Paris, Pháp
 
CUỘC ĐIỀU TRA VỤ TỰ TỨ TRÊN THÁP EIFFEL.
Cuộc thẩm vấn diễn ra tại sở Cảnh sát Reuilly trên phố Henard, Quận mười hai.
Hai thám tử André Belmondo và Pierre Marais mở đầu buổi hỏi cung người quản lý tháp Eiffel.
Thứ Hai, 6 tháng năm.
Thời gian 10 giờ sáng
Đối tượng: René Pascal.
Belmondo: ông Pascal, chúng tôi có đủ lý lẽ xác định là Mark Harris, nạn nhân được cho là té ngã từ trên đài quan sát tháp Eiffel đã bị giết chết.
Pascal: Bị giết chết? Mà sao… Tôi được nghe báo cáo là tai nạn do…
Marais: Làm sao chung quanh có bao lơn che chắn cao khỏi đầu người nạn nhân có thể té ngã xuống đất được?
Belmondo: Chúng tôi có đủ lý lẽ xác minh đây không phải là một vụ tự tử. Bởi ông ta đã chuẩn bị sắp xếp nghỉ cuối tuần với vợ, là Kelly một người mẫu.
Pascal: Tôi thật đau buồn, thưa quý ông, nhưng mà tôi chẳng hiểu… sao lại mời tôi đến đây.
Marais: Chúng tôi muốn làm sáng tỏ vụ việc buổi tối nhà hàng đóng cửa lúc mấy giờ?
- Pascal: Đúng mười giờ. Đêm đó có bão, nhà hàng vắng khách phải đóng cửa sớm…
Marais: Cầu thang máy ngừng chạy từ lúc nào?
Pascal: Thường chạy tới nửa đêm mới ngừng, đêm đó thấy không còn khách và người tham quan, tới mười giờ khoá máy.
Belmondo: Luôn cả thang máy chạy lên đài quan sát?
Pascal: Vâng. Tất cả thang máy đều khoá.
Marais: Vậy có thể đi cầu thang bộ từ dưới lên tới nơi được chứ.
Pascal: Không được. Tối đó mọi cửa đều khoá. Tôi không thể hiểu vì sao tai nạn xảy ra. Nếu…
Belmondo: Chuyện đó tôi sẽ nói ra đây. Nạn nhân Harris bị xô ngã từ trên cao xuống. Chúng tôi đã lên tới nơi xem xét hiện trường tại chỗ rào chắn nơi xảy ra tai nạn còn dấu xây xát, lớp cất ximăng bám dính vô dưới đế giầy nạn nhân Harris chính là lớp ximang bị bong tróc ngay tại chỗ rào chắn đài quan sát. Nếu cửa tầng dưới đã khoá, thang máy ngừng hoạt động nạn nhân không làm sao lên tới nơi ngay lúc nửa đêm?
Pascal: Tôi không biết. Không có cầu thang máy…thì làm sao… làm sao đi lên đó được.
Marais: Nhưng mà cầu thang máy còn hoạt động thì mới đưa ông Harris lên tới trên đài quan sát. Luôn cả thủ phạm… có thể vài ba tên… rồi bọn chúng quay trở xuống.
Belmondo: Ta có thể nghi cho kẻ lạ mặt cho chạy cầu thang máy.
Pascal: Không có chuyện đó. Người gác cầu thang máy thường trực tại phòng máy, buổi tối dùng khoá đặc biệt.
Marais: Có mấy chìa khoá tất cả?
Pascal: Có ba chìa. Tôi giữ một, hai chìa kia được cất giữ tại đây.
Belmondo: Ông xác định rõ cầu thang máy đóng cửa lúc mười giờ tối chứ?
Pascal: Vâng.
Marais: Ai chịu trách nhiệm tại chỗ?
Pascal: Toth. Gérard Toth.
Marais: Cho tôi gặp đương sự.
Pascal: Tôi cũng muốn gặp.
Marais: Ông muốn nói sao?
Pascal: Toth tối hôm đó không đi làm. Tôi đến nhà tìm, không nghe thấy ai lên tiếng, tôi hỏi thăm chủ nhà mới hay Toth đã dọn đi nơi khác.
Marais: Không để lại địa chỉ sao?
Pascal: Không. Hắn đã cuốn gói cao chạy xa bay từ lúc nào.
°°°
- Cao chạy xa bay? Có phải ta vừa nhớ lại nhà ảo thuật đại tài Houdini hay là một tên gác cầu thang quỷ quyệt?
Người vừa lên tiếng là ngài Tổng thư ký Renaud, chỉ huy Tổng hành dinh cơ quan Interpol. Ông nhỏ người tính năng động hoạt bát, tuổi trạc năm muơi có thâm niên hai mươi năm phục vụ trong ngành Cảnh sát Renaud ngồi chủ toạ phiên họp trong phòng họp lớn tại Tổng hành dinh bảy tầng lầu Trụ sở Cảnh sát quốc tế một nơi thanh lọc tất cả mọi nguồn tin cho 126 đơn vị cảnh sát thuộc bảy mươi tám nước: Trụ sở nằm trong khu phố St. Cloud, khoảng mười cây số về hướng tây Paris được điều hành do một lực lượng thám tử từng phục vụ trong Sở an ninh Pháp và Sở cảnh sát Paris.
Quanh bàn họp mười hai nhân viên đã có mặt đầy đủ. Cuộc thẩm vấn thám tử Belmondo vừa diễn ra trước một giờ.
Ngài tổng thư ký chua chát lên tiếng:
- Vậy là anh và thám tử Marais không thể thu thập được một manh mối nào vì sao nạn nhân bị giết chết tại một nơi khó có thể xâm nhập vô được, hơn nữa bọn sát thủ cũng khó mà len lỏi vô rồi thoát ra ngoài trót lọt hay sao? Các anh… báo cáo có vậy thôi sao?
- Tôi và Marais đã đối chứng với nhiều người…
- Thôi được. Anh có thể ra về!
- Thưa ngài, tuân lệnh!
Mọi người nhìn theo nhà thám tử vừa bị một trận te tua. Có người bảo;
- Thế đấy, đến anh ta cũng phải chịu thua.
Ngài tổng thư ký quay lại bàn họp:
- Trong lúc thẩm vấn, các anh có ai nghe nhắc… tới một nhân vật tên là Prima?
Mọi người chăm chú hồi lâu, rồi lắc đầu - không, Prima là nhân vật thế nào?
- Chúng ta chưa biết được. Cái tên được viết nguệch ngoạc trên mảnh giấy còn sót lại trong túi áo jacket nạn nhân ở New York. Trong vụ nầy có liên quan tới một đầu mối, ngài thở ra.
- Các bạn, chúng ta đang gặp một việc nan giải, một bài toán còn ẩn số. Tôi đã phục vụ trong ngành mười lăm năm, từng điều tra nhiều vụ giết người hàng loạt, bọn tội phạm quốc tế, tội bạo hành, tội giết cha, và nhiều vụ có thể đoán ra được thủ phạm. -Ông dừng lại. - Trong từng ấy thời gian chưa lúc nào gạp một vụ như vừa qua. Tôi gởi một bản THÔNG BÁO đến cơ quan điều tra ở New York.
°°°
Manhattan New York.
Frank Bigley, chỉ huy một đơn vị thám tử ở Manhattan đang xem xét tờ trình của Tổng thư ký Renaud gởi tới vừa lúc hai thám tử Earl Greenburg và Robert Praegitzer bước vô.
- Thưa sếp cần gặp?
- Vâng, mời các anh ngồi.
Hai người kéo ghế ngồi.
Sếp Bigley, đưa ra một trang giấy.
- Đây là bản THÔNG BÁO sáng nay Interpol vừa gởi tới. Ông đọc to: "Cách nay sáu năm một nhà khoa học Nhật, Akira Iso đã treo cổ tự tử tại phòng riêng trong một khách sạn ở Tokyo. Cuộc điều tra cho thấy sức khoẻ ông Iso rất tốt, vừa được đề bạt lên một chức vụ cao hơn giữa lúc tinh thần phấn chấn".
- Ở bên Nhật? Nhưng mà có liên quan gì…
- Tôi đọc tiếp. "Cách đây ba năm, một nhà khoa học Thuỵ Sĩ, Madeleine Smith, ba mươi hai tuổi, tự tử bằng cách mở bình gaz tại nhà riêng ở Zurich. Bà đang mang thai và dự tính làm đám cưới với người cha đứa bé còn trong bụng. Nhân chứng -bạn bè cho biết bà chưa bao giờ được sung sướng như lúc ấy". Ông ngước nhìn hai nhân viên thám tử.
- Cách đây ba hôm một nhân vật ở thành phố Berlin tên là Sonja Vebrugge chết trong bồn tắm. Ngay trong đêm hôm đó, Mark Harris một người Mỹ té lộn nhào từ trên đài quan sát tháp Eiffel xuống đất. Ngày hôm sau một công dân Canada tên là Gary Reynolds chết trong một tai nạn máy bay đụng vô sườn núi ngoại ô thành phố Denver.
Greenburg và Praegitzer chăm chú nghe đọc, chưa hết bàng hoàng.
- Và mới hôm qua, các anh phát hiện xác chết nạn nhân Richard Stevens tấp vô bờ sông East River.
Earl Greenburg nhìn theo sếp, kinh ngạc.
- Mấy vụ đó liên quan gì đến chúng tôi?
Sếp Bigley lặng lẽ nói.
- Tất cả những cải chết được nhận dạng như nhau.
Greenburg nhìn sâu vô mắt ông:
- Sao? Để tôi nghĩ lại xem. Một người Nhật cách đây sáu năm, người Thuỵ sĩ ba năm, mới đây vài bữa một người Đức, người Canada và hai người Mỹ. - Gã ngồi lặng thinh một lúc. - Mấy vụ nầy có liên quan gì với nhau?
Sếp Bigley đưa qua Greenburg bản THÔNG BÁO của cơ quan Interpol. Greenburg vừa đọc tròn xoe mắt.
Gã ngước nhìn chậm rãi nói:
- Interpol nghi cho viện nghiên cứu Kingsley International đứng đằng sau mấy vụ nầy sao? Một trò cười.
Praegitzer lên tiếng:
- Thưa sếp, chúng tôi vừa nhắc tới tên tuổi một cơ quan nghiên cứu tầm cỡ thế giới.
- Tất cả nạn nhân là những người có liên quan cơ quan KIG, do Tanner Kingsley đứng đầu; Chủ tịch Uỷ ban khoa học của Tổng thống, Chủ tịch Uỷ ban kế hoạch nhà nước và Uỷ ban chính sách quốc phòng thuộc Lầu Năm Góc. Tôi muốn đề nghị cậu và Greenburg nên có một cuộc trao đổi với Kingsley.
- Vâng.
- Nầy Earl…
- Sếp bảo sao?
- Nên dè dặt và dò dẫm từng bước.
°°°
Năm phút sau, Earl Greenburg gặp thư ký Ric của Kingsley trên máy, gã quay qua Praegitzer
- Mười giờ sáng thứ ba ta tới điểm hẹn. Ngài Kingsley đang có mặt ra điều trần tại một Uỷ ban quốc hội ở Washington…
°°°
Washington, D.C
Tại buổi điều trần của Uỷ ban môi trường Thượng viện ở Washington, D.C, một hội đồng gồm sáu vị Thượng nghị sĩ và ba mươi quan khách tham dự một nhóm phóng viên lắng nghe Tanner Kingsley đọc bản điều trần.
Tanner Kingsley, trong độ tuổi bốn mươi, cao lớn điển trai, đôi mắt xanh sắc sảo, thông minh khuôn mặt với chiếc mũi dọc dừa, chiếc cằm cương nghị trông như hình tượng tạc in trên đồng tiền.
Chủ tịch Uỷ ban, Thượng nghị sĩ Pauline Mary Van Luven, nhân vật thể lực khoác một tư cách đầy vẻ tự tin. Bà nhìn qua Tanner dõng dạc lên tiếng mời ông Kingsley phát biểu.
Tanner gật:
- Cám ơn bà Thượng nghị sĩ. Ông quay qua phía các thành viên Uỷ ban mở đầu; với giọng nói sôi nổi.
- Trong khi một số các nhà hoạt đông chính trị của chúng ta loay hoay với những sự kiện trái đất ấm dần lên và hiện tượng hiệu ứng nhà kính, lỗ được chứ?
- Con Angel thuộc về tôi. Ông đem biếu cho tôi, phải không?
Mark dừng lại nghẹn họng.
- Ờ, nhưng mà em đã nói…
- Tôi muốn thoả thuận với ông, Harris. Tôi được giữ con chó Angel, còn ông có thể lui tới tự nhiên.
Nghĩ ngợi một lúc mặt mày sáng rỡ gã nói:
- Vậy là em vừa nói tôi có thể… em muốn cho tôi…
Kelly nói:
- Sao không gác lại chuyện đó để tối nay tính?
Nàng có ngờ đâu chính nàng đang là đích ngắm của bọn sát thủ.

Dịch giả : Trạch Thiên
Chương 1

Trên phố Manhattan, bên trong phòng xử án số 37 Toà án Hình sự tối cao đặt trụ sở tại số 180 phố Centre Street vừa mở phiên xử tên tội phạm Anthony (Tony) Altieri. Phòng xử đông nghẹt người tham dự kể cả đông đảo các nhà báo.
Ngồi ở hàng ghế bị cáo là Anthony Altieri khom người co ro như con ếch bị trói gô lại. Chỉ có cặp mắt gã còn có vẻ tinh anh mỗi khi liếc nhìn qua Diane Stevens ngồi ở hàng ghế nhân chứng, nàng như thấy được hết cơn căm giận của gã đang sôi lên sùng sục.
Ngồi gần bên bị cáo Altieri là luật sư bào chữa Jake Rubenstein, nổi tiếng nhờ ở hai điểm thân chủ là thành phần bọn thổ phỉ, hơn nữa nhờ ở tài biện hộ phần đông thân chủ toà xứ án trắng án.
Rubenstein người nhỏ thó nhưng mà bộ óc lại lanh lẹ phán đoán chính xác. Ông khoác lên người nhiều phong cách qua nhiều phòng xử án. Toà án là đất dụng võ ông ta được tôn vinh như một bậc thầy lão luyện trong nghề. Ông có tài đánh giá đối phương, vạch trần chỗ yếu một cách sắc sảo. Rubenstein đã từng tự ví mình như một con sư tử khôn khéo nép mình để như bắt chộp lấy con mồi… Hay như loài nhện tinh khôn giăng lưới chờ con mồi sụp bẫy chịu chết… Có lúc ông ta đóng vai một ngư phủ cần mẫn, nhẹ nhàng buông lưới rồi thong thả lui tới thăm dò mẻ lưới.
Luật sư bào chữa để mắt quan sát người ngồi ở hàng ghế nhân chứng. Diane Stevens trong độ tuổi ba mươi. Nàng có dáng dấp quý phái, tóc nàng màu hoe vàng mềm mại. Đôi mắt trong xanh, khuôn mặt khả ái. Nàng là một cô hàng xóm tốt bụng. Nàng ngồi đó ăn mặc đúng mode thời trang trong bộ váy đen. Jake Rubenstein biết được trước đó một bữa nàng khéo léo gây ấn tượng tốt với ngài quan toà. Ông thấy cần phải thận trọng hơn trong cách ứng xử với nhân chứng nầy.
Lần nầy ta muốn đóng vai một ngư phủ. Rubenstein tranh thủ dành cảm tình với phía nhân chứng, ông cất tiếng giọng hoà hoãn.
- Thưa bà Stevens, trong buổi cung khai hôm qua bà cho biết ngày hôm đó, mười bốn tháng mười, bà lái xe trên đại lộ phía Nam Henry Hudson Parkway thình lình xe xẹp bánh bà cho xe lết được một chặng tới phố 158th street. Băng qua một con đường nhỏ vô tới khu vực Fort Washington Park phải không?
- Vâng! - Giọng nàng nghe nhỏ nhẹ biết điều.
- Bà nghĩ sao khi cho xe dừng lại khu vực dành riêng nầy?
- Xe tôi bị xẹp bánh, nên phải tránh vô đường hẹp, vừa lúc tôi nhìn thấy phía trước mái nhà một cabin khuất trong lùm cây. Nơi đây chắc là có người có thể giúp tôi.
- Bà là hội viên câu lạc bộ ô tô?
- Vâng!
- Trên xe có gắn điện thoại?
- Có!
- Sao bà không gọi tới chỗ câu lạc bộ?
- Tôi thấy như vậy mất công lâu hơn.
Rubenstein tỏ ra biết điều.
- Tôi hiểu. Vả lại bà đã muốn dừng xe tấp vô chỗ cabin trước mặt?
- Vâng.
- Cho nên bà muốn nhờ người trong cabin ra giúp?
- Đúng vậy.
- Lúc đi bên ngoài trời còn sáng?
- Tôi nhớ đâu mới khoảng năm giờ chiều.
- Bà nhìn thấy rõ mọi thứ xung quanh lúc đó chứ?
- Tôi còn nhìn rõ.
- Bà nhìn thấy gì, thưa bà Stevens?
- Tôi nhìn thấy Anthony Altieri.
- À vậy trước đó bà biết mặt anh ta rồi?
- Dạ không.
- Bà có chắc đó là Anthony Altieri?
- Tôi nhớ đã thấy hình đăng trên báo…
- Vậy là hình chụp trông giống mặt mũi bị cáo ngồi đây?
- Vâng, đó…
- Bà còn thấy gì khác hơn bên trong cabin?
Diane rùng mình thở ra, nàng chậm rãi cất tiếng cố nhớ lại trong đầu.
- Bên trong cabin có bốn người đàn ông. Một người bị trói ngồi trên ghế. Nhìn thấy Altieri đang hỏi chuyện, hai người kia đứng gần bên. - Giọng nàng run run - Altieri rút súng ra, la hét một hồi mới… mới bắn một phát từ phía sau gáy…
Jake Rubenstein liếc nhìn qua phía quan toà đang lắng nghe lời khai nhân chứng.
- Lúc đầu bà phản ứng ra sao, bà Stevens?
- Tôi chạy lui ra ngoài xe bấm máy di động gọi số…
- Rồi sao?
- Tôi lái xe bỏ đi.
- Xe xẹp bánh mà?
- Vâng tôi biết…
Ngư ông ngồi chỗ xem động tĩnh trên mặt nước.
- Sao bà không báo cho cảnh sát tới?
Diane nhìn qua phía luật sư biện hộ. Lúc nầy Altieri chăm chú nhìn theo nàng với ánh mắt nham hiểm. Nàng nhìn tránh chỗ khác.
- Tôi không thể nán lại bời vì tôi… tôi sợ người bên trong chạy ra nhìn thấy.
- Tôi hiểu. - Rubenstein giọng nói đanh lại, - Còn một chỗ khó hiểu là khi cảnh sát nghe gọi họ chạy tới ngay cabin nhưng không những không tìm thấy ai, thưa bà Stevens, mà nhìn quanh cũng không thấy dấu vết có người ở đấy, chớ đừng nói là vừa có một án mạng xảy ra.
- Tôi không thể nói là… tôi…
- Bà là một hoạ sĩ, phải không?
Nghe hỏi nàng kinh ngạc:
- Vâng, tôi…
- Bà hài lòng với công việc hiện tại?
- Vâng. Có thể nói là thành công, nhưng mà sao…
Đã tới lúc ta nhấc cần được rồi đấy.
- Xin nói thêm một chút riêng tư không làm phiền bà chứ? Mỗi đêm khán giả theo dõi chương trình truyền hình lúc 9h, đọc trang bìa tạp chí số…
Diane hốt hoảng nhìn theo người nói:
- Tôi không quảng cáo cho tôi. Tôi không sai khiến một người thật thà để mà…
- Cái cốt lõi là ở chỗ thật thà đấy thưa bà Stevens.
- Tôi xin nêu lên một bằng chứng không thể ngờ được ông Altieri là một người thật thà. Xin cám ơn bà. Bà coi như "xong hàng" rồi đó.
Diane không màng tới câu nói nước đôi. Nàng bước trở lại chỗ ngồi trong lòng căm giận. Nàng hỏi nhỏ luật sư nguyên cáo.
- Tôi có thể ra về được chứ?
- Được tôi sẽ cho người đưa bà ra xe.
- Thôi khỏi phiền ông, cám ơn.
Nàng bước ra cửa, đi tới chỗ đậu xe, bên tai còn nghe văng vẳng câu nói luật sư biện hộ của bị cáo.
"Bà là một hoạ sĩ phải không?… Xin nói thêm chút về đời tư không làm phiền bà chứ…" Thật xấu hổ. Dù sao nàng cảm thấy hài lòng lời cung khai trước toà. Nàng thấy sao nói ra vậy không ai có thể hồ nghi cho việc đó Anthony Altieri sẽ bị buộc tội, bị kết án tù chung thân, và Diane không làm sao quên được cái nhìn cay đắng khi hắn nhìn thấy nàng, nhớ lại nàng rùng mình.
Diane chìa vé giữ xe ra tới chỗ lấy xe đi. Hai phút sau Diane lái xe ra tới giữa phố nhắm hướng bắc chạy về nhà.
Xe dừng lại ngã tư. Diane vừa thắng xe thì nhìn thấy một anh chàng ăn mặc bảnh bao đứng trên lề bước lại gần:
- Xin lỗi bà. Tôi lạc đường. Bà có thể…
Diane kéo cửa xe xuống.
- Bà có thể chỉ đường tới chỗ Holland Tannel được chứ? - Gã nói giọng Ý.
- Vâng. Dễ thôi chạy tới chỗ dừng đầu tiên.
Nhanh tay gã chĩa súng gắn ống hãm thanh lên tiếng:
- Bước xuống xe, nhanh!
Diane xanh mặt.
- Được, xin ông đừng…
Vừa chớm tay mở cửa xe, gã bước thụt lùi, ngay khoảnh khắc đó Diane nhấn ga cho xe vọt lẹ tới trước tai nghe tiếng đạn bay vèo thủng một lỗ kính xe cửa sau, một viên nữa trúng vô thùng xe. Trống ngực đánh thình thịch nàng cố lấy hơi thở ra.
Diane Stevens từng nghe nói bọn chặn đường cướp xe trước đây rất lâu nhưng với người khác. Lần nầy gã đàn ông muốn giết nàng. Bọn cướp xe cũng giết người hay sao? Diane nhấn điện thoại di động gọi số 911…
Hai phút sau nghe máy gọi lại.
- 911. Quý khách gọi cấp cứu.
Đến lúc nầy Diane muốn trình bày nội vụ thì cũng không thể giải quyết. Bọn cướp đã cao bay xa chạy từ khuya.
- Tôi cho người tới ngay. Yêu cầu bà cho biết tên địa chỉ số phone.
Diane đọc ra trên máy. Vô ích, nàng nghĩ. Nàng ngoái nhìn lại tấm kính cửa xe phía sau chợt rùng mình. Nàng cố gắng gọi máy Richard đang ở công xưởng, giờ nầy còn phải lo cho xong một công trình khẩn cấp.
Nếu nàng cho hay vụ việc vừa rồi ông sẽ phóng xe về ngay. Nàng không muốn nhìn thấy ông bỏ ngang công việc đang tới hồi kết thúc. Thôi thì đến lúc về nhà ta sẽ kể lại sau.
Bất chợt một ý tưởng vừa nảy ra trong đầu khiến nàng rùng mình! Có phải người đàn ông kia chờ nàng tới hay là một sự tình cờ ngẫu nhiên? Nàng nhớ lại câu chuyện giữa nàng với Richard lúc vụ xử án vừa diễn ra. Anh không muốn em đứng ra làm chứng, Diane. Em sẽ mang hoạ.
- Anh đừng lo, Altieri sẽ bị lãnh án. Hắn sẽ lãnh án tù chung thân.
- Nhưng hắn còn bạn bè người thân…
- Richard, nếu em không làm chứng, em không thể chịu được.
Vụ việc xảy ra chỉ là một sự tình cờ ngẫu nhiên, Diane nghĩ. Altieri không thể nào muốn tính chuyện giang hồ với nàng ngay lúc hắn còn ra toà.
Diane lái xe qua khỏi quốc lộ, rẽ hướng phía tây chạy về nhà trên phố Bảy mươi lăm. Trước khi cho xe đậu dưới hầm, nàng nhìn quanh một lần cuối. Không thấy có dấu hiệu gì lạ.
°°°
Căn hộ nàng ở thoáng mát, phòng khách rộng rãi, cửa sổ từ dưới lên trên, lò sưởi xây bằng đá hoa.
Ghế sofa bọc nệm, ghế bành, tủ sách gắn vô tường, một máy truyền hình màn ảnh lớn. Trên tường treo đầy tranh vẽ đủ màu sắc của nhiều hoạ sĩ danh tiếng, ở một góc kia được dành riêng những tác phẩm của Diane.
Phòng kế bên buồng ngủ lớn và buồng tắm, là buồng ngủ dành cho khách, một xưởng vẽ tràn ngập ánh nắng nơi Diane ngồi vẽ, trên tường treo nhiều tranh, chính giữa gian phòng bày một bức tranh chân dung chưa vẽ xong.
Mỗi khi về đến nhà Diane lao ngay vô xưởng vẽ. Nàng tháo tranh vẽ chưa xong xuống, căng khung bạt mới toanh lên vẽ. Nàng đang phác hoạ lại khuôn mặt gã đàn ông đòi giết nàng, nhìn lại hai bàn tay run rẩy nàng quăng cọ vẽ xuống không vẽ được.
°°°
Trên đường lái xe tới căn hộ nơi ở của Diane Stevens, thám tử Earl Greenburg cằn nhằn:
- Đây là công việc mình chán ghét nhất.
Robert Praegitzer lên tiếng:
- Thà mình nói ra hết còn hơn để họ ngồi nghe tin tức trên truyền hình.
Gã nhìn qua Greenburg.
- Cậu định kể lại cho bà ta nghe à?
Earl Greenburg gật, vẻ mặt buồn buồn. Gã nhớ lại câu chuyện anh hùng thám tử đến báo tin cho người vợ một nhân viên cảnh sát tuần tra về cái chết của anh ta.
- Bà ta rất dễ xúc động. Sếp dặn dò cậu nên liệu cách để thông báo.
- Yên chí, tôi sẽ liệu cách.
Nhân viên thám tử đến gõ cửa nhà Adams, người vợ bước ra mở cửa.
- Thưa bà có phải là vợ goá ông Adams?
°°
Nghe tiếng chuông báo ngoài cửa trước.
Diane giật mình. Nàng chưa biết ai đến đây, nàng nói vô máy nhắn nội bộ:
- Ai vậy?
- Thám tử Earl Greenburg. Tôi muốn gặp bà Stevens có chút việc.
Chắc là chuyện cướp xe hôm trước đây, Diane nghĩ. Cảnh sát đến nhanh thế?
Nàng nhấn nút mở cửa Greenburg đứng trước thềm.
- Chào ông Có phải bà Stevens ở đây?
- Vâng. Cám ơn ông đến kịp lúc. Tôi vừa phác hoạ lại khuôn mặt anh chàng hôm nọ, nhưng rồi… - Nàng hít vô một hơi.
- Gã người ngăm ngăm đen, mắt nâu nhạt có nốt ruồi nhỏ một bên gò má. Hắn có súng hãm thanh và…
Green đang còn lóng ngóng nhìn theo:
- Tôi lấy làm tiếc. Tôi chưa hiểu ra sao…
- Hắn là tên cướp xe. Tôi gọi điện thoại di động số 911 và… - Nàng thoáng nhìn thấy nhà thám tử đổi sắc mặt.
- Không phải vụ cướp xe, phải vậy không ông?
- Thưa bà không phải chuyện xe, - Greenburg im lặng một lúc.
- Bà cho phép tôi vô nhà được chứ?
- Mời ông vô.
Greenburg bước vào trong.
Nàng nhìn theo cau mày.
- Thế là sao? Có việc gì không may chăng?
Lời nói dường như không muốn đến tai nàng.
- Vâng, tôi lấy làm tiếc… Tôi… Tôi đến đây báo tin buồn. Tin chồng bà.
- Chuyện gì vậy? - Giọng nàng run run.
- Ông gặp tai nạn.
Diane chợt thấy ớn lạnh.
- Tai nạn ra sao?
Greenburg hít vô một hơi sâu.
- Ông bị giết chết đêm hôm qua, thưa bà Stevens. Xác nạn nhân nằm dưới gầm cầu mới vừa phát hiện sáng nay.
Diane nhìn theo một hồi lâu, chậm rãi lắc đầu.
- Ông có báo tin nhầm không hở ngài Trung uý. Chồng tôi đang lo công việc tại sở làm trong phòng thí nghiệm.
Nhà thám tử thấy khó nói.
- Thưa bà Stevens, tối qua ông có về nhà không?
- Không, Richard thường đi làm khuya. Ông là một nhà khoa học.
- Nàng cảm thấy càng xúc động hơn.
- Thưa bà Stevens, bà đã hay biết chuyện ấy quan hệ với bọn mafia?
Diane tái mặt.
- Bọn mafia? Ông có điên chăng?
- Chúng tôi tìm thấy…
Diane nghe hơi thở dồn dập.
- Cho tôi xem giấy tờ của ông.
- Có đây, nhà thám tử Greenburg chìa ra thẻ căn cước. Diane liếc mắt nhìn trả lại, nàng vung tay tát mạnh vô mặt gã.
- Ông ăn lương nhà nước để đi hù doạ người dân lương thiện hay sao? Chồng tôi chưa chết? Ông đang công tác tại sở. -Nàng thét lên một tiếng.
Greenburg nhìn sâu vô mắt nàng đau đớn chưa muốn tin:
- Thưa bà Stevens, bà cần có người chăm sóc, tôi sẽ cho người tới đây nếu thấy…
- Chỉ có ông mới cần người trông coi. Thôi ông đi về đi!
- Bà Stevens…
- Đi ngay!
Greenburg chìa ra tấm thẻ hình sự đặt xuống bàn bên cạnh.
- Nếu cần trao đổi với tôi, bà gọi số máy nầy.
Sau khi thám tử Earl Greenburg ra về, Diane khoá cửa trước nghe tiếng hơi thở còn run run.
Quân ngốc nghếch? Đến nhầm địa chỉ còn muốn doạ người. Ta sẽ báo cáo lên trên, vừa nói nàng liếc nhìn đồng hồ trên tay. Richard sẽ về trong chốc lát thôi. Đến giờ dọn bữa ăn tối, nàng vừa nghĩ. Nàng làm món cơm chiên Dương Châu, món ăn hợp khẩu vị ông.
Nàng đi xuống bếp.
Do công tác cần được bảo mật, Diane không thể đến phòng thí nghiệm nói chuyện, nơi không nghe ông gọi coi như nàng phải hiểu là ông đi về trễ. Nàng vừa làm xong món cơm chiên là tám giờ. Nàng nếm thử nhếch mép cười vừa miệng, một món hợp khẩu vị Richard. Nhìn đúng mười giờ chưa thấy ông về…
Diane đem món cơm cất vô tủ lạnh, viết mấy chữ treo ngoài cửa tủ. "Anh yêu quý, đồ ăn cất trong tủ. Anh về gọi em thức dậy". Về tới nơi chắc là Richard phải kêu đói bụng.
Diane thấy trong người lừ đừ, nàng thay đồ, mặc áo ngủ đánh răng vô giường nằm ngủ, thoáng chốc nàng đã chìm sâu vô giấc ngủ.
Khoảng ba giờ sáng thức giấc nàng la hét om sòm.