Hạ ngồi trên đồi, tựa lưng vào gốc cây cao, cây trắc bá điệp quen thuộc của cộ Vậy mà cô đã về đây, về lại nhà sau ba năm đi xa. Ngôi nhà cô vẫn vậy, nhưng cha đã già hơn rất nhiều. Cô cứ ngỡ ông sẽ giận dữ la mắng cô về những quyết định lì lợm của cô. Nhưng không phải vậy, sau phút nhìn ngắm con gái Út đã trở về, ông ngoắt lại gần và bảo: - Cha cũng biết tánh con bướng bỉnh, gan lì nhất nhà, nhưng không thể ngờ nó lì đến nỗi phải đến ba năm sau mới chịu quay về thăm cha. Cô còn sựng người nhìn ông lơ ngơ, ông lại nói: - Sự phản kháng với lời dè bủi cản ngăn của cha mẹ mạnh mẽ lắm hay sao? Sao không chịu dẹp bỏ tự ái mà trở về thăm cha sớm hơn? Lần này, thì Hạ đã đoán chắc rằng cha thố lộ lòng mình, cô nhào ngay đến ôm lấy cha. Ông để cô dựa đầu vào ngực, dang đôi cánh tay rộng ôm trùm lấy cô nghẹn ngào: - Con gái của cha! Đứa con gái duy nhất của chạ Ôi! Cha nhớ con biết chừng nào. Hạ khóc như mưa vì hạnh phúc. Đàn anh trai cũng cảm động ngơ ngác nhìn nhau. Xưa nay, họ có bao giờ thấy cha khóc, có bao giờ thấy cha bày tỏ tình cảm và thốt lời nói thương yêu với đứa con nào đâu. Ngược lại, Hạ và Thiên - Người anh trai song sinh với cô là bị Ông ghét bỏ nhất thuở nhỏ. Vì ông cho rằng do đẻ khó hai đứa sinh đôi này, nên vợ Ông mới mất sức và sớm lìa bỏ ông. Từ thuở bé, Hạ cũng phải thức khuya dậy sớm. Tập võ cùng các anh, cha buộc cô phải như một thằng con trai, giống như những đứa con trai khác trong nhà, không có chuyện nuông chiều hay khóc lóc gì trước mặt ông cả. Lắm khi luyện võ với mấy ông anh to cao, khoẻ mạnh. Hạ bầm tím cả mình mẩy vì hứng đòn, cô cũng không dám than, chỉ đợi chiều xuống trốn lên đồi tủi thân nhỏ lệ cùng cây cỏ. Hai ngày ở nhà, Hạ mới thực sự thấy mình hiểu cha còn hơn mười mấy năm sống chung trong một mái nhà như thuở trước. Cha cô chỉ vì yêu mẹ. Và đau vì mất mát mẹ nên mới thờ ơ với lũ con. Chừng cô đi rồi, ông mới thấy thêm cô quạnh và buồn. Ông đã muốn gọi Hạ về, nhưng ông là cha, cái bướng của Hạ là từ ông mà ra chứ ai nữa, cộng thêm cương vị võ sư luôn cứng rắn và xem thường những chuyện mềm lòng, nên ông đã không thể làm gì được. Cứ vài tháng ông cho một thằng con xuống Sài Gòn xem Hạ ra sao, làm gì, nhưng tuyệt đối không báo cho Hạ biết tình hình ở nhà, cũng không giúp đỡ gì Hạ hết. Vì ông nghĩ, khó khăn ỡ thành thị với nỗi nhớ nhà sẽ đưa Hạ về. Nhưng không ngờ, cái tính ngoan cố quá quắt của Hạ càng làm cho tình cha con khó có cơ hội thuông hiểu và gần nhau. - Hạ! Giọng nói nghe quen thuộc quá, làm Hạ dứt luồng suy nghĩ, cô quay lại. Huy đứng ngay bên cây trắc bá diệp, anh cười dò hỏi: - Anh biết thế nào Út Hạ cũng về đây. Hạ nhìn anh ngạc nhiên. Ngọc Trâm đã tìm nát cả Sài Gòn mà không thấy anh, thì ra anh đã trở về nhà. Huy đi vòng trước mặt cô mà không đối diện, anh dè dặt nói: - Dì họ nói cho anh biết, Hạ đã dọn đi. Anh không biết Hạ dọn đi đâu và tại sao lại dọn đi. Hạ không trả lời. Anh nói tiếp, ngập ngừng: - Anh biết anh đã có lỗi với Hạ, làm Hạ buồn nhiều mấy tháng quạ Hạ cho anh xin lỗi. Hạ nhìn lảng đi, cô nhếch mép cười nhạt, phải chi câu nói này cô nghe sớm hơn, lúc cô đang thất vọng và bế tắc trước tình người và cuộc đời. Những lời anh nói nghe thật trơn tru, anh có biết những chán ngán vì mất lòng tin của cô đối với anh không nhỉ? Chắc là không, vì không nhận ra điều gì ở khuôn mặt quay nghiêng của Hạ, Huy vẫn thao thao! - Út Hạ biết không, anh về đây đã hơn chục ngày, ngày nào cũng ra góc đồi này đợi chớ em. Anh biết thế nào em cũng về và đúng thật. Hạ quay lại ngạc nhiên: - Anh nói anh chờ tôi? Hạ đã xưng "tôi". Huy nghe rõ như vậy, anh hơi chau mày: - Ừ, anh đã tìm Hạ Ở Sài Gòn, nhưng em không để lại địa chỉ mới cho dì anh, nên khi tìm mãi không được, anh về đây. - Sao lại tìm tôi? - Hạ hỏi. Huy ra vẻ sửng sốt: - Hạ nói gì vậy. Giữa Sài Gòn mà Hạ biến mất tiêu. Anh phải lo cho Hạ. Em nói lạnh lùng như vậy là chưa tha thứ cho anh sao? - Huy chắt lưỡi - Tha lỗi cho anh nhé Hạ, anh đã ngu ngốc mà tệ bạc với em. Nhưng thật ra lỗi cũng không phải do anh. Em cũng biết chính Ngọc Trâm đã đẩy đưa với anh trước. Cô ta cứ quyến dụ mãi, là đàn ông con trai mà, né hoài thì cũng có lúc phải xiêu lòng thôi. Lúc đó, em lại cứ bỏ mặc anh mà quay cuồng hết thì giờ trống với những việc làm thêm linh tinh của mình. Đến Sài Gòn đã lâu, có bao giờ chúng ta có giây phút nào dạo phố với nhau đâu? Em nghĩ xem. Huy càng phân trần càng hăng: - Anh đã nói từ đầu, khi động viên em xuống Sài Gòn học, là anh sẽ giúp đỡ em trong chuyện sinh hoạt phí, mà em cứ cố chấp và tự ái hão, cứ khăng khăng đi kiếm việc làm thêm. Anh có lầm lỗi, nguyên do một phần cũng lỗi em đấy. Hạ nhíu mày nhìn anh muốn cãi lý. - Gia đình anh dư dả, tháng tháng gởi tiền cho anh xài thoải mái. Mấy năm học hành ở Sài Gòn, ngoài kiến thức ở trường, anh cũng đâu muốn mình vẫn khư khư là thằng nhà quê đến khi học xong, cầm mảnh bằng mà chưa nếm trải cuộc sống hiện tại, văn minh của Sài Gòn. Anh có tiền, ngoài giờ học anh cũng muốn thư giãn bằng những giải trí mà thanh niên Sài Gòn ưa thích, càfe, nhà hàng, vũ trường... anh muốn được đặt chân đến để biết với đời, nhưng mỗi lần chiều xuống đến tìm em, lại thấy em tất bật với những việc làm hèn kém, nhọc nhằn, không hề nghĩ đến anh và vui chơi giải trí. Trong khi Ngọc Trâm lại là người Sài Gòn, cũng đi học như em, nhưng biết hưởng thụ cuộc sống, và còn khuyến khích anh đến với cô ấy. Thử hỏi em, anh còn làm gì khác được? Hạ yên lặng suy nghĩ. Lời của Huy nói tuy trần trụi và quá ích kỷ, cơ hội, nhưng ngẫm lại, về cái lý cũng nhiều phần đúng. Hạ lúc ấy chỉ chăm chăm lo tự lập kiếm sống để mong chứng minh khả năng và ý chí của mình cho cha thấy. Cô đã quên đi mình cũng có một mối tình kề bên. Một mối tình dù mới chớm và còn vụng dại, nhưng cũng cần được nôi dưỡng và chăm sóc. Vậy mà cô đã bỏ qua điều ấy. Cô cứ sống mộc mạc và giản dị đến khô cằn, cứ nghĩ anh luôn hiểu cộ Cô thật chủ quan. Hạ ngẩng đầu nhìn Huy, cô cười gượng: - Bây giờ có lẽ Hạ đã hiểu anh hơn. Anh nói đúng, Hạ chỉ nghĩ đến mình mà quên đi tâm tư, ước vọng của người khác. Hạ xin lỗi anh. Huy thở phào nhẹ nhõm: - Vậy là Hạ không còn giận anh nữa: Hạ cười lắc đầu: - Không! Bây giờ thì không. Huy tươi nét mặt: - Chắc là trước đây Út Hạ giận anh ghê lắm hả? Anh cũng tệ thật. Nhưng bây giờ anh hứa với Hạ, anh sẽ không lầm lỗi nữa - Anh vỗ tay vào nhau, nói hào hứng - Ta còn một năm học nữa thôi. Hạ với anh phải ráng lấy bằng loại ưu để có thể được ở Sài Gòn làm việc. Anh sẽ bàn qua ba mẹ, đợi chúng ta ra trường và tìm công việc ở Sài Gòn, chúng ta sẽ tiến tới hôn nhân. Thấy Hạ mở to mắt ngơ ngác anh cười lớn đắc ý: - Ngạc nhiên hả? Em thấy anh tính gọn không? Hạ lắc đầu: - Nhưng Hạ vẫn chưa hiểu anh muốn nói gì. Sao lại có chuyện hôn nhân ở đây? Huy ra vẻ mềm mỏng: - Thì là... chuyện chúng mình đó. Mặc dù trước đây anh chưa từng nói qua chuyện này. Nhưng chúng ta yêu nhau, đi đến hôn nhân chỉ là chuyện sớm muộn mà thôi. Đó là chưa kể từ khi anh vào trường võ của thầy và gặp được em, anh luôn nghĩ em sẽ là người vợ của anh sau này. Hạ ngạc nhiên: - Nhưng... chúng ta đâu thể nào lấy nhau? - Tại sao? - Huy khựng lại. Hạ lắc đầu giải thích: - Hạ và anh... đâu còn gì nữa. Huy nheo mắt nhìn Hạ như không tin lời cô và có thể thốt lên: - Có nghĩa là em vẫn chưa tha thứ cho anh về những chuyện đã xảy ra ở Sài Gòn. - Không! Hạ đã tha thứ cho anh, Hạ đã nói thực là Hạ không có giận anh. Huy giận dữ: - Vậy sao em từ chối? Hạ nhăn mặt, cố giải thích: - Anh không thể lấy Hạ được vì nhiều nguyên nhân. Trước hết, vì anh phải nghĩ đến trách nhiệm của anh. Hạ chua nhắc anh là vì Hạ nghĩ anh sẽ đắn đo kỹ và sớm quyết định trở về Sài Gòn nhận trách nhiệm của mình. Huy sẵng giọng: - Em nói gì anh không hiểu: Hạ bắt đầu bực bội: - Đừng nói với Hạ là trước khi trở lên Buôn Mê Thuột, anh không biết Ngọc Trâm đã mang thai. Hạ không tin anh đâu. Huy giật mình vì bầt ngờ, anh máy môi nói: - Ngọc Trâm tìm đến em? - Trâm muốn tìm anh, nên đã đến tất cả những nơi, những người quen biết anh ở Sài Gòn. Trâm đang tuyệt vọng. Hạ nghĩ, nếu anh trở xuống ngay, sẽ cứu vãn được tình thế khó khăn của Trâm. Huy nhìn Hạ giây lát, rồi cười nhạt: - Hạ dạy đời anh đó à? Tại sao anh lại làm một việc ngu xuẩn như vậy? Hạ bàng hoàng với sự tỉnh táo đến tàn nhẫn của Huy, anh thừa nhận: - Đúng, Hạ nói đúng. Anh có biết về việc có thai của Trâm. Cô ta đã đến than khóc và cứ nhất quyết đòi anh nhận cái bào thai đó, gấp rút làm đám cưới. Cô ta đã quấy rầy anh vào mấy ngày thi cuối làm anh chẳng làm bài được đàng hoàng. Cô ả thật bực mình, mang cái cục nợ đó theo làm phiền anh mãi. Hạ tức giận cắt lời anh: - Nhưng đứa con trong bụng Trâm là của anh, sao anh lại có thể dửng dưng đến như vậy được? Huy nổi cộc, quát lên: - Chứ Hạ muốn anh làm sao? Trâm đâu có phải là người có thể lấy làm vợ. Cô ta ngoài cái tính lằng nhằng lắm điều, cái tài liếc mắt, ỏng ẹo ra, còn cái gì có thể làm người vợ tốt? Anh không bao giờ gánh lấy cục nợ đó đâu. - Nhưng còn cái thai? Hạ hỏi ngay. - Ngọc Trâm là đứa ngu ngốc. Nó đã quá dễ dãi thì cứ nhận lấy cái hậu quả đó, biết làm sao hơn. Hạ trợn mắt nhìn Huy, cô sững sờ với những lời anh có thể thốt ra. Huy nhún vai: - Nếu em đã biết luôn chuyện ấy thì cũng tốt thôi. Em đã hiểu anh và cả những rắc rối đó. Anh chỉ mong muốn lấy em. Hãy vì tình yêu của chúng ta mà giúp anh thoát khỏi cái rắc rối đó, nếu ta làm lễ đính hôn sớm tại đây, trỡ lại Sài Gòn, Trâm sẽ tự động rút lui thôi. Đồng ý chứ Hạ? Hạ không trả lời Huy, cứ ngó trân trân anh. Huy cười dò hỏi: - Gì nhìn anh dữ vậy? Cô lắc đầu nói chậm rãi: - Hạ đang muốn tìm ở anh một vẻ gì đó gọi là đàn ông, là quân tử, nhưng tìm mãi vẫn không thấy. Hạ đang sững sờ tự hỏi con người cơ hội và hèn nhát này đã từng là bạn trai của mình sao? Huy tái mặt: - Cô nói vậy là ý gì? Hạ bình tĩnh hơn: - Bởi vì Hạ vừa nhớ lại rằng thực ra anh hôm nay và trước đây cũng chỉ là một, chỉ có điều trước đây Hạ ngờ nghệch không nhìn thấy mà thôi. Hồi đó, đã có những lần anh làm hư hại hay đổ vỡ trong võ đường, anh đều rụt đầu im lặng, còn Hạ vì bằt đầu mến anh và muốn ngang bướng với cha nên đã đứng ra nhận lỗi về mình. Cứ nghĩ mình oai mà quên đi là anh hèn nhát. Cô hồi tưởng, nhếch miệng nói với Huy: - Còn nhớ những lần cha cho bắt cặp đấu võ chung không Huỷ Anh luôn tìm cách để tôi nương tay một cách tự nguyện, trong sự giận dữ, bực tức của cha, để rồi sau đó tôi phải lui vào xó bếp tìm dầu xoa bóp những mảng da thịt bị bầm tím vì cú ra đòn trúng đích của anh. Anh là vậy, và bây giờ vẫn vậy, chỉ có lộ rõ hơn ra, trần trụi hơn, thế thôi! Vậy mà sao ngày trước tôi lại có thể kết thân với duy nhất anh trong mấy mươi võ sinh của cha nhỉ? Hạ hỏi như hỏi chính mình, cô đã từng bao che cho những sai lầm của Huy, đã dần chấp nhận Huy như người bạn trai đầu tiên của mình, đã từng nghe lời thuyết phục của anh mà kiên quyết xin cha cho xuống Sài Gòn học đại học mấy năm trời. Và giờ đây, đứng trước anh, cô thấy như đứng trước một con người xa lạ đáng khinh. Huy cười sằng sặc trước vẻ trầm tư và những câu nói của Hạ, anh hươ tay: - Thôi được rồi, đủ quá rồi. Huỵch tẹt ra hết đi thế này thì vui quá nhỉ? Nhìn cô bằng cặp mắt đáng sợ, Huy nói: - Để tôi nói cô nghe tại sao ngày xưa cô dễ dàng kết thân với tôi. Đó là vì trong đám cục súc vây quanh cha cô, có đứa nào chịu dòm ngó để nhận ra rằng cô là một đứa con gái, có đứa nào thèm bỏ thì giờ to nhỏ với cô đâu? Chỉ có tôi mà thôi. Huy gằn giọng: - Chỉ có tôi là khác lũ võ sinh đó. Tôi là con một trong gia đình lắm tiền của, ông già tôi lại mang ý nghĩ là cho tôi học võ mấy năm để phòng thân sau này. Huy quát lên với Hạ: - Tôi ghét chuyện đấm đá, cô có biết không? Tôi đấu với người khác bằng cái đầu, nhẹ nhàng nhưng rất khoái trá với chiến thắng. Tôi không muốn những bài tập hùng hục như con vật và những đấm đá, túi bụi với những cú nhận đòn. Huy cười sặc sụa: - Nên lúc ấy tôi mới vận trí não và chơi trò chơi của mình. Tôi đã đến làm quen với cô, con gái út của ông thầy, và chọn cô là vật thế thân thứ nhất trong cái võ đường chết tiệt này. Chồm người về trước, chống một tay xuống đất, Huy kề mặt gần với Hạ nói: - Cô tưởng tôi yêu cô lắm à? Còn lâu! Tôi chỉ dùng cô như một quân cờ khác trên đường đi của tôi thôi. Chỉ vài lời nói an ủi, cô đã bằt đầu thân thiết với tôi ngay, và tin cậy tôi đến độ vài tháng sau là chịu làm bị thịt cho tôi dợt võ. Huy lại cười đểu cáng: - Trong khi ông già cô tức đến ứa máu vì thằng học trò mới lỏm bỏm hơn năm luyện võ đã ra đòn tới tấp cô gái rượu của ổng, vậy mới tài chứ hả? Chỉ đến khi ổng đổi tông bảo thằng Thiện đấu với tôi. Tôi bị mấy trận liền đau khắp mình mẩy, nên tôi quyết tam làm cho ổng nổi khùng luôn. Hạ lắp bắp: - Thì ra anh... Anh đã có ý định, có mưu đồ từ trước? Huy hãnh diện với thành tích của mình: - Sao không? Tôi đã suy nghĩ và tìm được cách. Qúa dễ mà! Ở cái tỉnh lẻ này, cô giỏi toán có tiếng chứ gì, dẫn cô xuống Sài Gòn thi một trận, cũng trùng hợp với dự định của tôi là cô đậu, khích vài câu về cái tính cộc cằn, thủ cựu của ông già, là cô lì lợm quyết đi Sài Gòn học đại học ngay - Huy nhếch mép cười - Ý định của tôi thật ra là cho cô vác cái bụng chình ình rồi bỏ mặc cô ở Sài Gòn lạc lõng. Cô không thể đến trường với món quà đó, không thể lây lất lâu hơn giữa Sài Gòn lạ lẫm khi tiền không có tôi trợ cấp nữa, lúc đó cô sẽ lần về nhà với ông gài trong bộ dạng thảm hại, cho ổng biết nhục, biết đau. Hạ nói như hụt hơi, mặt cô tái xanh tái xám đi: - Anh nói láo! - Láo để làm gì? Thật sự tôi đã sắp xếp để hành động như vậy, nhưng đến Sài Gòn, sự việc lại thay đổi, tôi không có cơ hội thực hiện được ý định đó. Cô có con nhỏ Trâm tài lanh giới thiệu mấy chỗ làm thêm, cô không xài tiền của tôi. Không chịu phụ thuộc vào tôi. Càng ngày cô càng thêm xấu xí, quê mùa vì suốt ngày vừa học, vừa nai lưng ra làm những việc hèn hạ như một con sai vặt, từ xắt thuốc tiệm thuốc bắc đến bưng phở, giữ xe... Nhìn cô lúc đó thấy mà phát tởm, ba năm học hành ở Sài Gòn vẫn còn bốc mùi hôi hám của đất cát, bùn sình, trong khi Sài Gòn hoa lệ, hào nhoáng có biết bao đứa con gái ngu si dễ dãi chơi bời, đàn đúm với tôi vì cái mã đẹp trai và cung cách xài tiền thoải mái. Huy cười trâng tráo nói toạc ra: - Dù biết chắc cô vẫn nguyên lành nhưng cứ nghĩ đến cái đầu tóc bù xù như ổ quạ, quần áo dơ dáy, lôi thôi của cô là tôi phát ớn, nên đành thôi thực hiện ý đồ đó. Trước khi bỏ mặc cô, tôi cũng còn kịp quơ lấy con nhỏ Trâm, tội nghiệp - Huy thở dài như đóng kịch - Bạn tốt của cô cũng phải thế chỗ của cô thôi. Đáng đời cho nó! Cứ làm như mình đạt chiến tích hay ho khi ra công giựt bồ bạn. Hạ nhìn vào khoảng không, cô lắc đầu mấy cái để tự trấn tĩnh mình trước sự thật ghê tởm của Huy. Cô hỏi: - Vậy sao anh còn về đây? Anh muốn hại tôi hay ai khác nữa? Chỉ vì kỹ luật sắt thép trong võ đường mà anh oán ghét cha tôi đến vậy sao? Huy đứng lên nhìn xuống cô thương hại: - Không hẳn vì chuyện đó, chỉ vì hôm rồi, cách đây một tháng, vào nhà hàng Mỹ Trúc, tôi bắt gặp cô đi cùng một tên có vẻ cũng khá giả, lần đó thực sự tôi đã choáng váng không tin ở mắt mình. Chỉ mấy tháng bỏ mặc và không gặp, cô đã thay đổi hoàn toàn từ tóc tai, quần áo, đến dáng đi với phong cách như quyền quý sang trọng... cô thật khác hẳn trước đây. Và thật tức tối vì hối tiếc khi đó là lần đầu tôi nhận ra rằng dáng người cô thật hấp dẫn. Hạ ngẩng lên, môi mím lại. Huy cười khẩy nhún vai: - Tôi chả cần quan tâm quan hệ giữa cô với hắn là thứ quan hệ gì và tiền đâu cô sắm sửa như vậy, chỉ có diều trước kia cô đã quá gần tôi mà tôi chưa đụng đến cô ngoài cái lần hôn cô thử, khi cô vừa tập trên đồi về, người nồng mùi mồ hôi và những mùi dầu xoa bóp cùng mấy thứ lá cây làm thuốc quái quỉ. Tôi chưa muốn ngày đó, nhưng bây giờ cô khác xưa. Hạ vụng về, vịn thân cây trắc bá diệp để đứng lên, cô như khuỵu xuống, vì ngồi lâu tê mỏi hay vì rã rời những điều Huy bộc lộ? Huy lắc đầu tặc lưỡi: - Sao? Nghe sợ quá chư hả? Yên tâm đi, tôi sẽ không mách ông già về những việc gì đó ở Sài Gòn mà cô lột được cái nhà quê bùn sình của mình đâu, tôi đoán là cô đã khôn ra khi kiếm những công việc nhàn hạ mà nhiều tiền hơn. Trong khi Hạ vẫn cắm cúi bẻ lại cổ chân, cổ tay vì tê, Huy vẫn thao thao: - Quên nữa! Cơ hội cuối cho "út cưng" đây, tôi sẽ rời đây để về lại Sài Gòn trong vài ngày nữa, nếu em muốn thử sức với tôi để so sánh với cái tên em cặp kè ở Sài Gòn thì... "Bốp"! Một tiếng động khô khốc vang lên. Đầu và vai Huy bật ngang, cả thân người đổ nhào, lăn lông lốc xuống chân đồi khi Hạ thu chân lại. Ngọn cước của cô đã không trúng đích đáng như vậy nếu Huy để ý dè chừng. Nhưng anh ta đã quá chủ quan khi thấy cái vẻ dịu dàng, nữ tính của cô mà quên đi cô là con gái út của võ sư họ Phạm. Dưới chân đồi, Huy loạng choạng đứng lên với sự giúp đỡ của mọi người. Đó là Thiên, anh song sinh của Hạ. Buông Huy ra sau khi nói câu gì mà anh ta cụp đuôi đi mất, Thiên lên đồi. Anh gãi cái đầu lởm chởm của mình, cười bảo em gái: - Tính "đùn" nó thêm một cái nữa, nhưng mày ra đòn đó cũng quá đủ độ Thằng quỷ đó gãy hai cái răng là ít, còn cái mặt vài phút nữa là phình sưng ngay, nên tha cho nó vậy. Hạ tay chân cũng còn run rẩy vì giận, cô hỏi anh trai: - Anh biết gì về hắn mà binh em? Thiên nói tỉnh bơ: - Anh đâu biết, nó phải có lỗi gì ghê gớm lắm mày mới phóng cước nặng như vậy. Xưa đến giờ thường thì mày chỉ tát tai hay đấm vô bụng thôi. Ra đón nặng chắc vì nó lỗi nặng. Mà anh với mày là anh em sinh đôi mà, mày nghĩ sao, anh cũng vậy. Đỡ hỏi han mất công. Hạ cười gượng trước tình cảm đơn giản, bộc trực của anh, cô chỉ nói vắt tắt: - Hắn muốn hại em. - Vậy à! Thiên nhướng mắt: - Vậy là thằng ngu đó quên là mày phóng cước rất nhanh à? Thật đáng đời. Chỉ xấu hổ cho cha, có đứa học trò ổng dạy võ hơn hai năm mà lại bất cần đến như vậy. Chỉ sướng cho ông nha sĩ nào đó may mắn, trồng một lúc được mấy cái răng giả. Hạ phì cười trước câu nói tếu của anh: - Cha mà biết được anh nói xấu cha thì anh có mà bị đi một mình xắt thuốc, chai cả hai bàn tay luôn. Thiên đùa theo em gái: - Nếu mà theo câu người ta nói anh em "song sinh đồng bịnh tương lân" là thật, thì anh chịu xắt thuốc thiệt nhiều cho nhỏ Hạ chai tay chơi. Hạ nguýt anh: - Xấu ghê! Vậy mà cũng nói được. Thiên đưa tay vỗ trán như bị bất ngờ: - Trời ơi! Dừng lại đoạn phim này đi, quay chậm lại lần nữa được không? Hạ ngờ ngợ với câu khôi hài sắp tới của anh: - Anh muốn nói gì? Thiên vờ ngờ nghệch: - Anh muốn quay lại hành động của mày hồi nãy xem lại thử, vì anh mới thấy con nhỏ em anh mới liếc háy anh. Cái vụ này mới học ở Sài Gòn phải không? Thấy nổi da gà. Nếu hồi trước mày chịu khó ngúng nguẩy kiểu này nhiều nhiều để anh mày nhớ ra mày là con gái, thì mày đỡ phải ăn đòn bầm người rồi. Hạ bĩu môi, mặt đỏ lên vì ngượng: - Còn nói nữa, mấy anh chỉ có mỗi em gái mà ra đòn như đánh kẻ thù vậy, bảo sao không bầm. Thiên gãi mớ tóc ngắn củn cười: - Ừ! Ai biết đâu, tại lúc nào mày cũng thình thịch, bặm trợn thấy mồ, sai làm việc nặg cũng chịu khó làm chả có than, anh cũng quên mày là con gái. Nhất là lúc cha bắt đấu cặp, mỗi lấn xáp vô là mày cũng long mắt lên dữ dằn lì lợm, cũng hét vang đầy khí lực đâu kém ai, anh sợ bị thua, phải dốc toàn sức mà đánh chứ? Hạ lắc đầu cười. Thiên ngập ngừng một chốc rồi anh nói giản dị: - Thực ra anh rất phục và tự hào về út Hạ, về ý chí tự lập và cả về những kiến thức mà em học hỏi được. Bọn anh chỉ quẩn quanh từ lớp mười đến lớp mười hai rồi nghỉ, út đã vượt qua bọn anh rồi đó, út giỏi lắm. Anh vừa nói vừa vỗ vỗ vào vai Hạ, những cái vỗ xem ra đã rất nương nhẹ hơn trước đây nhiều. Hạ chợt nghĩ bụng. Những biểu hiện làm dáng của phài nữ cũng có công dụng tốt ghê chớ, vậy mà cô không biết sớm hơn để đỡ phải hứng chịu đòn đánh nặng tay của mấy ông anh quí. Cô nhìn anh song sinh dịu dàng vì cô đã biết anh rất yêu thương cô, thương hơn cả lời anh thố lộ. Cặp mắt long lanh cảm động của Hạ làm Thiên hơi ngượng, anh đánh trống lảng bằng cách la lên như vừa nhớ ra: - Ê! Quên nữa, anh chạy lên đây để kêu nhỏ Hạ về ăn cơm, Bõ hôm nay lại nấu món ruột của... Mà... À, của em đó, đoán coi cái gì? Hạ cười lớn hoan hỉ, cô chạy xuống đồi trong tiếng gọi í ới của anh, cô nói vọng lại: - Em không thèm đoán đâu, chạy một mạch xuống dưới là được ăn ngay đó mà. Gió Buôn Mê Thuột thổi se cả da mặt. Hạ thấy yêu đời và hạnh phúc. Ít nhất, cô đã thấy được tình yêu gia đình từ cha và các anh, cô đã thấy được tình yêu gia đình từ cha và các anh, cô đã có một gia đình thật sự ấm êm. Còn một niềm vui nhỏ nữa là nhờ sức mạnh nữ tính của mình, anh Thiên cứng đầu, bộc trực của cô đã chịu gọi cô bằng danh xưng "em" nghe ngọt ngào tình cảm ghệ Anh của cô đã lần hồi quẳng những từ "mày" đi mất theo gió vùng cao rồi.