỗ tay tán thưởng từ phía các phóng viên.
- Có...m ơn, có..m ơn Quý ông rất nh..èo -Mandelbrot đang ngồi ngay dãy ghế đầu tiên nói rất to -Chúng t..oi rất bi...ét oo..n Quý ngài vì d...iều đó.
Mọi người trong đó có cả Đô đốc McGrath và tướng Donnelly đều cười ầm lên, nhưng từ trong mắt của hai viên tướng bốn sao này thấy có ánh thép sắc lạnh. John Mecklin vốn là một cựu phóng viên của tò Time đang đứng gần D. Marnin nhận xét ngay:
- Bắt đầu một thảm họa rồi đây.
- Có lẽ tất cả các ngài đều biết Đô đốc McGrath là ai rồi đúng không - Hodgkins nói - Tuy nhiên, tôi cũng xin giới thiệu một cách vắn tắt nhất. Đô đốc McGrath là Tư lệnh Bộ Tư lệnh các lực lượng chiến đấu của chúng ta trong khu vực Thái Bình Dương và ông còn là một trong những tướng lĩnh cao cấp nhất đang đảm nhiệm những công việc quan trọng nhất hiện nay của Quân đội. Xin kính mời Đô đốc McGrath.
- Cám ơn, Lou. Tôi lấy làm vinh dự được tới đây. Đây là chuyến viếng thăm lần thứ tám của tôi tới Nam Việt Nam kể từ khi tôi chính thức đảm nhiệm cương vị CINCPAC. Vì thế miền đất này không quá xa lạ đối với tôi. Tôi đã có những chuyến viếng thăm rất tốt đẹp - gặp gỡ, thảo luận và nói chuyện rất thân tình với Tổng thống Diệm, với Đại sứ Corning và nhóm các nước hợp tác và với Bộ Tư lệnh MACV cùng người bạn thân thiết của tôi, tướng Blix Donnelly một người đang làm rất tốt công việc tại đây. Kể từ chuyến thăm gần đây nhất cho tới nay, tôi nhận thấy mọi việc ở đây đang tiến triển rất rõ ràng, rõ ràng hơn nhiều nếu như ta chỉ biết về nó qua các báo cáo cũng như các chỉ thị. Ta luôn phải nhìn nhận mọi thứ theo cách nhìn của mọi người thì mới có thể thật sự hiểu được cái gì đang xảy ra. Tôi đã làm như vậy. Và tôi cũng rất hài lòng với những gì mà tôi đã được chứng kiến. Trên thực tế, tôi sẽ tới Washington trong tuần tới và sẽ báo cáo lại toàn bộ những tiến triển ở đây cho ngài Tổng thống Mỹ khi tôi tiếp kiến ngài vào hôm thứ năm tuần tới. Có câu hỏi nào không?
Khoảng hơn hai mươi cánh tay cùng giơ lên một lúc. Nhưng Mandelbrot thì đứng hẳn dậy - trong cự ly chỉ cách ngài Đô đốc chưa đến 2 m - anh chàng này chẳng ngại ngùng gì giơ cả hai tay lên trời. Ngay lập tức, Đô đốc McGrath đã chẳng ưa hành động ấy. Trong phút đầu tiên, ông ta đã không thèm để mắt đến Mandelbrot nhưng ngay sau đó ông ta lại thay đổi ý định của mình.
- Tôi là phóng viên của tờ New York Times, tôi có một vài câu hỏi. - Mandelbrot bắt đầu chất vấn - Cho phép tôi được bắt đầu với ba vấn đề có liên quan. Ông đã nói rằng ông rất ấn tượng vì tất cả những tiến trình mói đạt được kể từ chuyến thăm gần đây nhất của ông tới Sài Gòn, mà tôi tin là chuyến thăm này xảy ra vào năm tháng trước đây. Vậy thì làm cách nào để ông có thể ghép cái thảm họa ở Ấp Bắc vào trong cái khuôn khổ của tiến trình ấy? Thứ hai là, ông đã từng có cơ hội tới thăm và nói chuyện với các cố vấn Mỹ đang phục vụ trong Sư đoàn 7 và lực lượng Không quân vận trong trận đánh đó hay chưa? Nếu có rồi thì họ đã nói gì về nó? Nếu chưa thì tại sao? Thứ ba là, trong chuyến thăm này của ông tới đây, ông chỉ có một lần duy nhất đi khỏi Sài Gòn - tới Cần Thơ. Nhưng Sư đoàn 7, đơn vị trực tiếp tham gia chiến đấu ở Ấp Bắc lại đóng ở Mỹ Tho, chỉ mất khoảng một giờ đi bằng đường bộ và khoảng 10 phút đi bằng máy bay từ Sài Gòn đến đó. Tại sao ông lại không đến thăm Mỹ Tho?
- Nếu có thể, tôi sẽ trả lời các câu hỏi của anh theo một trình tự ngược lại - Đô đốc McGrath trả lời - Xét theo lịch trình công tác của tôi và những nơi mà tôi đã đến, tôi không thể giải thích rõ ràng hơn là tướng Donnelly đây. Vì vậy tôi nghĩ rằng tôi sẽ đề nghị ông ấy nói về việc này.
Tướng Donnelly bước tới bục phát biểu với một vẻ rất khó chịu
- Tôi không dám chắc là tôi hiểu được cái ngụ ý sâu xa của câu hỏi cuối cùng - ông ta nói - Như cách anh đều thấy, Đô đốc McGrath đang thực hiện một chuyến công tác với lịch trình thời gian rất hạn hẹp. Ông ấy còn phải đi từ đây đến Singapore, đến Honolulu và sau đó trở về Washington. Chính vì vậy chúng tôi không thể kéo dài thời gian làm việc của ông ấy ở đây. Và điều quan trọng nhất là ngài Đô đốc phải sử dụng tất cả quỹ thời gian hạn hẹp của mình để thảo luận ở cấp quốc gia với các quan chức trong Chính phủ GVN đồng minh. Ông ấy đã phải gặp gỡ và thảo luận với ngài Tổng thống Diệm, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các tướng lĩnh cao cấp trong Quân lực ARVN và rất nhiều quan chức khác. Ông ấy chỉ có thời gian ngắn đi khỏi Sài Gòn và như các anh đều thấy để có thể nắm được toàn bộ những sự kiện đã xảy ra ở Tây Phú và Ấp Bắc hồi đầu tuần, cách tốt nhất đối với ngài Đô đốc đây là được nghe một báo cáo tổng thể về sự kiện này. Địa điểm thuận lợi nhất cho một báo cáo đầy đủ như vậy chính là sở chỉ huy Quân đoàn ở Cần Thơ chứ không phải là đến Mỹ Tho...
- Điều đó là không đúng - Mandelbrot chặn lời ngay - bởi vì các ông đều biết rằng chỉ có thể bưng bít mọi truyện ở Cần Thơ chứ không phải ở Mỹ Tho...
- Bây giờ thời gian còn rất ít - tướng Donnelly đáp lại ngay một cách nóng nảy - Tôi sẽ không đứng đây để cho anh hay bất kỳ ai bài bác sự chính trực của mình. Không có một ai nghĩ tới việc bưng bít hết. Không có gì xảy ra ở Ấp Bắc mà chúng tôi cần phải che đậy. Thế nhưng nếu như có cái gì đó không đúng ở đây thì trong chiến tranh, việc xử lý một vài tình thế hơi vội vàng là hoàn toàn không thể tránh khỏi - Tôi đã từng tham gia đến ba cuộc chiến tranh và tôi biết rằng - nếu có gì đó sai thì việc chỉ đạo chắc chắn sẽ không thể sai, tôi nhắc lại là không bao giờ. Sẽ là có lỗi nếu như cố tình che dấu điều gì đó trước cấp trên và trước Hội đồng Tham mưu trưởng.
- Có phải ông định nói là - phóng viên Wilbur Durfee của hãng NBC, người vừa từ Hồng Kông đáp máy bay đến đây để đưa tin về vụ việc này hỏi tiếp - nếu như ông phải làm lại điều đó một lần nữa, ông cũng vẫn sẽ khuyên Quân lực ARVN tổ chức hiệp đồng tác chiến giống như họ đã làm trong trận Ấp Bắc hôm mùng 2 tháng một đúng không?
- Trong chiến tranh sẽ không có gì là hoàn hảo. Không phải tất cả mọi việc đều có thể diễn ra đúng như những gì mà anh đã lập kế hoạch. Lý do dẫn đến kết quả đó chính là vì kẻ thù của anh luôn cố gắng tìm mọi cách để làm hỏng kế hoạch của anh. Bây giờ đây, dường như việc đưa hai nghìn quân vào trận và cung cấp cho tất cả bọn họ những trang thiết bị cần thiết để họ có thể chiến đấu một cách hiệu quả có thể là việc làm rất đơn giản vói tất cả những ai chưa bao giờ phải làm như thế bao giờ. Nhưng hãy để tôi bảo đảm với các anh là nó không dễ dàng như vậy đâu. Đó cũng là lý do để có thể coi là Quân lực ARVN đã làm tương đối tốt hôm mùng 2 tháng 1. Bởi vì nếu như vào thời điểm này của một năm trước đây thì họ sẽ không thể thực hiện được một việc như vậy. Chính vì vậy tôi nhìn thấy cả những cái được và những cái chưa được trong trận Ấp Bắc. Chúng tôi và các tướng lĩnh trong Quân lực ARVN đang cố gắng phát huy những cái được và chúng tôi sẽ sửa chữa những cái chưa được để bảo đảm rằng những điều đó sẽ không xảy ra nữa.
- Vậy ông có thể nói cho chúng tôi biết về những cái chưa được không? - phóng viên Durfee vặn hỏi.
- Các anh sẽ có nhiều cơ hội để hỏi tôi ở đây nữa - tướng Donnelly trả lời - Tôi xin chuyển lại phần trả lời cho Đô đốc McGrath.
Đến lúc này, một bầu không khí hết sức căng thẳng đang bao trùm khắp phòng họp
- Ngài Đô đốc, ông đã có thể trả lời các câu hỏi của tôi chưa? - Mandelbrot tiếp tục vặn hỏi - Bây giờ ông đã có cơ hội để thảo luận vói các cố vấn của ông về việc đó. Tôi muốn biết quan điểm của ông về trận Ấp Bắc. Tôi muốn biết họ đã nói gì với ông vể trận đánh ấy. Tôi muốn biết rằng từ khi nào ông lại nghĩ rằng trận thua tồi tệ nhất mà chúng ta đã phải gánh chịu trong cuộc chiến tranh này lại thật sự là dấu hiệu của sự tiến bộ. Hay là chúng ta chỉ đang diễu hành qua một tấm gương? Liệu rằng đây là một cuộc chiến tranh thật sự hay chỉ là câu chuyện “Alice trong xứ sở thần tiên”?
- Với tôi nó như có vẻ - Đô đốc McGrath trả lời - là anh đã hoàn toàn quyết định tất cả và rằng cả tôi lẫn tướng Donnelly hay chẳng ai khác có thể nói với anh rằng anh sẽ suy nghĩ lại. Thôi được, với tôi điều đó cũng không sao. Anh là một người Mỹ và anh hoàn toàn tự do nghĩ như thế nào nếu anh muốn. Nhưng hãy để tôi nó cho anh biết điều này việc quân cơ là một môn khoa học và đồng thời cũng là một nghệ thuật. Và khi anh muốn biết về một vấn đề liên quan đến khoa học thì anh phải đến gặp một nhà khoa học, đến gặp một chuyên gia và trong trường hợp này tướng Blix Donnelly là một chuyên gia rất tài năng. Và khi một người lính có kinh nghiệm, được huấn luyện cùng khả năng chuyên môn của anh ta nói với tôi về một vấn đề nào đó trong một trận đánh thì tôi sẽ gửi gắm vào anh ta sự tin tưởng nhiều hơn rất nhiều so với cả đống những người không chuyên nghiệp hay thậm chí là rất nhiều các sỹ quan cấp thấp. Bây giờ tất cả những gì mà tôi đã được nghe về trận đánh ở Ấp Bắc đã mở ra một hướng mới. Bản chất của chiến tranh là sự kiểm soát, chiếm giữ và nắm quyền trong một khu vực. Và đó là những gì đã xảy ra ở Ấp Bắc. Quân đối phương đã chiếm được một số vị trí và họ đang cố gắng giữ lấy chúng. Chính vì thế chúng ta phải mở một cuộc tấn công để đánh bật họ ra khỏi những vị trí ấy. Họ có những mục tiêu của họ còn chúng ta cũng có những mục tiêu của chúng ta. Cuối cùng, họ đã không đạt được những mục tiêu đó còn chúng ta lại đạt được những mục tiêu đó. Mọi việc chỉ đơn giản như vậy thôi.
Giọng nói của ngài Đô đốc đã bắt đầu khản đặc đi vì phải cố gào thật to át đi tiếng nói chuyện và trao đổi thì thào giữa các phóng viên với nhau. Những âm thanh náo loạn đã khiến cho ai cũng chỉ nghe câu được câu mất ngoại trừ những người đang ngồi ở hàng ghế đầu tiên trong đó có Mandelbrot. Anh ta nhảy lên chiếc ghế và hỏi tiếp
- Vậy thì, ngài Đô đốc theo cách nói của ông, ta có thể hiểu rằng trận Ấp Bắc là một chiến thắng của Quân lực ARVN?
- Đúng vậy, họ đã đạt được mục tiêu của mình. Vậy thì tại sao lại không như thế chứ? Chắc chắn là nó phải là một chiến thắng. Anh có nói như vậy không hả Blix?
- Nếu nói chiến thắng thì có thể là hơi quá lời. Thế nhưng rõ ràng là họ đã đạt được những mục tiêu đã đề ra. Bọn Việt Cộng đã bị đánh bại. Nếu như anh định nghĩa khái niệm chiến thắng là hoàn thành được mục tiêu của ai đó, vậy thì rõ ràng nó có thể gọi là một chiến thắng cũng được.
Điều này có thể đã là quá đủ với phóng viên Anthony Durch của tờ London Times, người vừa chân ướt chân ráo tới đây từ Hồng Kông nên anh ta hỏi luôn:
- Ông có biết là trong suốt 5 ngày qua tất cả các phóng viên có mặt trong phòng này đều đã đưa tin là một trận đại bại của Quân lực ARVN và Quân đội Mỹ đã xảy ra ở khu vực phía Bắc đồng bằng. Trong trận đánh này, lần đầu tiên một đơn vị quân Việt Cộng không chỉ bám trụ lại và chiến đấu mà họ còn bám trụ lại, đánh trả và giành ưu thế đó sao? Bây giờ ông lại muốn chúng tôi dựa vào một cái định nghĩa rất giản đơn mà theo tôi được biết nó chẳng có tí nào liên quan đến cuộc chiến ở đây để thay đổi cách nói của chúng tôi, để rời căn phòng này và báo cho các biên tập viên của chúng tôi là chúng tôi thành thật xin lỗi. Nhưng chúng tôi có đưa tin nhầm về nó đâu kia chứ? Sau cùng là Trận Ấp Bắc không phải là một trận thua. Này mấy anh phóng viên ơi. Đó là một CHIẾN THẮNG ĐẤY.
Toàn bộ cánh phóng viên trong phòng vỗ tay tán thưởng rất nhiệt tình. Cuộc họp báo chỉ còn tiếp tục được chừng 15 phút nữa nhưng mọi chuyện cứ rối tung lên và càng trở nên tồi tệ. Cuối cùng cánh phóng viên láu cá đã biến nó thành một bãi chiến trường và họ thi nhau cười vào mặt tướng Donnelly và ngài Đô đốc McGrath, một hành động mà có rất ít người dám làm như vậy đối vói hai người đầy quyền lực vói bốn sao trên vai áo như vậy. Thế nhưng mặc dù rất bình tĩnh, cả hai người đều không thể xoay chuyển được tình thế. Khi Đô đốc McGrath thở dài não ruột thì cũng là lúc Hodgkins vội bước lên bục phát biểu công bố buổi họp báo chấm dứt.
Mandelbrot lúc này giống như một kỵ sỹ đấu bò tót thực thụ cố tình đuổi theo ngài Đô đốc, người đang cố gắng để John Mecklin hứng chịu nốt những gì đã xảy ra. Vì phép lịch sự tối thiểu, Mecklin đành phải giới thiệu Mandelbrot với Đô đốc McGrath.
- Tôi đã nghe rất nhiều về anh rồi, Mandelbrot ạ -ngài Đô đốc nói luôn - Cái khỉ gì đang ăn tươi nuốt sống cậu vậy hả? Tại sao cậu không hòa mình vào đội đi?
Chỉ một lần duy nhất trong đời mình, Willis Mandelbrot không thể thốt ra được lấy một lời.
Anh ta và D. Marnin để xe ở ngay cạnh nhau trong khu gửi xe dành cho VIP. Anh ta đi cùng với phóng viên Buechener và họ sẽ cùng trở về phòng làm việc riêng của từng người để hoàn tất nốt câu chuyện cũng như các bức ảnh. D. Marnin thực sự rất muốn tránh mặt mấy anh chàng này nhưng anh không còn cách nào khác. ;
- Tôi rất muốn chúc mừng ông - Mandelbrot khiêu khích - vì ông chỉ là một người làm nhiệm vụ bình thường trong cái bánh xe của một cỗ máy vừa biến một trận thua choáng váng trở thành một chiến thắng nhục nhã.
- Hay lắm nhỉ.
- Cậu có nghe thấy ông ấy bảo gì không?
- Có nghe.
- Người Nhật Bản đang cố thủ trên đảo Iwo Jima. Anh tấn công họ. Và bây giờ anh lại nắm giữ Iwo Jima. Cái đó gọi là chiến thắng đấy. Việt Cộng đang cố thủ ở Ấp Bắc. Anh tấn công họ. Và đó cũng là một chiến thắng đấy. Như thế thì cậu có thể tin vào tai mình không hả? Chó chết thật.
- Hòa mình vào đội đi anh bạn - phóng viên Buechner lại chọc thêm vào - Hòa mình vào đội đi nào.
Từ khi đó, cụm từ “Hòa mình vào đội” đã trở thành một câu nói gây cười cho tất cả cánh phóng viên ở Sài Gòn, mỗi khi ai đó nhại lại câu này thì nó đều khiến cho mọi người cười ồ lên khoái trá vì đã chọc giận được người khác. Sau khi lời quở trách của Đô đốc McGrath với Mandelbrot được kể đi kể lại nhiều lần, mỗi lần một ai đó trong cánh phóng viên chút nỗi giận dữ của mình lên thái độ hoài nghi hay chỉ trích một quan chức Chính phủ Việt Nam Cộng hòa hoặc các quan chức Mỹ thì một người khác lại bắt đầu nhại lại: “Hòa mình vào đội đi nào. Tại sao anh lại không hòa mình vào đội đi chứ?”