Chương 14
Otto bị bắt

    
gày 24-11... Leopold dậy sớm, từ từ sửa soạn. Ôn lại những sự kiện vừa qua, anh ước tính còn bao nhiêu khó khăn gian khổ sắp ập tới. Anh tự nhủ phải rất thận trọng; càng nghĩ anh càng thấy chủ trương phân tán là đúng và cần thiết.
Anh ăn sáng với Katz. Hai người nói ít. Lúc này không phải lúc nói chuyện dài hoặc tình cảm dạt dào. Hai người hẹn gặp lại nhau lúc 16 giờ, sau khi Leopold chữa răng xong. Sau đó, anh sẽ đến từ biệt Georgie de Winter. Cuối cùng buổi tối anh sẽ gặp Grossvogel. Đêm đến anh sẽ lên tàu đi Royat.
Katz đi theo Leopold đến nha sĩ ở phố Rivoli. Katz theo nguyên tắc đi cách Leopold vài chục mét để tránh mật thám. Đúng 14 giờ, Leopold đến nha sĩ. Nhìn phải nhìn trái Leopold không thấy có gì khác thường. Anh bước lên cầu thang và bấm chuông. Nha sĩ đích thân mở cổng. Thật khác thường vì mọi lần chỉ “anh thợ máy” thường ra mở cổng. Một hiện tượng nữa làm Leopold nghi ngờ: phòng đợi trống vắng. Bình thường phòng này đầy khách. Ngoài ra Maleplate dẫn Leopold đi thẳng vào phòng chữa. Anh nhìn nha sĩ. Ông có vẻ bối rối, mặt tái xanh, tay run... Anh hỏi:
- Anh làm sao thế? Anh ốm à?
Ông ta lắc đầu không rõ định nói gì, rồi ông đẩy Leopold ngồi xuống ghế chữa răng. Leopold ngả đầu vào lưng tựa theo yêu cầu của thày thuốc. Nha sĩ lấy dụng cụ. Khi ông vừa đặt dụng cụ vào miệng Leopold, bỗng có tiếng đằng sau ghế. Muộn quá rồi! Không còn phản ứng kịp nữa... Một tiếng quát:
- Hande hoch!
Tính ra Leopold vào phòng răng chỉ mới một phút. Hai bên ghế có hai gã lăm lăm súng trong tay... Chúng cũng như ông nha sĩ mặt tái mét. Chính chúng cũng run, chúng không tự tin. Thật là kì quặc.
Sau phút sợ hãi, Leopold lấy lại được bình tĩnh, máu lại dồn lên mặt. Anh giơ tay lên trời và bình tĩnh nói:
- Tôi không có vũ khí...
Có lẽ chúng đã trấn tĩnh... Tên thứ ba vội chạy ra cửa sổ, chắc nó đề phòng Leopold nhảy qua cửa sổ. Leopold đứng lên để chúng khám và còng tay. Qua ánh mắt của chúng, Leopold thấy chúng không ngờ anh ra phố không vũ khí, không cận vệ và chúng cũng chẳng ngờ lại nhanh và dễ như thế.
Bác sĩ Maleplate tiến về phía Leopold. Ông là người duy nhất vẫn bối rối và ông thều thào tâm sự với Leopold:
- Thưa ông Gilbert, tôi thề với ông rằng tôi không can dự vào việc này!
Ông nói thật, Leopold sau này xác định như vậy.
Lúc này Leopold đành phải nhận định thực tế là mình đã bị Đức bắt. Thật là gay go quá, nhưng anh tự nhủ phải giữ lòng tin. Giữa anh và bọn kia chưa bên nào chịu bên nào.
Sau khi bắt nhân viên Simex, Gestapo đã dùng tra tấn cấp một và cấp hai để lấy khẩu cung. Chỉ hỏi có một câu: “Gilbert ở đâu?”. Chỉ Corbin biết nhưng anh không khai. Leopold không biết cùng lúc đó, vợ và con gái Corbin đang ở chung một nhà dưới sự giám sát của toán Lafont, tay sai của Gestapo. Bọn chó người Pháp này cho rằng Leopold chưa biết Corbin bị bắt cho nên chúng phục kích tại nhà Corbin để bắt Leopold. Chúng để vợ con Corbin vẫn yên như cũ.
Ngày 23, hai tên Piepe và Giering từ Brussels tới. Chúng rất bực với Eric Jung, một nhân viên vì đã tự ý bắt nhân viên Simex, trái với chủ trương của Giering là chưa bắt vội, mà cứ theo dõi giám sát nhân viên Simex để tìm ra được Leopold đã.
Ngay tối hôm đó, Giering ra lệnh bắt vợ, con gái và em của Corbin giam vào nhà giam Fresnes. Sáng hôm sau đích thân Giering hỏi cung bà Corbin. Hắn tuyên bố nếu bà không chịu khai ra nơi ở của Leopold thì hắn sẽ đưa chồng bà ra bắn trước mặt bà, và tống giam những người thân khác của bà. Kinh khủng thay kiểu ép buộc này. Bà khốn khổ này tuyệt vọng, nhưng còn nhớ một chi tiết: có một lần Leopold đau răng đã nhờ bà chỉ cho một chỗ chữa răng. Bà đã giới thiệu ông nha sĩ quen thuộc tên là Maleplate. Lúc khai ra địa chỉ này là 11 giờ ngày 24-11. Leopold nhận định lời khai này không phải là sự phản bội. Bởi vì trước đó vài tuần lễ, bà có hỏi Leopold răng còn đau nữa không, thì Leopold trả lời rằng đã được nha sĩ Maleplate chữa lành rồi... Bà đã cư xử theo lối của người hoạt động tình báo là khai ra một điều vô hại để bảo vệ điều tối quan trọng.
Trong cuộc hỏi cung này, Corbin được chứng kiến ở phòng hên cạnh nên nghe được hết.
Giering và Piepe lao ngay đi tìm Leopold Trepper... Lúc 11 giờ rưỡi chúng đã đến nhà ông nha sĩ. Người thợ máy cho chúng biết rằng nha sĩ không có nhà, ông còn ở bệnh viện. Chúng ra lệnh cho anh này gọi điện thoại bảo nha sĩ về nhà ngay có việc kíp. Nha sĩ có ông bố đang ốm sống ở tầng trên nhà ông nên về nhà ngay. Bọn Gestapo, đón ông và đòi ông nộp danh sách hẹn bệnh nhân. Ông đưa sổ hẹn ra nhưng chúng tìm mãi không thấy tên Gilbert. Giering xem đi xem lại, cuối cùng nha sĩ nhớ lại rằng có người bệnh mắc bận nên không đến vào 14 giờ nhưng ông Gilbert sẽ đến thay...
Hai tên mật thám khoan khoái thấy có cơ may nên tóm được Leopold. Chúng muốn xử lí thật nhanh, chúng liền bắt nha sĩ tả hình dáng người bệnh này: đó là một nhà công nghiệp Bỉ. Ông ta hẹn ngày 27 nhưng rồi thay hẹn. Chúng dặn nha sĩ trước khi đi ra:
- Ông không được ra khỏi phòng khám chữa bệnh...
Lúc đó khoảng 12 giờ rưỡi. Hai tên mật thám bàn tính: bây giờ không thể tổ chức vây ráp quy mô lớn vì không kịp. Do đó chúng quyết định sẽ tự chúng bắt Leopold. Lúc 1 giò rưỡi, chúng lên bảo nha sĩ:
- Chúng tôi sẽ bắt tên Gilbert ngay tại nhà ông. Ông hãy làm việc đúng như thường lệ. Hãy bảo nó ngồi lên ghế và ngửa đầu lên...
Tiếp theo thì bạn đọc đã thấy rồi... Tự do của Leopold chỉ phụ thuộc vào có cái tình tiết nhỏ đó.
Cuộc sống là đầy những điều may rủi và một điệp viên phải dự kiến được những cái may rủi. Leopold đã nghĩ như vậy khi Piepe và Giering dẫn anh ra xe.
Sau một lát im lặng, Leopold nói với Giering:
- Các ông may mắn đấy, hôm nay mà các ông không bắt được tôi thì đến mùng thất mới bắt nổi tôi...
- Tôi rất hài lòng - Hắn trả lời rất vui vẻ - Đến nay đã là hai năm chúng tôi lần theo dấu vết của ông trên tất cả các lãnh thổ do Đức chiếm đóng...
Chúng dẫn Leopold đến trụ sở phố Saussaies, lên tầng năm là trụ sở của Đội Đặc nhiệm. Cuộc diễu hành nho nhỏ bắt đầu, tin bắt được Leopold lan khắp các phòng giấy, tất cả các nhân vật đều đổ dồn ra để ngắm con vật kì lạ. Một tên vừa to vừa béo, có cái đầu như say rượu vừa nhìn vừa reo:
- Cuối cùng ta tóm được con gấu Xô viết đây rồi!
Đó là tên Boemelburg, trùm Gestapo ở Paris.
Giering lặn mất. Hắn trở lại sau một tiếng, hắn đi để báo cáo thẳng cho Himmler rằng hắn đã tóm được “tên thủ lĩnh cao nhất”. Hắn khoe rằngi Himmler rất khoái trá và dặn hắn: Bây giờ phải chú ý, tốt nhất là trói chân tay nó và nhốt vào một cái hố. Tên đó có thể hành động bất kì ta không thể đoán trước được!
Trời sắp về đêm, chúng dẫn Leopold ra phố với mọi biện pháp để không ai biết. Xe đợi sẵn. Tay Leopold bị trói. Ba tên mật thám đi kèm. Xe chạy, có hai xe mở đường và khóa đuôi. Xe đi về nhà tù Fresnes. Tới đây, phải chờ nửa tiếng để chúng đưa hết tù nhân khác đi chỗ khác. Rõ ràng chúng muốn giữ bí mật hoàn toàn việc bắt được Leopold. Tất cả những hành lang dẫn đến ban đặc biệt là nơi nhốt các thành viên khác của DNĐ vắng tanh.
Chúng đẩy Leopold vào một xà lim. Cửa đóng sầm lại. Trong xà lim có một bàn nhỏ, một đệm cỏ, một cửa sổ con. Leopold bắt đầu nhận định tình thế, anh lo nhất là số phận các đồng đội. Trước hết là Katz vì có hẹn gặp lúc 16 giờ. Theo quy ước, nếu đến quá giờ hẹn thì Katz sẽ gọi điện ở nha sĩ. Sau này Leopold được biết theo lệnh Gestapo, nha sĩ trả lời Katz rằng “Ông Gilbert không đến đây”. Điều này không khớp thực tế vì chính Katz đã nhìn thấy Leopold vào nhà nha sĩ. Trong khi anh đợi Leopold gần nhà Maleplate, Gestapo xông vào nhà anh.
Còn Georgie? Thật là có phép lạ mới khiến bà không rơi vào tay Gestapo: lúc 18 giò, không thấy Leopold về như đã hẹn, bà liền đến nhà Katz để tìm. Vậy là hà chui vào bẫy. Khi bà vào nhà thì người gác cổng bảo: bọn Gestapo đang ở trên gác đấy. Thế là bà kịp chuồn ngay...
Suốt ngày 24 không ai đến làm thủ tục vào tù như hỏi tên, họ, khám người, v.v...
Anh suy nghĩ đến tình huống xấu nhất, anh tự hỏi: Nếu Giering đã gây dựng được niềm tin cho Trung tâm đến mức hắn chẳng cần đến anh... Hoặc rủi hơn nữa là Dàn Nhạc đã bị phát xít khống chế đến mức mất Leopold sẽ làm rối kế hoạch khống chế của chúng. Nếu như vậy thì chúng sẽ thủ tiêu anh và tiếp tục đầu độc Moscow cho đến hết chiến tranh. Rồi anh chợp mắt ngủ mất.
Không mấy chốc, một tiếng kêu: Đi ra!
Lại qua những hành lang vắng teo. Lại ba chiếc xe ban chiều đưa Leopold loanh quanh trong đêm tối không định hướng nổi. Rồi xe ngừng lại, bọn lính gác xuống xe, thì thào... Leopold thấy chán ngắt... có lẽ đã đến đoạn cuối của hành trình. Cửa xe mở, trới tối mò, anh nghĩ có thể trốn thoát hoặc chúng đuổi bắn anh thì anh cũng là chết trong chiến đấu. Chạy trốn là phương sách cuối cùng để anh nói rằng “không”. Anh đắn đo vài giây. Muộn quá rồi. Bọn mật thám lại leo lên xe rồi chửi:
- Thằng lái xe ngốc nghếch đi đầu mà quên mất đường!
Hai chục phút sau, đoàn xe đến trụ sở cũ ở phố Saussaies. Lại leo lên tầng năm. Một tên mật thám Đức tháo còng tay cho Leopold vừa xin lỗi rằng quên không cho anh ăn tối ở nhà tù Fresnes, vả lại chúng cũng không muốn bọn cai ngục biết có Leopold vào ngục đó.
Chúng đưa anh vào một phòng lớn có bẩy người ngồi. Leopold biết ba tên. Trong bốn tên lạ từ Berlin đến có Gestapo-Muller. Giering ngồi giữa các chủ tọa. Chúng cho Leopold ngồi sau chiếc bàn nhỏ. Giering mở đầu:
- Có lẽ sau một ngày như thế này, anh cũng muốn uống tách cà phê chứ?
Leopold đồng ý. Giering đứng dậy và lên giọng nói với Leopold:
- Ông Otto, với tư cách là thủ trưởng tình báo Xô viết trên lãnh thổ các nước bị Đức chiếm đóng, ông đã cống hiến cho Cục trưởng của ông nhiều công trạng to lớn. Được. Nhưng bây giờ ông phải sang trang. Ông đã thất bại và tôi hình dung rằng ông biết tương lai sẽ ra sao. Nhưng cần chú ý, người ta có thể chết hai lần. Lần đầu ông có thể bị bắt như là kẻ thù của Đệ tam Đế chế nhưng, hơn nữa chúng tôi có thể để ông bị bắn tại Moscow như một tên phản bội!
Leopold nhìn thẳng vào mắt Giering và trả lời:
- Ông Giering...
- Tại sao ông gọi tôi là Giering - Hắn ngắt lời Leopold - Ông biết tên tôi à?
- Thế ông tưởng thế nào? Thế ông tưởng rằng chúng tôi không biết tên của tất cả các thành viên Đội Đặc nhiệm, rằng chúng tôi mù tịt về cơ quan của ông hay sao? Ông muốn thừa nhận rằng tôi biết ít nhiều nghề tình báo, vậy đó là chứng cứ đấy... Này ông Giering ơi, cái chuyện chết hai lần ấy mà, ông đã kể biết bao nhiêu lần rồi hả ông?
Cả lũ cười ồ lên. Leopold đã thắng một điểm trong trận đối đầu này. Anh nói tiếp:
- Còn về phần tôi, tôi có thể trả lời ông. Thực tế tôi biết điều gì sẽ xảy ra với tôi và tôi đã chuẩn bị đón nhận nó. Đối với việc bắn bỏ tuởng tượng mà ông nói tới ấy mà, tôi xin nói thành thực với ông rằng tôi xem thường! Sớm hay muộn, chân lí sẽ sáng tỏ, dù các ông có chống trả. Điều quan trọng đối với tôi đó là lương tâm.
Giering thay đề bằng câu hỏi:
- Có phải ông không biết Kent ở đâu chứ?
Leopold bật cười:
- Ông cũng thừa biết như tôi rằng Kent đã bị bắt ở Marseilles ngày 12 tháng 11 vừa qua. Tôi chưa biết các ông giam anh ta ở đâu, nhưng vụ bắt bớ do Boemelburg chỉ huy và phối họp với an ninh Pháp là điều chẳng giấu được ai đâu.
Chúng rụng rời chân tay và dồn dập chất vấn:
- Làm sao ông biết tin đó?
- Tiếc rằng các ông không đọc báo Pháp: ngày 14-11, một tờ nhật báo Marseilles đã đưa tin to tướng rằng mới bắt được một toán gián điệp Xô viết. Các ông có thể tin chắc rằng chúng trung thành và không tiết lộ tin đó chứ?
Ý đồ Leopold nhằm gây cho bọn Đức nghi ngờ lũ chó săn Pháp. Hợp tác giữa bọn này cũng thật là đáng sợ. Biết bao nhiêu lần Gestapo làm ăn được chính là nhờ bọn cảnh sát Pháp cố vấn cho. Những tàng thư lập trước chiến tranh về những đảng viên cánh tả - nhất là số không quốc tịch - vẫn còn đó. Ngay sau khi chiếm Paris, ngày 14-6-1940, Đội Đặc nhiệm của Helmut Knochen theo lệnh của Heydrich đã chẳng đòi cục cảnh sát Pháp phải nộp những hồ sơ “lý thú”, nhất là hồ sơ của những người tị nạn chính trị hay sao?
Leopold không ngờ tác động của lời anh nói ra mạnh đến nỗi những tên quan chức cao cấp phải yêu cầu Giering giải thích. Tại sao lại để cho bọn tay sai người Pháp hoặc người Bỉ được tham gia vào một số kế hoạch mà Berlin xếp vào loại “bí mật quốc gia” như thế? Giering biện hộ rằng việc cho phối hợp đó không thuộc trách nhiệm của y. Sau này Leopold được biết bọn Gestapo bị cấm dùng bọn tay sai người Pháp trong những vụ án như thế nữa.
Thời gian ngắt quãng đó qua rồi. Giering định tấn công tiếp:
- Từ tháng 12 năm 1941, Moscow không còn tin vào những tin tức ông gửi về... (Hắn giơ ra ba tập hồ sơ dày. Tập thứ nhất đề “Dàn Nhạc Đỏ - Paris”; hồ sơ thứ nhì đề “Dàn Nhạc Đỏ - Brussels”; hồ sơ thứ ba đề: Vị Thủ trưởng cao nhất”, đến đây Leopold mới được biết chúng dùng cụm từ đó để chỉ mình).
Trong tập hồ sơ thứ nhất là những điện báo cáo đã bị dịch ra ở Berlin, vào đầu 1942, nội dung Trung tâm không bằng lòng về các biện pháp mà ông đã quyết định sau ngày 13-12. Trung tâm nhận xét biện pháp đó quá khắt khe. (Leopold hoàn toàn nhớ rõ ràng về việc trao đổi với Trung tâm, nhưng sau đó Leopold đã trình bày những quyết định của anh cho Cục trưởng bằng cách chứng minh rằng nguy cơ là có thật và chưa hề được khắc phục...)
Giering định khai thác đến tận cùng lập luận đó:
- Đây là một báo cáo vào mùa hè 1942 mà ông báo cáo Trung tâm về việc Efremov bị bắt, còn Trung tâm trả lời ông như thế này: Otto, anh nhầm rồi, chúng tôi biết Efremov bị cảnh sát Bỉ bắt để kiểm tra giấy tờ, nhưng mọi việc đã yên. Vậy rõ ràng Cục trưởng đã không tin ông nữa. Ông nói đúng, và tôi chẳng giấu ông rằng Efremov làm việc cho chúng tôi. Không phải chỉ có mình hắn. Chúng tôi mạnh hơn các ông...
- Ông Giering này, ta cứ tưởng tượng rằng tôi chưa bị bắt, Leopold đáp lại - Chúng ta hãy nói với nhau trên cuơng vị là những người trong cùng nghề. Tôi xin nói để ông biết rằng: ông đừng nên tự tin quá đi, đó là sự cám dỗ lỏn nhất sẽ làm hại các tình báo viên giỏi. Ông tin rằng ông được cấp trên của ông tin tưởng. Vì ông đã bắt đầu đọc các điện báo cáo, vậy xin ông hãy tìm bức điện của Cục trưởng của tôi yêu càu tôi đi Brussels gặp Efremov. Ông ta quy định ngày, giờ, địa điểm... Chắc chắn ông đã thu bức điện đó. Vậy bây giờ ông Giering ơi, xin ông hãy thông tin cho các ông kia biết rằng tôi đã hoặc không đến điểm hẹn đó.
- Không, ông không đến.
- Sao lại có thể như thế được, chắc ông biết rõ kỉ luật nghiêm ngặt của cơ quan tình báo chứ? Còn tôi, tôi xin trả lời ông rằng: tại vì tôi nhận được một điện khác, bằng con đường khác, điện đó chỉ thị cho tôi không đến điểm hẹn đó vì cuộc hẹn ấy là cái bẫy của Cục trưởng để xác minh xem có đúng là Efremov đã bị bắt hay không...
Các tên Đức xôn xao. Leopold tiếp tục:
- Đó, ông thấy đấy, ta chớ nên tin chắc vào bất cứ cái gì... Làm sao ông biết rằng Trung tâm không biết mưu kế của ông?
- Chúng tôi biết Moscow tin rằng Kent còn chưa bị bắt, Giering trả lời.
- Kent đã theo các ông?
- Phải.
- Ông có chắc không?
- Rất chắc chắn, chính hắn mã những điện chúng tôi gửi cho Trung tâm.
- Đó chưa phải là chúng cứ!
Giering lại chuyển đề tài:
- À này, Otto này, cái mối quan hệ đặc biệt với Moscow qua lãnh đạo Đảng cộng sản là thế nào?
- Ông biết mối quan hệ đó sao? Có phải do Kent khai báo cho các ông không? Nhưng có phải các ông đã cung cấp cho hắn phương tiện để dùng con đường đó phải không?
Leopold rất lo câu trả lời của Giering...
- Chưa, nhưng cái đó không quan trọng... A này, ông có biết toán Schulze-Boysen không?
- Không, tôi chưa hề nghe thấy toán đó.
- Đó là một toán tình báo cộng sản ỏ Berlin, toán đó đã hoàn toàn bị tiêu diệt, nhưng những tiếp xúc với Moscow còn tiếp tục, như là chẳng có chuyện gì xảy ra...
- Ông muốn gì rõ ràng về tôi? - Leopold trả lời - Tôi là một người tù và tôi xin báo trước cho ông rằng điều mà ông kể cho tôi nghe không ảnh hưởng đến tôi đâu. Tôi đã biết và điều tôi còn biết nữa là các ông không được Moscow tin. Ngày nào tôi còn ở đây, là các ông giúp cho Liên Xô phát hiện hoàn toàn trò chơi của các ông.
Lần này Giering không trả lời. Lúc đó đã là hai giờ sáng. Các đối tác của Leopold đều tỏ ra mệt mỏi. Cuộc tranh luận thật là lâu và căng. Leopold bắt đầu hiểu ra rằng rõ ràng kẻ thù âm mưu đầu độc trên quy mô lớn, anh đang đối mặt không phải với một Funkspiel nhỏ bé diễn ra chỉ trong vài tuần lễ đâu. Nhưng anh chưa tìm ra được mục tiêu cuối cùng của nó: từ Giering đến những tên Đức khác, chúng đều chưa lộ ra các mục tiêu của “Trò cao thủ” của chúng. Giering kết thúc buổi hỏi cung:
- Hôm nay như thế là đủ. Chúng ta sẽ tiếp tục ngày mai.
Leopold ngủ trên đi văng trong một căn phòng nhỏ có hai tên hạ sĩ SS canh giữ. Sáng hôm sau chẳng có tên nào đến gặp anh. Đến chiều Giering tới báo:
- Điều chúng tôi quan tâm là không cho ai biết ông đã bị bắt. Có lẽ là kì cục khi chúng tôi nói thẳng với ông. Tất cả những thành viên quan trọng của DNĐ đều đã bị bắt, một phần đã hợp tác với chúng tôi phần khác không chịu. Tôi xin nhắc lại rằng: các ông đã thất bại, nhưng chắc có một vấn đề ông quan tâm... mục đích của chúng tôi là gì. Này Otto này, chúng tôi sẽ nói chuyện đó tối nay.