M (2)

mắc
- 1 I. đgt. 1. Móc, treo vào: mắc võng mắc màn đi ngủ. 2. Bị giữ lại, bị kẹp chặt, cản ngăn: mắc bẫy mắc mưa giữa đường. 3. Vướng, bận: mắc việc nhà, không đi được đang mắc, không đi chơi được. 4. Nợ, thiếu nợ: tôi đang mắc anh ấy mấy triệu đồng. 5. Mót ỉa, đái. II. dt. Cái dùng để treo các thứ khác vào, thường là dùng để mắc quần áo: đem mắc ra phơi quần áo.
- 2 tt., đphg Đắt (trái với rẻ).
mắc cỡ
- tt (đph) Như Xấu hổ: Anh ấy định đến xem mặt cô ta, nhưng cô mắc cỡ cứ ở trong buồng.
mắc lừa
- đg. (kng.). Bị đánh lừa.
mắc nợ
- đgt. Bị nợ nần, bị vay nợ: nhà nó mắc nợ nhiều lắm.
mặc
- 1 đgt Che thân bằng quần áo: Đi với ma mặc áo giấy (tng); Lo ăn lo mặc suốt ngày tháng (Tản-đà).
- dt Quần áo: Người rất quan tâm đến cái ăn, cái, cái ở của bộ đội (Trg-chinh).
- 2 đgt 1. Không chú ý đến: Ai khen cũng mặc, ai cười mặc ai (tng). 2. Tùy người ta: Con ai mặc nấy, can gì đa mang (QÂTK).
mặc cảm
- đg. (hoặc d.). 1 Thầm nghĩ rằng mình không được như người và cảm thấy buồn day dứt. Mặc cảm về lỗi lầm trước kia. Xoá bỏ mọi mặc cảm, tự ti. 2 (id.). Tự cảm thấy điều đã hoặc sắp xảy ra.
mặc dầu
- Nh. Mặc dù.
mặc dù
- lt Tuy rằng: Mặc dù ông ấy không bằng lòng, tôi vẫn cứ phải nói.
mặc niệm
- Đứng im lặng để tưởng nhớ người đã mất.
mặc sức
- p. Một cách hoàn toàn tuỳ thích, không bị ngăn trở, hạn chế. Tuổi trẻ mặc sức bay nhảy. Ra biển mặc sức mà bơi lội.
mắm
- 1 dt. 1. Thức ăn ngấu bằng cách muối tôm cá để lâu ngày: mắm cá cơm mắm ngấu rồi. 2. Cá ướp muối để nguyên con: người gầy như con mắm.
- 2 dt. Cây mọc ở ven biển, thân nhỏ, rễ trồi lên khỏi mặt đất, thường trồng để bảo vệ đê nước mặn.
- 3 đgt. Bặm miệng để nén giận hoặc gắng sức để làm việc gì: mắm miệng để khỏi bật tiếng chửi mắm miệng nhấc hòn đá lên.
mặn
- tt 1. Có muối: Vùng nước mặn. 2. Có nhiều mắm muối quá: Nhất mặn là muối, nhất cay là gừng (cd); ăn canh mặn nên khát nước. 3. Có thịt, cá: Nhà sư ăn chay không ăn cỗ mặn. 4. Đậm đà, đằm thắm: Chữ tình càng mặn, chữ duyên càng nồng (K).
- trgt 1. Đậm đà: Phong sương được vẻ thiên nhiên, khen nét bút, càng nhìn càng tươi (K). 2. Nói ăn thức ăn có thịt cá: ăn mặn nói ngay hơn ăn chay nói dối (tng).
mặn nồng
- Biểu lộ tình cảm chân thật và sâu sắc: Tình nghĩa mặn nồng.
măng
- d. Mầm tre, vầu, v.v. non mới mọc từ gốc lên, có thể dùng làm thức ăn; thường dùng để ví sự non trẻ. Măng non°. Xáo măng. Tre già măng mọc° (tng.).
măng cụt
- dt. 1. Cây trồng ở một số tỉnh Nam Bộ lấy quả ăn, thân to, cao 20-25m, cành mọc thấp, vỏ có chất nhựa vàng, lá dài hình thuẫn, quả tròn, vỏ dai, xốp, màu đỏ như rượu vang, ngọt thơm ngon. 2. Quả của cây măng cụt.
măng tây
- dt (thực) Loài cây thuộc họ hành tỏi, thân ngầm, mầm non mềm, dùng làm thức ăn: Người nông thôn không ăn măng tây, nhưng trồng thứ cây này để bán cho các khách sạn.
mắng
- đg. Dùng lời nặng nêu những tội lỗi, khuyết điểm của một người.
mắt
- 1 d. 1 Cơ quan để nhìn của người hay động vật; thường được coi là biểu tượng của cái nhìn của con người. Nhìn tận mắt. Nháy mắt°. Trông đẹp mắt. Vui mắt°. 2 Chỗ lồi lõm giống hình con mắt, mang chồi, ở thân một số cây. Mắt tre. Mắt khoai tây. 3 Bộ phận giống hình những con mắt ở ngoài vỏ một số quả phức, ứng với một quả đơn. Mắt dứa. Mắt na. 4 Lỗ hở đều đặn ở các đồ đan. Mắt võng. Mắt lưới. Rổ đan thưa mắt. 5 Mắt xích (nói tắt). Đột bỏ một mắt của dây xích.
- 2 (ph.). x. mắc2.
mắt cá
- dt. Mẩu xương lồi hai bên của cổ chân.
mắt lưới
- dt Lỗ hở giữa bốn nút của dây lưới: Cá con lọt mắt lưới.
mặt
- d. 1. Phần trước của đầu người, từ trán đến cằm; phần trước thường dô ra của một số động vật: Mặt mụ ta dài như mặt ngựa. 2. Nét riêng của phần nói trên, ở người, phản ánh tính tình, tâm trạng, trí tuệ: Mặt ngây thơ, hồn nhiên; Mặt buồn rười rượi; Mặt sáng sủa khôi ngô. Mặt sứa gan lim. Bướng bỉnh khó dạy. 3. Người: Ba mặt một lời; Toàn những mặt quen. Mặt to tai lớn. Người có địa vị cao trong xã hội (thtục). 4. Phần phẳng ở một phía nào đó của một vật, thường là phía trước hay phía trên: Mặt bàn; Mặt đồng hồ. 5. Giới hạn của một khối hình học, có thể phẳng, cong hay cầu: Mặt bên; Mặt đáy. 6. Phần của một vấn đề, coi là hoàn chỉnh và tách ra khỏi toàn thể để xem xét, nghiên cứu độc lập với những phần khác: Phê phán nền giáo dục tư sản về mặt phương pháp.
- t. ở bên phải: Tay mặt.
mặt hàng
- d. Loại hoặc thứ hàng, nói trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Thêm nhiều mặt hàng mới. Mặt hàng xuất khẩu.
mặt nạ
- dt. 1. Mặt giả, đeo để che giấu mặt thật: dùng mặt nạ để hoá trang. 2. Cái bề ngoài tốt đẹp một cách giả dối để che đậy bản chất xấu xa bên trong: lột mặt nạ bọn giả nhân giả nghĩa.
mặt phẳng
- dt 1. Bề mặt không có chỗ lồi lõm, cao thấp khác nhau: Mặt phẳng của sân vận động. 2. (toán) Mặt chứa hoàn toàn một đường thẳng khi chứa hai điểm khác nhau của nó: Qua ba điểm không thẳng hàng có một mặt phẳng.
mặt trăng
- X. Trăng.
mặt trận
- d. 1 Nơi diễn ra các cuộc chiến đấu, trong mối quan hệ với các nơi khác. Ra mặt trận. Tin từ các mặt trận đưa về. Mặt trận miền Đông. 2 Lĩnh vực hoạt động, nơi đang diễn ra những cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt. Mặt trận ngoại giao. Mặt trận văn hoá. Mặt trận sản xuất. 3 Tổ chức rộng rãi gồm nhiều giai cấp, tầng lớp, tổ chức hoặc nhiều nước liên minh với nhau để đấu tranh cho một mục đích chung. Mặt trận giải phóng dân tộc. Mặt trận nhân dân thế giới bảo vệ hoà bình. 4 (thường viết hoa). Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (nói tắt). Cán bộ Mặt trận. Công tác Mặt trận.
mâm
- dt. 1. Vật phẳng, tròn, dùng để dọn thức ăn: mặt trăng rằm tròn như chiếc mâm bưng mâm ra ăn. 2. Từng mâm thức ăn riêng lẻ: dọn hơn mười mâm một mâm xôi một con gà cứ sáu người một mâm. 3. Vật tròn, phẳng, giống như chiếc mâm: mâm pháo.
mầm
- 1. Búp hay chồi cây từ hạt hay củ mới nhú ra: Cây nảy mầm; Mạ mọc mầm; Hoa sen mọc bãi cát lầm, tuy rằng lấm láp vẫn mầm hoa sen (cd). 2. Nguyên nhân sinh ra một việc: Mầm loạn; Mầm hi vọng.
mầm non
- Hi vọng: Trẻ em là mầm non của đất nước.
mân mê
- đg. Sờ, nắn nhẹ, vo nhẹ và lâu bằng các đầu ngón tay. Mân mê tà áo. Em bé ngắm nghía, mân mê con bupbê.
mẫn cán
- tt. Năng nổ, tháo vát và có hiệu quả trong công việc: một cán bộ mẫn cán làm việc mẫn cán.
mận
- dt (thực) Loài cây thuộc loại hoa hồng, mép lá có răng nhỏ, hoa trắng, quả có vỏ màu đỏ tía hoặc lục nhạt, vị ngọt, hơi chua: Mua mận Lào-cai về làm quà.
mấp máy
- Cử động sẽ và liên tiếp: Chim mới nở mấp máy mỏ đòi ăn.
mấp mé
- đg. Đến gần sát một mức giới hạn nào đó. Nước sông mấp mé mặt đê. Mấp mé bên miệng hố. Tuổi mấp mé sáu mươi.
mấp mô
- tt. Gồ ghề, không bằng phẳng: Đường sá mấp mô.
mập
- 1 dt Loài cá biển rất dữ: Bọn tư bản đế quốc chẳng khác gì những con cá mập.
- 2 tt To béo: Hiến mập ra tới hai chục kí (NgKhải).
mập mạp
- Nh. Mập.
mập mờ
- t. 1 Lờ mờ hoặc lúc tỏ lúc mờ, nên không thể thấy rõ. Ánh sáng mập mờ. Đèn đóm mập mờ. 2 Tỏ ra không rõ ràng, nửa nọ nửa kia, khiến người ta khó biết rõ, hiểu rõ là như thế nào. Thái độ mập mờ, không nói ai đúng ai sai. Lối nói mập mờ. Có chỗ còn mập mờ chưa hiểu.
mất
- I. đgt. 1. Chẳng còn có nữa: mất chiếc xe đạp mất tín hiệu mất lòng tin. 2. Hết chừng bao nhiêu tiền của, sức lực, thời gian: tiêu mất nhiều tiền mất thời gian vô ích. 3. Chết (hàm ý tiếc thương): bố mẹ mất từ lúc còn nhỏ. II. trt. 1. Từ biểu thị ý xảy ra một sự việc một cách đáng tiếc: quên khuấy mất muộn mất rồi. 2. Từ biểu thị mức độ cao của trạng thái tình cảm: vui quá đi mất.
mất cắp
- đgt Bị kẻ gian lấy mất vật gì trong khi mình sơ ý: Đi chợ về, chị ấy mới biết là đã mất cắp; Ngơ ngác như người mất cắp (tng).
mất dạy
- t. (kng.). Hư đốn, thiếu giáo dục. Con nhà mất dạy. Ăn nói mất dạy.
mất mùa
- đgt. Thu hoạch mùa màng kém, chẳng đạt được mức bình thường: năm mất mùa đói kém.
mất ngủ
- đgt Không thể ngủ được: Trằn trọc mấy đêm mất ngủ liền.
mất tích
- Nh. Mất tăm.
mất trí
- đg. Mất hết khả năng hoạt động trí óc, khả năng nhận thức, suy nghĩ, phán đoán; điên (lối nói kiêng tránh). Hành động như một kẻ mất trí.
mật
- 1 dt. 1. Loại nước sánh, màu nâu đỏ, vị ngọt, làm từ cây mía, theo phương pháp thủ công: thắng mật nấu kẹo lạc đường mật. 2. Chất có vị ngọt do các tuyến ở đáy một số loài hoa tiết ra: ong hút mật. 3. Mật ong, nói tắt: nuôi ong lấy mật.
- 2 dt. 1. Nước màu xanh vàng, có vị đắng do gan tiết ra để tiêu hoá các chất mỡ: gan tiết mật. 2. Túi mật, nói tắt: mua cái mật gấu.
- 3 tt. Kín, cần phải giữ kín, không để lộ ra: tin mật tài liệu mật.
mật độ
- dt (H. mật: dày; độ: mức độ) Mức độ tập trung của dân cư: Mật độ dân số của tỉnh ấy rất cao.
mật lệnh
- Lệnh kín.
mật mã
- d. Mã được giữ bí mật. Thư viết bằng mật mã. Dịch mật mã.
mật ong
- dt. Chất lỏng hơi sền sệt, có vị ngọt, màu vàng nhạt, do nhiều giống ong hút mật nhiều loại hoa đem về tổ chế biến cô đặc mà thành, được dùng làm thuốc bổ, nhuận táo, giải độc, chữa tì vị hư nhược, ho, lở miệng, vết thương bỏng... Còn gọi là bách hoa tinh, bách hoa cao, phong đường, phong mật.
mật vụ
- dt (H. vụ: việc) Kẻ làm công việc do thám: Ta đã bắt được một bọn mật vụ của thực dân Pháp.
mâu thuẫn
- I. d. 1. Tình trạng xung đột với nhau: Mâu thuẫn giữa Anh và Mỹ. 2. Tình trạng xung đột ở trong sự vật làm cho sự vật biến đổi. II. t. Chống chọi nhau, không hòa thuận với nhau: Bọn đế quốc bề ngoài hùa theo nhau nhưng thực ra thì mâu thuẫn nhau.
mẫu
- 1 d. 1 Cái theo đó có thể tạo ra hàng loạt những cái khác cùng một kiểu. Mẫu đồ chơi cho trẻ em. Làm động tác mẫu. Mẫu thêu. Mẫu thiết kế. 2 Cái có thể cho người ta hiểu biết về hàng loạt những cái khác cùng một kiểu. Hàng bày mẫu. Vở kịch đưa lên sân khấu nhiều mẫu người đặc biệt. Mẫu quặng.
- 2 d. Đơn vị cũ đo diện tích ruộng đất, bằng 10 sào, tức bằng 3.600 mét vuông (mẫu Bắc Bộ) hay 4.970 mét vuông (mẫu Trung Bộ).
mẫu đơn
- dt. Cây mọc hoang ở đồi trọc hay trồng làm cảnh nơi đình chùa, thân cành nhẵn, cao đến 1m, lá mọc đối, hình bầu dục, mặt trên xanh bóng, hoa nhỏ dài, đỏ, mọc thành xim dày đặc ở đầu cành; còn gọi là đơn đỏ, bông trang đỏ.
mẫu giáo
- dt (H. mẫu: mẹ; giáo: dạy) 1. Sự dạy dỗ của người mẹ đối với con cái: Trước khi cho con đến trường, sự mẫu giáo là quan trọng. 2. Ngành giáo dục trẻ em tuổi nhà trẻ đến tuổi học trường phổ thông: Các cô dạy trường mẫu giáo được học sinh coi như mẹ.
mẫu hệ
- Dòng dõi theo họ mẹ. Chế độ mẫu hệ. Chế độ xã hội trong thời đại nguyên thủy, con đẻ ra theo dòng họ mẹ, quyền hành trong gia đình và xã hội do người phụ nữ nắm giữ.
mẫu mã
- d. Quy cách hàng hoá.
mẫu số
- dt. Số viết dưới gạch ngang của phân số, chỉ số phần được chia ra; phân biệt với tử số: quy đồng mẫu số.
mấu
- dt 1. Chỗ lá dính vào cành hay thân cây: Lá khô mấu rời ra. 2. Cục nhỏ trồi lên trên một mặt nhẵn: Mấu vải; Mấu sồi.
mậu dịch
- d. 1. Sự mua bán, trao đổi hàng hóa. Mậu dịch quốc doanh. Việc buôn bán, cơ quan buôn bán do Nhà nước quản lý ở các nước xã hội chủ nghĩa. 2. Cơ quan mua bán hàng hóa: Ra mậu dịch mua quyển vở.
mây
- 1 d. Đám hạt nước hoặc hạt băng nhỏ li ti do hơi nước trong khí quyển ngưng lại, lơ lửng trên bầu trời. Trời kéo mây, sắp mưa.
- 2 d. Cây leo, lá xẻ thuỳ sâu, cuống lá có gai, thân dài và mềm, thường dùng để buộc hoặc đan các đồ dùng trong nhà. Sợi mây. Ghế mây. Roi mây.
me
- 1 dt., cũ, đphg 1. Mẹ. 2. Người đàn bà Việt Nam vì tiền mà lấy người phương Tây trước đây: me Tây me Mĩ.
- 2 dt. 1. Cây có khắp cả nước và trồng lấy bóng mát, cao 15-30m, cuống mang 10-20 đôi lá nhỏ, hoa mọc thành chùm đơn, quả gần hình trụ, gân thẳng, hơi dẹt, vỏ màu gỉ sắt, thịt có vị chua, ăn được. 2. Quả me: me nấu canh chua mứt me.
- 3 dt. Bê: nhà nuôi một con bò và hai con me thịt me.
- 1 dt Thanh tre hay nứa đặt dọc theo chiều dài mái nhà để buộc tranh hay lá gồi dùng lợp nhà: Buộc các mè vào các rui.
- 2 dt (đph) Như Vừng: Kẹo mè; Muối mè.
- 3 dt Tức cá mè: Con mè, con chép.
mẻ
- d. Chất chua làm bằng cơm nguội lên men.
- 1. Số lượng vật cùng loại trong mỗi lần trải qua một biến đổi chung, chịu chung một tác dụng: Rang một mẻ lạc; Đánh hai mẻ tép. 2. Trận (thtục): Đánh cho nó một mẻ; Cãi nhau một mẻ.
- t. Vỡ mất một miếng nhỏ ở miệng, ở phía trên: Bát mẻ.
- 1 d. Như mế. Bà mé già.
- 2 d. 1 Phần ở phía ngoài cùng, ở mép của bề mặt một vật. Ngồi xuống mé giường. Nhà ở mé rừng. Thuyền tạt vào mé sông. 2 Phía ở về nơi không xa lắm. Đi từ mé làng ra. Chỉ về mé bên phải.
- 3 đg. (ph.). Chặt, tỉa bớt. Mé bờ rào cho gọn.
mẹ
- dt. 1. Người đàn bà có con, trong quan hệ với con cái: nhớ mẹ gửi thư cho mẹ mẹ thương con. 2. Con vật cái, trực tiếp sinh ra đàn con nào đó: gà con tìm mẹ. 3. Người đàn bà đáng bậc mẹ: người mẹ chiến sĩ. 4. Cái gốc, cái xuất phát những cái khác: lãi mẹ đẻ lãi con.
men
- 1 dt 1. Chất hữu cơ gồm những tế bào sống có khả năng gây nên những phản ứng hoá học: Men giấm; Men rượu; Lên men. 2. Rượu: Hơi men.
- 2 dt 1. Chất dùng để tráng trên mặt đồ sành, đồ sứ hoặc kim loại khiến cho bóng, cho có màu hoặc để chống gỉ: Chiếc độc bình có men đẹp; Đồ sắt tráng men. 2. Lớp bọc ngoài răng có tác dụng bảo vệ răng: Răng nhuộm đen nay cạo đi làm mất men.
- 3 đgt Đi lần theo chiều dọc: Men sườn non, tiếng địch véo von (NgCgTrứ); Phải vượt suối, luồn rừng, men những con đường nhỏ (Ng-hồng).
meo
- t. Có mốc xanh: Cơm hẩm cà meo.
- Tiếng mèo kêu.
mèo
- d. 1 Thú nhỏ cùng họ với hổ báo, nuôi trong nhà để bắt chuột. Chó treo, mèo đậy (tng.). Như mèo thấy mỡ (kng.; tỏ ra thèm thuồng, háo hức một cách quá lộ liễu). 2 (ph.; kng.). Gái nhân tình. O mèo (tán tỉnh để bắt nhân tình; tán gái).
méo
- tt. 1. Bị biến dạng, không tròn như vốn có: Nồi méo úp vung méo. 2. (âm thanh) bị biến đổi, không còn nghe thấy như bình thường: băng ghi bị méo tiếng.
mẹo
- 1 dt Cách khéo léo để giải quyết một việc khó: Dùng mẹo để lừa địch; Đặt ra một mẹo hư không (NĐM).
- 2 dt (đph) Biến âm của từ mão là vị trí thứ tư trong mười hai chi: Cháu nó tuổi mẹo.
- 3 dt Từ cũ chỉ ngữ pháp: Câu văn viết đúng mẹo.
mép
- d. 1. Chỗ góc mồm nối hai môi với nhau: Chốc mép. 2. Mồm miệng (dùng với nghĩa xấu): Bẻm mép; Mép thầy cò.3. Cạnh, rìa: Mép áo; Mép vải.
mét
- 1 d. (ph.). Tre thân thẳng, mỏng mình.
- 2 d. Đơn vị cơ bản đo độ dài. Một mét vải.
- 3 t. (Nước da) nhợt nhạt, đến mức như không còn chút máu. Mặt mét không còn hột máu. Sợ tái mét mặt.
- 1 dt. Đồ đan, thường có hình tròn, bị hỏng: mê rổ lành làm thúng, thủng làm mê (tng.).
- 2 tt. 1. Thiếp đi hoặc mất khả năng nhận cảm: ngủ mê nằm mê mê cuồng mê đắm mê hoặc mê hồn mê li mê man mê mụ mê muội mê sảng mê tín đam mê đê mê hôn mê tê mê. 2. Ham thích đến mức bị cuốn hút, không còn biết gì nữa: mê gái mê bóng đá mê mải mê mẩn mê mết mê mệt mê say chết mê chết mệt máu mê say mê. 3. Lạc (đường): mê cung mê lộ umê.
mê lộ
- dt (H. lộ: con đường) Con đường khiến người ta không còn tỉnh táo: Dẫn người vào một mê lộ.
mê ly
- Nh. Mê hồn: Khúc nhạc mê ly.
mê man
- đg. (hoặc t.). 1 Mê kéo dài. Mê man bất tỉnh. Sốt mê man. 2 (kng.). Say mê làm việc gì tới mức dường như quên cả thực tại. Đọc mê man, ngốn ngấu.
mê muội
- tt. Mụ đi, không còn tỉnh táo, sáng suốt: đầu óc mê muội mê muội tin theo thuyết giáo của chúng nó.
mê sảng
- đgt (H. sảng: sai lầm) Mê man đến mức nói nhảm nhí: Cháu sốt đến 40 độ, nên đã mê sảng.
mê tín
- 1. d. Lòng tin không căn cứ, cho rằng có những sự việc nhất định đem lại hạnh phúc hoặc gây ra tai họa: Theo mê tín, quạ kêu là điềm báo nhà có người chết. 2. đg. Tin một cách mù quáng: Mê tín sách vở.
mềm
- t. 1 Dễ biến dạng dưới tác dụng của lực cơ học; trái với cứng. Mềm như bún. Chì là kim loại mềm. (Bị thương) phần mềm°. Lạt mềm buộc chặt (tng.). 2 Có khả năng làm những động tác nào đó và chuyển đổi động tác một cách rất dễ dàng, tự nhiên. Động tác rất mềm. Sàng sảy đã mềm tay. 3 Dễ dàng có những nhân nhượng tuỳ theo hoàn cảnh, trong quan hệ đối xử. Đấu tranh có lúc mềm lúc cứng. 4 (kng.). (Giá) rẻ, dễ được chấp nhận. Hàng tốt, giá lại mềm. 5 (kết hợp hạn chế). Dễ xúc động, dễ xiêu lòng trước tác động tình cảm. Dữ mồm nhưng mềm dạ. Mềm lòng°. 6 (chm). (Nước) chứa rất ít muối calcium và magnesium, giặt với xà phòng ra nhiều bọt, đun sôi không có cặn bám ở đáy ấm; trái với cứng. Nước mưa là một thứ nước mềm.
mềm mỏng
- tt. Nhẹ nhàng, dịu dàng và khéo léo trong ăn nói, cư xử: ăn nói mềm mỏng thái độ mềm mỏng.
mền
- 1 dt Cái chăn để đắp: Trời rét, đi công tác ở miền núi, phải đem mền theo; Lạnh làm mền, nực làm gối (NgCgTrứ).
- 2 tt 1. Nói áo có ba lần: áo mền, áo kép. 2. Người đỗ ba khoá tú tài (cũ): Cụ tú mền.
mến
- đg. Yêu thích: Mến cảnh mến người.
mến phục
- đg. Có cảm tình và kính phục. Mến phục con người có tài năng và đức độ.
mênh mông
- tt. 1. Rộng lớn và lan toả chung quanh đến mức không có giới hạn: biển cả mênh mông cánh đồng rộng mênh mông. 2. Hết sức lớn lao, hết sức to lớn không có giới hạn: tình yêu thương mênh mông.
mệt
- tt 1. Có cảm giác khó chịu trong cơ thể vì sức lực bị tiêu hao quá mức: Đi bộ xa nên rất mệt. 2. Không được khoẻ: Cụ tôi còn mệt. 3. Còn phải cố gắng hơn nữa; Còn mất nhiều thời gian nữa: Còn mệt mới hoàn thành việc ấy.
mệt mỏi
- t. (hoặc đg.). Mệt đến mức không còn muốn hoạt động nữa. Mệt mỏi sau một ngày lao động nặng nhọc. Đấu tranh không mệt mỏi.
mếu
- đgt. Méo xệch miệng khóc hoặc chực khóc: con trai gì mà hễ ai động đến là mếu liền.
- 1 dt (thực) 1. Loài cây cùng họ với lúa, hạt dùng làm lương thực chính ở các nước phương Tây: Bánh mì. 2. Thứ đồ ăn làm bằng bột mì kéo thành sợi: Mì xào.
- 2 dt (đph) Như Sắn: Củ mì.
mị dân
- Nịnh dân, theo đuôi dân: Chính sách mị dân.
mỉa mai
- I đg. Mỉa bằng cách nói ngược lại với ý mà mình muốn cho người ta hiểu. Khen mỉa mai. Giọng mỉa mai. Nụ cười mỉa mai (nụ cười giễu cợt).
- II t. Trái ngược một cách đáng buồn với điều người ta nghĩ. Thật là khi kẻ giết người lại được mệnh danh là cứu tinh.
mía
- dt. Cây trồng phổ biến ở nhiều nơi, sống hằng năm, thân cao 2-8m, thẳng đứng, ruột đặc, phân đốt đều đặn, lá cứng thẳng, hình dải nhọn, đầu kéo dài buông thõng, mép và mặt dưới ráp, dùng ép để chế đường (thân) và lợp nhà (lá).
miên man
- tt, trgt (H. miên: kéo dài; man: nước tràn ra) Lôi thôi kéo dài: Sa mù cũng gợi trăm niềm thương và nỗi nhớ miên man (NgXSanh); La cà miên man các vỉa hè (Tô-hoài).
miền
- d. 1. Phần đất đai của một nước mang rõ rệt một tính chất địa lý: Miền duyên hải; Miền trung du; Miền đồng bằng; Miền rừng núi; Miền ngược; Miền xuôi. 2. Phần đất đai thuộc một nước xác định đại khái theo phương: Ninh-Thuận, Bình-Thuận là những tỉnh miền Nam Trung bộ; Miền Tây-Bắc gồm những tỉnh có núi rừng trùng điệp.
miễn
- 1 đg. 1 Cho khỏi phải chịu, khỏi phải làm. Miễn thuế. Miễn lỗi chính tả. Được miễn lao động nặng. 2 Đừng (dùng trong lời yêu cầu một cách lịch sự). Không phận sự miễn vào. Xin miễn hỏi.
- 2 k. Chỉ cần (là được). Đi đâu cũng được, miễn về đúng giờ.
miễn cưỡng
- đgt. Gắng gượng, không thoải mái, bằng lòng khi làm việc gì: miễn cưỡng nhận lời vì nể nang mà miễn cưỡng ngồi nghe.
miễn dịch
- đgt (H. miễn: tránh; dịch: bệnh truyền nhiễm) Nói tình trạng của cơ thể không trở lại mắc một bệnh gì sau khi đã mắc bệnh ấy một lần hoặc đã được tiêm chủng phòng bệnh ấy: Em cháu lên đậu, nhưng cháu đã được miễn dịch vì hồi nhỏ đã lên đậu một lần rồi.
miễn phí
- đg. Cho được khỏi phải nộp tiền phí tổn.
miễn thuế
- đgt (H. miễn: khỏi phải; thuế: thuế) Khỏi phải đóng thuế: Người bán hàng là một bà mẹ anh hùng nên được miễn thuế.
miễn thứ
- Tha lỗi cho: Cháu dại dột, xin bác miễn thứ cho.
- MiễN TráCH Tha cho, không trách móc.
miễn trừ
- đg. Miễn cho khỏi (thường nói về những điều quy định theo pháp luật). Miễn trừ thuế. Miễn trừ trách nhiệm hình sự.
miếng
- 1 dt. 1. Lượng thức ăn vừa đủ một lần cho vào miệng: ăn một miếng cắn từng miếng. 2. Đồ ăn, cái để ăn: miếng cơm manh áo miếng ngon vật lạ có làm mới có miếng ăn. 3. Phần nhỏ được tách ra từ vật thể lớn: cắt cho miếng thịt chừng một cân miếng vải có được miếng đất để trồng rau.
- 2 dt. Thế đánh võ: giữ miếng học vài miếng để phòng thân.
miệng
- dt 1. Bộ phận ở mặt người dùng để ăn và để nói: ăn ngon miệng; Há miệng chờ ho (tng); Đàn ông rộng miệng thì tài, đàn bà rộng miệng điếc tai láng giềng (tng); Chỉ nỏ miệng thôi. 2. Người thường xuyên ăn trong một gia đình: Một người cha phải nuôi sáu miệng. 3. Chỗ mở ra ngoài của một đồ vật có chiều sâu: Miệng lọ; Kiến trong miệng chén có bò đi đâu; Miệng chai. 4. Phần mở ra của một chỗ hõm trong tự nhiên: Miệng giếng; Miệng núi lửa.
- trgt Qua lời nói chứ không qua chữ viết: Nói ; Nhắn miệng; Trao đổi miệng; Trả lời miệng.
miệng lưỡi
- Nói người ăn nói lém lỉnh.
miệt mài
- t. Ở trạng thái tập trung và bị lôi cuốn vào công việc đến mức như không một lúc nào có thể rời ra. Học tập miệt mài. Miệt mài với nhiệm vụ.
miêu tả
- đgt. Dùng ngôn ngữ hoặc màu sắc, đường nét, nhạc điệu để làm cho người khác hình dung được hình thức các sự vật hoặc hình dáng, tâm trạng trong khung cảnh nào đó: miêu tả cảnh nông thôn ngày mùa khó có thể miêu tả được tâm trạng chúng tôi khi đặt chân đến miền đất mới này.
miếu
- dt Đền thờ nhỏ: Chùa Một cột là cái miếu cất lên trên đầu cái cột đá lớn trong giữa ao hồ (Trương Vĩnh Kí); Sau khi cha tôi mất, dân làng này đã lập miếu thờ (Sơn-tùng).
mỉm cười
- Cười hơi hé miệng và không thành tiếng.
mím
- đg. Ngậm chặt môi, miệng lại, không để còn khe hở. Mím môi. Vết thương đã mím miệng.
mìn
- (F. mine) dt. Khối thuốc nổ gắn kíp nổ, chôn chặt để công phá, sát thương: đặt mìn diệt xe tăng địch nổ mìn phá đá.
minh bạch
- tt, trgt (H. minh: sáng; bạch: trắng) Rõ ràng: Trở về minh bạch nói tường (K); Phân tích minh bạch; Chúng tôi lấy sự minh bạch làm trọng (DgQgHàm); Thực hiện công khai, minh bạch tài chính, thu chi (LKPhiêu).
minh châu
- Viên ngọc sáng.
minh họa
- minh hoạ đg. Làm rõ thêm, sinh động thêm nội dung của tác phẩm văn học hoặc của bản trình bày, bằng hình vẽ hoặc những hình thức dễ thấy, dễ hiểu, dễ cảm. Vẽ tranh minh hoạ truyện ngắn. Buổi nói chuyện có chiếu phim minh hoạ.
minh mẫn
- tt. Sáng suốt và tinh tường, không bị nhầm lẫn: già rồi nhưng cụ vẫn còn rất minh mẫn. cần phải minh mẫn tỉnh táo.
mình
- 1 dt 1. Phần thân thể người ta, không kể đầu và chân tay: Rửa mình trước khi đi ngủ. 2. Thân thể nói chung: Mình già sức yếu; ốc chẳng mang nổi mình ốc lại còn làm cọc cho rêu (cd).
- 2 đt 1. Đại từ ngôi thứ nhất số ít dùng trong trường hợp thân mật: Cậu đi chơi với mình đi. 2. Đại từ ngôi thứ nhất số nhiều: Nhiều người ngoại quốc đến thăm nước mình. 3. Đại từ ngôi thứ hai số ít dùng trong trường hợp thân mật: Mình về mình nhớ ta chăng (cd). 4. Từ chồng hay vợ dùng để nói với nhau: Tôi đi chợ, mình trông con nhé. 5. Đại từ ngôi thứ ba trong một số trường hợp: Nó tự cho mình là giỏi.
mít
- d. Loài cây cùng họ với dâu tằm, thân có nhựa mủ, quả kép lớn có gai và chứa nhiều múi, vị ngọt và thơm.
- t. Ngu tối, không biết gì cả (thtục): Hỏi đâu mít đấy.
- 1 d. Bọ nhỏ, thường có ở ổ gà hoặc sống kí sinh trên mình gà, đốt rất ngứa.
- 2 d. Cây bụi nhỏ mọc hoang, lá to, mùi hôi, hoa đỏ hay trắng tập trung thành cụm ở ngọn, nhị thò ra ngoài.
- 3 đg. 1 Sờ tìm khi không thể nhìn thấy được (thường là trong nước, trong bóng tối). Mò cá. Mò cua bắt ốc. Tối quá, không biết đằng nào mà mò. Ruộng ngập sâu, phải gặt mò. 2 Tìm một cách hú hoạ, may rủi vì không có căn cứ. Không mò ra đầu mối. Mò mãi cũng tìm ra đáp số. Đoán mò. Nói mò°. 3 (kng.). Tìm đến một cách không đàng hoàng. Kẻ gian mò vào nhà. Xó xỉnh nào nó cũng mò đến.
mỏ
- 1 dt. 1. Phần sừng cứng chìa ra ngoài miệng loài chim: mỏ chim con sáo mỏ vàng. 2. Bộ phận một số vật có hình dạng như mỏ chim: mỏ hàn mỏ neo.
- 2 dt. Nơi tập trung khoáng sản dưới đất với trữ lượng lớn: Nước ta có nhiều mỏ quý khai mỏ.
mỏ neo
- dt Dụng cụ bằng sắt nặng có mỏ quặp để thả xuống đáy nước cho tàu thuyền ở yên tại chỗ, khỏi trôi đi: Tàu đến bến, người ta vội bỏ mỏ neo xuống nước.
mỏ vịt
- Dụng cụ y khoa hình giống mỏ con vịt, dùng để khám âm đạo của phụ nữ.