gia đình- dt. Tập hợp những người có quan hệ hôn nhân và huyết thống sống trong cùng một nhà: Gia đình tôi có 3 người xây dựng gia đình gia đình hạnh phúc.gia nhập- đgt (H. gia: thêm; nhập: vào) Tham gia vào một tổ chức: Nguyễn ái Quốc gia nhập đảng Xã hội Pháp (PhVĐồng).gia phả- Sách ghi thế hệ, truyện ký, sự nghiệp của người trong một nhà, một họ: Gia phả là tài liệu cần thiết cho sử học.gia sản- d. Toàn bộ nói chung tài sản của một gia đình. Kê khai gia sản. Tịch thu gia sản.gia súc- dt. Súc vật có lông mao được nuôi trong nhà (như trâu, bò, lợn, chó...).gia tài- dt (H. gia: nhà; tài: của cải) Của cải của ông cha để lại: Anh ta được hướng một gia tài lớn.gia tăng- đg. Nâng cao lên, thêm vào.gia tốc- d. Độ tăng giảm vận tốc trong một đơn vị thời gian của một vật đang chuyển động.gia truyền- tt. Bí quyết do ông cha để lại: thuốc gia truyền.gia vị- dt (H. gia: thêm; vị: mùi vị) Thứ cho thêm vào thức ăn để tăng vị thơm ngon: Món ăn ngon hay không một phần nhờ ở gia vị.già- Người chị mẹ, đối với dì là em mẹ: Con dì con già.- I. t. ph. 1. Nhiều tuổi, đã sống từ lâu: Nhường bước người già; Gà già thịt dai; Cây già. 2. Mang tính chất bên ngoài, hình thức của người đã sống từ lâu dù bản thân chưa nhiều tuổi: Mặt già; Tìm một chị tiếng già để đóng vai bà lão; Lo nghĩ nhiều nên già trước tuổi. 3. ở từ lâu trong một nghề, một trạng thái nói chung: Thầy già; Cậu ta là bạn già của mình; Chưa đến bốn mươi nhưng đã già tuổi Đảng. 4. Nói hoa lợi để quá mức mới thu hoạch hoặc chưa thu: Cau già; Bầu già. 5. Trên mức trung bình, mức vừa dùng, mức hợp lý: Nước nóng già; Dọa già. Già néo đứt dây. Làm găng quá thì hỏng việc. 6. Dôi ra một ít, trên một mức độ nào đó: Già một thước; Lấy già một đấu. II. đ. Từ thân mật người có tuổi tự xưng hoặc người chưa già gọi người có tuổi: Cho già miếng trầu; Mời già xơi nước.già dặn- t. 1 (Người) ở vào tuổi đã phát triển đầy đủ về các mặt. Mới hai mươi tuổi mà người trông già dặn. 2 Có trình độ mọi mặt trên mức đạt yêu cầu, do đã từng trải, được rèn luyện nhiều. Già dặn kinh nghiệm. Già dặn trong công tác. Bút pháp già dặn, sắc sảo.già lam- dt., cũ, cổ 1. Chùa. 2. Nhà sư.giả- 1 tt 1. Không phải là thật: Giấy bạc giả 2. Giống vật gì, nhưng không phải là vật ấy: Vải giả da 3. Làm ra để thay thế một vật gì: Răng giả; Lần theo núi giả đi vòng (K).- 2 đgt Làm như thật: Chị ấy vì ghen mà giả điên; Anh lười giả ốm để không đi học; Hắn chỉ giả nghèo, giả khổ.- trgt Bắt chước sự thật: Làm giấy bạc; Diễn viên nam đóng giả nữ.- 3 đgt (cn. trả) 1. Trao lại cho người ta số tiền hay vật gì mình đã mượn: Giả nợ; Giả sách ở thư viện 2. Trao lại cho người ta số tiền là giá món hàng mình mua: Em cứ mua áo đi, anh giả tiền cho 3. Đền lại những gì người ta đã làm cho mình: Giả ơn; Giả lễ 4. Giao lại cho người ta thứ gì mình không nhận: Giả lại đồ lễ, Giả lại tiền thừa.giả bộ- Làm như là: Giả bộ ngây thơ.giả danh- đg. Giả tự xưng là người nào đó để đánh lừa làm việc gì. Giả danh một chủ hãng buôn để lừa đảo.giả dối- tt. Không đúng sự thật: thái độ giả dối quan hệ giả dối lời tán tụng giả dối kẻ giả dối.giả định- đgt (H. giả: không thực; định: quyết định) Coi như là có thực: Giả định nhiệt độ không đổi.- dt Sự coi như có thực: Trên cơ sở một như thế thì kết quả thế nào?.giả mạo- Tạo ra một cái không thực để dánh lừa: Giả mạo chữ ký.giả sử- k. (hay đg.). (dùng ở đầu câu). Từ dùng để nêu một giả thiết, thường là trái với thực tế, làm căn cứ suy luận, chứng minh. Giả sử không có anh ấy thì việc chắc không xong. Giả sử có người hỏi, anh sẽ trả lời ra sao?giả thuyết- dt. Điều tạm nêu ra (chưa được chứng minh hoặc kiểm nghiệm) để giải thích một hiện tượng nào đó và tạm được công nhận.giã- 1 đgt 1. Đâm bằng chày: Giã gạo; Giã giò 2. Đánh (thtục): Giã cho nó một trận 3. Làm cho đồ tơ lụa trắng ra: Giã lụa.- 2 đgt Từ biệt: Giã nhà đeo bức chiến bào (Chp); Giã chàng, nàng mới kíp dời song sa (K).giã từ- đg. (vch.). Như từ giã.giá- 1 dt. 1. Giá trị hàng hoá (thường bằng tiền): Giá chợ đen giá cả giá thành. 2. Những gì phải bỏ ra cho một việc làm: hoàn thành bằng mọi giá.- 2 dt. Đồ dùng để treo hay gác vật gì: giá sách giá gương giá áo túi cơm (tng.) thánh giá.- 3 I. dt. Trạng thái lạnh buốt, cóng: Giá thế này thì rửa mặt sao được. II. tt. Lạnh buốt: Trời giá quá.- 4 dt. Mầm đậu xanh, dùng để ăn.- 5 dt. Cây độc mọc ở bờ đầm vùng nước mặn ít có nước triều tràn đến, thân gỗ nhỏ có nhựa mủ trắng lá hình trái xoan nhọn mũi, quả nang mang ba hạt hình cầu, lá và nhựa mủ rất độc.- 6 lt. Từ nêu điều kiện giả thiết; nếu như; giá như; giá mà: Giá trời không mưa thì giờ ta đã đến nơi rồi.- 7 Giơ cao dứ dứ rồi đánh: Một cái giá bằng ba cái đánh (tng.).- 8 Xe để vua đi: hộ giá.giá buốt- t. Giá lạnh đến mức như thấm sâu vào tận xương. Đêm đông giá buốt.giá cả- dt. Giá hàng hoá nói chung: giá cả ổn định Lâu không đi chợ không biết giá cả dạo này ra sao.giá thị trường- 1. Giá quân bình ngắn hạn do thị trường quyết định hàng ngày. 2. Giá cả hàng hoá được hình thành trên thị trường dưới tác động của cung cầu và cạnh tranh.giạ- dt (đph) Thùng sắt dùng để đong thóc, dung tích độ 40 lít: Đóng cho xã 3 giạ thóc.giác- d. X. Giốc.- đg. Làm tụ máu cho đỡ đau bằng cách úp vào chỗ đau một ống thủy tinh đã đốt nóng bên trong để rút bớt không khí ra.giác mạc- d. Phần trong suốt của màng cứng của mắt, ở phía trước con ngươi.giác ngộ- đgt. Nhận thức cái đúng, cái sai làm theo điều đã được xác định là chân lí.giác quan- dt (H. giác: biết; quan: bộ phận cơ thể) Năng lực của cơ thể người và động vật thu nhận những kích thích bên ngoài như ánh sáng, tiếng động, mùì vị..: Giác quan của chúng ta không lừa gạt chúng ta đâu (TrVGiàu).giác thư- d. Văn kiện ngoại giao của chính phủ một nước gửi chính phủ một nước khác để biểu thị thái độ đối lập về một vấn đề, nhằm mục đích đấu tranh, yêu sách.giai âm- d. (cũ; vch.). Tin lành, tin hay.giai cấp- dt. Những tập đoàn người trong xã hội, có địa vị khác nhau, có quan hệ sản xuất khác nhau, có quan hệ tư liệu sản xuất khác nhau, có phương thức hưởng thụ khác nhau về tài sản xã hội: giai cấp công nhân giai cấp nông dân.giai đoạn- dt (H. giai: bậc; đoạn: phân chia) Phần thời gian có những sự việc riêng biệt trong một thời kì dài: Một cuộc tranh đấu thường có ba giai đoạn (HCM); Trong giai đoạn cách mạng dẫn tới dân chủ nhân dân (Trg-chinh).giai nhân- Người đàn bà đẹp (cũ). Giai nhân tài tử. Gái có sắc và trai có tài.giải- 1 d. Rùa nước ngọt, trông giống con ba ba nhưng cỡ rất lớn, sống ở vực sâu.- 2 d. Cái có giá trị tinh thần hoặc vật chất dành riêng cho người hay đơn vị đạt thành tích cao trong một số cuộc thi, hay thắng trong một số trò chơi. Giải thi đua. Giải vô địch bóng bàn toàn quốc. Giải nhất thi viết truyện ngắn. Giật giải. Trúng số giải đặc biệt.- 3 (ph.). x. trải2.- 4 đg. Đi kèm theo để đưa đến một nơi nào đó bằng cách cưỡng bức. Giải tù binh.- 5 đg. 1 (kết hợp hạn chế). Làm cho thoát được cái đang trói buộc, hạn chế tự do. Giải thế nguy. Giải lời thề. 2 (kết hợp hạn chế). Làm cho như tan mất đi cái đang làm khó chịu. Giải mối ngờ vực. Giải sự thắc mắc. Giải sầu°. 3 Làm cho những rắc rối hoặc bí ẩn được gỡ dần ra để tìm ra đáp số hoặc câu trả lời. Giải bài toán. Giải phương trình. Câu đố khó, chưa ai giải được. Giải mã°.giải cứu- đgt. Cứu vớt khỏi tai nạn.giải khát- đgt (H. giải: gỡ ra; khát: cần uống nước) Uống cho khỏi khát: Mùa hè có nhiều thứ nước giải khát.giải khuây- Làm cho bớt nỗi buồn.giải nghĩa- đg. Nói cho rõ nghĩa. Giải nghĩa một từ khó.giải nhiệt- dt. Phép giải trừ tà khí để hạ sốt, theo đông y.giải pháp- dt (H. giải: cởi ra; pháp: phép) Cách giải quyết một vấn đề khó khăn: Mười điều giải pháp vừa công bố chấn động năm châu một lập trường (Sóng hồng).giải phẫu- d. Một khoa của y học chuyên mổ xẻ thi thể để nghiên cứu hình thái, tính chất, vị trí và mối liên lạc giữa các bộ phận trong cơ thể.giải phóng- I đg. 1 Làm cho được tự do, cho thoát khỏi tình trạng bị nước ngoài nô dịch, chiếm đóng. Giải phóng đất nước. Phong trào giải phóng dân tộc. Khu giải phóng (khu vực đã được giải phóng). 2 Làm cho được tự do, cho thoát khỏi địa vị nô lệ hoặc tình trạng bị áp bức, kiềm chế, ràng buộc. Giải phóng nô lệ. Giải phóng phụ nữ. Giải phóng sức sản xuất. 3 Làm thoát khỏi tình trạng bị vướng mắc, cản trở. Kéo cây đổ sang một bên để giải phóng lối đi. Thu dọn vật liệu rơi vãi, giải phóng mặt bằng. Giải phóng xe nhanh để tăng khả năng vận chuyển. 4 Làm cho thoát ra một chất nào đó hay năng lượng. Phản ứng hoá học giải phóng một chất khí. Nguyên tử giải phóng năng lượng của nó.- II d. (kng.). quân (nói tắt). Tiếp tế cho giải phóng. Anh lính giải phóng.giải quyết- đgt. Làm cho không còn mọi trở ngại, khó khăn để đạt tới kết quả tốt đẹp: giải quyết khó khăn không ai chịu giải quyết vấn đề này gửi đơn lâu rồi nhưng chưa được giải quyết.giải tán- đgt (H. giải: cởi ra; tán: lìa tan) 1. Không tụ họp nữa: Phiên chợ đã giải tán 2. Không cho phép tập họp lại như cũ: Tổng thống nước ấy đã giải tán quốc hội.giải thể- đg. 1. Tan rã: Chế độ nông nô giải thể. 2. Phân tán các thành phần khiến một tổ chức không còn nữa: Giải thể nhà ăn của cơ quan.giải thích- đg. Làm cho hiểu rõ. Giải thích hiện tượng nguyệt thực. Giải thích chính sách. Điều đó giải thích nguyên nhân sự xung đột.giải tỏa- giải toả đgt. 1. Phá tan sự kìm hãm, sự phong toả: giải toả một cứ điểm quan trọng. 2. Làm cho phân tán, thoát khỏi tình trạng bế tắc: giải toả hàng hoá trong ga giải toả mọi vướng mắc có từ lâu.giải trí- đgt (H. giải: cởi ra; trí: trí óc) Làm cho trí óc được nghỉ ngơi, thoải mái, sau khi làm việc nhiều: Đã làm việc cả buổi, cần phải giải trí.giãi bày- Tỏ rõ bằng chứng cớ, lời lẽ.giam- đg. 1 Giữ (người bị coi là có tội) ở một nơi nhất định, không cho tự do đi lại, tự do hoạt động. Giam tù trong ngục. Bắt giam. Trại giam. 2 (kết hợp hạn chế). Giữ tại một chỗ, không cho tự do rời khỏi. Trời mưa bị giam chân ở nhà. Giam mình trong phòng thí nghiệm (b.).giảm- đgt. Bớt đi, trái với tăng: giảm tức tô tăng thu giảm chi giảm nhiễu giảm sút giảm tô, giảm tức ăn giảm gia giảm suy giảm tài giảm thuyên giảm tỉnh giảm.giảm nhẹ- đgt Làm cho bớt nặng: Giảm nhẹ chương trình; Giảm nhẹ tiền thuế.giảm sút- t. Kém đi: Sức khỏe bị giảm sút.giảm thuế- đgt. Hạ bớt mức thuế.giảm tội- đgt (H. tội: tội lỗi) Bớt cho nhẹ tội đi: Nhân dịp Quốc khánh, chủ tịch nước kí lệnh giảm tội cho phạm nhân.giám định- đg. Xem xét để quyết định là có hay không: Hội đồng giám định y khoa.giám đốc- I đg. (cũ; id.). Giám sát và đôn đốc.- II d. Người đứng đầu lãnh đạo một cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, thành hoặc một cơ quan, xí nghiệp, công ti, v.v. sở văn hoá. Giám đốc nhà xuất bản. Giám đốc nhà máy. Giám đốc công ti.giám khảo- dt. Người chấm thi.giám mục- dt (H. mục: chăn nuôi) Chức sắc công giáo do giáo hoàng phong để trông nom công việc tôn giáo trong một địa phận: Vị giám mục ấy được giáo dân tôn kính.giám ngục- Người trông nom nhà lao.giám sát- I đg. Theo dõi và kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều quy định không. Giám sát việc thi hành hiệp nghị. Hội đồng nhân dân giám sát mọi hoạt động của uỷ ban nhân dân cấp mình.- II d. Chức quan thời xưa, trông nom, coi sóc một loại công việc nhất định.giám thị- I. đgt. Xem xét công việc người khác. II. dt. 1. Người trông coi kỉ luật, trật tự trong trường học, nhà lao. 2. Người coi thi.giạm- (id.). x. dạm1.gian- 1 I. dt. 1. Từng đơn vị căn nhà nhỏ: một gian nhà án gian. 2. Phần trong nhà ngăn cách bởi hai vì, hoặc hai bức phên, tường: Nhà ba gian hai chái. II. 1. Giữa, khoảng giữa: trung gian 2. Trong một phạm vi nhất định: dân gian dương gian không gian nhân gian thế gian thời gian thời gian biểu trần gian.- 2 I. tt. Dối trá, lừa lọc: mưu gian người ngay kẻ gian. II. dt. Kẻ dối trá, lừa lọc: giết giặc trừ gian.gian dâm- tt (H. gian: dâm loạn; dâm: tà dâm) Nói nam nữ có quan hệ bất chính: Dư luận chê cười những kẻ gian dâm.gian dối- Dối trá, không thật.gian xảo- t. Như gian giảo (ng. 1). Thủ đoạn gian xảo.giàn- dt. 1. Tấm lớn được đan hoặc ghép thưa bằng nhiều thanh tre, nứa, đặt trên cao làm chỗ cho cây leo hay che nắng: làm giàn mướp Bí đã leo kín giàn làm giàn che nắng. 2. Tấm ghép nhiều thanh (ống) tre nứa, treo ngang sát tường để đồ lặt vặt trong nhà: giàn bếp giàn để đồ giàn bát đũa. 3. Nh. Giàn giáo. 4. Kết cấu gồm các thanh giằng bằng kim loại, bê tông cốt thép, gỗ hoặc vật liệu kết hợp, chịu lực của mái nhà, nhịp cầu, công trình thuỷ công, tên lửa...giản dị- tt, trgt (H. dị: dễ) Đơn sơ và dễ dãi, không phiền phức, không xa hoa: Nhân dân ta sẵn có truyền thống tốt đẹp là lao động cần cù, sinh hoạt giản dị (HCM).giản lược- t. Ngắn và gọn gàng.giản tiện- t. Đơn giản và tiện lợi. Cách làm giản tiện.giãn- Nh. Dãn.gián- 1 dt Loài sâu bọ thuộc bộ cánh thẳng, cánh màu gụ, có mùi hôi, thường sống ở chỗ tối: Trên thì gián nhấm vứt đi, giữa thì chuột gặm, dưới gì gì xuân (cd).- 2 dt Tiền dùng thời xưa ở nước ta, ăn 36 đồng tiền kẽm (cũ): Một đồng tiền quí ăn gần hai lần tiền gián.gián điệp- Kẻ do địch thả vào để do thám tình hình quân sự chính trị, kinh tế, và để phá hoại.gián tiếp- t. Không trực tiếp, mà qua một trung gian. Lực lượng sản xuất gián tiếp. Gián tiếp chịu ảnh hưởng.giang- 1 dt. Cây giống như cây nứa, gióng dài, xanh đậm dùng để đan lát hay làm lạt buộc: măng giang mua mấy ống giang lạt giang.- 2 dt. Chim to hơn cò, mỏ dài và cong.giang hồ- tt (H. giang: sông; hồ: hồ nước Do chữ Tam-giang và Ngũ-hồ là những nơi xưa kia có nhiều người đến ngao du, ngoạn cảnh) 1. Nơi người thích đến ngoạn cảnh một cách phóng khoáng: Giang hồ quen thú vẫy vùng, gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo (K) 2. Nói người đàn bà quen thói giăng hoa: Trai tứ chiếng, gái giang hồ (tng), Vui gì cái kiếp giang hồ hỡi chị em ơi (cd).giang mai- Cg. Tim la. Bệnh hoa liễu do xoắn trùng gây ra.giang sơn- d. (vch.). 1 Sông núi; dùng để chỉ đất đai thuộc chủ quyền một nước. Giang sơn gấm vóc. 2 (cũ; kết hợp hạn chế). Như cơ nghiệp. Gánh vác giang sơn nhà chồng.giảng- I. đgt. Trình bày cặn kẽ cho người khác hiểu: giảng bài giảng dạy giảng diễn giảng du giảng đường giảng minh giảng sự giảng thuật giảng thuyết giảng văn giảng viên giảng vở đường bế giảng khai giảng phụ giảng rao giảng thỉnh giảng trích giảng không chú ý nghe giảng. II. Nói: giảng hoà diễn giảng thầy giảng hay đố tục giảng thanh (tng).giảng đường- dt (H. đường: nhà chính) Phòng giảng dạy ở trường đại học: Sinh viên tập họp trước giảng đường.giảng giải- Cắt nghĩa cho rõ về vấn đề gì.giảng sư- d. (cũ). Giảng viên.giáng- I. đgt. 1. Hạ xuống chức vụ, cấp bậc thấp hơn: giáng chức giáng phàm giáng sinh giáng thế giáng trần. 2. Giáng thế: tiên giáng. 3. Rơi mạnh từ trên xuống: giáng một trận mưa tai hoạ giáng xuống đầu giáng phúc. 4. Đánh mạnh: giáng cho một cái tát đòn trời giáng. II. dt. Dấu đặt trước nốt nhạc để biểu thị nốt đó được hạ thấp xuống nửa cung: dấu giáng pha giáng.giáng sinh- đgt (H. sinh: đẻ) Nói thần thánh đầu thai xuống làm người, theo quan niệm mê tín: Xa xa phảng phất dạng hình, đức Quan-âm đã giáng sinh bao giờ (PhTr).giành- đg. Chiếm lấy bằng sức mạnh: Kháng chiến để giành độc lập.- d. Đồ đan bằng tre nứa, đáy phẳng, thành cao: Giành đầy đất.giao- 1 I đg. Gặp nhau ở một điểm, trên hai hướng khác nhau; cắt nhau. Hai đường thẳng giao nhau. Cành lá giao nhau kết thành tán rộng.- II d. Tập hợp các phần tử thuộc đồng thời hai hay nhiều tập hợp đã cho.- 2 đg. Đưa cho để nhận lấy và chịu trách nhiệm. Giao hàng. Giao việc. Hoàn thành nhiệm vụ được giao.giao cấu- đgt. (Con đực và con cái) cùng thực hiện chức năng sinh sản.giao chiến- đgt (H. chiến: đánh nhau) Nói quân đội hai bên đánh nhau: Đang khi giao chiến ngang tàng, thấy quân hầu đổ, vội vàng chạy ngay (Hà-thành chính khí ca).giao dịch- đg. 1. Đổi chác, mua bán. 2. Nh. Giao thiệp, ngh.1.giao hợp- đg. Giao cấu (chỉ nói về người).giao hưởng- dt. Hoà tấu của nhiều nhạc khí với sự phong phú đa dạng về hoà thanh âm sắc, độ vang của chúng: bản giao hưởng nhạc giao hưởng.giao hữu- tt (H. hữu: bạn bè) Để tỏ tình hữu nghị: Một cuộc đấu bóng rổ giao hữu.giao phó- đg. 1. Gửi và nhờ trông nom săn sóc: Giao phó con cái cho bạn. 2. Nh. Giao: Giao phó nhà cửa cho bạn rồi đi công tác.giao thiệp- đg. Tiếp xúc, có quan hệ xã hội với người nào đó, thường là trong công việc làm ăn. Giao thiệp với khách hàng. Người giao thiệp rộng. Biết cách giao thiệp.giao thông- dt. 1. Việc đi lại từ nơi này đến nơi khác của người và phương tiện chuyên chở: phương tiện giao thông giao thông thông suốt Bộ giao thông vận tải. 2. Nh. Liên lạc: làm giao thông.giao thời- tt (H. thời: thời gian) Giữa lúc cái mới bắt đầu trong khi cái cũ vẫn chưa hết: Một cách làm ăn của lúc giao thời.giao thừa- Nửa đêm cuối năm âm lịch, lúc bắt đầu năm mới.giảo- đg. (id.). Xử giảo (nói tắt). Tội giảo.giảo quyệt- tt. Xảo quyệt: âm mưu xảo quyệt thủ đoạn xảo quyệt.giáo- 1 dt Võ khí bằng sắt có mũi nhọn và cán dài dùng để đâm: Gươm ngắn giáo dài (tng); Một tay cắp giáo, quan sai xuống thuyền (cd).- 2 dt Gióng tre bắc cao để thợ xây đứng: Bắt đầu dựng giáo để xây tường.- 3 dt Giáo viên nói tắt: Học sinh đến thăm cô giáo.- 4 dt Thiên chúa giáo nói tắt: Lương giáo đoàn kết.- 5 đgt Tuyên bố điều gì trước nhiều người trước khi làm việc gì: Anh ấy mới chỉ giáo lên là sắp đi xa.- 6 đgt Ngào chất bột cho quánh lại: Giáo hồ.- 7 đgt Trộn cơm nhão hay hồ vào sợi bông rồi vò kĩ: Giáo sợi.giáo án- Bản ghi dàn bài chi tiết bài giảng trong một giờ của giáo viên.giáo cụ- d. Đồ dùng dạy học.giáo dân- dt. Người dân thường theo đạo Thiên chúa, không phải là giáo sĩ, tu sĩ.giáo dục- đgt (H. dục: nuôi) Dạy bảo: Giáo dục thiếu nhi là một khoa học (HCM).- dt Quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch nhằm bồi dưỡng cho người ta những phẩm chất đạo đức, những tri thức cần thiết về tự nhiên và xã hội, cũng như những kĩ năng, kĩ xảo cần thiết trong đời sống: Không có, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế, văn hoá (HCM).giáo đầu- đg. 1. Hát hoặc nói để giới thiệu một vở tuồng, chèo trước khi diễn. 2. Nói lên hoặc có những cử chỉ đón trước rào sau rồi mới thực sự bắt đầu vào việc.giáo điều- I d. 1 Luận điểm cơ bản của một tôn giáo, được các tín đồ tin theo một cách tuyệt đối. 2 Luận điểm được công nhận mà không chứng minh, coi là chân lí bất di bất dịch. Chủ nghĩa Marx - Lenin không phải là một giáo điều.- II t. Thuộc về chủ nghĩa, có tính chất của chủ nghĩa giáo điều. Bệnh giáo điều.giáo đường- dt. Nhà Thờ của đạo Thiên chúa.giáo hoàng- dt (H. hoàng: vua) Người đứng đầu Giáo hội thiên chúa giáo, đóng đô ở toà thánh Va-ti-căng: Giáo hoàng cũng phải chống chính sách bom nguyên tử và bom khinh khí (HCM).giáo khoa- 1. d. Các môn dạy ở trường học. 2. t. Nói sách soạn để giảng dạy ở các trường học: Sách giáo khoa toán học.- GiáO Lý d. Điểm coi là biểu thị chân lý cơ bản, bất di bất dịch, trong một tôn giáo hay một trường phái triết học.giáo phái- d. Môn phái của một tôn giáo.giáo sĩ- dt. Người truyền đạo Thiên chúa từ chức linh mục trở lên: các giáo sĩ phương Tây.giáo sinh- dt (H. sinh: học trò) Học sinh trường sư phạm đi thực tập ở các trường phổ thông: ở trường sư phạm, cụ giáo Đàn giảng văn cho các giáo sinh (HgĐThuý).giáo sư- Cán bộ giảng dạy cao cấp ở trường đại học.giáo viên- d. Người dạy học ở bậc phổ thông hoặc tương đương. Giáo viên toán. Giáo viên chủ nhiệm (phụ trách lớp học về mọi mặt).giáp- 1 I. dt. 1. Kí hiệu thứ nhất trong mười can, theo cách tính thời gian cổ truyền của Trung Quốc: năm Giáp Tuất. 2. Khoảng thời gian mười hai năm: hơn nhau một giáp. II. dt. 1. Đồ mặc có khả năng chống đỡ với binh khí khi ra trận: áo giáp. 2. Đơn vị dân cư thời xưa: giáp trưởng.- 2 đgt. Sát, gần nhau: vùng giáp biên giới hai nhà giáp nhau không muốn giáp mặt.giáp mặt- đgt 1. Gặp nhau: Trướng tô giáp mặt hoa đào, vẻ nào chẳng mặn, nét nào chẳng ưa (K) 2. Đứng trước mặt: Giáp mặt với kẻ thù.giàu- 1. t. Cg. Giàu có. Có nhiều của, nhiều tài sản: Nhà giàu; Nước giàu dân mạnh. Giàu điếc sang đui (tng). Những kẻ giàu sang thường làm như điếc, như mù để khỏi nghe thấy những lời ca thán hoặc những lời kêu cầu của người nghèo. Giàu là họ, khó người dưng (tng). Nói thói đời trong xã hội cũ hay xu phụ kẻ giàu và ghẻ lạnh người nghèo. 2. Có đời sống tình cảm, trí tuệ... dồi dào: Giàu lòng bác ái; Nhà văn giàu tưởng tượng. 3. Có nhiều thành phần hơn những vật cùng loại: Gia đình ấy vừa giàu của vừa giàu con.giày- 1 d. Đồ dùng bằng da, caosu hoặc vải dày, có đế, để mang ở chân, che kín cả bàn chân. Giày da. Giày cao gót. Nện gót giày.- 2 đg. Giẫm đi giẫm lại nhiều lần cho nát ra. Lấy chân giày nát. Voi giày.giày vò- đgt. Làm cho đau đớn một cách day dứt: Lương tâm bị giày vò.giãy- đgt 1. Cựa quậy mạnh: Con cá giãy trong giỏ 2. Không chịu nhận: Đã yêu cầu họ kí hợp đồng, nhưng họ đã giãy ra.- trgt Nói vật gì nóng quá: Đường nhựa nóng.giãy chết- Cựa quậy co quắp trước khi chết hẳn.giặc- d. 1 Kẻ tổ chức thành lực lượng vũ trang, chuyên đi cướp phá, làm rối loạn an ninh, gây tai hoạ cho cả một vùng hoặc một nước. Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh (tng.). Thù trong giặc ngoài. Đánh giặc. Diệt giặc dốt (b.). 2 Người nổi lên dùng bạo lực tìm cách lật đổ những người cầm quyền trong xã hội cũ (theo cách gọi của tầng lớp thống trị). Được làm vua, thua làm giặc (tng.).giặc biển- dt Côn đồ quấy nhiễu vùng biển: Nhiều người di tản bị bọn giặc biển cướp bóc, hãm hại.giặc cướp- Bọn bất lương cướp của giết người: Trấn áp bọn giặc cướp.giặc giã- d. Giặc, về mặt gây ra tình hình rối ren (nói khái quát). Giặc giã liên miên. Thời buổi giặc giã.giẵm- Nh. Giẫm.giặm- đgt 1. Vá những rổ, rá có những nan hỏng: Đan chẳng tày giặm (tng) 2. Trồng cây con thế những cây chết trong một hàng cây: Giặm lúa 3. Trồng xen thêm vào: Giặm mấy cây xà-lách vào luống su-hào.giằn- đg. Cầm vật gì gí mạnh xuống, tỏ ý giận dữ: Nhớ ai cơm chẳng muốn ăn, Đã bưng lấy bát lại giằn xuống mâm (cd).giằn vặt- Cg. Dằn vặt. Đay nghiến.giăng- 1 (ph.). x. trăng.- 2 đg. 1 Làm cho căng thẳng ra theo bề dài hoặc theo mọi hướng trên bề mặt. Giăng dây. Biểu ngữ giăng ngang đường. Nhện giăng tơ. Giăng bẫy. Giăng lưới. 2 Bủa ra khắp, tựa như giăng lưới. Sương mù giăng khắp núi. Mưa giăng kín bầu trời.giằng- 1 dt. Giằng xay (nói tắt).- 2 đgt. 1. Nắm chặt và dùng sức giành hoặc giữ lấy: giằng nhau giằng lấy. 2. Liên kết các kết cấu trong công trình xây dựng để làm cho vững chắc: thanh giằng đổ giằng móng cho tốt.giằng co- đgt 1. Kéo đi kéo lại: Hai người giằng co một quyển sách 2. Tranh giành giữa hai lực lượng ngang sức: Hai đế quốc giằng co quyền lợi ở thuộc địa cũ.giắt- đg. Cài vào một cái khe, một vật buộc chặt: Giắt tiền vào thắt lưng.giặt- đg. Làm sạch quần áo, chăn chiếu, v.v. bằng cách vò, xát, chải, giũ trong nước, thường cùng với chất tẩy như xà phòng. Giặt quần áo. Xà phòng giặt. Máy giặt.giấc- I. dt. 1. Từ dùng để chỉ từng khoảng thời gian ngủ liên tục: giấc ngủ trưa chợt tỉnh giấc ngủ dở giấc. 2. Từ dùng để chỉ tổng thể nói chung những điều nằm mơ thấy trong giấc ngủ: giấc mơ giấc nồng. 3. Khoảng thời gian tương đối ngắn trong ngày, coi như đó là một thời điểm: cứ giấc trưa là nó về Vào giấc này đường vắng. II. đgt. Ngủ: còn đang giấc.giấc mơ- dt Như Giấc mộng: Quyết học tập để thi đỗ, đâu có phải là một giấc.giấc ngủ- Nh. Giấc: Chưa tối đã vội đi nằm, Em coi giấc ngủ bằng trăm quan tiền (cd).giâm- đg. 1 Cắm hay vùi xuống đất ẩm một đoạn cành, thân hay rễ, để gây nên một cây mới. Giâm cành. Giâm hom sắn. 2 Cấy tạm mạ đã đến tuổi cấy, khi có điều kiện sẽ nhổ đi cấy lại lần thứ hai. Cấy giâm.giầm- dt Thứ chèo ngắn cầm tay mà bơi thuyền: Buông giầm cắm chèo (tng).giấm- d. 1. Chất nước chua chế từ rượu lên men, dùng làm đồ gia vị. 2. Canh nấu với chất chua chua như khế, mẻ: Giấm cá.- BỗNG Giấm làm bằng bã rượu.giậm- 1 cv. dậm. d. Đồ đan bằng tre có miệng rộng hình bán cầu và cán cầm, dùng để đánh bắt tôm cá. Đánh giậm.- 2 cv. dậm. đg. (thường nói giậm chân). Nhấc chân cao rồi nện mạnh xuống. Giậm chân thình thình. Giậm chân kêu trời. Giậm gót giày.giần- I. dt. Đồ đan bằng tre, hình tròn và dẹt, mặt có lỗ nhỏ, dùng làm cho gạo đã giã được sạch cám: đan giần Nhà có mỗi cái giần Yêu nhau bốc bải giần sàng, Ghét nhau đũa ngọc mâm vàng bỏ đi (cd.). II. đgt. Cầm bằng hai tay cái giần có đựng gạo đã giã và lắc nhẹ qua lại, làm cho cám rơi xuống, để cho chỉ còn lại những hạt gạo sạch: giần gạo Thúng gạo chưa giần xay giã giần sàng đến khuya.giận- đgt Bực bội, tức bực với ai vì có việc xảy ra trái với ý mình hoặc quyền lợi của mình: Chồng giận thì vợ làm lành (cd); Cả giận mất khôn (tng).giận dữ- Tức giận lắm.giập- đg. (Vật tương đối mềm) bị bẹp hoặc nứt ra, do tác động của lực ép. Trứng giập. Nhai chưa giập miếng trầu (ví trong khoảng thời gian rất ngắn). Đánh rắn phải đánh giập đầu (tng.).giật- 1. Làm cho rời ra, cho di chuyển một quãng ngắn bằng một động tác nhanh gọn: giật cái cúc áo giật chuông (giật dây chuông) giật mìn (giật dây làm nổ mìn) giật tay giật khúc xương trong miệng hổ. 2. (Hiện tượng) chuyển động đột ngột một cái rồi trở lại ngay vị trí cũ: tầu giật mạnh rồi từ từ chuyển bánh lên cơn giật điện giật chết người. 3 (Hiện tượng) diễn ra một cách đột ngột mạnh mẽ và rất nhanh gọn: Gió giật từng hồi chớp giật gọi giật lại. 4. Lấy về mình bằng động tác đột ngột, mạnh, nhanh gọn: bị giật mất ví Giật lấy súng từ tay giặc. 5. Giành lấy được về cho mình bằng sự nỗ lực (thường nói về giải thưởng): giật giải giật cờ thi đua. 6. Vay trong thời hạn rất ngắn: giật tạm mấy chục giật nóng ít tiền.giật gân- tt Có tác dụng làm cho người ta hồi hộp mạnh: Đưa một tin giật gân.giật lùi- đg. 1. Đi về phía sau lưng mình, gót chân tiến trước. 2. Có tính chất thoái hóa, trở nên xấu hơn: Phú quý giật lùi.giấu- đg. 1 Để vào nơi kín đáo nhằm cho người ta không thể thấy, không thể tìm ra được. Giấu tiền trong tủ sách. Cất giấu°. Chôn giấu. 2 Giữ kín không muốn cho người ta biết. Giấu khuyết điểm. Giấu dốt. Không giấu được nỗi lo sợ. Ném đá giấu tay°.