Chương 8

PHẦN VI
TỘI ÁC
THAY CHO LỜI KẾT

    
hỉ một ngày sau khi Đại sứ Sedgewick lên máy bay về nước, D. Marnin cũng rời Sài Gòn lên một chiếc tàu chở thư báo của Mỹ đi thẳng tới Hồng Kông. Tại đó, sau khi nghỉ ngơi ba ngày ở khách sạn mang tên Vịnh Repulse, rồi lên một chiếc tàu lữ hành mang tên Tổng thống Wilson, một chiếc tàu chở khách xuyên Thái Bình Dương cỡ lớn trở về San Francisco sau khi đã vào nghỉ ở Yokohama và Honolulu. Sau khi về nhà nghỉ ngơi một thời gian ngắn, anh đã được gọi tới Học viện Quan hệ Quốc tế để tham gia yào một khóa học tiếng Trung Quốc trong thời gian 36 tháng ở Arlington và 21 tháng còn lại ở trường Đại học Ngoại ngữ của Bộ Ngoại giao ở Đài Chung thuộc miền Trung Đài Loan. Sau đó anh được điều động tới Mát-xcơ-va, nơi anh được đề bạt làm Tùy viên chính trị thuộc Phòng chính trị của Đại sứ quán đặc trách các vấn đề liên quan đến quan hệ giữa Liên Xô với các nước trong khu vực Nam và Đông Á. Do đã biết tiếng Nga từ ngày còn ở trong lực lượng Hải quân cho nên anh đã trở thành một trong số rất ít các quan chức ngoại giao phục vụ trong Bộ Ngoại giao thời kỳ chiến tranh lạnh mà có thể thông thạo cả tiếng Trung Quốc và tiếng Nga.
Đại sứ Sedgewick đã rời Nam Việt Nam ngày mùng 6 tháng 7, đúng bốn tuần sau khi Ngô Đình Cẩn và Đinh Triệu Dã bị hành hình. Đó là một ngày được ông ta lựa chọn rất cẩn thận vì đó cũng là ngày kỷ niệm lần thứ 20 - ngày D - ngày mà ông ta đặt chân xuống bãi biển Omaha với quân hàm Đại tá Lục quân. Phóng viên Mandelbrot kể lại rằng ông Sedgewick muốn sử dụng danh phận Đại sứ này như là một tấm vấn bật để có mặt trong buổi lễ đề cử ứng cử viên ra tranh cử chức Tổng thống Mỹ của Đảng Cộng hòa. Trong bức thư xin từ chức gửi tới Tổng thống Lyndon Johnson, ông ta nói thẳng ra rằng, ông ta từ bỏ một vị trí quan trọng để tham gia vào hoạt động chính trị chuẩn bị cho cuộc bầu cử Tổng thống của Đảng Cộng hòa.
Thế nhưng tính biểu tượng của các ngày đó cũng chẳng gây được tác động nào với công chúng Mỹ. Hội nghị tại Honolulu ngày nào là điểm nhấn vinh quanh nhất trong tất cả những tham vọng của ông ấy dưới con mắt của những người cùng cộng tác với ông ta ở Washington hay thậm trí của cả tờ báo New York Times. Sau cuộc hội thảo về chính sách đối với Nam Việt Nam, cuộc chiến tranh ở đất nước này đã khiến cho ngài Sedgewick không còn có cơ hội che giấu được những sai lầm của mình. Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn đã không thể là một sân ga trên con đường tiến vào Nhà Trắng. Việt Nam không chỉ là một điềm báo gở mà còn là nấm mồ chôn hết mọi hy vọng của ngài Sedgewick và rất nhiều chính trị gia khác ở Mỹ.
Nó cũng là một nấm mồ cho tướng Blix Donnelly, người đã rất tự tin khẳng định suốt ba năm trời rằng người Mỹ sẽ giành chiến thắng. Ông ta đã phải về hưu với một tâm trạng u uất, dằn vặt và danh dự bị tổn thương sâu sắc. Khi rời Nam Việt Nam vào tháng 7 năm 1964, ông ta đã bàn giao quyền Tư lệnh cho tướng William Westmoreland và không chỉ viên tướng này mà tất cả những người tiếp sau đó chẳng ai dám tiên liệu thấy một chút lợi thế nào mà họ có thể giành được trong cuộc chiến tranh mà họ vẫn hy vọng là có thể đè bẹp được những người Cộng sản.
Đại sứ Gus Corning chẳng bao giờ lấy lại được tinh thần sau cái chết của anh em Ngô Đình Diệm. Hoàn toàn thất bại trước âm mưu của Averell Harriman và Roger Hilsman cố tình ngăn cản ông ta tiến tới những vị trí quan trọng khác trong Bộ Ngoại giao cũng như họ đã gạt ông ta ra khỏi chức Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn, ông G. Corning đã đệ đơn xin từ chức vào giữa năm 1964 vói mục đích muốn thể hiện sự phản đối của cá nhân ông ta trước chính sách không hiệu quả và thiếu cân nhắc của Chính phủ Mỹ đối với Nam Việt Nam.
Thế nhưng, không phải tất cả những quan chức ngoại giao Mỹ là đồng nghiệp của D. Marnin đã từng làm việc tại Nam Việt Nam lúc bấy giờ đều phải đón nhận sự hẩm hiu của số phận. Ngài Sam Sabo đã liên tục thăng tiến qua hết chức vụ này đến chức vụ quan trọng khác - Phòng điệp vụ DCM trong Đại sứ quán Mỹ ở Paris, Phụ tá Ngoại trưởng đặc trách vấn đề Châu u của Bộ Ngoại giao Mỹ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đặc trách các vấn đề chính trị. Tới khi về nghỉ hưu, ông ấy đã dành một nửa quãng thời gian của mình để chăm sóc cho ngôi nhà ở Nam Avignon và nửa còn lại để chăm sóc cho một ngôi nhà khác ở Chappaquiddick.
Sau một năm làm Phu nhân của Tham tán kinh tế Đại sứ quán Mỹ tại Paris, Lily theo chồng tới vùng bờ biển Ngà, nơi ông Curly được bổ nhiệm chức Đại sứ Mỹ. Cô cũng ở lại Abidjan vói chồng cho tới khi ông ấy nghỉ hưu vào năm 1968 thì hai người cùng quay lại sống ở Paris. Lần đầu tiên họ tới sống trong căn hộ nằm trên đại lộ Rue Henri Martin mà cô được thừa kế từ người mẹ. Cả hai đứa con gái của cô đều học rất giỏi mà đặc biệt là môn toán và chúng đều đã tốt nghiệp Viện Công nghệ Massachusettes vói thành tích rất cao. Sau đó, chúng đều đã đi làm trong lĩnh vực nghiên cứu chế tạo máy bay dân dụng. Lily vẫn chăm sóc rất tận tình người chồng già đang ngày một béo phì ra và trở nên điếc nặng. Thế nhưng họ vẫn được cộng đồng người Việt ở Pháp tôn trọng và coi như một hình mẫu của đôi vợ chồng chung thủy.
Kẻ thù không đội trời chung của tướng Donnelly và ngài Đại sứ Corning, phóng viên Mandelbrot đã rời Sài Gòn với nhiều ưu ái hơn bất cứ ai khác. Anh đã được đề cử giải thưởng Pulitzer cao quý và được gọi về New York để làm cái công việc mà anh đã mơ ước bấy lâu là ngồi điều hành từ bàn giấy. Sau này, anh còn được thãng vượt cấp và được bổ nhiệm làmTrưởng đại diện của Văn phòng Tạp chí Times lừng lẫy ở Bonn rồi ở Washington.
Claudio đã đến tiễn anh từ rất sớm để hai người còn kịp cùng nhau uống vài ly chia tay trong quầy rượu trên tàu - đó là ly rượu cuối cùng trong cả nghìn lần họ đã từng uống với nhau. Anh ta đến cùng cô bạn gái vẫn hay gọi là Hendy Lamarr và không quên mang theo cả một két rượu Dom Perignon - như lời anh ấy nói - để chúng làm bạn với D. Marnin trong suốt ba ngày phải lênh đênh trên biển Đông. Với ngụ ý rằng D. Marnin chẳng có bạn đồng hành bởi vì mười người khách còn lại trên tàu khi rời Sài Gòn đều rất lo lắng cho số phận và sự an toàn của họ. Họ toàn là những người già cả, hai đôi tình nhân đi du lịch với khả năng tài chính hạn hẹp. Claudio cũng nói rằng anh thật tình không thể hiểu nổi tại sao D. Marnin lại tự nguyện đi trên chuyến hành trình khổ ải như thể tự hành hạ thân xác mình đến vậy.
Thực ra, đây đúng là một dạng tự hành xác. Cái chết của Dã một tháng trước đây vẫn còn là gánh nặng đè lên tâm trí anh. Anh sẽ phải mang theo suốt cuộc đời mình hình ảnh của Dã đang ngồi lặng im như một bức tượng với một ly rượu cầm trên tay.
Trong tháng cuối cùng ở Sài Gòn, Đại sứ Sedgewick đã rất cố gắng để đẩy sự nghiệp của D. Marnin tiến xa hơn nữa bằng cách cho anh theo học chương trình đào tạo tiếng Trung Quốc. Bộ Ngoại giao đã rất miễn cưỡng khi phải đầu tư một khóa học hơn ba mươi tháng cho một nhân viên ngoại giao mới có duy nhất một chứng chỉ năng lực thực tế và mói phục vụ chưa được hai năm nên đã từ chối đơn xin đi học của anh. Thế nhưng Đại sứ Sedgewick vẫn không muốn thua cuộc. Ông ấy đã gọi điện tới nhờ sự giúp đỡ với tư cách cá nhân của cả ngài Harriman và Hilsman để hai người này can thiệp với Tổng cục trưởng Cục quản lý nhân sự. Vậy là cuối cùng D. Marnin đã phải mắc nợ cả ba con người này - những kẻ chủ mưu trong vụ ám sát Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu và tàn sát những người dân vô tội ở Nam Việt Nam - một món nợ về lòng biết ơn sâu sắc.
Vậy nhưng, từ sâu trong tâm khảm mình, D. Marnin vẫn buộc tội những con người này là những kẻ sát nhân và anh đã phải cố gắng gồng mình lên để vươn tới phía trước và chống chọi với những cảm giác tội lỗi mà chính anh cũng tự kết án cho mình.
Tàu nhổ neo vào lúc giữa trưa. Claudio đứng ngay trên cầu tàu vẫy tay chào tạm biệt anh cho tới khi chiếc tàu được kéo tới vũng cua chỗ nước sâu trên dòng sông. Đứng nép sát vào Claudio là cô gái Hedy Lamarr với một chiếc nón trắng cầm trên tay và một dáng người mảnh mai trong tà áo dài phấp phới bay trước gió. Khi hình bóng của họ đã biến mất khỏi tầm mắt, tâm trí anh lại phảng phất hình ảnh của Lily - cô như đang đứng đó vẫy tay chào anh, chào tạm biệt người tình của cô.
Phải mất hai tiếng đồng hồ thì mấy chiếc tàu kéo mới kéo được chiếc tàu thư báo xuôi theo sông Sài Gòn đến Vũng Tàu và ra tới ngoài cửa biển. D. Marnin đứng lặng im, vịn tay vào lan can trên boong tàu và đưa mắt nhìn về xa xa nơi mé rừng đước xanh thẳm dưới ánh nắng mặt trời chói chang. Anh đã cố suy ngẫm về tương lai sáng láng của mình với những sự khởi đầu mới. Giống như đất nước mình, anh đã đến Nam Việt Nam khi còn là một thanh niên và rời khỏi nơi này khi đã làm một người đàn ông thực sự với một nỗi ám ảnh, một nỗi buồn day dứt và sự phán xét của lương tâm. Lúc đầu tiên, anh thấy mình thật sự yêu thích Sài Gòn và rất tự nhiên coi nó như một nơi chứa đựng tất cả những ước nguyện tuyệt vời. Chỉ mười tám tháng sau đó, anh đã được tận mắt chứng kiến biết bao nhiêu sự kiện kinh hoàng và thấy được cả những lợi thế và cả những yếu điểm của hai vị Đại sứ Mỹ. Anh đã thấy được cả những người đàn bà đáng yêu nhất và thông minh nhất ở đất nước này. Cho dù họ có lỗi nào đi nữa thì những người đi trước anh như ngài Corning và ngài Sedgewick dường như đã là những người có ảnh hưởng rất lớn mà D. Marnin được biết đến. Những con người này đã dấn thân vào cái công việc mà họ cho là đúng? và điều đó đã thay đổi cục diện không chỉ của Việt Nam mà còn của cả nước Mỹ và thậm chí cả thế giới nữa. Cho dù những con người này có tốt hay xấu, có là thiên thần hay ác quỷ, có đạo đức hay vô đạo đức thì điều đó không còn đáng để anh phải chất vấn, mà cái chính là họ đã đi qua cuộc đời anh và để lại cho anh một quãng thời gian rất ngắn, nhưng anh phải dành nốt phần đời còn lại của mình để suy ngẫm.

HẾT

 

Xem Tiếp: ----