Nửa tháng sau, ngượng nghịu như một chú học sinh, En- đru mặc một trong hai bộ com-lê mới xuống dưới nhà. Áo vét-tông màu xám kiểu cài chéo theo lời khuyên của chủ hiệu may Ro-giơ mặc với sơ-mi cổ gập và ca-vát màu sẫm làm tôn thêm màu xám của vải. Không mảy may nghi ngờ gì nữa, hiệu may phố Con- đuýt này may giỏi, và chỉ cần nói đến tên đại úy Xắt-tơn là họ may rất cẩn thận. Sáng hôm ấy Cơ-ri-xtin lại không được khỏe. Nàng hơi đau họng và phải lấy chiếc khăn quàng cũ quấn kín đầu kín cổ. Nàng đang rót cà phê thì bộ quần áo choáng lộn của En- đru đập vào mắt nàng. Cơ-ri-xtin ngạc nhiên không nói được đến một lúc. Nàng há hốc miệng.- Ôi anh En- đru, trông anh sang quá! Anh đi đâu đấy?- Đi đâu à, đi thăm bệnh nhân, đi làm công việc hàng ngày của anh chứ còn đi đâu nữa. Sao, em thấy ưng ý không? – Ngượng nghịu làm En- đru nói gần như gắt.- Có – Cơ-ri-xtin đáp, nhưng nàng không nói nhanh ngay để En- đru có thể lấy thế làm hài lòng. – Bộ này… đẹp lắm lắm… nhưng – nàng mỉm cười – không hiểu sao, anh không có vẻ hoàn toàn là anh.- Chắc em chỉ muốn anh trông như một kẻ đầu đường xó chợ thôi, phải không?Cơ-ri-xtin ngồi lặng đi, tay nàng cầm chiếc tách bỗng bóp chặt lại đến nỗi các đốt ngón tay trắng bệch ra. À, En- đru nghĩ, mình đã nói trúng tim đen cô tạ Anh ăn nốt bữa điểm tâm rồi vào phòng khám.Năm phút sau, Cơ-ri-xtin theo En- đru vào phòng khám, khăn quàng vẫn còn quấn quanh cổ, con mắt ngập ngừng, van vỉ.- Anh ạ, đừng hiểu lầm em. Em vui sướng khi thấy anh mặc một bộ quần áo mới. Em muốn anh có đủ mọi thứ, tất cả những gì hợp nhất với anh. Em ân hận về câu nói khi nãy. Nhưng anh hiểu cho, em đã quen thuộc với anh rồi, ôi! khó nói quá, nhưng em xưa nay vẫn coi anh là… anh ạ, em xin anh, đừng hiểu lầm em… là người không thèm chú ý gì đến bề ngoài của mình hoặc đến ý nghĩ của người khác về bề ngoài của mình. Anh còn nhớ cái đầu Ep-xten mà chúng mình đã xem không. Nó sẽ không còn là cái đầu của Ep-xten nữa nếu… nếu nó được cắt gọt, tu sửa cho đẹp đẽ.En- đru cộc cằn đáp:- Tôi không phải là một cái đầu Ep-xten.Cơ-ri-xtin không nói lại câu nào. Từ ít lâu nay, khó bàn cho ra nhẽ được với En- đru, và bị tổn thương vì sự hiểu nhầm này Cơ-ri-xtin không biết nói thế nào. Nàng quay ra, bước đi vẫn còn ngập ngừng.Ba tuần sau, khi người cháu gái của Uy-ni-phrít E-vơ-rít về nghỉ vài tuần ở Luân Đôn, En- đru được thưởng công về việc đã ngoan ngoãn nghe theo lời khuyên của người cô già. Viện ra một cớ nào đó, bà E-vơ-rít mời En- đru đến Pác Ga- đân; bà nhìn anh chăm chú với một vẻ ưng ý nghiêm trang. En- đru cảm thấy anh bị xét duyệt như một thí sinh mà bà ta thấy có thể giới thiệu được. Hôm sau, En- đru được bà vợ đại úy Xắt-tơn cho mời đến. Bệnh ho phấn cỏ hình như lây truyền trong cả gia đình này hay sao ấy cho nên bà này cũng muốn được điều trị như người cộ Lần này, En- đru không còn đắn đo gì khi tiêm cái thứ thuốc ép-tôn vô tác dụng của ngài Glích-cớt vô dụng kia nữa. En- đru gây được một ấn tượng rất tốt đối với bà Xắt-tơn. Và ngay trong tháng đó, anh lại được mời đến khám bệnh cho một người bạn của Uy-ni-phrít E-vơ-rít cũng tại khu Pác Ga- đân này.En- đru rất hài lòng về mình. Anh đang tiến, đang tiến. Trong cơn hăng say cố vươn tới chỗ giàu sang, anh quên mất rằng những bước tiến này của anh đi ngược hẳn lại tất cả những gì mà anh tin tưởng từ trước đến naỵ Lòng kiêu căng hợm hĩnh của anh đã được mơn trớn. Anh cảm thấy nhanh nhẹn, tự tin. Anh không dừng lại để nghĩ rằng số khách bệnh trong đám thượng lưu của anh đang tăng lên như một quả cầu tuyết càng lăn càng to, và quả cầu tuyết ấy thoạt đầu được nặn ra bởi bàn tay của người phụ nữ Đức thấp béo đứng sau quầy tính tiền trong một cửa hiệu bán đùi lợn và thịt bò ở gần cái chợ Mắt-xơn-bơ-rơ tầm thường. Thực ra, trước khi En- đru kịp có thời giờ suy nghĩ, quả cầu tuyết ấy đã lại lăn xuống dốc thêm nữa, và một cơ hội mới khác lý thú hơn mở ra trước mắt En- đru.Một buổi chiều tháng sáu, vào cái giờ trống rỗng giữa hai giờ và bốn giờ thường không diễn ra điều gì quan trọng, En- đru đang ngồi trong phòng khám tính số thu nhập của tháng trước thì bỗng có chuông điện thoại. Ba giây sau, anh đã cầm máy nói:- Vâng, vâng, bác sĩ Men-sân đây.Một giọng hốt hoảng nói hổn hển từ đầu dây đằng kia vọng lại.- Uùi dà, bác sĩ Men-sân, tìm được ông tôi mừng quá. Tôi là Uyn-sơ, Uyn-sơ ở cửa hàng Lo-ri- Ơ đây. Một khách hàng của chúng tôi vừa mới bị tai nạn. Ông đến được không? Ông đến được ngay chứ?- Bốn phút nữa tôi sẽ có mặt.En- đru đặt máy nói, nhảy bổ với tay lấy chiếc mũ, lao người ra ngoài, nhảy lên một chiếc xe buýt đang chạy quạ Bốn phút rưỡi sau, anh đã đẩy chiếc cửa xoay tròn của cửa hàng Lo-ri- Ợ Ma-thơ Cơ-ram ra đón En- đru với vẻ mặt rất lo lắng, đưa anh qua những tấm thảm màu xanh lá cây rộng mông mênh, những tấm gương cao khung mạ vàng, những tấm ván ngăn bằng gỗ sơn tiêu, trên đó như tình cờ người ta thấy treo ở móc một cái mũ xinh xinh, một cái khăn quàng ren hay một cái áo khoác ngoài bằng lông chồn.Vừa bước vội, Ma-thơ Cơ-ram vừa vội vã kể, nghiêm trang:- Chuyện xảy ra với cô Lơ Roa, bác sĩ ạ. Một khách hàng của cửa hàng chúng tôi. May mà không phải khách hàng của tôi, cô ấy lúc nào cũng gây ra những chuyện phiền phức. À, bác sĩ thấy đấy, tôi đã nói với cụ Uyn-sơ về bác sĩ.- Cám ơn – En- đru cộc lốc nói. Anh vẫn còn biết tùy lúc tỏ ra cộc lốc. – Có chuyện gì?- Hình như… thưa bác sĩ, hình như cô ấy bị ngất đi trong phòng thử áo.Lên đến chiếc cầu thang rộng thênh thang, Ma-thơ Cơ-ram giao En- đru lại cho cụ Uyn-sơ hồng hào. Cụ luống cuống thì thào:- Đi lối này bác sĩ ạ, lối này. Tôi mong rằng bác sĩ có thể giúp cho… Thật là một chuyện không may ghê gớm…Trong phòng thử, một gian phòng ấm áp, sàn giải những tấm thảm rất đẹp màu xanh lá cây nhạt hơn, tường bọc gỗ cùng màu kẻ chỉ vàng, có một đám các cô nhân viên bán hàng đang xì xào to nhỏ, một chiếc ghế mạ vàng đổ chổng kềnh, một chiếc khăn mặt vứt trên sàn, một cốc nước bị đổ nghiêng, cảnh tượng bừa bộn, nhốn nháo… Và ở giữa tất cả đám người ồn ào ấy là cô Lơ Roa đang lên cơn động kinh. Cô Lơ Roa nằm dài trên sàn, bàn tay co giật hết nắm lại mở và chân cứng đờ. Thỉnh thoảng một tiếng kêu the thé bật ra từ cổ cô đang ưỡn căng.Vừa lúc En- đru cùng với cụ Uyn-sơ bước vào thì một nhân viên bán hàng nhiều tuổi đứng trong đám người xúm xít ấy oà khóc, nức nở:- Không phải lỗi tại tôi. Tôi chỉ có thưa với tiểu thư Lơ Roa rằng đấy chính là kiểu vẽ mà tiểu thư đã chọn…Uyn-sơ lẩm bẩm:- Trời ơi, trời ơi… khủng khiếp quá. Tôi… tôi có phải gọi xe cứu thương không?- Đừng, chưa cần. – En- đru nói bằng một giọng khác thường. Anh quỳ xuống bên cạnh cô gái. Cô Lơ Roa này còn rất trẻ, khoảng hăm bốn tuổi, đôi mắt xanh, mái tóc nhạt mềm mại như lụa rối tung dưới chiếc mũ méo xệch. Người cô mỗi lúc một cứng hơn, những cơn co giật mỗi lúc một nhiều hơn.Có một phụ nữ khác, đôi mắt đen lo lắng, quỳ ở phía bên kia cô Lơ Roa, chắc là bạn. Người này luôn miệng gọi nho nhỏ: “Tốp-pi ơi, Tốp-pi ơi!”.- Xin mời ra hết khỏi phòng. Mời tất cả mọi người ra khỏi phòng. – En- đru đột ngột nói, mắt anh nhìn vào người phụ nữ mắt đen – trừ tiểu thư này.Các cô nhân viên bán hàng đành lòng đi ra, hơi miễn cưỡng. Nhìn cô Lơ Roa lên cơn động kinh kể cũng khá thích. Ma-thơ Cơ-ram, cả cụ Uyn-sơ nữa cũng ra ngoài. Khi mọi người ra cả rồi, cô gái càng co giật tợn, đến đáng sợ.- Đây là một trường hợp vô cùng nghiêm trọng. – En- đru nói rành rọt từng chữ. Mắt cô Lơ Roa đảo về phía anh – Cho tôi xin một cái ghế.Chiếc ghế đổ được người phụ nữ kia dựng dậy, đặt ở giữa phòng. Rồi rất nhẹ nhàng, rất thương cảm En- đru đỡ cô Lơ Roa ngồi thẳng trên ghế. Anh nâng đầu cô dậy.- Đó. – En- đru nói với giọng thương cảm hơn. Rồi lấy lòng bàn tay anh tát một cái thật kêu vào má cô gái. Đây là hành động dũng cảm nhất của anh từ nhiều tháng nay và than ôi, cũng là hành động dũng cảm nhất trong nhiều tháng sau.Cô Lơ Roa hết kêu eng éc, chân tay cô cũng ngừng vật vã, lòng mắt không đảo đi đảo lại nữa. Cô nhìn En- đru với một nỗi đau đớn kinh ngạc, như một đứa trẻ. Cô chưa kịp giở chứng lại thì En- đru đã lấy tay tát cái thứ hai vào má bên kia đánh bốp một cái nữa. Vẻ lo sợ trên gương mặt của cô Lơ Roa thật tức cười. Cô rùng mình, hình như lại định kêu eng éc, rồi bắt đầu khóc thút thít. Quay sang người bạn gái, cô nói qua hàng nước mắt:- Chị Ơi, cho em về nhà.En- đru nhìn người thiếu phụ mắt đen có ý xin lỗi. Người phụ nữ ấy bây giờ nhìn anh với một vẻ chăm chú đặc biệt nhưng có ý tứ. Anh khẽ nói:- Xin lỗi. Đó là biện pháp duy nhất. Đây là bệnh cuồng phẫn ở thể nặng, tay chân vật vã. Cô ấy có thể tự gây thương tích cho mình. Tôi không đem theo một thứ thuốc giảm đau nào. Nhưng dù sao… thế cũng có hiệu quả.- Vâng, có hiệu quả.- Cứ để cô ấy khóc cho nhẹ người. Đó là một thứ van bảo hiểm tốt. Vài phút nữa là cô ấy bình phục ngay.- Nhưng ông cứ nán lại thêm một chút nữa hẵng – rồi nói nhanh – ông phải đưa cô ấy về nhà.- Được thôi – En- đru trả lời với giọng rất nghề nghiệp.Năm phút sau, Tốp-pi Lơ Roa đã sửa sang xong mặt mũi, một việc làm kéo dài xen vài tiếng nấc rời rạc.- Trông em không quá gớm ghiếc, chứ chị? – Cô Tốp-pi hỏi bạn. Cô tuyệt nhiên không thèm để ý tí gì đến En- đru.Ba người ra khỏi phòng. Họ gây ra một sự xôn xao lớn khi đi qua gian phòng dài bày hàng mẫu. Nỗi kinh ngạc và tâm trạng nhẹ nhõm sau khi cất bỏ được một gánh nặng khiến cho ông già Uyn-sơ nghẹn lời. Cụ không biết, và sẽ không bao giờ biết làm sao lại hoá ra thế này, làm sao En- đru đã làm cho người con gái liệt chân tay và quằn quại kia đứng dậy đi được. Cụ bước chân theo, mồm lẩm bẩm những lời kính cẩn. Khi En- đru theo sau hai người phụ nữ đi qua cửa chính, cụ nồng nhiệt chia tay với anh một bàn tay ướt đẫm mồ hôi.Chiếc xe tắc-xi đưa ba người qua phố Bây-ca-tơ về phía Cẩm thạch môn. Không ai nói một lời nào. Cô Lơ Roa bây giờ ngồi phụng phịu như một đứa trẻ được nuông chiều bị phạt và hãy còn bồn chồn, hay giật mình. Thỉnh thoảng, hai bàn tay và những thớ thịt trên mặt cô tự nhiên giật nhè nhẹ. Bây giờ, ở trạng thái bình thường hơn, trông cô rất mảnh khảnh, và gần như xinh đẹp trong dáng người nhỏ nhắn gầy gò. Quần áo cô rất đẹp, dẫu vậy, En- đru trông cô thật giống một con gà còm nhom thỉnh thoảng lại bị một luồng điện chạy quạ Nhận thức rõ tình thế kỳ quặc này, En- đru cũng bối rối tuy anh quyết tâm triệt để lợi dụng nó cho mình.Chiếc xe lượn vòng qua Cẩm thạch môn, chạy dọc công viên Hai- đơ rồi rẽ về bên trái và dừng lại trước một toà nhà ở phố Gơ-rin. Họ vào ngay trong nhà. Sự trang trí bên trong làm En- đru tưởng chừng nghẹt thở: anh chưa bao giờ tưởng tượng nổi một cảnh xa hoa lộng lẫy đến vậy: gian tiền sảnh rộng lớn, tường bọc gỗ thông dầu, phòng khách bày biện đầy những đồ ngọc bích, trên tường treo độc một bức tranh rất lạ lồng khung làm bằng một thứ gỗ hiếm đắt tiền, ghế dựa sơn mài đỏ và vàng, những chiếc đi-văng rộng, thảm dải sàn màu dìu dịu.Tốp-pi ngồi phịch xuống một chiếc ghế xô-pha đệm xa-tanh, giật chiếc mũ trên đầu quẳng xuống sàn và vẫn không để ý gì đến sự có mặt của En- đru.- Chị Ơi, chị bấm chuông bảo mang nước uống cho em. Lạy Trời, may quá, Ba em không có nhà.Một đầy tớ trai nhanh chóng mang đồ giải khát lên. Khi người đầy tớ đi rồi, người bạn của Tốp-pi nhìn En- đru với một vẻ trầm ngâm, trên đôi môi gần như, nhưng không hẳn, nở một nụ cười:- Có lẽ tôi phải giải thích để bác sĩ hay, sự việc vừa qua xảy ra khá dồn dập. Tên tôi là Phran-xit, bà Phran-xit Lo-rân-xợ Cô Tốp-pi đây, Tốp-pi Lơ Roa đã uất lên vì chuyện cái áo đặc biệt đặt may để mặc trong buổi vũ hội gây quỹ của Hội khuyến khích nghệ thuật. Với lại, dạo này sức khoẻ của cô ấy cũng kém lắm. Tốp-pi là một cô gái nhỏ bé rất hay nóng nảy… Tóm lại là, tuy Tốp-pi có tức về ông đấy, nhưng chúng tôi rất biết ơn ông đã vui lòng đưa chúng tôi về tới đây. Tôi phải gọi thêm cho tôi một cốc rượu pha nữa.Tốp-pi nguây nguẩy nói:- Cho cả em nữa với… Con mụ bán hàng chết dẫm ở cửa hàng Lo-ri- Ơ ấy, em sẽ bảo ba em gọi dây đến tống cổ nó đi. Ừ ừ, nhưng thôi, em không thèm. – Uống xong cốc rượu thứ hai, một nụ cười hài lòng dần dần nở trên gương mặt Tốp-pi – Em làm cho họ bị một phen hoảng hồn, có phải không chị Phran-xit? Lúc bấy giờ, em tức điên người lên được. Bộ mặt bà già Uyn-ni khi ấy trông cuồn cười quá. – Thân hình gầy gò của Tốp-pi rung lên vì cười. Cô nhìn vào đôi mắt En- đru không ác cảm – Kìa bác sĩ, cười đi chứ! Không gì tốt bằng cười!- Không, tôi không thấy đáng buồn cười đến vậy. – En- đru nói nhanh để bày tỏ ý kiến của anh, để xác định cái thế của anh và làm cho Tốp-pi hiểu ra cô ấy có bệnh thực. – cô bị một cơn thần kinh thực sự đấy. Tôi lấy làm tiếc vì đã chữa cho cô theo cách lúc nãy. Nếu tôi đem theo một thứ thuốc an thần thì tôi đã tiêm cho cô rồi. Đỡ… đỡ gây phiền cho cô hơn. Cô đừng nghĩ tôi cho rằng cô đã cố tình tạo ra cơn thần kinh đó. Bệnh cuồng phẫn – đúng nó – là một hội chứng được xác định rõ ràng. Ta chớ nên coi thường. Nó là một trạng thái của hệ thần kinh. Cô thấy đấy, cô hoàn toàn bị kiệt sức. Cô Lơ Roa, các phản xạ của cô bị căng thẳng đến cùng cực rồi. Cô ở vào một trạng thái rất bồn chồn, nôn nóng.Phran-xít Lo-rân-xơ gật đầu:- Đúng đấy. Thời gian này, em để nó quá rồi đấy, Tốp-pi ạ.Tốp-pi hỏi En- đru, mặt ngơ ngác như con trẻ:- Có thật là ông định tiêm clô-rô-phoóc cho tôi không? Thế thì buồn cười quá.- Nói đứng đắn nào, Tốp-pi – Lo-rân-xơ bảo – Chị muốn em khoẻ lên.- Chị cứ nói như ba em ấy – Tốp-pi mất thái độ vui vẻ.Cả ba người cùng im lặng. En- đru đã uống hết cốc rượu. Anh đặt cốc xuống mặt lò sưởi bằng gỗ thông chạm ở sau anh. Xem ra chẳng còn việc gì ở đây nữa, anh từ tốn nói:- Thôi, tôi phải về tiếp tục công việc của tôi. Cô Lơ Roa ạ, cô hãy nghe lời tôi khuyên. Cô ăn gì đi một chút rồi đi ngủ. Tôi không giúp ích cô được gì nữa nên ngày mai, cô mời bác sĩ quen của cô đến. Xin chào cô nhé.Đưa En- đru ra cửa qua gian tiền sảnh, Phran-xít Lo-rân-xơ đi khoan thai, chầm chậm khiến En- đru cũng phải chậm lại bước chân ra về vội vã của anh. Người thiếu phụ này có vóc người dong dỏng, thon thả, đôi vai tròn, khuôn mặt nho nhỏ thanh tú. Một vài mớ tóc xam xám lẫn trong mái tóc nâu sẫm lượn sóng đẹp đẽ khiến cho Phran-xít có một vẻ đặc biệt quý phái. Tuy nhiên nàng còn rất trẻ, chưa quá hai mươi bảy. En- đru tin chắc như vậy. Người nàng tuy cao nhưng thon thả, nhất là cổ chân cổ tay rất nhỏ nhắn, xinh xắn, thân hình mềm mại hết sức cân đối như thân hình một nhà kiếm thuật. Phran-xít chìa tay ra với En- đru và con mắt màu hạt dẻ hơi xanh xanh của nàng nhìn anh với một nụ cười nhẹ nhàng trìu mến, dìu dặt.- Tôi chỉ muốn nói với ông tôi vô cùng khâm phục lối điều trị của ông – Môi nàng hơi bậm lại – Dù thế nào cũng đừng bỏ lối điều trị ấy. Tôi tiên đoán ông sẽ rất thành công với nó.Đi bộ trên phố Gơ-rin tìm xe buýt, En- đru ngạc nhiên thấy đã gần năm giờ chiều. Anh đã mất ba giờ bên cạnh hai người phụ nữ này. Anh có thể đòi một số tiền công lớn được lắm. Tuy nhiên mặc dầu có ý nghĩ đáng vui ấy – nó thể hiện cách nhìn mới dũng cảm của anh – En- đru vẫn thấy bối rối, không hiểu sao anh thấy không hài lòng về mình. Anh đã thực sự lợi dụng triệt để dịp may này chưa? Phran-xít Lo-rân-xơ xem chừng ưng ý anh. Nhưng đối với những loại người ấy, không bao giờ có thể nói chắc được. Và ngôi nhà thì thật là tuyệt vời!Bỗng nhiên En- đru nghiến răng, tự giận mình vô cùng. Không những anh quên để lại danh thiếp mà anh thậm chí còn quên nói với họ anh là ai. Lên xe buýt chật như nêm, ngồi cạnh một người thợ già mặc bộ quần áo lao động nhàu bẩn, En- đru cay đắng tự trách mình đã bỏ lỡ một cơ hội đẹp đẽ.