ngày- dt 1. Khoảng thời gian Quả đất tự xoay xung quanh nó đúng một vòng: Một năm dương lịch có 365 ngày. 2. Khoảng thời gian từ khi Mặt trời mọc đến khi Mặt trời lặn: Ngày làm đêm nghỉ. 3. Thời gian 24 giờ: Mời anh ra chơi với tôi vài ngày. 4. Thời gian ghi một kỉ niệm: Những ngày chiến thắng; Ngày quốc tế lao động. 5. Như Thời: Ngày em còn bé; Ngày ấy; Ngày xưa.ngày công- d. Ngày làm việc được tính làm đơn vị trả công căn cứ vào kết quả lao động.ngày giỗ- dt Kỉ niệm ngày từ trần của một người thân: Ngày giỗ mẹ, anh em sum họp; Con cháu được ngày giỗ ông (tng).ngày giờ- Thời gian: Không có ngày giờ đi thăm bạn.NGàY KiA.- Ngày đến sau ngày mai.ngày lễ- dt Ngày nghỉ do chính quyền qui định để kỉ niệm một sự kiện gì: Ngày lễ quốc khánh.ngày mai- d. Ngày liền ngày hôm nay; thường dùng để chỉ những ngày sẽ tới (nói khái quát); tương lai. Xây đắp cho ngày mai.ngày mùa- dt. Thời kì gặt hái, thu hoạch mùa màng: ngày mùa bận rộn.ngày nay- trgt Thời kì hiện tại: Ngày nay nước ta có quan hệ với rất nhiều nước trên thế giới.ngày ngày- p. (kng.). Ngày này sang ngày khác, ngày nào cũng thế (nói về hành động lặp đi lặp lại theo thời gian). Ngày ngày cắp sách tới trường.ngày sinh- dt. Ngày ra đời của một người: kỉ niệm 80 năm ngày sinh của ông nội.ngày tháng- trgt Thời gian trôi qua: Cầm đường ngày tháng thong dong (NĐM).ngày xưa- Cg. Ngày xửa ngày xưa. Thời kỳ quá khứ đã xa lắm: Ngày xưa, nhân dân bị thực dân và phong kiếm bóc lột.NGàY XửA NGàY XưA.- Nh. Ngày xưa.ngáy- đg. Thở ra thành tiếng trong khi ngủ. Ngáy khò khò. Ngáy như sấm.ngắm- đgt. 1. Nhìn kĩ với sự thích thú: ngắm cảnh đồng quê ngắm ảnh con. 2. Nhìn kĩ theo hướng nhất định để xác định cho đúng mục tiêu: ngắm bắn.ngăn- 1 dt Phần chia ra thành từng ô của một đồ đạc: Ngăn tủ; Ngăn giá sách.- 2 đgt 1. Chia ra thành từng ô, từng khoảng: Ngăn gian phòng làm hai. 2. Chặn lại; Cản lại: Ngăn nước lũ; Nào ai cấm chợ ngăn sông (cd).ngăn cấm- đg. Cấm, không cho phép làm việc gì đó (nói khái quát). Ngăn cấm trẻ con hút thuốc lá.ngăn nắp- tt. (Sắp xếp) gọn gàng đâu ra đấy: nhà cửa ngăn nắp, sạch sẽ sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng.ngắn- tt Có chiều dài rất hạn chế trong không gian hay trong thời gian: Đừng chê lươn ngắn mà tham chạch dài (tng); Ngày vui ngắn chẳng đầy gang (K); Sông sâu, sào ngắn khôn dò (cd).ngắt- 1 đg. 1 Dùng đầu ngón tay bấm cành, hoa, lá cho lìa ra, đứt ra. Ngắt một bông hoa. Ngắt bỏ lá sâu. Ngắt ngọn. 2 Làm cho bị đứt quãng, mất liên tục. Ngắt lời. Ngắt mạch điện.- 2 p. (dùng phụ sau t., trong một số tổ hợp). Đến mức độ cao và thuần một màu, một vị hay một tính chất, thường gợi cảm giác không ưa thích. Xanh ngắt°. Tái ngắt°. Măng đắng ngắt. Vắng ngắt°. Nguội ngắt°. Chán ngắt°. // Láy: ngăn ngắt (ý mức độ nhiều).ngặt nghèo- tt. 1. Quá ngặt làm cản trở, khó khăn, gây cảm giác khó chịu: kiểm soát ngặt nghèo. 2. Khó khăn có thể dẫn đến nguy hiểm khó mà vượt được: ca mổ ngặt nghèo ở trong hoàn cảnh ngặt nghèo giữa cái sống và cái chết.ngâm- 1 đgt Đọc một bài thơ với giọng kéo dài: Ngâm một câu thơ vỗ bụng cười (NgCgTrứ).- 2 đgt 1. Dìm lâu trong một chất lỏng: Sớm ngày đem lúa ra ngâm, bao giờ mọc mầm ta sẽ vớt ra (cd). 2. Để lâu không làm đến hoặc không xét đến: Vì tính quan liêu nên công việc ngâm mãi không giải quyết.- tt Nói vật gì đã dìm lâu trong nước: Tre ; Nỡ nào để hồng ngâm chuột vọc (BNT).ngâm nga- đg. Ngâm để tự thưởng thức, để thoả mãn ý thích (nói khái quát). Ngâm nga cho đỡ buồn.ngầm- I. tt. 1. Kín, không lộ ra do ở sâu bên trong, bên dưới: hầm ngầm, tàu ngầm. 2. Kín đáo không cho người khác biết: Hai người ngầm báo cho nhau nghịch ngầm. II. dt. Đoạn đường giao thông đi sâu dưới: xe đi qua ngầm.ngẫm- đgt Suy nghĩ sâu xa: Chống tay ngồi ngẫm sự đời (CgO); Trông người lại ngẫm đến ta (K).ngấm- đg. 1 Đã thấm hoàn toàn một chất lỏng nào đó do đã được ngâm lâu, hoặc đã chịu đầy đủ tác dụng của nó (có thể tan một phần trong đó). Vải đã ngấm nước. Ngâm rượu chưa ngấm. Chè pha đã ngấm. 2 Đã dần dần chịu một tác dụng nào đó đến mức thấy rõ. Ngấm thuốc, người khoẻ ra. Giờ mới ngấm mệt. Ngấm đòn (kng.).ngậm- đgt. 1 Mím môi lại để giữ cho miệng ở trạng thái khép kín; trái với há: ngậm chặt miệng. 2. Giữ ở miệng hoặc trong miệng: ngậm thuốc Mồm ngậm kẹo. 3. Nén chịu đựng: ngậm oan ngậm đắng ra về.ngậm ngùi- đgt Cảm thấy buồn rầu đau xót: Nghĩ thân mà lại ngậm ngùi cho thân (K); Phận bạc ngậm ngùi người chín suối (ChMTrinh).ngân- 1 d. (cũ; chỉ dùng trong một số tổ hợp). Tiền do cơ quan nghiệp vụ thu vào hay phát ra. Người phát ngân. Giấy chuyển ngân. Thu ngân.- 2 đg. (Âm thanh) kéo dài và vang xa. Tiếng chuông ngân. Tiếng hát ngân xa.ngân hà- dt. Dải màu trắng ở trên bầu trời, do các ngôi sao li ti hợp thành, trông như một dòng sông trắng (vào đêm trời quang).ngân hàng- dt (cn. Nhà băng) Cơ quan phụ trách việc trao đổi tiền tệ, cho nhân dân vay tiền, gửi tiền tiết kiệm, phát hành giấy bạc, làm môi giới trong công, thương nghiệp, nhằm đẩy mạnh việc phát triển kinh tế: Hiện nay nhiều nước cũng đã đặt ngân hàng ở nước ta.ngân khoản- d. Khoản tiền ghi trong ngân sách để chi dùng cho một công việc nhất định.ngân phiếu- dt. Phiếu ghi số tiền được chi thay cho tiền mặt (dùng làm cơ sở để nhận tiền).ngân quỹ- Toàn thể tiền thu và chi của một tổ chức, một đoàn thể.ngân sách- d. Tổng số nói chung tiền thu và chi trong một thời gian nhất định của nhà nước, của xí nghiệp hoặc của một cá nhân. Dự án ngân sách. Quyết toán ngân sách.ngần ngại- đgt. Đắn đo, do dự, không dứt khoát: muốn nhưng còn ngần ngại nhận ngay không một chút ngần ngại.ngần ngừ- đgt Lưỡng lự, chưa quyết định: Ông cụ thấy con còn ngần ngừ, thì lộ ra vẻ không bằng lòng (NgCgHoan).ngẩn ngơ- t. Ở trạng thái như không còn chú ý gì đến xung quanh, vì tâm trí đang để ở đâu đâu. Tiếc ngẩn ngơ. Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ... (cd.).ngập- đgt. 1. (Nước, chất lỏng) tràn và phủ kín bề mặt: Nước lũ làm ngập nhà cửa chan canh ngập bát cơm Nước sông lên làm ngập hết đường sá. 2. Nằm ở dưới sâu, bị phủ lấp kín: Lưỡi cuốc cắm ngập xuống đất ngập trong công văn giấy tờ. 3. Phủ, che lấp hết cả do quá nhiều và trải khắp: lúa tốt ngập đồng.ngập ngừng- đgt 1. Chưa dám thổ lộ tâm tình: Làm chi cho dạ ngập ngừng, đã có cà cuống thì đừng hạt tiêu (cd). 2. Rụt rè: Ngập ngừng nàng mới giãi lời trước sau (K); Ngập ngừng, sinh mới rén chiềng (HT).- trgt Như Ngấp ngứng, Nói đọc không được thông: Chưa thuộc bài, nên đọc ngập ngứng.ngất ngưởng- t. 1 Ở thế không vững, lắc lư nghiêng ngả như chực ngã. Say rượu đi ngất ngưởng. 2 Như ngất nghểu. // Láy: ngất nga ngất ngưởng (ý mức độ nhiều).ngẫu hứng- dt. Cảm hứng tự nhiên bột phát: ngẫu hứng làm thơ.ngẫu nhiên- trgt (H. ngẫu: tình cờ; nhiên: như thường) Tình cờ mà có; Không hẹn mà có; Không dự đoán trước: Việc đó xảy ra ngẫu nhiên.ngây dại- t. Ngây ngô, dại dột không biết gì. Khuôn mặt ngây dại. Giả ngây giả dại.ngây ngất- tt. 1. Cảm thấy hơi choáng váng, khó chịu: ngây ngất vì cảm nắng Mới ốm dậy, người vẫn còn ngây ngất. 2. Quá say mê, đến mức như mất cả vẻ tỉnh táo, tinh nhanh: sung sướng ngây ngất hương thơm ngây ngất.ngây thơ- tt 1. Còn trẻ dại: Uốn cây từ thuở còn non, dạy con từ thuở con còn ngây thơ (cd). 2. Mộc mạc, tự nhiên, có tính tình trong trắng: Thương em chút phận ngây thơ, lầm than đã trải, nắng mưa đã từng (cd).nghe- I đg. 1 Cảm nhận, nhận biết bằng cơ quan thính giác. Nghe có tiếng gõ cửa. Không nghe thấy gì cả. Nghe nói rằng... Điều tai nghe mắt thấy. 2 (id.). Dùng tai chú ý để có thể nghe. Lắng nghe. Nghe giảng. Nghe hoà nhạc. 3 Cho là đúng và làm theo lời. Nghe lời. Bảo không nghe. 4 (kng.). Nghe có thể đồng ý, có thể chấp nhận được. Anh nói thế khó nghe lắm. Bài báo viết nghe được. 5 Có cảm giác thấy. Nghe trong người dễ chịu. Mồ hôi thấm vào miệng nghe mằn mặn. Nghe có mùi thối.- II tr. (ph.). Nhé. Em nhớ! Đi mạnh giỏi nghe con!nghẹn- đgt 1. Bị tắc ở cuống họng: Vì có bệnh nên ăn hay bị nghẹn. 2. Nói cây không lớn lên được: Lúa nghẹn vì hạn hán.nghẹn ngào- Cảm động quá không nói được lên lời.nghèo- t. 1 Ở tình trạng không có hoặc có rất ít những gì thuộc yêu cầu tối thiểu của đời sống vật chất; trái với giàu. Con nhà nghèo. Một nước nghèo. 2 Có rất ít những gì được coi là tối thiểu cần thiết. Đất xấu, nghèo đạm. Bài văn nghèo về ý.nghèo hèn- tt Nghèo mà ở địa vị thấp trong xã hội: Nghèo hèn, ai chớ phàn nàn làm chi (Tản-đà).nghèo nàn- Nghèo lắm, thiếu thốn quá: Cảnh nghèo nàn tạm bợ.NGhèO NGặT.- t. 1. Túng thiếu, khó khăn: Đời sống nghèo ngặt. 2. Gay go: Tình thế nghèo ngặt.NGhèO TúNG.- Nh. Nghèo khổ.nghèo túng- t. Nghèo và ở trong cảnh luôn luôn túng thiếu (nói khái quát).nghẹt mũi- tt Tắc mũi: Bị cảm nên nghẹt mũi.nghề- I. d. 1. Cg. Nghề nghiệp, nghệ nghiệp. Công việc hằng ngày làm để sinh nhai: Nghề thợ tiện. 2. Tài hoa về một môn gì: Nghề chơi cũng lắm công phu; Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm (K). II. t. Thông thạo (thtục): Anh ấy bắn chim nghề lắm.NGhề.- d. Khỉ: Hình dung xấu như con nghề.NGhề NGhiệP.- Cg. Nghệ nghiệp. Nghề làm để mưu sống: Mỗi người phải có một nghề nghiệp.Nghề NGỗNG.- Nghề, dùng với ý xấư: Lông bông chẳng có nghề ngỗng gì.nghệ- d. Cây trồng cùng họ với gừng, củ có thịt màu vàng, dùng để nhuộm hay làm gia vị. Vàng như nghệ.nghệ nhân- dt. Người có tài trong một ngành nghệ thuật như biểu diễn nghệ thuật hoặc làm thủ công mĩ nghệ: nghệ nhân cải lương.nghệ sĩ- dt (H. sĩ: người có học vấn) Người có tài về một nghệ thuật đòi hỏi óc sáng tạo: Người nghệ sĩ là người có tâm hồn nhạy cảm (PhVĐồng).nghệ thuật- d. 1 Hình thái ý thức xã hội đặc biệt, dùng hình tượng sinh động, cụ thể và gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng, tình cảm. Nghệ thuật tạo hình. Xây dựng hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học. 2 Phương pháp, phương thức giàu tính sáng tạo. Nghệ thuật lãnh đạo.nghển- đgt. Vươn cao cổ lên: nghển cổ lên mà trông.nghênh chiến- đgt (H. nghênh: đón; chiến: đánh nhau) Đón địch đến để đánh: Máy bay của ta vút lên nghênh chiến; Truyền hịch cho tướng sĩ nghênh chiến (NgHTưởng).nghênh tân- đgt (H. tân: khách) Tiếp khách: Trong buổi lễ long trọng đã có một ban nghênh tân.nghi- đg. Nghĩ có thể là người nào đó, là đã xảy ra việc nào đó, thường là không tốt, nhưng không có đủ cơ sở để khẳng định. Nghi có kẻ đã lấy cắp. Hết nghi người này, đến nghi người khác. Nghi oan. Tôi nghi là anh ta đã biết rồi.nghi thức- dt. Hình thức để giao tiếp hoặc tổ chức buổi lễ đã có quy ước sẵn: nghi thức Đội nghi thức của lời nói.nghi vấn- tt (H. nghi: ngờ vực; vấn: hỏi) Còn đáng ngờ chưa tin được: Giải quyết một điều nghi vấn theo cách võ đoán (DgQgHàm).nghỉ- 1 d. (ph.) Nó, hắn.- 2 đg. 1 Tạm ngừng công việc hoặc một hoạt động nào đó. Nghỉ một tí cho đỡ mệt. Làm việc ngày đêm không nghỉ. Nghỉ tay°. Nghỉ đẻ (nghỉ theo quy định trong thời gian sinh đẻ, đối với người làm việc ăn lương). Máy chạy lâu cần cho nghỉ. 2 Thôi, không tiếp tục công việc nghề nghiệp, chức vụ đang làm. Nghỉ việc°. Nghỉ hưu (về hưu). Nghỉ chức trưởng phòng (kng.). 3 (kc.). Ngủ. Khuya rồi mời cụ đi nghỉ.nghỉ việc- đgt. Thôi không làm việc tại cơ quan, xí nghiệp: Xí nghiệp cho công nhân nghỉ việc vì thiếu nguyên vật liệu.nghĩ- đgt 1. Vận dụng trí tuệ để suy xét tìm tòi: ăn có nhai, nói có nghĩ (tng). 2. Xét rằng: Sự đời nghĩ cũng nực cười, một con cá lội, mấy người buông câu (cd). 3. Có ý kiến về việc gì: Họ đề nghị thế, ông nghĩ thế nào? 4. Quan tâm đến: Anh phải nghĩ đến sức khỏe của các cháu. 5. Tưởng nhớ đến: Nghĩ người ăn gió nằm mưa xót thầm (K). 6. Coi là, cho là: Vào rừng chẳng biết lối ra, thấy cây núc nác nghĩ là vàng tâm (cd).nghị định- Lệnh ban hành từ chính quyền cấp bộ hoặc trên bộ, gồm một phần nhắc lại các văn bản dùng làm căn cứ và một phần trình bày những điều mà cấp dưới phải thi hành: Nghị định bổ dụng cán bộ.Nghị ĐịNh Thư.- Văn kiện phụ của một hiệp định cụ thể hóa những điểm mà hiệp định chỉ nói khái quát và nêu lên phương thức và các biện pháp thi hành.nghị hòa- nghị hoà đg. (cũ). Bàn bạc giảng hoà giữa các bên đang giao chiến.nghị luận- đgt. Bàn bạc và đánh giá một vấn đề: văn nghị luận (thể văn dùng lí lẽ phân tích, giải quyết vấn đề).nghị lực- dt (H. nghị: quả quyết; lực: sức) ý chí kiên quyết và bền vững: Tư tưởng cách mạng khi đã triệt để thì tạo nên nghị lực phi thường (VNgGiáp).nghị quyết- Điều đã được thông qua ở một hội nghị và cần được thi hành.nghị sĩ- d. Người được bầu vào nghị viện (hay quốc hội ở một số nước dân chủ). Nghị sĩ hạ nghị viện. Nghị sĩ quốc hội.nghĩa- 1 dt. 1. Lẽ phải, điều làm khuôn phép cho cách xử thế: làm việc nghĩa hi sinh vì nghĩa lớn. 2. Quan hệ tình cảm tốt, trước sau như một: ăn ở với nhau có nghĩa nghĩa vợ chồng.- 2 dt. 1. Nội dung diễn đạt của một kí hiệu: nghĩa của từ nghĩa của câu. 2. Cái nội dung tạo nên có giá trị: Tiếng hát làm cho cuộc sống thêm có nghĩa.nghĩa địa- dt (H. địa: đất) Khu đất dành cho việc chôn cất người chết: Những nghĩa địa, lăng tẩm và cây cối trồng ở đó cũng không được đem chia hoặc phá hoại (Trg-chinh).nghĩa vụ- d. 1 Việc mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc phải làm đối với xã hội, đối với người khác. Lao động là nghĩa vụ của mỗi người. Nghĩa vụ công dân. Thóc nghĩa vụ (kng.; thóc nộp thuế nông nghiệp). 2 (kng.). Nghĩa vụ quân sự (nói tắt). Đi nghĩa vụ. Khám nghĩa vụ (khám sức khoẻ để thực hiện nghĩa vụ quân sự).nghịch- 1 đgt. (Thường nói về trẻ em) chơi những trò lẽ ra không nên chơi vì có thể gây hại: Trẻ nghịch đất nghịch dao sẽ bị đứt tay.- 2 tt. 1. Ngược, trái với thuận: nghịch theo chiều kim đồng hồ phản ứng nghịch. 2. Hay làm loạn, chống đối lại: Đất nghịch có tiếng xưa nay.nghịch cảnh- dt (H. cảnh: cảnh ngộ) Cảnh ngộ éo le: Giữa bao nhiêu nghịch cảnh của cuộc đời (Ng-hồng).nghiêm- 1. t. Chặt chẽ, đứng đắn trong cách sống, cách cư xử, cách làm: Kỷ luật nghiêm; Thầy nghiêm; Bộ mặt nghiêm. 2. th. Từ dùng để ra lệnh đứng ngay ngắn: Nghiêm! chào cờ chào!NGhiêM CáCh.- Ráo riết, chặt chẽ, đúng khuôn phép.nghiêm cấm- đg. Cấm ngặt, hoàn toàn không cho phép. Pháp luật nghiêm cấm.nghiêm khắc- tt (H. nghiêm: riết ráo; khắc: gấp gáp) Riết ráo, không dung thứ: Nhân dân khắp thế giới đều nghiêm khắc lên án Mĩ (HCM).nghiêm trọng- t. Ở trong tình trạng xấu, gay go đến mức trầm trọng, có nguy cơ dẫn đến những hậu quả hết sức tai hại. Tình hình nghiêm trọng. Tệ lãng phí nghiêm trọng. Mất đoàn kết nghiêm trọng.nghiên cứu- đgt. Xem xét, làm cho nắm vững vấn đề để nhận thức, tìm cách giải quyết: nghiên cứu tình hình nghiên cứu khoa học.nghiền- 1 đgt 1. Tán nhỏ ra; Tán thành bột: Nghiền hạt tiêu. 2. Đọc chăm chỉ, học kĩ, nghiên cứu kĩ: Nghiền văn chương; Nghiền lịch sử.- trgt Nói mắt nhắm hẳn: Nhắm mắt lại.- 2 tt Nói kẻ nghiện thuốc phiện: Cải tạo những kẻ nghiền.nghiến- I. đg. 1. Lăn trên một vật và đè nát ra hay đứt ra: Máy nghiến đứt ngón tay; Xe lửa nghiến chết người. 2. Nghiền nát ra: Mọt nghiến gỗ. 3. Nói một cách day dứt cay độc: Mẹ chồng nghiến con dâu. II. ph. Tức khắc và nhanh chóng: Ăn nghiến đi; Nói xong xé nghiến tờ giấy.NGhiếN NGấU.- Nh. Nghiến, ngh. II: Ăn nghiến ngấu hết gói kẹo.NGhiếN RăNG.- đg. 1. Xát mạnh hai hàm răng với nhau thành tiếng. 2. Cắn chặt hai hàm răng tỏ ý tức giận lắm: Máu ghen ai chẳng chau mày nghiến răng (K).NGhiệN.- t. Ham mê đến thành có thói quen rất khó chừa: Nghiện thuốc phiện; Nghiện rượu.NGhiệN húT.- Cg. Nghiện ngập. Nghiện thuốc phiện.nghinh- Nh. Nghênh (trong một số trường hợp như nghinh chiến, nghinh địch, nghinh hôn, v.v.).ngỏ- đgt 1. Nói mở cửa: Đêm qua ngỏ cửa chờ ai (cd). 2. Tỏ lời: Sự lòng ngỏ với băng nhân (K). 3. Cho biết: Gặp đây xin ngỏ tính danh cho tường (BCKN).- tt, trgt 1. Không đóng kín: Cửa. 2. Để mọi người biết: Đăng trên báo một bức thư ngỏ.ngõ- d. 1 Đường nhỏ và hẹp trong làng xóm, phố phường. Ngõ phố. Đường ngang ngõ tắt. 2 (cũ, hoặc ph.). Cổng vào sân nhà. Bước ra khỏi ngõ. Trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã tường (tng.).ngõ hẻm- dt. 1. Ngõ đi sâu vào một nơi nào đó, rất hẻm: hang cùng ngỏ hẻm. 2. Ngõ rất nhỏ và hẹp giữa các đường phố.ngó- 1 dt Mầm non của một số loài cây đâm từ dưới nước lên: Ngó sen; Ngó cần.- 2 đgt 1. Nhìn: Ngó ra đằng sau, còn thấy một hai cung điện cũ (Trương Vĩnh Kí). 2. Chú ý nhìn: Trời sinh con mắt là gương, người ghét ngó ít, người thương ngó hoài (cd). 3. Để ý trông nom: Cửa nhà, chẳng thèm ngó tới.ngoài- I d. 1 Phía những vị trí không thuộc phạm vi được xác định nào đó; trái với trong. Nhìn ra ngoài. Ai đứng ngoài kia? Yếu tố ngoài hệ thống. Dư luận trong và ngoài nước. Nước ngoài°. 2 Tập hợp những vị trí tuy thuộc phạm vi được xác định nào đó, nhưng nằm ở ranh giới và hướng ra phía những vật xung quanh. Mặt ngoài của cái tủ. Bệnh ngoài da. Áo khoác ngoài. Nhìn bề ngoài. 3 (dùng phụ sau d.). Phía trước so với phía sau, hoặc phía những vị trí ở xa trung tâm so với phía những vị trí ở gần trung tâm; trái với trong. Nhà ngoài. Vây vòng trong vòng ngoài. 4 Vùng địa lí ở vào phía bắc so với địa phương được xác định làm mốc, trong phạm vi đất nước Việt Nam; trái với trong. Ra Hà Nội, ăn Tết ở ngoài ấy. Quà của bà con ngoài này gửi biếu trong đó. 5 (dùng trước d.). Khoảng thời gian sau thời điểm xác định làm mốc không bao lâu. Ra ngoài Tết. Ngoài rằm thì gặt. Tuổi ngoài năm mươi. 6 (dùng trước d.). Phạm vi những gì không trong phạm vi được xác định. Lớp học ngoài giờ. Kết quả ngoài sức tưởng tượng. Việc làm ngoài ý muốn. 7 (dùng trước d.). Phạm vi những gì khác, không kể những cái được xác định. Ngoài báo cáo chính, còn có nhiều báo cáo bổ sung. Ngoài tiền lương ra, không có khoản thu nhập nào khác. Không ai, ngoài anh ta.- II k. Từ biểu thị điều sắp nêu ra là nơi sự vật nói đến tồn tại hoặc sự việc, hiện tượng nói đến xảy ra, nơi đó được coi là ở phía, vùng ngoài so với vị trí lấy làm mốc. Trẻ đang chơi ngoài sân. Đứng ngoài đường nhìn vào nhà. Ngoài Bắc đang mùa mưa. Trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã tường (tng.).ngoài ra- Ngoài cái vừa nói đến là chính, còn có những cái khác nữa: Chỉ có cố gắng học và phấn đấu, ngoài ra không có cách nào khác.ngoại giao- dt (H. giao: trao đổi với nhau) 1. Sự giao thiệp với nước ngoài về mọi mặt: Theo một chính sách ngoại giao hoà bình và hũu nghị giữa các dân tộc (HCM). 2. Người làm công tác giao thiệp với nước ngoài: Nguyễn Trãi quả thực là một nhà chính trị có tầm mắt cao xa, rộng lớn, đồng thời là một nhà ngoại giao khôn khéo (PhVĐồng).ngoại ngữ- Tiếng nước ngoài.ngoại ô- d. 1 Vùng ở rìa nội thành của thành phố. Các phố ngoại ô. 2 (cũ; id.). Ngoại thành. Các làng ở ngoại ô.ngoại quốc- dt. Nước ngoài: người ngoại quốc từ ngoại quốc trở về.ngoại thương- dt (H. thương: buôn bán) Sự buôn bán với nước ngoài: Thông qua con đường ngoại thương để có thiết bị cần thiết.ngoạm- đg. Cắn một miếng to: Chó ngoạm thịt.ngoan- t. 1 Nết na, dễ bảo, biết nghe lời (thường nói về trẻ em). Đứa bé ngoan. 2 (cũ). Khôn và giỏi (thường nói về phụ nữ). Gái ngoan. Nước lã mà vã nên hồ, Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan (cd.). 3 (id.; kết hợp hạn chế). Khéo trong lao động. Cô ấy dệt trông ngoan tay lắm.ngoan cố- tt. Khăng khăng không chịu từ bỏ ý nghĩ, hành động dù bị phản đối mạnh mẽ: ngoan cố không chịu nhận khuyết điểm thái độ ngoan cố.ngoan ngoãn- tt Nói trẻ em rất ngoan: Dần dần em nào cũng trở nên ngoan ngoãn (HCM).ngoạn mục- Đẹp mắt: Gian phòng trang trí ngoạn mục lắm.ngọc- d. Đá quý, thường dùng làm vật trang sức, trang trí. Chuỗi hạt ngọc.ngọc lan- dt. Cây to cùng họ với giổi, lá hình trái xoan, dài, hoa màu trắng, hương thơm lâu, thường trồng để lấy hoa.ngọc trai- dt Thứ ngọc lấy trong con trai: Hiện nay nhân dân ta đã biết nuôi trai để có ngọc trai.ngòi- d. 1. Cg. Ngòi lửa. Vật dẫn lửa vào thuốc nổ: Ngòi pháo; Ngòi súng. 2. Kim châm của ong. 3. Cục mủ nhỏ và rắn ở chính giữa một mụn nhọt. 4. Mầm mống: Ngòi cách mạng; Ngòi chia rẽ.NGòi BúT.- Thứ mỏ bằng kim loại, dùng để viết.ngòi viết- đphg, Nh. Ngòi bút.ngói- 1 dt Loài chim cùng họ với bồ cầu, nhưng bé hơn, thường sống thành từng đàn: Chim ngói mùa thu, chim cu mùa hè (tng).- 2 dt Tấm đất nung chín, dùng để lợp nhà: Nhà ngói cây mít (tng); Đình bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu (cd).ngon- t. 1 (Thức ăn, thức uống) gây được cảm giác thích thú, làm cho ăn hoặc uống không thấy chán. Món ăn ngon. Rượu ngon. Gạo ngon cơm. 2 (Ngủ) say và yên giấc, đem lại cảm giác dễ chịu cho cơ thể. Ngủ ngon. 3 (ph.; kng.). Giỏi, cừ, đáng khen, đáng phục. Bài toán khó thế mà nó giải rất ngon. Thằng nhỏ chịu đau ngon lắm.ngón chân- dt Ngón của bàn chân: Vì tai nạn, gẫy mất hai ngón chân.ngọn- d. 1. Phần chót cao nhất của một vật: Ngọn cây; Ngọn núi. 2. Đầu nhọn của một vật: Ngọn bút. 3. Nơi xuất phát của một nguồn nước chảy: Ngọn sông; Ngọn suối.ngọn ngành- d. Đầu đuôi cùng với chi tiết tỉ mỉ của sự việc (nói khái quát). Hỏi cho rõ ngọn ngành. Kể ngọn ngành.ngọt- tt. 1. Có vị như vị của đường, mật: cam ngọt Nước rất ngọt thích ăn của ngọt. 2. (Món ăn) ngon, đậm đà, dễ ăn: cơm dẻo canh ngọt gà ngọt thịt. 3. (Lời, giọng, âm thanh) dễ nghe, êm tai: trẻ con ưa ngọt ngọt giọng hò. 4. (Sắc, rét) ở mức độ cao: Dao sắc ngọt rét ngọt.ngô- 1 dt (thực) Loài cây lương thực cùng họ với lúa, quả gọi là bắp gồm nhiều hạt xếp xít nhau trên một cái lõi: Ông mãnh lúa ngô, bà cô đậu nành (tng).- 2 dt Cây ngô đồng: Biết bao giờ phượng tới cành ngô (BNT); Tuyết nhường cưa xẻ héo cành ngô (Chp).ngộ độc- Bị trúng độc.ngộ nhận- đg. Hiểu sai, nhận thức sai. Vì ngộ nhận nên đã mắc mưu.ngốc- tt. Kém, không thông minh trong xử sự, suy xét vấn đề: thằng ngốc Ngốc thế, có vậy mà không biết.ngôi- 1 dt 1. Chức vị và quyền hành của nhà vua: Lên ngôi; Cướp ngôi. 2. Vị trí trên thang quyền lực hay danh vọng: Cũng ngôi mệnh phụ đường đường (K); Giờ ra thay bực đổi ngôi (K). 3. Vị trí ở nơi nào: Sao đổi ngôi.- 2 dt Danh từ ngữ pháp biểu thị vai trò của người, vật hay sự việc trong sự tương quan: Từ tôi là ngôi thứ nhất, từ nó là ngôi thứ ba.- 3 dt Từ đặt trước một danh từ chỉ một vật có bề thế: Ngôi đền; Ngôi chùa; Ngôi mộ.- 4 dt Thế nằm của thai nhi trước khi sinh: Ngôi ngang của cái thai.- 5 dt Đám tóc ở phía trước đầu người ta: Rẽ đường ngôi.ngồi- đg. 1. Đặt mông vào một chỗ: Ngồi ghế; Ngồi xe. 2. ở lâu một chỗ: Ngồi dạy học; Ngồi tù.NGồi bệT.- đg. Cg. Ngồi phệt. Đặt hẳn mông xuống một chỗ, chân co.ngồi tù- đg. (kng.). Bị giam trong nhà tù.ngôn ngữ- I. dt. 1. Hệ thống các âm thanh, các từ ngữ và các quy tắc kết hợp chúng, làm phương tiện giao tiếp chung cho một cộng đồng: ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất. 2. Hệ thống kí hiệu làm phương tiện diễn đạt, thông báo: ngôn ngữ điện ảnh ngôn ngữ hội hoạ. 3. Cách, lối sử dụng ngôn ngữ có tính chất cá biệt riêng lẻ: ngôn ngữ truyện Kiều.ngôn từ- dt (H. từ: lời) Chữ nghĩa dùng khi nói hoặc khi viết: Khi viết, ông ấy rất thận trọng trong việc dùng ngôn từ.ngông cuồng- t. Có những suy nghĩ, hành động ngược với lẽ thường mà không còn có đủ lí trí để suy xét đúng sai nữa. Tham vọng ngông cuồng.ngỗng- 1 dt 1. Loài chim cùng họ với vịt nhưng cổ dài: Em bé chăn đàn ngỗng ra bãi cỏ. 2. Con số 2 là điểm xấu (thtục): Hôm nay nó bị hai con ngỗng.- 2 dt Be rượu có cổ dài: Lão ta ngồi tu một ngỗng rượu.ngơ ngác- đg. (hoặc t.). Ở trạng thái không định thần được trước cảnh vật quá xa lạ hoặc sự việc diễn biến quá bất ngờ. Ngơ ngác như người mất hồn.ngờ- 1 đgt. Cảm thấy chưa thể tin hẳn được, nhưng chưa có cơ sở để khẳng định: số liệu đáng ngờ Không nên ngờ lòng tốt của chị ấy.ngỡ- đgt 1. Tưởng lầm: Vào rừng chẳng biết lối ra, thấy cây núc nác ngỡ là vàng tâm (cd). 2. Tưởng như: Hôm nay vui đến ngỡ trong mơ (Tố-hữu).ngu- t. Rất kém về trí lực, chẳng hiểu biết gì về cả những điều ai cũng hiểu, cũng biết. Ngu quá, để cho trẻ con nó đánh lừa. Đồ ngu (tiếng mắng).ngu dân- đgt. Kìm hãm, không cho phát triển dân trí, làm cho dân chúng luôn ở trong vòng ngu muội, dốt nát để dễ bề cai trị: Chính sách ngu dân của thực dân.ngủ- đgt 1. ở trạng thái ý thức và cảm giác tạm ngừng, các hoạt động hô hấp và tuần hoàn chậm lại, các bắp thịt giãn mềm, cơ thể được nghỉ ngơi: ăn được ngủ được là tiên (cd). 2. Giao hợp: Ngủ với trai.ngũ- d. 1. Đơn vị quân đội xưa, gồm năm người. 2. Đơn vị chiều dài cũ, bằng năm thước, hay mười gang, vào khoảng hai mét, dùng trong đo đạc (cũ).NGũ âM.- Năm âm thanh chính của nhạc cổ là cung, thương, chủy, giốc, vũ.ngũ quan- d. Năm giác quan của con người: các cơ quan thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác (nói tổng quát).ngũ vị- dt. Năm mùi (mặn, đắng, chát, cay, ngọt).ngụ- đgt, trgt ở đậu: Hiện nay anh ngụ tại đâu?; Phải tạm ở ngụ nhà một người cháu.ngụ ngôn- Truyện đặt ra, thường dùng súc vật thay người để miêu tả nhân tình thế thái và ngụ ý răn đời bằng một kết luận luân lý.ngục- d. (thường chỉ dùng trong một số tổ hợp). Nhà lao. Lính gác ngục. Nơi ngục tối. Vượt ngục°.nguội- I. tt. Hết nóng, trở thành nhiệt độ bình thường: nước đun sôi để nguội cơm nguội. II. dt. Phương pháp chế tạo, lắng xuống theo lối thủ công.nguồn- dt 1. Nơi mạch nước ngầm xuất hiện và bắt đầu chảy thành dòng nước: Sữa mẹ như nước trong nguồn chảy ra (cd). 2. Vật hay nơi làm nảy sinh một vật khác hoặc một hiện tượng, một năng lượng: Nguồn nhiệt; Nguồn ánh sáng; Nguồn điện; Nguồn hàng. 3. Điều làm nảy ra một tình cảm, một trạng thái: Nguồn vui; Nguồn an ủi; Nguồn lo lắng.nguồn gốc- d. Nơi từ đó nảy sinh ra. Nguồn gốc xa xưa của loài người.nguy hiểm- I. tt. Có thể gây tai hại lớn cho con người: kẻ thù nguy hiểm vết thương nguy hiểm. II. dt. Điều nguy hiểm, sự nguy hiểm.nguy nga- tt (H. nguy: cao lớn; nga: núi cao) Nói một công trình kiến trúc cao to, lộng lẫy: Các lâu đài nguy nga, tráng lệ xây dựng từ bao nhiêu đời (NgHTưởng).ngụy trang- NGuỵ TraNG Che đậy dưới những hình thức giả tạo để đánh lừa: cỗ trọng pháo bằng cành cây.NGUYêN.- t, ph. Trước kia là (thường đứng trước một từ chỉ chức vụ): Nguyên trưởng phòng hành chính; Anh ta nguyên là nông dân, nay là quân nhân.NGUYên.- t. 1. Còn như khi mới được tạo nên, làm ra: áo mới nguyên. 2. "Nguyên khai" nói tắt: Dầu nguyên.NGuYêN.- d. Người đi kiện: Bên nguyên đòi bên bị bồi thường.NGUYÊN áN.- Đề án đầu tiên.nguyên chất- t. Thuần một chất, không có chất khác lẫn vào hoặc không có pha chế. Vàng nguyên chất. Cà phê nguyên chất.nguyên nhân- dt. Điều gây ra một kết quả hoặc làm xẩy ra một sự việc, một hiện tượng: tìm hiểu nguyên nhân quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả.nguyên tắc- dt (H. nguyên: gốc; tắc: phép tắc) 1. Điều cơ bản đã được qui định để dùng làm cơ sở cho các mối quan hệ xã hội: Nguyên tắc của ta thì phải vững chắc, nhưng sách lược của ta thì linh hoạt (HCM). 2. Điều cơ bản rút ra từ thực tế khách quan để chỉ đạo hành động: Nguyên tắc đòn bẩy.nguyên tử- d. Phần tử nhỏ nhất của nguyên tố hoá học, gồm một hạt nhân ở giữa và một hay nhiều electron xung quanh.nguyện vọng- dt. Điều mong muốn: giải quyết theo nguyện vọng quần chúng nguyện vọng chính đáng.ngư phủ- dt (H. phủ: Ông già) ông già đánh cá: Thuê năm ngư phủ hai người, đóng thuyền chực bến kết chài dăng sông (K).ngữ pháp- d. 1. Khoa học nghiên cứu qui luật và cấu tạo ngôn ngữ. 2. Môn học dạy phép đặt câu cho đúng khi nói hoặc khi viết.ngứa- đg. 1 Có cảm giác khó chịu ở ngoài da, cần được xoa, gãi. Ngứa và nổi mẩn. Gãi đúng chỗ ngứa°. 2 (kng.; dùng trong một số tổ hợp, trước d. chỉ bộ phận cơ thể). Cảm thấy khó chịu, muốn làm ngay một cử chỉ, động tác nào đó, hay muốn biểu thị ngay sự phản ứng. Nó ngồi học suốt cả buổi, ngứa tay ngứa chân lắm rồi. Ngứa tai°. // Láy: ngưa ngứa (ý mức độ ít).ngựa- 1 dt. 1. Thú chân guốc, chân chỉ có một ngón, chạy nhanh, nuôi để cưỡi, để kéo xe: xe ngựa Ngựa non háu đá. 2. Mã lực: xe dùng máy mười ngựa. 3. Dụng cụ thể dục, có bốn chân, có hình tựa con ngựa, dùng để tập nhảy: nhảy ngựa.- 2 dt. Phản: kê ngựa ngựa gỗ.ngựa ô- dt Ngựa có lông màu đen: Ngựa ô chẳng cưỡi, cưỡi bò, đường ngay chẳng chạy, chạy dò đường quanh (cd).ngực- 1. Mặt trước và trên của thân người, giữa cổ và bụng: Trẻ em nhỏ đeo yếm dãi trên ngực để khỏi bẩn ngực áo. 2. Phần của thân người mà mặt trước là mặt nói trên, từ vai đến hết vùng xương sống, chứa tim, phổi...: May áo phải đo cả vòng cổ lẫn vòng ngực. 3. Toàn bộ hai vú của phụ nữ: Ngay khi bắt đầu tuổi dậy thì, trẻ em gái đã có ngực.ngừng- đg. Không tiếp tục hoạt động, phát triển. Đang nói bỗng ngừng lại. Rét quá, cây ngừng phát triển. Ngừng tay. Không ngừng nâng cao trình độ.ngược đãi- đgt. Đối xử tàn tệ, nhẫn tâm: địa chủ ngược đãi nông nô, con ở.người- dt 1. Động vật có tổ chức cao nhất, có khả năng nói thành lời, có tư duy, có tư thế đứng thẳng, có hai bàn tay linh hoạt sử dụng được các công cụ lao động: Loài người; Mặt người dạ thú (tng). 2. Thân thể: Người cao, người thấp; Người đầy mụn nhọt. 3. Cá nhân thuộc quốc tịch nào: Người Việt-nam; Người Pháp. 4. Kẻ khác mình: Của người phúc ta (tng). 5. Cá nhân có đạo đức tốt: Nuôi dạy con nên người.- đt 1. Đại từ ngôi thứ hai chỉ đối thoại với mình: Người ơi, người ở đừng về (cd). 2. Đại từ ngôi thứ ba chỉ một nhân vật đáng tôn kính: Khi Hồ Chủ tịch đến thăm một doanh trại, bao giờ Người cũng chú ý đến nơi ăn ở của bộ đội.người ta- 1. đ. Mọi người khác: Đừng làm thế người ta cười cho. 2. d. Người nói chung: Người ta ai ai cũng phải lao động.người yêu- d. Người có quan hệ tình yêu với một người khác nào đó, trong quan hệ giữa hai người với nhau.ngưỡng mộ- đgt. Khâm phục, tôn kính, lấy làm gương để noi theo: Vị anh hùng dân tộc được bao thế hệ ngưỡng mộ được nhiều người ngưỡng mộ.ngượng- đgt 1. Hơi thẹn: Đi hỏi vợ việc gì mà ngượng. 2. Cảm thấy không được thoải mái: Tay còn đau, nên viết còn ngượng.ngượng nghịu- t. Tỏ ra không được tự nhiên trong các cử chỉ, cách đi đứng, nói năng, do còn chưa quen hoặc do cảm thấy ngượng. Cầm đũa ngượng nghịu. Vẻ ngượng nghịu như người có lỗi. Ngượng nghịu trong bộ quần áo mới.