gày 25-11, sau khi hỏi cung Leopold lần đầu, Giering phải lo giam giữ tù nhân ở đâu và như thế nào nhằm đảm bảo yêu cầu kế hoạch của ĐĐN. Phải giam ở chỗ khá cách biệt không để ai biết người bị bắt, không để nó trốn và thông tin ra ngoài. Điểm cuối này thật là khó, vì ĐĐN chưa bao giờ bịt hết thông tin, nhất là đối với DNĐ. Trước hết phát xít còn dùng lại một số cai ngục trước chiến tranh. Cho nên số lưu dung này có người thông tin cho kháng ch iến, chuyển hộ thư từ mặc dù họ không tham gia vào một tổ chức. Vì thế mà DNĐ mới nám được tình hình những thành viên bị bắt giam tại nhà tù Saint-Gilles Prison ở Brussels, sau vụ Atrebates. Ở Pháp, anh em DNĐ bị bắt đều bị tập trung vào một khu đặc biệt của nhà tù Fresnes. Khi phải cho tù nhân di chuyển, chúng bắt tù nhân đội mũ chụp chỉ để hở mắt. Quản trị nhà tù cũng không được biết nhân thân tù nhân. Các cơ quan khác của Đức cũng không được hay biết. Mỗi nhân viên ĐĐN phụ trách một hoặc vài tù nhân và không được thắc mắc về những tù nhân khác. Sau khi bắt được Leopold, các biện pháp phòng ngừa còn được tăng lên nữa. Từ khi đến đóng tại Paris, đội đặc nhiệm lấy trụ sở của An ninh Pháp ở phố Saussaies làm trụ sở. Ngày 26-10, chúng đưa Leopold xuống tầng trệt là chỗ có những phòng kho bạc của cảnh sát Pháp trước đây. Giering chuyển hai phòng lớn ở đây thành xà lim giam Leopold. Phòng thứ nhất chia làm hai có lưới sắt và một cửa. Một nửa dùng làm nơi canh gác của hai tên SS ngày đêm coi Leopold, nửa kia làm nơi giam tù nhân đặc biệt này, có một giường nhỏ, một bàn và hai ghế. Cửa ra vào bọc thêm một vỏ sắt. Sau hai ba ngày, Berlin ra lệnh cấm lính gác nói hoặc nghe tù nhân nói. Sau khi Leopold được đưa xuống tầng trệt, Giering giới thiệu với Leopold: Willy Berg, là người chuyên trách lo toan cho Leopold. Hắn có quyền đến thăm tù nhân bất cứ lúc nào, chuyện trò bất cứ việc gì và ngày ba bữa cơm hắn lấy từ một trại lính gần trụ sở mang vào. Hàng ngày Berg dẫn Leopold đi dạo ở vườn trong. Willy Berg sẽ giữ một vị trí đặc biệt trong chuyện sau này... Người nhỏ, lùn, mặt đày và tay chắc đủ để đấm khi cần, trạc năm mươi. Trí thông minh vừa vừa, có trình độ đóng những vai phụ một cách cần mẫn của Giering. Là bạn thân tín của trưởng ĐĐN, hắn là người duy nhất biết những bí mật và tham vọng của Giering, là tên duy nhất nắm được đầy đủ công việc của đội và kế hoạch của Trò Cao thủ. Là cảnh sát nhà nghề, hắn bước vào nghề từ thời Hoàng Đế, tiếp tục làm cảnh sát thời cộng hòa Weimar rồi phục vụ tiếp cho phát xít. Hắn thường được giao những công việc khó khăn và mờ ám: Ví dụ như hắn đã từng đi bảo vệ cho Ribbentrop khi tên ngoại trưởng phát xít này sang Moscow kí hiệp ước Đức - Xô. Trong một số sách nói về Dàn nhạc đỏ có loan truyền tin Willy Berg là gián điệp đôi đã thông tin cho Leopold mọi chủ trương của ĐĐN.... Không hề có chuyện như thế. Điều có thật là ngay từ phút đầu tiên tiếp cận Berg, Leopold đã cảm thấy có thể lợi dụng được tên này vì hắn ta một con người có nhược điểm và rất đau khổ, cá nhân y trải qua những thảm cảnh. Hai đứa con bị chết vì bệnh bạch hầu, đứa thứ ba chết vì bom ném trúng nhà của hắn; vợ hắn đã phát điên đòi tự tử vì những thảm họa gia đình và phải vào nhà thương điên. Vậy về tâm tư hắn rất khổ. Vào cuối 1942 này, cũng như bạn hắn là Giering, hắn cảm thấy Đức khó chiến thắng. Hắn tự xác định trong khuôn khổ ĐĐN đường lối cư xử theo hai phương án: Có thể chiến tranh sẽ kết thúc bằng chiến thắng của Liên Xô và Đồng minh, trong tình thể đó hắn đã đối xử tử tế, đã tạo điều kiện thuận lợi cho Leopold trong Trò Cao thủ: hoặc nếu phát xít chiến thắng, thì hắn cũng sẽ là anh hùng trong cuộc chiến đấu “chống cộng sản lật đổ”. Berg mới vào đảng quốc xã và tuy mồm nói những quan điểm phát xít cực đoan, nhưng bụng rất hoài nghi chính trị. Qua những ý kiến phát biểu của hắn. Leopold có thể tóm gọn quan điểm chính trị của Berg như sau: “Tôi đã từng là cảnh sát thời Hoàng Đế, đã từng là cảnh sát của Cộng hòa Weimar, tôi nay là cớm của Hitler, ngày mai tôi cũng có thể làm đầy tớ cho chế độ của Thaelmann”. Trong những ngày đầu bị giam, với lí do muốn học tiếng Đức cho tinh thông, Leopold nhờ Berg chuyển nguyện vọng của mình xin cấp trên cho cuốn từ điển, giấy, bút chì, báo chí. Đề nghị trên được chấp nhận. Leopold rất hi vọng - hi vọng hơi hão huyền - sẽ gửi được báo cáo cho Trung tâm. Khi nào và bằng cách nào chuyển háo cáo đó thì chưa biết. Lúc này được những thứ vật liệu như thế đã là một nguồn động viên to lớn đối với một người tù: có giấy bút để viết, biết được tình hình thế giới. Rõ ràng, anh không thể viết tự do theo ý muốn, vì ngày đêm anh bị giám sát. Lính gác ngày thay nhau hai lần vào lúc 7 giờ và 19 giờ. Thay đổi lính liên tục, không bao giờ có người gác cũ... Chúng theo dõi liên tục hàng mấy tiếng đồng hồ không rời một giây... Muốn đạt được mục đích, Leopold phải tìm cách đòi lính gác chỉ là một số thôi thì mới liên hệ được với chúng. Anh quyết định nói với Giering... - Thật ra ông làm trái ý muốn của ông là tuyệt đối giữ bí mật việc bắt giữ tôi. Trong có 15 ngày mà hơn 50 lính gác đã thay nhau canh giữ tôi, chỉ một lính ba hoa rằng trong trụ sở phố Saussaies có một “tù nhân đặc biệt” thì đâu còn là bí mật như ông muốn nữa. Tên trưởng ĐĐN bị nhận xét của Leopold mở mắt ra cho nên từ đó hắn chỉ bố trí 6 tên thay nhau canh gác Leopold thôi. Quan hệ giữa Leopold và Berg dần dần trở nên thân mật hơn. Trong những cuộc dạo chơi ở vườn trong, tí một hắn nhả ra ít tin tức về ĐĐN, nhất là về ý đồ của đơn vị này. Berg thậm chí để lộ ra tình hình của bọn trùm cảnh sát tại thủ đô Berlin nữa. Có lần Berg khôn khéo nửa nạc nửa mỡ nói đùa: - Này ông Otto, tôi mong chúng ta sẽ thành công và chiến tranh sớm kết thúc... Nếu chẳng may có toán lính Đức đưa ông ra pháp trường, tôi sẽ đến xiết tay ông để vĩnh biệt ông! Leopold trả lòi Berg cũng theo lối đó: - Nếu chẳng may có toán lính Xô viết đưa ông đứng trước cọc hành hình, thì tôi hứa với ông rằng tôi cũng sẽ đến bắt tay để chào vĩnh biệt ông. Vào nửa cuối tháng 12, nhiêu tù nhân DNĐ định tự sát ở nhà tù Fresnes. Berlin ra lệnh trói giật cánh khuỷu các tù nhân lại. Với Leopold chúng ưu tiên là trói đàng trước. Trong hoàn cảnh như thế không thể viết được... Leopold phàn nàn với Berg. Hắn động lòng nói rằng hắn thông cảm khó ngủ lắm khi tay bị trói, rồi hắn dạy cách lách tay ra khỏi còng. Trong những đêm khuya, lính gác cứ tưởng Leopold không thể hành động gì nên chúng ngủ khì khì, lúc đó Leopold mới viết, viết trên những mẩu giấy để báo cáo. Leopold xin Berg đổi giường vì hẹp và đệm cứng quá, Berg đồng ý và cho một giường sắt, có đệm tốt. Leopold lợi dụng bốn chân giường sắt rỗng làm nơi giấu giấy tờ. Sau đó ít lâu, ba sĩ quan quân y SS đến khám nghiệm toàn thân Leopold... Berg giải thích cho Leopold: - Khám toàn thân ông để nắm chắc tình hình sức khỏe của ông xem ông có thể chịu đựng nổi kiểu hỏi cung “tăng cường” hay không... Bác sĩ đã kết luận sau khi khám toàn thân ông rằng ông không phải là người Do Thái và ông Giering rất vui về chuyện này... Sau này Leopold mới hiểu vì sao Giering có kết luận như thế: hắn cho rằng kết luận Leopold xuất thân là “một người Aryan quý báu” thì Berlin mới dễ chấp nhận kế hoạch Trò Cao thủ của y. Trong giới lãnh đạo cấp cao làm sao họ có thể duyệt được một kế hoạch có một tên Do Thái hợp tác, làm sao họ tin được lời nói của kẻ thuộc “nòi giống hạ đẳng”. Giering cần một người Aryan và vì thế những lời giải thích của hắn đượm nhiều hài hước. Có một lần Leopold đã nói với Giering rằng anh sinh trong một gia đình Do Thái, khi mới sinh ra cha mẹ đã cắt bao quy đầu cho anh. Câu trả lời của Giering khiến cho Leopold phải ngạc nhiên: - Anh làm tôi chết cười... Đó là chứng cứ rằng tình báo Xô viết đã làm thật là giỏi! Anh biết không, khi bắt đầu chiến tranh, cơ quan tình báo quân sự Đức có cử sang Hoa Kì những điệp viên đã hị cắt bao quy đầu để họ công tác thuận lợi. Khi họ bị bắt, thủ đoạn này đã bị phát hiện vì bao quy đầu mới bị cắt! Giering đã bị ngâm tẩm quá nặng bởi những truyện tình báo đến mức hắn cho rằng Leopold đã được các chuyên gia y tế Nga cắt bao quy đầu. Sau đó nhiều lần Leopold vẫn cắt nghĩa cho Giering rằng anh là người Do Thái. Do đó mới có suy luận rằng một người rơi vào tay Gestapo mà tuyên bố như thế chỉ là nói dối mà thôi... Giering quyết định cho đi xác minh. Tại nhà bà Grossvogel ở Brussels họ tìm được một hộ chiếu cũ mà Leopold dùng ở Palestine năm 1924 mang tên thật của Leopold là Leopold Trepper, sinh ngày 23-2-1904 tại Novy-Targ. Tháng 12-1942, nhân viên ĐĐN đã đến Novy-Targ tìm dấu vết của Leopold. Bọn này báo cáo về ĐĐN rằng chúng không phát hiện được một dấu vết gì bởi vì thị tứ này đã “quét sạch loại mối Do Thái và nghĩa trang đã bị cầy xới lên rồi...”. Sau xác minh, Giering càng tin Leopold không phải là người Do Thái, rằng khi được phái sang Palestine, cơ quan tình háo Xô viết đã tạo ra nhân vật Do Thái, Trepper chỉ là bí danh. Đối vỏi Leopold, điều quan trọng là Gestapo chưa biết tên chiến đấu của anh: Leiba Domb. ĐĐN giữ bí mật theo một phương pháp rất lạ: trên cửa xà lim nhốt Leopold, chúng treo một cái bảng “chú ý, tù nhân đặc hiệt, cấm vào”, chỗ này hàng ngày cả chục người qua lại, cho nên sau này Leopold được biết trong ngụy quyền khắp Paris loan tin đồn về “một tù nhân Xô viết đặc biệt”. Còn số lính gác tuy rất kỉ luật theo lối Đức nhưng vẫn không khống chế được tính tò mò của chúng. Dù bị cấm trao đổi, trò truyện với Leopold, nhưng rồi chúng vẫn không giữ được kỉ luật. Lợi dụng đêm khuya chắc không còn ai bất chợt đến, chúng trò truyện có khi hàng giờ với người tù mà chúng canh giữ, qua đó giúp cho Leopold một số điều bổ ích. Hai trong số lính gác là hai tên ngu dốt, còn những tên khác tuy tham gia SS nhưng không mù quáng nhắm mắt trung thành với chủ nghĩa phát xít. Theo lệnh trên, chúng có thể giết, bắn hạ ngay Leopold, nhung dù sao chúng cũng có ít nhiều cảm tình. Có tên thổ lộ khi khấn trời hắn cầu mong trời giải thoát cho linh hồn Leopold! Anh ta thậm chí còn xin chuyển giúp thư của Leopold gửi cho gia đình...