Bộ 5 - Lời dẫn
Mạt Lăng Đông

    
ùa đông Mạt Lăng rất tĩnh mịch lạnh lẽo dù chỉ mới đầu đông trời vẫn còn chưa đổ tuyết. Huyền Vũ hồ không có chút gợn sóng nào, phẳng lặng soi bóng hàng cây liễu và cây dương khô héo bên bờ, như chiếc gương soi phản chiếu cảnh phấn son không cam lòng rơi rụng trong tòa thành này, dù là người thờ ơ thì cũng phải động lòng đôi chút
Ngôi thành này nghe nói là ngôi thành có nhiều vương khí, chính là thế mà đại hiền tướng thời Tam Quốc Gia Cát Lượng gọi là “Chung phụ long bàn, Thạch Đầu hổ cứ” (*). Thời Chiến quốc, lúc Sở Uy vương diệt nước Việt đã cảm thấy nơi đây cây cối um tùm, thế núi cao vút ẩn ước vương khí, cho nên đã cho chôn một khối thép vào phía Bắc núi Sư Tử để trấn yểm, lại lập thành ở Thanh Lương sơn, đặt tên là Kim Lăng. Sau này khi Tần cắt đặt quận huyện thì gọi là Mạt Lăng, thời Đông Ngô thì đặt tên là Kiến Nghiệp, đến Đông Tấn lại gọi là Kiến Khang, Giang Ninh, đến thời Đường có một thời gian được gọi là Bạch Hạ, đến đời Tống lại đặt tên là Thăng Châu.
Mấy lần thay đổi địa danh này, chép vào sách Địa lý chí còn không đủ một trang mỏng, nhưng bên trong đó ca khóc giao nhau, phồn hoa tiếp nối sợ rằng cả ngàn tờ cũng không nói hết, vạn quyển cũng không diễn tả xong.
Nhiều năm về sau có một bài ca, tựa bài cũng rất hàm hồ, trong đó có một câu:”Lịch sử một trang không tả hết, bút đặt trên nghiên sớm đã khô, nói gì sống chết hợp tan, nói gì năm năm tháng tháng, đâu rồi ái tình son sắt…” (**)
Đúng vậy, ái tình son sắt bị đè nén vào một trang giấy mỏng, chìm đắm trong sự biến thiên của hai chữ ngắn ngủi này sao?
Ít nhất vẫn còn có người không cam chịu tình si oán luyến trong nhân thế, cố gắng bẻ gãy gông xiềng, vượt thoát trang giấy lịch sử mỏng manh đó, sau đó cũng có một tác giả hao phí tâm huyết, dồn hết khẩu khí vào trong ngòi bút đã khô đó, mực đông cứng trong nghiên nháy mắt dần tươi thắm, bắt đầu biến thành những dòng chữ tán loạn, chép lại cố sự mùa đông Mạt Lăng đã trôi qua vào thời Tống và những đoạn ái tình son sắt không cam chịu trầm luân…

Chú:

(*) Nguyên văn: Chung Sơn long bàn, thạch đầu hổ cứ, chân nại đế vương chi trạch dã” (Hán văn: 钟山龙蟠,石头虎踞,真乃帝王之宅也) nghĩa là “Núi Chung thế rồng cuộn, núi Thạch Đầu hình hổ phục, thật là chốn đế vương vậy”
(**) Mấy câu này trích từ bài từ, sau được phổ thành bài hát Kinh Hoa Yên Vân của Tạ Tài Tuấn:
多少的离乱承合
多少的恩怨不平
历史的一页尚未写
砚上的笔早已凝
什么是死生契
什么是
岁岁年
在梦境和黎明的交界
经是我红底金字的爱
辉煌时总是最沧
最明亮
时总是最迷
最美
丽时总是最淡
最繁
华时也总是最悲
重重烟
树浩浩云
十丈
红尘落成了青苔的记忆
星辰下
涛声里往事霸
图如
Tạm dịch:
Biết bao ly loạn đổi dời
Biết bao ân oán bất bình…
Lịch sử 1 trang không tả hết
Bút khô mực hết nghiên trống rỗng
Nào đâu sống chết hợp tan?
Nào đâu năm năm tháng tháng?
Ở giữa lằn ranh giữa mộng và bình minh
Ái tình bừng nở ngay thời khắc ấy
Lúc huy hoàng nhất bao giờ cũng là lúc đau thương nhất
Lúc rực rỡ nhất bao giờ cũng là lúc phai nhạt nhất
Lúc phồn hoa nhất bao giờ cũng là lúc thê lương nhất
Yên thụ trùng trùng, mây núi cuồn cuộn
Hồng trần mười trượng biến thành ký ức phủ rêu
Dưới ánh sao, sóng vỗ rì rào, chuyện xưa giờ như mộng…