Chương 23

En- đru hậm hực và ủ rũ vì thất bại suốt một tuần. Đến sáng chủ nhật, thường là thời gain nghỉ ngơi dài yên tĩnh, anh bỗng trút hết nỗi lòng.
- Cơ-rít, không phải là vấn đề tiền nong, em ạ. Mà là vấn đề nguyên tắc. Cứ nghĩ đến là anh lại điên lên. Tại sao anh không để mặc chuyện ấy được? Tại sao anh không ưa thích Lu-ê-lin? Ít ra thì cũng tại sao anh lại yêu thích ông ta một phút đầu rồi căm ghét ông ta ngay phút sau? Cơ-rít, em hãy thành thực nói cho anh haỵ Tại sao anh không phủ phục dưới chân ông tả Có phải là anh ghen tị không? Nó là cái gì?
Câu trả lời của nàng làm En- đru choáng váng:
- Vâng, em cho là anh ghen tị!
- Hả?
- Đừng làm em inh tai, anh. Anh đã bảo em nói thành thực cho anh biết mà. Anh ghen tị, ghen kinh khủng. Sao lại không ghen? Em không muốn lấy ông chồng là một vị thánh sống đâu. Dọn dẹp trong nhà này cũng khá nhiều việc rồi, không cần anh đội thêm cái vầng hào quang của ông thánh nữa.
- Cứ nói đí – En- đru làu bàu – Đã nói thì nói cho hết các khuyết điểm của anh đi nào. Đa nghi này. Ghen tuông này. Em đã trách móc anh từ trước rồi cơ mà. Anh lại còn trẻ người non dạ nữa, có phải không? Ông già Ơ-cớt hôm nọ đã nói thẳng vào mặt anh như vậy đấy!
En- đru dừng lại chờ vợ tranh luận tiếp. Rồi tức mình:
- Tại sao anh lại phải ghen tuông với lão Lu-ê-lin?
- Bởi vì ông ấy rất giỏi chuyên môn, hiểu biết nhiều và, vâng… chủ yếu bởi vì ông ấy có đủ mọi bằng cấp cao quý.
- Còn anh thì chỉ có một cái bằng bác sĩ y khoa quèn ở trường đại học Xcốt-lân! Trời đất! Bây giờ anh mới hiểu em thực sự nghĩ về anh như thế nào. – Giận dữ, En- đru nhảy ra khỏi giường, mặc nguyên quần áo ngủ đi lồng lộn trong gian phòng. – Bằng cấp thì ra cái quái gì. Chỉ là trò bịp bợm hết. Cái quan trọng là phương pháp làm việc, là năng lực của người thầy thuốc. Tôi không tin gì ở tất cả những điều nhảm nhí viết ra trong các sách giáo khoa. Tôi chỉ tin ở những gì nghe được ở đầu ống nghe của tôi. Nếu bà không biết thì tôi xin nói là tôi đã biết được rất nhiều qua ống nghe đó. Tôi đã bắt đầu phát hiện được những điều hệ trọng trong công cuộc nghiên cứu bụi than của tôi. Có lẽ, đến một ngày nào đó, tôi sẽ làm cho bà phải giật mình, thưa bà. Mẹ kiếp! Thật là đẹp mặt khi một sáng chủ nhật thức dậy được bảo cho biết là mình dốt đặc cán mai.
Ngồi nhỏm dậy trên giường, Cơ-ri-xtin lấy bộ đồ sửa móng tay ra sửa, đợi cho En- đru nói xong.
- Em hoàn toàn không nói thế đâu, anh En- đru ạ. – Giọng nói biết điều của nàng làm En- đru càng thêm tức. – Anh yêu, em chỉ nói không phải là suốt đời anh sẽ chỉ là một bác sĩ phụ tá. Anh muốn mọi người lắng tai nghe anh nói, chú ý đến việc anh làm, đến những ý kiến của anh… ôi, anh hiểu ý em chứ. Nếu anh có một cái bằng thật cao như tiến sĩ y khoa, hoặc danh hiệu hội viên Hội bác sĩ Hoàng gia thì nó sẽ có lợi cho anh rất nhiều.
- Hội bác sĩ Hoàng gia! En- đru ngây người nhắc lại – À ra cô ấy đã thui thủi một mình nghĩ đến chuyện này. Hội viên Hội bác sĩ hoàng gia, hừm, từ chân bác sĩ khu mỏ mà định ngoi lên len vào tổ chức đó cơ à. – Lời mỉa mai ấy của En- đru có thể làm khổ Cơ-ri-xtin nếu Cơ-ri-xtin nghe được – Em không biết rằng người ta chỉ trao danh hiệu đó cho những tay vương bá ở châu Aâu thôi ư?
En- đru đóng sầm cửa rồi vào phòng tắm cạo râu. Năm phút sau, anh trở lại, một nửa cằm đã cạo, một nửa kia còn bôi xà phòng. Anh hối hận và ở trong tâm trạnh bị kích động.
- Em có cho rằng anh sẽ giành được danh hiệu đó không, Cơ-rít? Em nói rất đúng. Phải có một vài dòng chữ gì trang điểm cho cái bảng đề tên mình thì mình mới ngẩng đầu lên được! Nhưng thi vào được Hội bác sĩ Hoàng gia là… cuộc thi gay go nhất trong y học đấy… Mệt… mệt chết người đi được. Dù sao… anh nghĩ… đợi anh sẽ xem thêm chi tiết cụ thể đã…
En- đru nhào xuống nhà dưới, tìm cuốn sách “Chỉ dẫn y khoa”. Anh cầm cuốn sách ấy lên gác với bộ mặt tiu nghỉu và thất vọng. Anh ủ rũ lẩm bẩm:
- Không ăn thua gì đâu. Quẳng đi thôi. Anh đã bảo với em là không thể nào thi nổi đâu. Thi loại vòng đầu là thi ngoại ngữ: bốn thứ tiếng, La-tinh, Pháp, Hy Lạp, Đức, trong đó có hai thứ tiếng bắt buộc. Qua rồi mới được vào kỳ thi chính. Mà anh thì chẳng biết một ngoại ngữ nào sất. Tiếng la-tinh thì chỉ biết được mấy chữ bập bẹ: mist alba – mitte decam (#1). Còn tiếng Pháp thì…
Cơ-ri-xtin không trả lời. Cả hai người cùng im lặng trong khi En- đru đứng tựa vào thành cửa sổ buồn bã nhìn lơ đãng ra ngoài. Cuối cùng, anh quay lại, nhăn mặt cau mày, rứt ra không nổi chuyện này.
- Mẹ kiếp, cớ sao lại không được, Cơ-rít? Anh mà lại không học nổi mấy thứ tiếng đó để đi thi hay sao?
Cơ-ri-xtin đang ngồi ở giường nhảy chồm lên bá cổ En- đru làm mấy thứ đồ sửa móng tay rơi lung tung xuống sàn nhà.
- Ôi, anh yêu của em! Em mong chờ mãi anh nói ra câu đó. Đây mới chính thực là anh. Em có thể… có lẽ em có thể giúp anh được phần nào. Anh đừng quên người vợ già của anh là một cô giáo về hưu nhé.
Hai vợ chồng sôi nổi đặt kế hoạch suốt cả ngày. Họ xếp các tác phẩm của Tơ-ro-lốp, Sê-khốp và Đốt-tôi-ép-xki vào phòng ngủ bỏ không. Họ dọn dẹp phòng khách làm nơi chiến đấu. Rồi ngay tối hôm đó, En- đru đến trường với vợ. Cả tối hôm sau, và hôm sau nữa…
Ngày mười lăm tháng mười, En- đru một mình đi Luân Đôn. Cơ-ri-xtin ra ga tiễn anh. Nay đã sát đến lúc thử thách thực sự, En- đru lại bình tĩnh lạ thường. Những cuộc vật lộn, những nỗ lực ghê gớm, những lúc nóng nảy gần như điên cuồng của anh bây giờ tưởng chừng như đã lùi xa lắm rồi. Trí óc của anh không hoạt động nữa, nó như ngây dại. Anh cảm thấy như không hiểu biết gì cả.
Nhưng hôm sau, khi bước vào cuộc thi viết tổ chức tại trường đại học y khoa, En- đru thấy mình trả lời các câu hỏi như một cái máy mù quáng. Anh viết lia lịa kín hết trang giấy này đến trang giấy khác, không hề nhìn đồng hồ, cho đến khi đầu óc anh quay cuồng.
En- đru thuê một phòng tại khách sạn Miuđi-âm, nơi anh đã đến ở cùng với Cơ-ri-xtin trong lần đầu tiên đến thăm Luân Đôn. Tiền thuê buồng rất rẻ, nhưng bữa ăn lại tồi, nó làm cho sự tiêu hóa đã bị đảo lộn của anh bị giáng thêm chùy cuối cùng khiến anh bị đầy bụng anh ách. Anh đành chỉ uống sữa mạch nha nóng. Bữa ăn trưa của anh là một cốc sữa đầy ở quán trà ẠB.C. tại quảng trường Xtơ-ren- đợ Trong khoảng thời gian giữa các bài làm, En- đru như bị mê mụ. Anh không thể nào nghĩ đến việc đi chơi giải trí. Anh hầu như chẳng nhìn thấy ai ngoài phố. Đôi lần, cho đầu óc bớt mụ mẫm, anh đi một vòng xe buýt, ngồi ở tầng trên.
Sau phần thi viết, đến phần thực hành và vấn đáp. En- đru bỗng thấy mình lo sợ phần này hơn tất cả các môn thi đã quạ Ngoài En- đru còn có khoảng hai mươi thí sinh nữa, tất cả đều nhiều tuổi hơn En- đru và đều rõ ràng có một vẻ tự tin nhờ địa vị của họ. Thí sinh ngồi cạnh anh chẳng hạn – một người tên là He-ri-xân mà anh đã một hai lần hỏi chuyện – đã tốt nghiệp bác sĩ ngoại khoa tại trường đại học Oùc-xphớt, hiện là bác sĩ điều trị bệnh nhân ngoại trú của bệnh viện Xen Giôn và có phòng khám riêng tại đường Brúc-cợ Khi so sánh phong cách duyên dáng và địa vị chững chạc của He-ri-xân với cử chỉ vụng về tỉnh lẻ của mình, En- đru cảm thấy anh chẳng có mấy khả năng gây ấn tượng tốt với những người hỏi thi.
Bài thi thực hành của anh tại bệnh viện khu Nam Luân Đôn theo anh là khá tốt. Người bệnh của anh là một thiếu niên mười bốn tuổi, mắc bệnh dãn phế quản. Thế là anh gặp may vì anh vốn thành thạo về phổi. Anh cho rằng mình viết được một bản tường trình tốt. Nhưng đến phần vấn đáp thì vận may của anh xem chừng hoàn toàn không còn nữa. Thể thức thi vấn đáp tại trường Đại học y khoa Luân Đôn có những đặc điểm riêng của nó: mỗi thí sinh bị hai người hỏi thi thay nhau hỏi trong hai ngay liền. Hết ngày thứ nhất, thí sinh nào bị coi là không đủ trình độ thì nhận được một mẩu giấy với những lời lịch sự báo cho anh ta biết không phải đến dự thi ngày thứ hai nữa. Phấp phỏng sợ nhận phải tờ giấy báo tai hại ấy, En- đru kinh hoàng khi rút thăm phải người hỏi thi thứ nhất là một người mà He-ri-xân đã nói đến một cách khiếp sợ: bác sĩ Mo-rít Ghét-xbi.
Ghét-xbi là một người gầy gò nhỏ bé, hàm râu đen lồm xồm, mắt ti hí. Vừa mới được vầu vào ban giám khảo, ông tuyệt nhiên không có thái độ khoan dung của những người hỏi thi khác lâu năm hơn, trái lại hình như ông lại cố tình đáng trượt những thí sinh nào rơi vào tay ông. Ghét-xbi nheo mắt nhìn En- đru rồi đặt trước mặt anh sáu miếng vi phẫu. En- đru đọc đúng tên năm miếng, còn miếng thứ sáu không đọc tên được thì Ghét-xbi lại tập trung hỏi. Trong năm phút, ông ta dồn dập hỏi En- đru về miếng vi phẫu ấy, hình như là vi phẫu trứng một ký sinh trùng Tây Phi không mấy ai biết đến. Sau đó, với vẻ thờ ơ lơ đãng, Ghét-xbi chuyển En- đru sang người hỏi thi kế tiếp là Huân tước Rô-bớt Eùp-bi.
En- đru đứng dậy đi qua gian phòng, mặt tái mét, ngực đập thình thình. Mọi sự mệt mỏi đờ đẫn hồi đầu tuần nay đã biến mất. En- đru chỉ còn có nỗi ao ước tha thiết là thi đỗ. Nhưng anh tin chắc rằng Ghét-xbi sẽ đánh hỏng anh. Ngước mắt lên, En- đru thấy Rô-bớt Eùp-bi đang chăm chú nhìn anh, miệng mỉm cười thân mật, hơi hóm hỉnh. Eùp-bi bất ngờ hỏi:
- Có chuyện gì thế?
- Thưa ngài không ạ. – En- đru ấp úng – Tôi sợ rằng có lẽ tôi đã bị đánh hỏng ở bác sĩ Ghét-xbi rồi, thưa có thế thôi ạ.
- Đừng ngại. Anh hãy xem các tiêu bản này rồi cho tôi biết ý kiến của anh.
Eùp-bi tủm tỉm cười khích lệ. Ông khoảng sáu mươi nhăm tuổi, râu cạo nhẵn, da hồng hào, trán cao, môi trên dài hóm hỉnh. Tuy có lẽ hiện nay ông là vị bác sĩ nổi tiếng hàng thứ ba ở châu Aâu nhưng thời trẻ, ông đã phải trải qua nhiều thử thách và khó khăn gian khổ khi ông từ thành phố quê hương Lítđơ đến Luân Đôn, chỉ có mỗi cái tiếng là người tỉnh lẻ để nâng đỡ ông đương đầu với biết bao nhiêu thành kiến và sự đố kỵ. Eùp-bi chăm chú nhìn En- đru mà không ra vẻ quan sát. Để ý đến bộ quần áo cắt vụng của anh, chiếc áo sơ-mi cổ mềm, chiếc cà-vạt rẻ tiền không biết thắt, và nhất là những xúc cảm căng thẳng mãnh liệt trên gương mặt nghiêm trang của anh, ông bỗng nhớ lại thời thanh niên của ông ở tỉnh nhỏ. Bất giác ông đâm ra có thiện cảm với người thí sinh khác thường này. Lướt mắt nhìn qua bảng danh sách đặt trước mặt, ông hài lòng nhận thấy số điểm của En- đru, nhất là trong môn thực hành vừa qua, vượt quá điểm bắt buộc.
Trong khi đó, mắt dán vào những bình thủy tinh ở trước mặt, En- đru lúng túng, trình bày một cách vấp váp ý kiến của anh về những tiêu bản này.
- Thôi được rồi. – Eùp-bi đột nhiên nói. Rồi cầm lấy một bình tiêu bản đựng một đoạn phình thành mạch của động mạch chủ, ông bắt đầu hỏi En- đru với vẻ thân ái. Những câu hỏi của ông thoạt đầu thì đơn giản, dần dần mở rộng ra, đi sâu thêm, cuối cùng đề cập đến điều trị đặc hiệu mới đối với bệnh sốt rét, vững lòng trước cử chỉ thiện cảm của Eùp-bi, En- đru trả lời trôi chảy.
Sau cùng, đặt bình tiêu bản xuống, Eùp-bi hỏi:
- Anh có biết gì về lịch sử bệnh phình động mạch không?
- Aêm-broađơ Pa-rê được coi là người đầu tiên phát hiện bệnh này.
Thoạt nghe, Eùp-bi gật đầu tán thưởng, sau gương mặt ông lộ vẻ ngạc nhiên:
- Bác sĩ Men-sân, tại sao lại “được coi”. Pa-rê đích thực là người đã phát hiện ra bệnh phình động mạch chứ?
En- đru đỏ mặt, rồi lại tái đi khi anh tiếp tục nói:
- Thưa ngài, đó là điều mà các sách giáo khoa đều nói. Có thể đọc được ở bất kỳ quyển sách nào. Bản thân tôi đã bỏ công kiểm tra thì thấy ý kiến ấy được nói đến trong sáu quyển – En- đru hít vội một hơi thở – Nhưng khi tôi vô tình đọc trước tác phẩm của Xen-it-Út để ôn lại tiếng La-tinh – thưa ngài, tôi cần phải ôn lại ạ – thì tôi bất chợt gặp chữ “aneurismus”. Hóa ra Xen-it-Út đã biết đến chứng bệnh ấy khoảng mười ba thế kỷ trước Pa-rê!
Không khí lặng xuống. En- đru ngước mắt nhìn lên, chờ đợi một câu phê phán nhẹ nhàng. Nhưng Eùp-bi lại nhìn anh với một vẻ khó hiểu trên gương mặt hồng hào của ông. Sau cùng, ông nói:
- Bác sĩ Men-sân này, anh là thí sinh đầu tiên trong phòng thi này nói ra với tôi một điều độc đáo, một điều xác thực, và là một điều mà tôi không biết. Tôi có lời khen ngợi anh.
Mặt En- đru đỏ lự.
- Anh hãy trả lời tôi thêm một câu nữa – đây chỉ là để thỏa mãn tính tò mò cá nhân của tôi thôi – Anh coi điều gì là nguyên tắc chủ yếu… là tư tưởng cơ bản mà anh luôn luôn tuân theo khi làm nghề y này?
Lại một lúc im lặng nữa trong khi En- đru cuống cuồng suy nghĩ. Sau cùng, cảm thấy mình đang phá hỏng hết cả ấn tượng tốt đẹp đã gây được, En- đru buột ra:
- Tôi cho rằng… tôi cho rằng tôi phải luôn luôn tự nhắc nhở là không bao giờ coi bất cứ điều gì là tuyệt đối chắc chắn.
- Cảm ơn anh, bác sĩ Men-sân.
Trong lúc En- đru rời khỏi gian phòng, Eùp-bi đưa tay với bút. Ông cảm thấy trẻ lại, đa cảm ghê gớm. Ông nghĩ: “Nếu anh ta nói với mình là anh ta sẽ ra sức chữa bệnh cho mọi người, ra sức làm vơi bớt nỗi đau khổ của nhân loại thì ta sẽ vì thất vọng mà đánh trượt anh ta mất”. Thực tế là, cạnh tên En- đru Men-sân, Eùp-bi ghi số điểm cao nhất chưa hề có ai cho bao giờ: 100 điểm. Thậm chí, ví thử ông có quyền tha hồ cho bao nhiêu điểm thì cho thì số điểm ấy có lẽ phải tăng gấp đôi.
Mấy phút sau, En- đru xuống dưới nhà cùng với các thí sinh khác. Ở chân cầu thang, đứng cạnh chòi gác của mình, người gác cổng mặc chế phục cầm ở tay một xấp phong bì. Mặt biến sắc, He-ri-xân gượng cười và bình tĩnh nói: “Hình như người ta không cần đến tôi ngày mai nữa. Còn anh?”. Ngón tay En- đru run bần bật. Anh không đọc ra chữ gì. Bàng hoàng, anh nghe thấy He-ri-xân chúc mừng anh. Thế là anh vẫn còn hy vọng. Anh đi bộ đến tiệm ẠB.C. tự đãi mình một cốc sữa mạch nhạ Đầu óc căng thẳng, anh nghĩ: “Đã được như thế rồi mà lần này không qua được thì mình phải đâm đầu vào xe buýt cho xong đời”.
Ngày hôm sau trôi qua nặng nề. Chỉ còn có một nửa số thí sinh ban đầu vào thi, và có tin đồn trong số này sẽ còn bị loại một nửa nữa. En- đru không biết mình có trả lời tốt hay không. Anh chỉ biết anh nhức đầu ghê gớm, chân lạnh cóng và bụng trống rỗng.
Cuối cùng, xong hết cả. Đến khoảng bốn giờ chiều, ở phòng gửi áo khoác ngoài lên người. Vừa vặn lúc đó, anh chợt thấy ông Eùp-bi đứng trước lò sưởi lớn ở tiền sảnh. En- đru định đi thẳng. Nhưng vì lẽ gì đó, ông Eùp-bi lại giơ tay vẫy anh lại, tủm tỉm cười, nói chuyện với anh và báo cho anh biết là… anh đã được lấy đỗ.
Trời ơi, anh đã đổ! Anh đã thành công. En- đru như sống hẳn lại, rạng rỡ, hết cả đau đầu, hết cả mệt nhọc. Anh chạy ra trạm bưu điện gần nhất, tim nện thình thịch. Anh đã đổ! Anh đã vượt qua cuộc thi tuyển này, không phải từ khu Tây Luân Đôn mà từ một thị trấn mỏ nhỏ bé, xa xôi, khuất nẻo. Người anh non nao như có một cái gì đang trỗi dậy, cuộn trào. Dẫu sao, không phải là uổng công vô ích những đêm thức dài, những buổi phóng như lao đi Ca- đíp, những giờ nghiền mài cực nhọc trong đống sách vở. En- đru cứ thế lao người chạy, xuyên qua đám đông, xô người này, đụng người khác, né tránh bánh xe tắc-xi và xe buýt; anh cứ thế chạy… chạy đi đánh điện về cho Cơ-ri-xtin biết tin tuyệt vời này.
------------
Chú thích:
(1-) Chữ ghi liều lượng dùng thuốc.