đốc công- dt. (H. đốc: chỉ huy; công: thợ) Kẻ thay mặt chủ xí nghiệp trông nom công việc của thợ thuyền: Tính của chú đốc công người Hoa kiều này hay cợt nhợt (Nguyễn Bá Học).độc- 1 t. 1 Có tác dụng làm hại sức khoẻ hoặc làm cho chết. Khí hậu độc. Thuốc độc°. Nấm độc. Nọc độc°. 2 Hiểm ác, làm hại người. Mưu độc. 3 (Lời nói) có thể mang lại tai hoạ, sự chết chóc, theo quan niệm cũ. Thề độc. Rủa một câu rất độc.- 2 I t. (thường chỉ dùng trong một số tổ hợp). Có số lượng chỉ một mà thôi. Con độc, cháu đàn. Dại đàn hơn khôn độc (tng.).- II tr. (kng.). Từ biểu thị ý nhấn mạnh số lượng chỉ có một hoặc rất ít mà thôi, không còn có thêm gì khác nữa. Chỉ có một đứa con. Phòng chỉ kê độc hai cái giường. Độc lo những chuyện không đâu.độc giả- dt. Người đọc sách, báo nói chung, trong mối quan hệ với người làm sách như tác giả, nhà xuất bản: viết theo yêu cầu độc giả cuốn tiểu thuyết được đông đảo độc giả đón nhận.độc hại- tt. (H. độc: có chất độc; hại: gây tổn thất) Gây thiệt hại cho người khác: Phân tích ảnh hưởng độc hại của những tư tưởng phi vô sản (Tố-hữu).độc lập- I t. 1 Tự mình tồn tại, hoạt động, không nương tựa hoặc phụ thuộc vào ai, vào cái gì khác. Sống độc lập. Độc lập suy nghĩ. 2 (Nước hoặc dân tộc) có chủ quyền, không phụ thuộc vào nước khác hoặc dân tộc khác.- II d. Trạng thái của một nước hoặc một dân tộc có chủ quyền về chính trị, không phụ thuộc vào nước khác hoặc dân tộc khác. Nền dân tộc.độc nhất- tt. Chỉ có một mình không có người hoặc cái thứ hai: giải thưởng độc nhất hi vọng độc nhất.độc tài- tt. (H. độc: một mình; tài: quyết đoán) Nói chế độ chính trị chuyên chế của một giai cấp bóc lột nắm mọi quyền hành và quyết định mọi việc, không chú ý đến ý kiến của nhân dân: Chế độ độc tài phát-xít và chế độ quân chủ đã đổ (Trg-chinh).độc thân- t. 1 Chỉ sống một mình, không lập gia đình. Đã gần bốn mươi tuổi còn sống độc thân. 2 Chỉ sống một mình, không sống cùng gia đình. Hộ độc thân.đôi- dt. 1. Đơn vị gồm hai vật, hai cá thể cùng loại, tương ứng với nhau: đôi bạn thân đôi giày Chồng thấp mà lấy vợ cao, Như đôi đũa lệch so sao cho bằng (cd.). 2. Hai (không dùng để đếm): đôi bên đi hàng đôi tuổi đôi mươi. 3. Số lượng trên một nhưng không nhiều: nói đôi lời đôi lúc đôi khịđôi co- đgt. Cãi cọ qua lại: Làm chi cho có sự đôi co (NgBKhiêm); Mồm loa, mép giải, mách lẻo đôi co (cd).đôi khi- p. (kng.). Có những lúc nào đó; thỉnh thoảng. Công việc đôi khi cũng vất vả.đồi- dt. Gò đất cao tự nhiên, khoảng 200m, dốc thoai thoải hai bên: đồi chè.đồi bại- tt. (H. đồi: đổ nát; bại: hư hỏng) Tồi tệ, xấu xa: Phong tục đồi bại.đổi- đg. 1 Đưa cái mình có để lấy cái người khác có, theo thoả thuận giữa hai bên. Đổi gạo lấy muối. Đổi tiền lẻ. Làm đổi công cho nhau. Đổi bát mồ hôi lấy bát cơm (b.). 2 Thay bằng cái khác. Đổi địa chỉ. Đổi tên. 3 Biến chuyển từ trạng thái, tính chất này sang trạng thái, tính chất khác. Tình thế đã đổi khác. Đổi tính nết. Đổi giận làm lành. Trời đổi gió. Đổi đời. 4 Chuyển đi làm việc ở một nơi khác. Thầy giáo cũ đã đổi đi xa. Đổi đi công tác khác.đổi chác- đgt. Đổi để lấy cái khác, theo sự thỏa thuận nói chung: đổi chác hàng hóa.đổi thay- đgt. Chuyển từ tình cảnh này sang tình cảnh khác: Những là phiền muộn đêm ngày, xuân thu biết đã đổi thay mấy lần (K).đổi tiền- 1. Đổi tiền có mệnh giá cao thấp sang nhau hoặc đổi các thứ tiền tệ của các quốc gia sang nhaụ 2. Phát hành loại tiền mới thay cho loại tiền đang lưu hành để phục vụ cho những mục tiêu khác nhau trong quá trình phát triển kinh tế của một quốc giạđỗi- 1 dt. 1. Chừng mục: Chiều con quá đỗi; Yêu nhau quá đỗi nên mê, rồi ra mới biết kẻ chê, người cười (cd) 2. Khoảng thời gian: Nhìn theo chúng tôi một đỗi rất lâu (Tô-hoài) 3. Quãng đường: Đã đi được một đỗi đường dài.- 2 dt. Ngòi nước: Bờ đầm, bờ đỗi.- 3 đgt. 1. Sai: Đỗi chờ; Đỗi hẹn 2. Lỡ: Đỗi suất cơm.đối- I đg. 1 Chống lại, chọi lại. Tên lửa đất đối không (đánh trả các cuộc tiến công bằng đường không của đối phương). 2 (Hai vật cùng loại) ở vị trí ngay trước mặt nhau, thành thế cân xứng. Lá mọc đối. Hai dãy nhà đối nhau. Mặt đối mặt với kẻ thù. 3 (Hai từ hoặc hai vế câu) cân xứng với nhau về nội dung, giống nhau về từ loại, trái nhau về thanh điệu bằng trắc và được đặt ở thế trên dưới ứng với nhau thành từng cặp (ở một số điểm quy định trong vế câu) để tạo nên một giá trị tu từ nhất định. "Sông" đối với "núi". Hai vế câu này đối nhau chan chát. Câu đối°. 4 Xử sự với người, với việc theo những mối quan hệ nhất định. Phải lấy tình thương mà đối với trẻ em. Đối tốt với bạn.- II k. x. với.đối diện- đgt. (Mặt) ở vị trí mặt quay trực tiếp vào nhau: Hai nhà xây đối diện nhau Cô ta ngồi đối diện với chồng.đối lập- đgt. (H. lập: đứng thẳng) Trái ngược hẳn nhau: Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, không có sự đối lập giữa thành thị và nông thôn (Trg-chinh).đối ngoại- đg. (kết hợp hạn chế). Đối với nước ngoài, bên ngoài, nói về đường lối, chính sách, sự giao thiệp của nhà nước, của một tổ chức; phân biệt với đối nội. Chính sách đối ngoại.đối nội- đgt. Đường lối, chủ trương, chính sách mang tính quốc gia) đối với trong nước: đường lối đối nội.đối phó- đgt. (H. phó: cấp cho; trao cho) Tìm cách chống lại: Để đối phó với phong trào giải phóng thuộc địa, đế quốc Anh thi hành một chính sách hai mặt (Trg-chinh).đội- 1 I d. 1 Tổ chức chặt chẽ gồm một số người nhất định cùng làm một nhiệm vụ. Đội bóng đá. Đội khảo sát địa chất. Đội du kích. 2 (thường viết hoa). Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh (nói tắt).- II d. Chức vụ trong quân thời thực dân Pháp, tương đương tiểu đội trưởng. Viên đội khố đỏ.- 2 đg. 1 Mang trên đầu. Đầu đội nón. Calô đội lệch. Đội thúng gạo. Thù không đội trời chung (một mất một còn, không thể cùng chung sống). 2 Đỡ và nâng lên bằng đầu. Đội nắp hầm chui lên. Đội bảng (b.; đứng cuối bảng trong danh sách những người thi đỗ).đốm- I. dt. Chấm sáng hiện ra trên nền tối hoặc chấm khác màu nổi lên trên nền màu nào đó: đốm lửa đốm hoa trên vải. IỊ tt. Có nhiều chấm xen vào: chó đốm.đồn- 1 dt. 1. Nơi có một số quân đội đóng: Đóng đồn ở biên giới 2. Cơ quan có nhiệm vụ giữ trật tự, an ninh: Đồn công an.- 2 đgt. Truyền một tin từ người này sang người khác, từ nơi này đến nơi khác: Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa (tng).đồn trú- đg. (cũ). Đóng quân cố định một chỗ.đốn- 1 đgt. 1. Chặt, đẵn nhiều cây để lấy củi, gỗ: đốn gỗ đốn củi. 2. Chặt, đẵn bớt cành để cho ra nhánh mới: đốn cành lá đốn dâu.- 2 tt. Hư hỏng, tồi tệ: không ngờ nó lại đốn đến như vậy.độn- 1 dt. Phép bói thái ất (cũ): Bấm độn.- 2 tt. Không thông minh; Đần: Anh chàng ấy thực độn.- 3 đgt. Trộn lẫn vào: Gạo thổi không độn khoai thì độn ngô (Ng-hồng).- 4 đgt. Nhồi vào: Độn bông vào gối.độn thổ- đg. 1 (Nhân vật trong truyện thần thoại) chui xuống đất để đi dưới mặt đất. Có phép độn thổ. Ngượng quá muốn độn thổ (kng.; để trốn). 2 (kết hợp hạn chế). Giấu quân ở hầm dưới mặt đất để bất ngờ đánh địch. Đánh độn thổ.độn vai- dt. Miếng đệm bằng vải có nhồi bông đặt trong vai áo may kiểu âu: áo mùa hè không cần có độn vai.đông- 1 d. 1 Một trong bốn phương chính, ở về phía mặt trời mọc, đối lập với phương tây. Nước ta phía đông giáp biển. Nhà hướng đông. Gió mùa đông-bắc. Rạng đông°. 2 (thường viết hoa). Những nước thuộc phương Đông, trong quan hệ với các nước thuộc phương Tây. Quan hệ Đông - Tây.- 2 d. 1 Mùa lạnh nhất trong bốn mùa của một năm. Ngày đông tháng giá. Đêm đông. 2 (vch.). Năm, thuộc về quá khứ. Đến nay đã chẵn ba đông.- 3 đg. Chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn; kết đặc lại. Nước đông thành băng. Thịt nấu đông (để cho đông lại). Mỡ đông. Độ đông của máu.- 4 t. Có nhiều người tụ tập lại cùng một nơi. Thành phố đông dân. Gia đình đông con. Người đông như kiến.đông đảo- tt. Đông người và thuộc nhiều tầng lớp khác nhau: Đông đảo quần chúng tham gia lực lượng đông đảo.đông đúc- tt. Rất đông người: Phố phường chật hẹp, người đông đúc (TrTXương).đông y- d. Nền y học cổ truyền của các nước phương Đông. Kết hợp đông y và tây y.đồng- 1 dt. Nguyên tố hóa học nhóm I hệ thống tuần hoàn Men-đê-lê-ép, số thứ tự nguyên tử 29, khối lượng nguyên tử 63, 546, một trong bảy kim loại "tiền sử" được biết từ thời thượng cổ, có trong hơn 170 khoáng vật, là kim loại dễ dát, màu đỏ, đặc biệt quan trọng đối với ngành kĩ thuật điện; kí hiệu là Cụ- 2 dt. 1. Đơn vị tiền tệ nói chung: đồng rúp đồng đô la. 2. Từng đơn vị tiền tệ riêng lẻ, hình tròn bằng kim loại: đồng bạc trắng. 3. Đơn vị tiền tệ của Nhà nước Việt Nam: mười nghìn đồng. 4. Tiền bạc nói chung: đồng lương, có đồng ra đồng vào (tng.).- 3 dt. Đồng cân, nói tắt: đeo chiếc nhẫn một đồng.- 4 dt. Khoảng đất rộng để cày cấy, trồng trọt: đồng lúa ra đồng làm ruộng.- 5 dt. Người được thần linh hay người chết nhập vào và có khả năng nói ra được những điều bí ẩn, theo mê tín: ngồi đồng lên đồng.- 6 tt. Cùng như nhau, không có gì khác nhau: Vải đồng màụđồng âm- tt. (H. đồng: cùng; âm: âm) Đọc như nhau, nhưng nghĩa khác nhau: Những tiếng đồng âm trong tiếng Việt viết không khác nhau.đồng bộ- t. 1 (chm.). (Những chuyển động) có cùng chu kì hoặc cùng tốc độ, được tiến hành trong cùng một thời gian, tạo ra một sự phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp với nhau. Động cơ điện đồng bộ. Các bộ phận của máy chạy không đồng bộ. 2 Có sự ăn khớp giữa tất cả các bộ phận hoặc các khâu, tạo nên một sự hoạt động nhịp nhàng của chỉnh thể. Trang bị máy móc đồng bộ. Một sự phát triển đồng bộ và cân đối.đồng chí- dt. 1. Những người có cùng chí hướng chính trị: quan hệ tình đồng chí. 2. Đảng viên Đảng cộng sản (dùng để xưng gọi): Anh ấy đã trở thành đồng chí. 3. Từ dùng để xưng gọi trong các nước xã hội chủ nghĩa: đồng chí bí thư đồng chí giáo viên.đồng lõa- đồng loã tt. (H. đồng: cùng; loã: cái bọc) Cùng tham gia vào một việc xấu: Phản động Pháp đồng loã với phản động quốc tế (Trg-chinh).đồng nghĩa- t. Có nghĩa giống nhau. Từ đồng nghĩa°. Hiện tượng đồng nghĩa.đồng tiền- dt. 1. Đơn vị tiền tệ của một nước: đồng tiền rúp đồng tiền Việt Nam. 2. Tiền bằng đồng hoặc kẽm đúc mỏng, hình tròn, thời trước: đồng tiền kẽm má lúm đồng tiền.đồng tử- 1 dt. (H. đồng: trẻ em; tử: con) Trẻ em: Theo chân, đồng tử năm ba (Phan Trần).- 2 dt. (H. đồng: tròng mắt; tử: con) Con ngươi: Đồng tử mắt ông cụ bị co lại.đồng vị- d. Một trong những dạng khác nhau của một nguyên tố hoá học, trong đó hạt nhân nguyên tử có số proton bằng nhau, nhưng có số neutron khác nhau.đồng ý- đgt. Có cùng ý kiến, bằng lòng, nhất trí với ý kiến đã nêu: đồng ý cộng tác.đống- 1 dt. 1. Khối nhiều vật để chồng lên nhau: Đống gạch 2. Khối đông người: Chết cả đống hơn sống một người (tng) 3. Khối lượng lớn: Thứ ấy, người ta bán hàng đống đấy 4. (đph) Chỗ, nơi: Anh ấy ở đống nào?.- 2 dt. 1. Gò đất nhỏ: Mồ cha chẳng khóc, khóc đống mối (tng); Ngổn ngang gò đống kéo lên (K) 2. Mả người chết đường, chôn bên vệ đường, người mê tín coi là linh thiêng gọi là ông đống: Ngày nay đường cái quan được mở rộng, không còn ông đống nữa.động- 1 d. 1 Hang rộng ăn sâu vào trong núi (thường có cảnh đẹp). Núi đá vôi có nhiều động. Cửa động. Động tiên (thường dùng để chỉ nơi phong cảnh tuyệt đẹp). 2 Xóm của một số dân tộc thiểu số ở miền Bắc Việt Nam. Động người Dao.- 2 d. (ph.). Cồn rộng và không cao lắm, thường ở vùng ven biển. Động cát.- 3 I đg. 1 Thay đổi phần nào vị trí trong không gian. Gió thổi làm động cành lá. Ngồi im, không dám động. 2 Có vị trí, hình dáng, trạng thái hoặc tính chất không ngừng thay đổi theo thời gian; trái với tĩnh. Trạng thái động. Làm công tác động (thường phải đi lại). 3 Có những biến đổi trạng thái mạnh mẽ (nói về hiện tượng thiên nhiên). Trời sắp động. Biển động dữ dội. Rừng động gió. Động trời°. 4 Có dấu hiệu không bình thường cho thấy tình hình không yên, cần đề phòng. Thấy động tên gian vội bỏ chạy. Đánh động°. 5 Chạm vào, hoặc nói chung có quan hệ tác động trực tiếp. Đừng động đến dây điện, nguy hiểm! Rút dây động rừng° (tng.). Nói động đến ông ta. 6 (dùng trước d., trong một số tổ hợp). Làm cho hoạt động. Nhà văn động bút. Ngày động hái (bắt đầu mùa gặt).- II k. (dùng đi đôi với là). (kng.). Từ biểu thị quan hệ nguyên nhân - hệ quả, cứ mỗi khi có sự việc, hiện tượng này (là xảy ra ngay sự việc, hiện tượng không hay nói liền sau đó). Người bẳn tính, hỏi đến là gắt. Không ốm thì thôi, động ốm là ốm nặng. Vùng này động mưa là úng.động cơ- dt. 1. Thiết bị dùng để biến đổi một dạng năng lượng nào đó thành cơ năng: động cơ phản lực. 2. Những gì thôi thúc con người có những ứng xử nhất định một cách vô thức hay hữu ý và thường gắn liền với những nhu cầu: động cơ học tập tốt.động đào- dt. (H. động: hang núi; đào: cây đào) Nơi tiên ở; Nơi có phụ nữ đẹp ở: Quyết xắn tay, anh mở khoá động đào (cd).động đất- d. Hiện tượng vỏ Trái Đất chuyển động, thường gây nứt nẻ, trồi sụt. Trận động đất.động tác- dt. Sự cử động một cách có ý thức làm thay đổi vị trí, tư thế của cơ thể hoặc bộ phận cơ thể: động tác thể dục làm động tác giả để đánh lừa đối phương.động vật- dt. (H. động: không yên; vật: con vật) Sinh vật tự cử động được và trong cơ thể, các tế bào không có những màng rắn như thực vật: Động vật có xương sống và động vật không xương sống.động viên- đg. 1 Chuyển lực lượng vũ trang sang trạng thái thời chiến. Ban hành lệnh động viên cục bộ. 2 Huy động đến mức tối đa cho phép vào một công cuộc chung (thường là để phục vụ cho chiến tranh). Động viên sức người sức của cho tiền tuyến. 3 Tác động đến tinh thần làm cho phấn khởi vươn lên mà tích cực hoạt động. Khen thưởng để động viên. Động viên nhau làm tròn nhiệm vụ. Các hình thức động viên.đốt- 1 dt. 1. Đoạn, khúc, thường ngắn và đều giống nhau: đốt xương đốt mía tính đốt ngón tay. 2. Từng đứa con trong gia đình (dùng để đếm và thường nói về trẻ đã chết): sinh được hai đốt nhưng đều mất cả.- 2 đgt. 1. (Côn trùng) dùng vòi châm vào da thịt, gây ngứa, đau: Ong đốt vào mặt sưng húp bị muỗi đốt. 2. Nói một cách cay độc: chưa nghe xong bà ta đã đốt cho hắn mấy câu.- 3 đgt. 1. Làm cho cháy: đốt lửa nắng như thiêu như đốt (tng). 2. Cứu (phương pháp chữa bệnh đông y).đột- 1 đgt. Khâu từng mũi một và có lại mũi: áo anh ai cắt, ai may, đường tà ai đột, cửa tay ai viền (cd); Đột chăn bông.- 2 đgt. Làm thủng từng lỗ: Đột dây da đồng hồ đeo tay.- 3 đgt. Sục vào bất ngờ: Du kích đột vào đồn địch. // trgt. Bỗng nhiên; Bất thình lình: Đương đứng hóng mát, đột có lệnh gọi về.đột kích- đg. 1 Đánh thủng, đánh vỡ bằng binh lực, hoả lực một cách mau lẹ, bất ngờ. Đột kích vào đồn địch. Cuộc đột kích bằng máy bay. 2 (kng.). Tiến hành một hoạt động nào đó một cách không có dự định từ trước, thường là trong thời gian ngắn. Kiểm tra đột kích.đột xuất- tt. 1. Bất ngờ và đặc biệt, không có trong dự định: có việc đột xuất nên phải đị 2. Nổi trội lên ngoài dự tính: tiến bộ đột xuất.đờ- tt. trgt. 1. Không thể cử động; Như cứng ra: Rét quá, đờ cả người; Ngồi đờ ra 2. Không chuyển động: Say thuốc lào, mắt đờ ra.đờ đẫn- t. Ở trạng thái như mất hết khả năng phản ứng với các kích thích bên ngoài. Đôi mắt đờ đẫn vì thiếu ngủ. Đờ đẫn như người mất hồn.đỡ- 1 I. đgt. 1. Giữ, nâng ở phía dưới cho khỏi đổ, ngã: cụ già đi phải có người đỡ giá đỡ. 2. Đón nhận bằng tay: đỡ gói quà tặng. 3. Đón để ngăn, chặn lại: đỡ bóng. 4. Giúp thêm vào: đỡ việc gia đình làm đỡ nói đỡ lời. 5. Giảm nhẹ bớt đi được những cái không hay như khó khăn, vất vả, kém cỏi nói chung: ăn cho đỡ đói học hành cũng đỡ hơn trước. II. pht. Tạm vì không có cách nào hơn: ở đỡ một thời gian dùng đỡ khi chưa có cái tốt hơn.đỡ đầu- đgt. 1. Quan tâm giúp đỡ và dìu dắt trong cuộc sống: Đỡ đầu trẻ mồ côi 2. Nhận trách nhiệm chăm sóc một thiếu niên trong lễ rửa tội của thiên chúa giáo: Anh ấy nhận đỡ đầu cho con người bạn thân. // tt. 1. Nói người nhận làm cha hay mẹ một thiếu niên trong lễ rửa tội: Cha đỡ đầu; mẹ đỡ đầu 2. Nói người giúp đỡ về vật chất cũng như tinh thần trong cuộc sống: Ông ấy là cha đỡ đầu của thanh niên ấy.đợ- đg. Giao cho sử dụng (bất động sản) một thời gian để vay tiền, nếu không trả được đúng hạn thì chịu mất (một hình thức bán ruộng đất trong xã hội cũ). Đợ ruộng cho địa chủ. Ở đợ°.đời- dt. 1. Khoảng thời gian tính từ lúc sinh ra đến lúc chết của một sinh vật: cuộc đời ngắn ngủi già nửa đời người. 2. Sự sống xã hội của con người: yêu đời chán đời được đổi đời mang tiếng với đời. 3. Cuộc sống ngoài đạo Thiên Chúa; những người không theo đạo Thiên Chúa: bên đạo, bên đờị 4. Thế hệ nối tiếp nhau của người: đời cha cho chí đời con đời này sang đời khác. 5. Triều đại: đời vua Lê chúa Trịnh. 6. Khoảng thời gian hoạt động, làm việc ở một lĩnh vực nào đó: đời học sinh đời làm báo. 7. Lần kết hôn (đã kết thúc): ba đời chồng có một đứa con với đời vợ trước.đời đời- d. Đời này tiếp đến đời khác; mãi mãi. Tình hữu nghị đời đời bền vững.đời nào- Không bao giờ: Đời nào nó lại chịu đi cùng.đời sống- dt. 1. Tình trạng tồn tại của sinh vật: Đời sống của cây cỏ; Đời sống của súc vật; Đời sống của con người 2. Sự hoạt động của người ta trong từng lĩnh vực: Đời sống vật chất; Đời sống tinh thần; Đời sống văn hoá; Đời sống nghệ thuật 3. Phương tiện để sống: Phải hết sức quan tâm đến đời sống của nhân dân (HCM) 4. Lối sống của cá nhân hay tập thể: Đời sống xa hoa; Đời sống cần kiệm; Đời sống chan hoà; Đời sống cũng cần thơ ca (PhVĐồng).đới- d. 1 Phần của bề mặt Trái Đất phân chia bởi hai vòng vĩ tuyến chọn lựa. Bề mặt Trái Đất được phân thành năm đới. 2 Đới địa lí (nói tắt). 3 Đới địa chất (nói tắt).đợi- đgt. Chờ với niềm tin là sẽ có kết quả: đợi ngớt mưa hãy đi đợi ở chỗ hẹn.đờm- dt. Chất nhầy do phổi hay khí quản tiết ra: Anh ho dồn một trận, cố khạc mà không ra đờm (NgCgHoan).đơn- 1 d. Cây cùng họ với cà phê, hoa thường có ống dài, mọc thành cụm ở đầu cành, một số loài được trồng làm cảnh vì có hoa đẹp.- 2 d. Cây có nhiều loài khác nhau, thường là cây to hay cây nhỡ, một số có thể dùng để chữa bệnh đơn.- 3 d. Bệnh nổi mẩn ngứa ngoài da (thường chỉ bệnh nổi mày đay). Nổi đơn.- 4 d. (ph.). Bệnh chân voi.- 5 d. 1 Bản yêu cầu về việc riêng trình bày chính thức với tổ chức hoặc người có thẩm quyền. Đơn xin việc. Đệ đơn kiện. Viết đơn tình nguyện. 2 (thường nói đơn đặt hàng). Bản kê những hàng cần mua, gửi chính thức cho nơi bán. Thanh toán theo đơn đặt hàng. 3 Bản kê thuốc trị bệnh, thường có hướng dẫn cách sử dụng. Thầy thuốc cho đơn. Đơn thuốc.- 6 t. 1 Có cấu tạo chỉ gồm một thành phần. Chăn đơn (phân biệt với chăn có bông). Xà đơn° (phân biệt với xà kép). Đánh đơn°. 2 (kết hợp hạn chế). (Cảnh gia đình) quá ít người. Nhà đơn người.đơn sơ- tt. Đơn giản, sơ sài: nhà cửa đơn sơ Tổ chức quá đơn sơ.đơn vị- dt. (H. vị: chỗ; ngôi thứ) 1. Đại lượng dùng để so sánh với những đại lượng cùng loại xem mỗi đại lượng này chứa nó hay được chứa nó bao nhiêu lần: Đơn vị khối lượng là ki-lô-gam 2. Tổ chức cơ sở của một tổ chức lớn hơn: Xã là đơn vị hành chính; Chi bộ là đơn vị thấp nhất của Đảng (Trg-chinh) 3. Từng vật trong loạt vật cùng loại: Trong hoá đơn có ghi giá mỗi đơn vị 4. Tập hợp những chiến sĩ dưới quyền chỉ huy của một sĩ quan: Vừa hành quân vừa tổ chức thêm những đơn vị mới (VNgGiáp) 5. Lượng của một dược phẩm ứng với một mức độ tác dụng được xác định bằng thực nghiệm: 500. 000 đơn vị pê-ni-xi-lin.đớn hèn- t. Hèn đến mức tỏ ra không có chút bản lĩnh, rất đáng khinh. Tư cách đớn hèn.đớp- đgt. Há miệng ngoạm rất nhanh: Cá đớp mồịđợt- dt. 1. Từng lớp nhô lên: Đợt sóng 2. Mỗi lần xảy ra, nổ ra: Những đợt vỗ tay kéo dài khó dứt (NgXSanh); Cho trọng pháo bắn một đợt thứ hai (NgĐThi).đu- I đg. Di động thân thể lơ lửng trong khoảng không, chỉ với điểm tựa ở bàn tay. Nắm lấy cành cây đu lên. Chống tay lên miệng hố đu người xuống.- II d. Đồ chơi gồm một thanh ngang treo bằng hai sợi dây để người đứng lên nhún cho đưa đi đưa lại. Đánh °. Chơi đu.đu đưa- đgt. Đưa qua đưa lại một cách nhịp nhàng, liên tiếp trong khoảng không: cánh võng đu đưa.đủ- tt.. trgt. 1. Có số lượng cần thiết: Hai nghìn đồng là đủ; Trả đủ tiền 2. Không thiếu: Anh em trong khoa đã đến đủ.đủ ăn- tt. Không thiếu thốn trong cuộc sống: Bà ấy vẫn nói: Nhờ trời cũng đủ ăn.đụ- đg. (ph.; thgt.). Giao cấu (chỉ nói về người).đua- đgt. 1. Tìm cách giành phần thắng trong cuộc thi đấu: đua sức đua tài đua xe đạp. 2. Làm theo nhau để không chịu kém: đua nhau ăn diện đua nhau nói.đua đòi- đgt. Bắt chước nhau làm việc chẳng hay ho gì: Đua đòi ăn mặc xa hoa.đùa- 1 đg. Làm hoặc nói điều gì để cho vui, không phải là thật. Nói nửa đùa nửa thật. Không phải chuyện đùa.- 2 đg. 1 Làm cho xáo trộn lên. Dùng cào cỏ đùa sục bùn ở ruộng bèo. Bón xong, đùa qua cho phân trộn đều với đất. 2 Làm cho những vật rời dồn về một phía. Khoả nước đùa bèo. Gió đùa lá khô vào một góc sân.đùa cợt- đgt. Đùa vui một cách tinh nghịch: đùa cợt bạn.đùa nghịch- đgt. Chơi đùa nghịch ngợm: Lũ trẻ đùa nghịch ở sân đình.đũa- d. 1 Đồ dùng để và cơm và gắp thức ăn, hình que tròn và nhẵn, ghép thành từng đôi. So đũa. Gắp một đũa rau. 2 (kng.). Nan hoa. Đũa xe đạp.đúc- đgt. 1. Chế tạo bằng cách đổ chất kim loại nóng chảy vào khuôn để cho rắn lại: đúc chuông đúc tượng giống như đúc. 2. Pha lẫn và nấu cô lại: đúc hai nước thuốc làm một. 3. Chọn lọc và kết hợp để tạo thành khối tinh túy nhất: đúc lại thành lí luận.đúc kết- đgt. Tổng hợp những kinh nghiệm để rút ra kết luận: Đúc kết kinh nghiệm. // dt. Điều đã đúc kết được: Cái đúc kết mang giá trị chỉ đạo (TrBĐằng).đục- 1 I d. Dụng cụ gồm một thanh thép, đầu có lưỡi sắc, và một chuôi cầm, dùng để tạo thành những chỗ lõm hoặc những lỗ trên các vật rắn như gỗ, đá, kim loại.- II đg. 1 Tạo thành những chỗ lõm hoặc những lỗ trên các vật rắn như gỗ, đá, kim loại bằng tác dụng của sức đập trên cái. Đục đá. Đục mộng bàn. Đục tượng. 2 (Sâu mọt) làm cho rỗng bên trong bằng cách ăn dần. Sâu đục thân lúa. Tấm gỗ bị mối đục ruỗng. 3 (id.). Như đục khoét (ng. 2).- 2 t. 1 Có nhiều gợn nhỏ vẩn lên làm cho mờ, không trong suốt. Nước đục. Mặt thuỷ tinh hơi đục. Đục thuỷ tinh thể (tình trạng thuỷ tinh thể bị mất tính trong sáng, làm suy giảm thị lực). Chết trong hơn sống đục (b.). 2 (Âm thanh) trầm và nặng, không thanh, không trong trẻo. Giọng đục. // Láy: đùng đục (ý mức độ ít).đui- 1 (F. douille) dt. 1. Nh. Đui đèn 2. Vỏ đạn.- 2 tt. Mù: giả đui bảy mươi chưa đui, chưa què mới khen rằng tốt (tng.).đùi- 1 dt. 1. Phần của chi dưới người ta, từ háng đến đầu gối: Mò cua bắt ốc cho rêu bám đùi (cd) 2. Phần trên của chân động vật: Đùi bò; Đùi gà.- 2 tt. (đph) Cùn: Dao đùi.đùm- I đg. Bọc tạm và buộc túm lại. Đùm xôi bằng lá chuối. Lá lành đùm lá rách (tng.).- II d. Bọc nhỏ được buộc túm lại. Một cơm nếp.đun- 1 đgt. Đẩy cho di chuyển: đun xe lên dốc Xe chết máy phải đun cho nổ.- 2 đgt. 1. Đốt lửa để nấu nướng: đun bếp. 2. Làm cho nóng, cho sôi bằng lửa, điện: đun nước đun điện.đụn- dt. 1. Đống rơm, đống rạ, đống thóc: Vì sơ ý làm cháy mất một đụn rơm 2. Kho thóc: Nhà ta chín đụn, mười trâu, lại thêm ao cá có cầu rửa chân (cd).đúng- t. 1 Phù hợp với cái hoặc điều có thật, không khác chút nào. Khai đúng sự thật. Chép đúng nguyên văn. Đoán đúng. 2 Như con số hoặc thời gian nêu ra, không hơn không kém, không sai chút nào. 6 giờ đúng. Tính đến nay vừa đúng một năm. Về đúng vào dịp Tết. 3 Phù hợp với yêu cầu khách quan, phải thế nào thì như thế ấy. Đồng hồ chạy rất đúng. Đi đúng đường. Xử sự đúng. Phân biệt phải trái, đúng sai. 4 Phù hợp với phép tắc, với những điều quy định. Viết đúng chính tả. Đúng quy cách. Đúng hẹn (đúng như đã hẹn).đụng- 1 đgt. Chung nhau mỗi người một phần thịt (trong việc mổ lợn, bò....) để ăn uống: Mỗi nhà đụng một chân ăn đụng.- 2 đgt. 1. Chạm mạnh vào khi dời chỗ, chuyển động: Hai xe đụng nhau mất điện, đi đụng cả đầu vào cửa. 2. Gặp một cách bất ngờ hoặc tình cờ: trên đường đi đụng phải biệt kích đụng đâu giải thích đó. 3. Động đến, đả động đến: đụng đến các vấn đề phức tạp. 4. Lấy nhau, kết hôn với nhau: Chồng chèo thì vợ cũng chèo, Hai đứa cùng nghèo lại đụng với nhau (cd.).đuốc- dt. 1. Bó nứa hay tre dùng để đốt cho sáng: Trăm bó đuốc cũng vớ được con ếch (tng); Trong đom đóm, ngoài bó đuốc (tng) 2. Sự soi sáng: Đuốc vương giả chí công là thế chăng soi cho đến khoé âm nhai (CgO).đuôi- d. 1 Phần của cơ thể nhiều động vật có xương sống, kéo dài từ cuối cột sống cho đến quá hậu môn. Đuôi con rắn. Đuôi ngựa. 2 Phần cơ thể ở phía sau cùng, đối lập với đầu của một số động vật. Đuôi cá. Đuôi tôm. 3 Túm lông dài ở cuối thân loài chim. Đuôi chim. Đuôi gà. 4 Phần cuối, đối lập với phần đầu. Đuôi thuyền. Xe nối đuôi nhau chạy. Kể chuyện có đầu có đuôi.đuổi- đgt. 1. Chạy gấp để cho kịp người, xe đã đi trước: đuổi kẻ cướp đuổi theo xe. 2. Bắt phải rời khỏi: đuổi ra khỏi nha` đuổi gà.đuổi kịp- đgt. 1. Chạy được đến chỗ người hoặc xe cộ đi trước: Đuổi kịp xe buýt 2. Tiến tới bằng người hoặc bộ phận đã tiến bộ hơn: Nước ta phải cố gắng đuổi kịp các nước khác trong khối ASEAN.đuổi theo- đgt. Chạy nhanh để gặp kẻ đi trước: Đuổi theo tên cướp giật; Đuổi theo quân địch.đúp- I đg. (kng.). Lưu ban. Đúp lớp sáu.- II t. (Vải) có khổ rộng gấp đôi bình thường. Vải khổ. Một mét đúp (một mét vải khổ đúp).đút- đgt. 1. Cho vào bên trong miệng hoặc lỗ hẹp, nhỏ: đút cơm cho trẻ đút hai tay vào túi quần. 2. Nh. Đút lót: ăn của đút.đút lót- đgt. Đưa tiền cho kẻ có quyền thế để cầu cạnh việc gì: Kẻ tham ô ăn của đút lót.đưa- đg. 1 Trao trực tiếp cho người khác. Tôi đã đưa số tiền cho ông ấy. Đưa thư đến tận tay. 2 Làm cho đến được người khác, cho người khác nhận được (thường nói về cái trừu tượng). Đưa tin cho báo. Liếc mắt đưa tình. 3 Dẫn dắt, hướng dẫn, điều khiển, làm cho đi tới một nơi, đạt tới một đích nhất định. Đưa trâu ra đồng. Đưa khách đi tham quan. Đưa bóng vào lưới. Đưa cuộc kháng chiến tới thắng lợi. 4 Giơ ra để làm một việc gì. Đưa tay đỡ lấy đứa bé. Đưa chân đá quả bóng. Đưa dao ra hăm doạ. Đưa đầu chịu đòn. 5 Sử dụng làm công cụ để đạt mục đích trong một việc làm nào đó; đem. Đưa tất cả công sức vào việc này. Đưa tiền ra mua chuộc. 6 (kết hợp hạn chế). Trình bày cho mọi người biết nhằm mục đích nhất định. Các báo đã đưa tin. Đưa vấn đề ra thảo luận. 7 Cùng đi với ai một đoạn đường trước lúc chia tay để biểu thị sự lưu luyến. Đưa khách ra đến tận cổng. Đưa bạn lên đường. 8 Dẫn đến, tạo nên một kết quả nhất định. Chủ quan đưa đến thất bại. 9 Chuyển động hoặc làm cho chuyển động qua lại, lui tới một cách nhẹ. Gió đưa cành trúc la đà... (cd.). Mắt nó cứ đưa qua đảo lại. Đưa võng ru em.đưa đón- đgt. 1. Đưa và đón (khách) nói chung: Anh ấy chuyên lái xe đưa đón khách ở sân bay. 2. Tiếp đãi (tiễn đưa và đón tiếp): Người nhà chứ ai đâu mà phải đưa đón cho mất việc. 3. Nói khéo cốt để lấy lòng: ăn nói lựa chiều, đưa đón.đưa đường- đgt. Hướng dẫn người ta đi đến chỗ nào: Ma đưa lối, quỉ đưa đường (tng); Đưa đường du khách đến thăm đền Hùng.đưa tin- đgt. Báo cho biết một sự việc: Báo đã đưa tin về vụ đình chiến.đưa tình- đgt. Nói trai gái nhìn nhau thắm thiết để tỏ tình yêu thương: Giữa đám tiệc, cô cậu đã đưa tình với nhau.đứa bé- dt. Em nhỏ mà người nói không quen: Một đứa bé ngồi khóc ở gốc cây.đức tính- d. Tính tốt, hợp với đạo lí làm người.đực- 1 tt. 1. (Động vật) thuộc về giống có cơ quan sinh dục sinh ra tinh trùng: bò đực lợn đực. 2. (Hoa) chỉ có khả năng tạo phấn không có khả năng kết quả hoặc không cho quả: ra hoa đực đu đủ đực.- 2 tt., thgtục Ngây, đờ ra, không biết nói hoặc làm như thế nào: bị mắng ngồi đực ra đực mặt ra không trả lời được.đừng- 1 dt. (đph) Cái thang: Đặt cái đừng lên tường.- 2 tt. trgt. Không nên, chớ: Anh em đừng nghĩ tết tôi nghèo (TrTXương). // đgt. đừng lại; Thời: Cây muốn lặng, gió chẳng đừng; Việc tuy khó, nhưng chẳng đừng được.- 3 đgt. Chẳng làm: Không đừng được sự may mặc cho vợ con (Ng-hồng).đứng- 1 (ph.). x. đấng.- 2 đg. 1 Ở tư thế thân thẳng, chỉ có chân đặt trên mặt nền, chống đỡ cả toàn thân; phân biệt với nằm, ngồi. Đứng lên, ngồi xuống. 2 Ở vào một vị trí nào đó. Người đứng đầu nhà nước. Đứng về một phe. Thái độ đứng trước cái sống, cái chết. 3 (thường dùng trước ra). Tự đặt mình vào một vị trí, nhận lấy một trách nhiệm nào đó. Đứng ra dàn xếp vụ xung đột. Đứng ra bảo lãnh cho được tạm tha. 4 Ở vào trạng thái ngừng chuyển động, phát triển. Đang đi, đứng lại. Đồng hồ đứng. Trời đứng gió. Chặn đứng bàn tay tội ác. 5 Tồn tại, không bị đổ (thường dùng với nghĩa bóng). Chính phủ lập sau đảo chính chỉ đứng được mấy ngày. Quan điểm đó đứng vững được. 6 (dùng trước máy). Điều khiển ở tư thế đứng. Công nhân đứng máy. Đứng một lúc năm máy. 7 (hay t.). (dùng trong một số tổ hợp, sau một từ khác). Có vị trí thẳng góc với mặt đất. Vách núi thẳng đứng như bức tường. Dốc dựng đứng. Tủ đứng°.- bóng t. (Mặt trời) ở ngay đỉnh đầu, bóng in trên mặt đất thu lại nhỏ nhất, ngắn nhất; thường chỉ khoảđứng vững- đgt. Không dao động, Không suy sụp: Quan điểm anh hùng chả nhẽ đứng vũng đó không được nữa (ĐgThMai).đựng- đg. Chứa ở trong lòng của đồ vật. Đựng nước trong chai. Hòm đựng quần áo. Thiếu đồ đựng.được- đgt. 1. Thắng, giành phần hơn: được cuộc Được hay thua? 2. Đạt kết quả: bài làm được làm cho bằng được. 3. Nhận lấy về hoặc một cách tình cờ trở nên là của mình: được thư được tin nhà được của rơi. 4. Hưởng điều thuận lợi cho việc làm, hoạt động: được nhiều người giúp Thuyền được gió. 5. Có quyền và có nghĩa vụ (thực hiện): Trẻ em đến tuổi được đi học Không ai được vắng mặt. 6. Đạt đến một mức độ: về được năm phút tết này cháu được sáu tuổi. được ăn, được nói, được gói mang về Được mọi nhẽ.đười ươi- dt. (động) Loài khỉ lớn, có thể đi hai chân như người: Trong vườn bách thú ở nước bạn có một con đười ươi tinh khôn.đương chức- t. Hiện đang giữ chức vụ; tại chức. Một bộ trưởng đương chức.đương cục- Nh. Nhà đương cục.đương đầu- đgt. (H. đương: chống lại; đầu: đầu) Chống chọi với: Đương đầu với thù trong, giặc ngoài.đương nhiên- t. (có thể dùng làm phần phụ trong câu). Rõ ràng là như vậy, ai cũng thừa nhận. Trong đấu tranh cách mạng, đương nhiên có hi sinh và tổn thất. Lẽ đương nhiên.đường- 1 dt. Chất kết tinh thành hạt có vị ngọt, thường chế từ mía, củ cải đường: ngọt như đường.- 2 dt. 1. Lối đi (nối liền nơi này với nơi khác nói chung: đường đi vào làng đường ô tô. 2. Cái nối liền hai địa điểm, làm phương tiện chuyển tải: đường ống nước đường điện. 3. Cách tiến hành hoạt động: đường làm ăn đường đi nước bước. 4. Miền, trong quan hệ với miền khác: lên đường ngược làm ăn. 5. Hình tạo nên do một điểm chuyển động liên tục: đường thẳng đường cong. 6. Vạch, vệt do vật chuyển động tạo nên: đường cày đường đạn. 7. Cơ quan có chức năng truyền, dẫn thải của cơ thể: bệnh đường ruột đường hô hấp. 8. Mặt nào đó trong đời sống: Đời riêng có nhiều đường rắc rối đường tình duyên trắc trở.đường bộ- dt. Đường đi trên đất liền: Lâm tri đường bộ tháng chày, mà đường hải đạo sang ngang thì gần (K).đường đời- dt. Lẽ sống trên đời: Từng trải đường đời.đường trường- I d. Đường dài, đường xa (thường nói về mặt khó khăn, vất vả). Ngựa chạy đường trường.- II d. Điệu hát chèo phổ theo thơ lục bát, nét nhạc mềm mại, dùng nhiều tiếng đệm. Hát.đứt- I. đgt. 1. Rời ra thành đoạn do bị cắt, chặt, kéo: đứt dây cắt mãi không đứt. 2. Cứa làm cho rách chảy máu: nứa cứa đứt tay. 3. Mất liên lạc: cắt đứt quan hệ đứt liên lạc. II. pht. Hẳn, dứt khoát: bán đứt mất đứt buổi đi chơi.