Chương 12
Sai lầm của Trung tâm

    
hóm DNĐ ở Bỉ thế là tan...
Kent qua Paris rồi xuống Marseilles. Vợ anh là Margarete Barcza sau đó mấy ngày cũng về theo. Nhưng Kent không muốn rời vợ cho nên đã đưa chị về ở với anh. Thật là cần giữ an toàn cho Kent, vì anh biết rất nhiều qua những chuyến đi Đức, Tiệp, Thụy Sĩ, không thể để anh bị Đức bắt.
Kent hoàn toàn mất tinh thần. Sau một năm làm việc vất vả, tiếp theo vụ đổ vỡ Atrebates mà anh là người phải chịu trách nhiệm, anh không còn giữ được tinh thần. Nước mắt lưng tròng, anh nói với Leopold: Quyết định của anh đưa tôi về Marseilles là đúng, nhưng Trung tâm không hiểu nổi. Tôi vốn là sĩ quan Xô viết và khi tôi trở lại Moscow, họ sẽ không tha thứ cho việc Atrebates đâu!
Vợ chồng Springer có ý định tổ chức riêng một lưới tại Lyon, Leopold liền thỉnh thị Trung tâm cho phân tán nhóm ở Bỉ. Những chiến sĩ có khả năng như Izbutski, Sesee và Raichmann sẽ được trang bị điện đài riêng và trực tiếp liên lạc với Trung tâm. Drailly sẽ thay Kent chỉ huy Simexco.
Trả lời của Cục trưởng làm cho Leopold ngạc nhiên và làm anh mất hồn vía: Leopold phải gặp đại úy Xô viết Efremov (tức Bordo), đưa Kent, Wenzel và lưới Bỉ cho Bordo chỉ huy.
Leopold không biết Bordo. Anh có gặp anh này một lần vào xuân 1942 tại Brussels và Leopold nhận xét không thích. Bordo cư trú tại Bỉ từ 1939 và nằm im cho đến 1942. Anh vốn là nhà hóa học, đã đóng vai sinh viên Phần Lan và theo học đại học Bách khoa. Kết quả công tác của anh ít ỏi: giá trị những tin túc anh phát từ đài của anh chẳng có chất lượng gì, đó là một người nghiệp dư thu lượm ít mẩu tin của bọn lính Đức trong nhà thổ. Từ những mẩu tin sai lệch, vụn vặt đó, anh “tổng hợp” lại rồi nhào với óc tưởng tượng thành những bản báo cáo quan trọng. Trung tâm chẳng cần chất lượng mà cái quan trọng là nhãn hiệu đại úy được huấn luyện tình báo cấp tốc ba tháng, chứ Trung tâm không chọn Wenzel là một chiến sĩ bí mật dày dạn.
Dằn mình lại, Leopold trình bày với Trung tâm những ý kiến của mình để trung tâm gánh chịu mọi trách nhiệm, vị chỉ huy Dàn Nhạc Đỏ đành báo cáo hết thông tin của anh cho Bordo. Những cựu trào như Wenzel, Izbutski và Raichmann đều ngao ngán về quyết định của Cục.
Khi được biết quyết định đó, Raichmann kêu lên:
“Tuân theo chỉ đạo của tên ngốc ấy chỉ có mà ăn cám cả lũ”. Leopold phải thuyết phục từng ngưòi theo tinh thần kỉ luật. Anh làm một bản báo cáo nói hết lợi hại của quyết định của Cục. Hai tháng sau, đồng chí Cục trưởng trả lời hoàn toàn đồng ý với Leopold và quyết định phân tán nhóm Bỉ.
Nhưng chậm quá rồi! Ít nhất vào tháng bảy 1942, Bordo bị bắt. Vì thiếu kinh nghiệm, anh đã đưa đầu vào bẫy của Đức. Vào tháng tư, khi Leopold lên Brussels gặp Efremov - Bordo, Raichmann đã báo cho Leopold rằng vô tình anh thấy viên thanh tra cảnh sát của Bỉ tên là Mathieu là người đã thụ lí vụ Raichmann làm giấy tờ giả. Mathieu đã nói riêng với Raichmann rằng hắn thuộc lực lượng “kháng chiến” và đề nghị Raichmann giúp đỡ hắn vì hắn nghi ngờ Raichmann làm việc cho một tổ chức bí mật, hắn muốn anh giúp hắn một số thẻ căn cước loại thật.
Leopold nghi tên Mathieu lừa lọc nên chỉ thị cho Raichmann cắt mọi quan hệ với thanh tra cảnh sát đó. Nhưng vắng mặt Leopold, Bordo cho Raichmann cung cấp thẻ căn cước mới toanh cho Mathieu. Rồi anh ta lại còn nhận cho Mathieu gửi một đài phát, sau đó còn đưa cả ảnh của mình cho Mathieu làm hộ một thẻ căn cước cho mình. Hai người hẹn nhau ỏ Đài Thiên văn, nhưng đến kì hẹn, Mathieu không đến một mình; hắn đi cùng một số cảnh sát khác và tóm luôn Efremov - Bordo.
Izbutski vội xuống Paris báo tin Efremov bị bắt. Grossvogel liền lên Brussels ngay để nắm tình hình... Ba ngày sau, Efremov lại xuất hiện với vẻ bình thường, nhưng có một “người bạn” đi kèm.
Hắn kể với người gác cổng rằng hắn bị cảnh sát xét hỏi căn cước xong được tha vì chẳng có gì phạm pháp.
Trong những ngày tiếp theo, Izbutski, Sesee và Maurice Pepper (liên lạc viên tuyến Hà Lan) bị băt. Bị tra tấn, Pepper khai ra trưởng toán DNĐ ỏ Hà Lan và Anton Winterinck. Anh này bị bắt cùng vợ chồng Hilbolling. Chín thành viên và hai điện đài thoát khỏi tay mật thám Đức. Efremov - Bordo còn khai ra Simex và Simexco, tuy chưa khai thật chi tiết vì hắn không nắm cụ thể. Nhưng từ hôm đó trở đi hai công ty này bị giám sát bí mật.
Với những báo cáo khai thác Efremov, đại úy Piepe cho là một trò giễu cợt: hắn thuê văn phòng ở cùng ngôi nhà Simexco. Theo mô tả của Efremov, Piepe vỗ trán và nhớ ra rằng sếp cao nhất của DNĐ là người hắn đã gặp và ngả mũ chào khi đi cùng một cầu thang.
Không bị tra tấn, nhưng Efremov đã khai rất nhiều, vì hắn bị Gestapo đánh trúng tư tưởng dân tộc hẹp hòi và bài Do Thái của hắn: Anh là người Ukraine, thế mà anh lại làm việc dưới quyền một tên Do Thái!
Chúng dọa sẽ hành hạ gia đình hắn, rồi chúng cho hắn đi sang Đức tham quan những thành tựu của nước Đức quốc xã... Thế là Efremov phun hết: ba chục người vì hắn mà bị bắt. Có người bị bắt cả nhà. Số lượng đó lên gấp đôi biên chế của nhóm DNĐ ở Bỉ.
Cuối tháng tám, Efremov gặp Germaine Schneider thuộc lưới của Wenzel, hắn ngửa con bài của hắn: rằng hắn đã bị bắt, mật thám Đức đã biết hết cho nên hắn quyết định đầu hàng để cứu mạng hắn. Hắn đề nghị Germaine làm việc với hắn:
- Cô phải biết ràng Otto (Leopold Trepper) không khi nào bị bắt, chỉ có bọn chúng mình là bị ăn đòn.. Do đó, tốt nhất là chúng ta theo bọn Đức để thoát lấy thân...
Germaine khất sẽ trả lời hôm sau, rồi cô lao xuống Paris báo tin cho Leopold. Leopold liền chuyển Germaine xuống Lyon ngay. Thấy cô này biến mất, mật thám liền bắt chồng và hai em cô.
Gia đình Schneider công tác ở Quốc tế Cộng sản từ trên hai chục năm. Franz và Germaine Schneider đều là quốc tịch Thụy Sỹ, đã kinh qua công tác giao liên nên quen biết nhiều đảng viên châu Âu; ngôi nhà của họ ỏ Brussels trước thế chiến là nơi trú chân của các nhà lãnh đạo khi qua Bỉ. Thorez và Duclos đã từng trú chân tại đó. Họ rất thân với những đồng chí “lão thành”của Quốc tế cộng sản, nhất là với Robinson và Clara Schabbel, vộ trước của Robinson, bà này là giao liên giữa Berlin với đồng chí Wenzel.
Franz Schneider tuy không thuộc vào DNĐ, nhưng do quen biết trước kia nên nắm được khá nhiều tin tức. Bị tra tấn, không chịu nổi anh đã khai ra cơ công của Robinson là đồng chí Griotto. Từ đó, Harry Robinson bị giám sát kỹ.
Leopold báo cáo tình hình cho Cục, thì nhận được trả lời kì cục như sau: “Đồng chí Otto hoàn toàn nhầm lẫn, Cục biết Efremov bị cảnh sát Bỉ bắt, nhưng chỉ là việc kiểm soát giấy tờ, sau đó được tha, không có chuyện gì nữa. Hơn nữa Efremov vẫn tiếp tục cung cấp cho Cục những tin tức rất quan trọng, sau khi thẩm tra kĩ, Cục đánh giá những tin tức đó rất có chất lượng.”
Trung tâm cũng chẳng thắc mắc vì sao Efremov lại có tiến bộ vượt bực đến thế! Thế là Cục bắt đầu bị đầu độc... Cục trưởng còn chưa tin vào lượng người bị bắt, cho nên chỉ thị Leopold phải lên Brussels gặp Efremov để hỏi thêm... Tổ kiểm tra của DNĐ phát hiện ở nơi hẹn có những khách uống, ở các hiệu cà phê cạnh điểm hẹn chỉ chú ý đến hè phố mà quên mất cốc tách họ dùng. Lại có nhiều xe hơi màu đen lượn lờ quanh đó nữa...
Trong thòi gian đó, Wenzel vẫn tiếp tục công tác: anh vẫn đánh điện về Moscow, súng ngắn và thuốc cháy để tiêu hủy phương tiện bên cạnh. Điện đài của anh bị bọn phản gián điện đài phát hiện, đang đêm chúng đột nhập vào nhà Wenzel, anh đã nhảy lên mái nhà vừa chạy vừa bắn bọn rượt theo. Hàng trăm người đã thức giấc vì tiếng súng nên đã trông thấy anh chạy lên mái nhà. Anh trốn vào một ngôi nhà hàng xóm. Bọn Đức bắt được anh trong một cái hầm... Trong tàng thư của Đức, Wenzel bị bêu là phản bội, rằng đã chịu cộng tác với mật thám Đức. Đó là thủ đoạn thô bạo của quốc xã nhằm bôi nhọ một đảng viên lão thành, bạn thân của Ernst Thaelmann. Sự thực hoàn toàn khác hẳn.
Cuối tháng giêng, thấy ngôi nhà phố Atrebates không còn bị mật thám canh gác nữa, Leopold cử hai nhân viên có giấy chứng minh của Gestapo đến để tìm lại sách trong buồng của Sophie Poznanska vì mật mã của DNĐ dựa vào một số trong sách đó.
Tên tiến sĩ Vauck, trưởng cơ quan mã thám Đức, biết chuyện này cho nên đã yêu cầu Gestapo Brussels tịch thu hết sách của phố Atrebates, nhưng Gestapo trả lời không tìm thấy số sách Vauck yêu cầu. Vauck khôrm chịu, liền hỏi cung lại Rita Arnould, cô này khai có nhớ trên bàn của Sophie thường có năm cuốn sách.
Để phát hiện cuốn sách cần tìm, Vauck chỉ dựa vào mẩu giấy cháy dở rồi với các tính toán rất tỉ mỉ, hắn đã phát hiện ra khóa mật mã tên là Proctor, trong bốn cuốn sách tìm được đều không thấy Proctor. Cuốn sách thứ năm nhan đề “Phép lạ của giáo sư Wolman” thì không tìm thấy. Sau nhiều ngày tìm khắp các hiệu sách, cuối cùng Karl von Wedel đã tìm ra một cuốn vào ngày 17-5-1942. Tiến sĩ Vauck liền nghiên cứu 120 hức điện mật Đức thu được từ tháng sáu năm 1941 có dùng đến khóa Proctor.
Ngày 17-4-1942, đơn vị mã thám của Vauck đã dịch được bức điện mật sau đây:
“KL 3 DE R.T.X. - 1725 WDS GET Cục trưởng gửi Kent. Riêng. Hẹn ngay Berlin ba địa chỉ sau đây và xác định nguyên nhân đài liên lạc trục trặc. Nếu còn trục trặc thì anh phải phụ trách truyền tin. Cóng tác của ba toán Berlin và truyền tin là quan trọng hang đầu. Địa chỉ: Neuwest-end, Altenburger alle 19, thứ ba bên phải. Coro Charlottenburg, Frederiastrasse 26 a, thứ hai bên phải. Bauer. Nhớ ở đây. “Eulenspiegel”. Khẩu lệnh: cục trưởng. Báo cáo tin tức trước ngày 20 tháng 10. Kế hoạch mới hiện hành cho ba điện đài gbt ar KLS của RTX”.
Không thể tưởng tượng nổi vì sao Cục trưởng đưa lên không trung địa chỉ của ba người phụ trách toán Berlin là Schulze-Boysen, Arvid Harnack, và Kuckhoff! Khi đó Leopold đã hết hồn về bức điện này... Nếu Đức dịch được bức điện bất cẩn đó - Leopold biết rằng không mật mã nào là hoàn toàn bí mật - tất nhiên chúng sẽ biết địa chỉ của toán Berlin. Ngày 14-7- 1942, thực tế đã xảy ra như vậy đó.
Gestapo chẳng cần vội phá án ngay, ngược lại chúng bố trí theo dõi, đặt các bẫy chuột, nghe trộm điện thoại, tiếp tục theo dõi các diện đài. Đến cuối mùa hè năm đó, chúng đã phát hiện ra sáu chục thành viên toán Berlin.
Họa vô đơn chí: một thành viên của toán Berlin tên Horst Heil-mann là nhân viên mã thám của tiến sĩ Vauck mãi đến ngày 29 tháng 8 mới biết bức điện trứ danh kể trên bị dịch ra. Anh vội điện ngay cho Schulze-Boysen, chẳng may hôm đó Schulze-Boysen đi vắng, nên anh ghi lại nhắn Schulze-Boysen khi nào về thì gọi ngay đến văn phòng của anh. Sáng sớm 31, Schulze-Boysen gọi điện cho anh, thì Vauck đích thân nhấc máy...
“Schulze-Boysen gọi điện đây...”
Ngạc nhiên, Vauck cho là chuyện khiêu khích liền báo cho Gestapo. Ngay hôm đó Schulze-Boysen bị bắt. Hai tuần sau, tám chục thành viên toán Berlin bị bắt, và còn nữa. Đến đầu năm 1943, 150 người bị bắt, nhiều người không thuộc Dàn Nhạc Đỏ.