Chương 37

Sáng hôm sau, vào lúc mười một giờ mười lăm, En- đru sắp sửa đi thăm những người bệnh ít tiền ở khu vực gần chợ Mắt-xơn-bơ-rơ thì có tiếng chuông điện thoại. Giọng nói lo lắng của một người hầu phòng nam vọng đến anh.
- Thưa có phải bác sĩ Men-sân không ạ? A! Thưa bác sĩ, cô Lơ Roa muốn biết hôm nay bác sĩ đến thăm bệnh cho cô vào giờ nào ạ? A! Xin bác sĩ thứ lỗi, bác sĩ cứ giữ máy nói cho, bà Lo-rân-xơ sẽ đích thân nói chuyện với chuyện với bác sĩ.
En- đru cầm máy điện thoại nghe, rất hồi hộp và xúc động trong khi Phran-xít Lo-rân-xơ nói chuyện với anh một cách thân mật, giải thích cho anh hiểu là họ chờ anh đến thăm bệnh và anh thể nào cũng phải đến, không được sai.
Đặt máy nói xuống, En- đru mừng rỡ thấy mình chưa để trôi mất cơ hội chiều hôm quạ Đúng, đúng là anh chưa bỏ lỡ.
Anh bỏ những nơi hẹn thăm bệnh khác, dù có khẩn cấp hay không cũng mặc, anh đi thẳng đến toà nhà phố Gơ-rin. Tại đây, lần đầu tiên, En- đru chạm trán với Giôđíp Lơ Roa. Anh thấy ông này đang nóng ruột chờ anh trong gian phòngbày đầy những đồ ngọc bích. Gôđíp Lơ Roa là một người to béo, đầu hói, mặt nặng nề, cử chỉ cục cằn, luôn miệng rít xì gà như một người không có thời gian để phí. Trong một giây, con mắt ông nhìn xoáy vào En- đru dò xét, một cuộc phẫu thuật chớp nhoáng cuối cùng làm ông hài lòng. Sau đó, ông nói bằng giọng rắn chắc, giọng các quan cai trị thực dân.
- Ông bác sĩ, ông nghe này, tôi đang vội. Bà Lo-rân-xơ sáng nay vất vả lắm mới tìm ra ông. Tôi biết ông là một bác sĩ trẻ tuổi, tài năng, và không thích chuyện bậy bạ. Ông có vợ rồi phải không? Tốt. Bây giờ, ông chăm sóc cho con gái tôi. Làm cho nó lấy lại sứclàm cho nó khoẻ lên, gột sạch những chứng cuồng phẫn chết tiệt kia khỏi con người nó đi. Ông hãy làm tất cả những gì cần làm, không trừ một điều gì. Tôi có khả năng trả tiền ông. Chào ông.
Giôđíp Lơ Roa là người Tân Tây Lan. Mặc dù ông ta lắm tiền nhiều của,có nhà tại phố Gơ-rin và có cô con gái Tốp-pi bé nhỏ kỳ quặc, nhưng một sự thật mà người ta có thể tin được ngay là cụ thân sinh ra ông nội Giôđíp Lơ Roa trước kia là một tá điền mù chữ đi làm thuê ở vùng đất xung quanh cảng Gơ-rây-mao, tên là Mai-cơn Cơ-lưa-rai mà các bạn bè đồng cảnh thường gọi là Lưa-rai. Ông Giôđíp Lơ Roa, khi mới lọt lòng mẹ, chắc chắn mang tên Giô Lưa-rai, và nghề đầu tiên của cậu bé Lưa-rai là đi “vắt sữa” tại các điền trang lớn ở Gơ-rây-mao. Nhưng, như lời ông ta tự nói, Giô sinh ra không phải chỉ để “vắt” các con bò sữa. Và ba mươi năm sau, trên tầng thượng toà nhà chọc trời đầu tiên ở Ốc-lân, chính Giôđíp Lơ Roa là người hạ bút ký tên vào văn bản hợp nhất các trại nuôi bò sữa ở đảo này thành một nhà máy sữa bột lớn.
Công ty Cơ-rê-mô-gien là kết quả của một kế hoạch kinh doanh kì diệu. Hồi bấy giờ người ta chưa biết đến sữa bột, chưa có một nơi nào sản xuất sữa bột có tính chất thương mại. Lơ Roa là người đã nhìn thấy triền vọng của thứ hàng hoá ấy, là người dùng nó tiến công vào thị trường thế giới, quảng cáo nó như là một chất thần kỳ đối với trẻ em và những người đau yếu. Cái tinh túy trong sáng kiến này không phải nằm trong các sản phẩm của Giô mà nằm trong sự táo bạo của ông tạ Sữa hớt kem xong còn thừa trước đây thường đem đổ xuống cống hoặc cho lợn ăn tại hàng trăm trang trại ở Tân Tây Lan, bây giờ được đem bán tại các thành phố trên toàn thế giới,đựng trong những hộp sắt tây dán giấy in màu sắc sặc sỡmang những tên Cơ-rê-mô-gien, Cơ-rê-mắc hoạc Cơ-rê-mô-phát với giá gấp ba lần giá sữa tươi.
Đồng giám đốc công ty Lơ Roa và là người trông coi các chi nhánh của công ty này ở Anh là Giéch Lo-rân-xợ Điều khá ngược đờilà trước khi lao vào công việc kinh doanh ở đô thị, ông này làm sĩ quan trong đội cận vệ. Tuy nhiên, mối gắn bó vợ Ông Lo-rân-xơ với Tốp-ti không phải chỉ là một quan hệ cộng tác kinh doanh. Phran-xít xuất thân giàu có và quen thuộc xã hội thượng lưu ở Luân Đôn hơn Tốp-ti nhiều – Tốp-ti thỉnh thoảng còn để lộ gốc gác của mình từ các đồng cỏ Tân Tây Lan – thấy quyến luyến ưa thích đứa trẻ được nuông chiều kia. Khi En- đru gặp ông Lơ Roa xong lên gác thì Phran-xít đã chờ anh ở ngoài cửa buồng Tốp-ti.
Những ngày sau, Phran-xít Lo-rân-xơ thường có mặt vào lúc En- đru đến thăm bệnh Tốp-ti, nàng đỡ đần anh trông nom chăm sóc người bệnh hiếu động và bướng bỉnh đấy, nàng mong ngóng sức khoẻ của Tốp-ti được khá lên, khuyên ép cô ta cứ phải tiếp tục điều trị và bao giờ cũng hỏi Enđru lần sau anh đến vào giờ nào.
Tuy biết ơn Phran-xít, nhưng En- đru vẫn có đủ ý thức thận trọng dè dặt để cảm thấy điều lạ lùng là người phụ nữ quý kiêu kỳ này, chưa cần thấy ảnh đăng trên các hoa. báo, En- đru đã biết ngay là một người có sở thích rất chọn lọc và khắt khe, lại tỏ ra hơi để ý đến anh. Chiếc miệng rộng với cặp môi hơi bĩu ấy thường buông ra những lời châm chọc cay độc đối với những ai không nằm trong số người thân thiết của nàng, thế mà không hiểu sao, nàng lại không bao giờ tỏ ra khinh miệt anh. En- đru rất khao khát chứ không chỉ tò mò tìm hiểu đến ngọn ngành tính tình nàng, con người nàng. Anh có cảm tưởng anh không biết mảy may điều gì về con người thực của Phran-xít Lo-rân xợ Được nhìn những cử chỉ khoan thai uyển chuyển của cái thân hình ấy đi lại trong phòng là một niềm khoái lạc. Phran-xít bao giờ cũng ung dung, thoải mái, làm việc gì cũng ý tứ, cái nhìn thân mật dè dặt của nàng bao giờ cũng giữ kín ở đằng sau một ý nghĩ, tuy giọng nói bao giờ cũng tự nhiên dễ thương.
En- đru hầu như không nhận ra rằng chính do gợi ý của Phran-xít, anh đã nóng lòng tự hỏi làm bác sĩ mà không có một chiếc xe hơi sang trọng thì làm sao mà có nhiều khách bệnh trong giới thượng lưuđược. Tuy nhiên anh không hé một lời nào cho Cơ-ri-xtin hay trong khi Co-ri-xtin vẫn vui vẻ tính từng hào từng xu để cân đối các khoản thu chi trong nhà. Cứ nghĩ đến mình đi bộ trên đường phố Gơ-rin, tay xách cặp giấy bám đầy bụi, chạm trán với người đầy tớ khinh khỉnh ra mở cửa cho một ông khách không có xe hơi là En- đru đã thấy lố bịch rồi. Anh đã có một nhà để xe bằng gạch ở phía sau nhà nên sẽ bớt được tiền gửi xe rất nhiều. Hơn nữa, đã có những hãng chuyên cung cấp xe hơi cho bác sĩ, những hãng rất tên tuổi không ngần ngại bán xe cho các bác sĩ theo điều kiện trả dần.
Ba tuần sau, một chiếc xe hai chỗ mui gập màu nâu mới tinh bóng loáng đỗ xịch trước cửa nhà số 9 phố Chét-xbơ-vợ Từ trên ghế tay lái bước xuống, En- đrui nhảy mấy bậc cửa chạy vội vào nhà. Anh gọi to, cố giữ cho giọng khỏi run vì xúc động:
- Cơ-ri-xti! Cơ-rít, em ra đây xem cái này.
En- đru muốn để cho Cơ-ri-xtin bị bất ngờ, sửng sốt, và Cơ-ri-xtin sửng sốt thật. Nàng bíu lấy tay anh:
- Ôi chao! Của chúng mình đấy à? Ôi, đẹp quá!
- Có đẹp không em? Aáy khéo, em, đừng sờ vào đấy, kẻo xước sơn. – Anh mỉm cười với nàng, như những buổi xưa kia – Một sự bất ngờ thú vị, phải không Cơ-rít? Anh mua, rồi lấy bằng lái và làm mọi việc mà không nói với em tí gì nhé. Thưa quý bà, xin mời quý bà lên xe, tôi sẽ cho quý bà xem. Nó chạy như bay…
Cơ-ri-xtin không có nhiều thời gian ngắm chiếc xe vì En- đru đã đưa ngay nàng, đầu còn để trần, đi một vòng nhẹ nhàng quanh quảng trường. Bốn phút sau, họ trở về nhà, cùng đứng trên hè đường, trong khi En- đru vẫn say sưa vuốt ve bằng mắt báu vật của mình. Những phút gần gũi, thông cảm và hạnh phúc giữa hai người dạo này ít ỏi đến nỗi Cơ-ri-xtin không muốn để trôi phí mất những giây phút này. Nàng nhỏ nhẹ:
- Bây giờ đi đâu cũng dễ dàng, anh nhỉ – Rồi ngập ngừng – Giá như chúng mình về chơi thôn quê một chút, vào ngày chủ nhật chẳng hạn, về các khu rừng, ôi nếu thế thì tuyệt quá.
- Được chứ. – En- đru trả lời lơ đãng – nhưng cái chính là để đi thăm bệnh. Chúng mình không thể cứ dùng xe đi lung tung bừa bải làm cho nó dính đầy bùn. – En- đru đang mải nghĩ đến ấn tượng mạnh mẽ mà chiếc xe nhỏ chạy nhanh vun vút này sẽ gây cho khách của anh.
Hiệu quả chính của chiếc xe lại vượt quá sự mong đợi của Enđrụ Thứ năm tuần sau, En- đru vừa mới đẩy cánh cửa kính dày đắng sau chấn song sắt nhà số 17a phố Gơ-rin bước ra đường thì anh đụng đầu ngay với Phrét- đi Hem-tơn.
- Chào Hem-tơn. – En- đru lạnh nhạt nói. Anh không khỏi thấy rộn lên một niềm vui thoa? mãn khi nhìn gương mặt Hem-tơn. Ban đầu Hem-tơn hầu như không nhận ra En- đrụ Khi nhận ra rồi, nét mặt Hem-tơn biến đổi qua nhiều mức độ ngạc nhiên, bối rối:
- Ồ, cậu đấy à! Cậu làm gì ở đây thế?
Hất đầu ra sau về phía ngôi nhà 17 a, En- đru đáp:
- Một người bệnh. Mình chữa bệnh cho cô con gái Giô Lơ Roa.
- Giô Lơ Roa à!
Riêng câu cảm thán này đã rất nhiều ý nghĩa đối với En- đrụ Anh đặt bàn tay của người chủ lên nắm cửa chiếc xe hơi mới xinh đẹp của mình.
- Cậu đi về phía nào? Mình đưa cậu một quãng.
Hem-tơn trấn tĩnh lại rất nhanh. Hem-tơn ít khi lúng túng, mà có lúng túng thì cũng không bao giờ lâu. Quả có thế, trong ba mươi giây, nhận định của Hem-tơn về En- đru, toàn bộ ý nghĩ lợi dụng En- đru đã thay đổi một cách nhanh chóng và bất ngờ. Hem-tơn nở một nụ cười thân mật.
- Tốt quá! Mình đi về phía Ben-tinh, lại bệnh xá I- đa Se-rinh-tơn. Đi bộ cho thon người. Nhưng thôi, mình đi xe với cậu cũng được.
Hai người im lặng trong dăm ba phút, trong khi chiếc xe ngoặt vào phố Bon- đợ Hem-tơn nghĩ rất lung trong đầu. Hem-tơn đã sốt sắng lôi kéo En- đru ra Luân Đôn với hy vọng là số khách bệnh của En- đru thỉnh thoảng sẽ đem lại cho Hem-tơn những lần khám bệnh ba ghi-ni một người tại phòng kám phố Hoàng hậu An. Nhưng bây giờ, sự biến đổi ở người bạn học cũ, chiếc xe và nhất là câu nói đến tên Giô Lơ Roa – những chữ ấy đối với Hem-tơn chứa đựng nhiều ý nghĩa vật chất hơn đối với En- đru nhiều – cho thấy Hem-tơn đã nhầm. Lại còn những bằng cấp, danh hiệu của En- đru nữa, cũng có ích, hết sức có ích. Hình dung một cách ranh ma triển vọng sau này, Hem-tơn thấy có một cách cộng tác tốt hơn và nói chung là có lợi hơn giữa mình và En- đrụ Cố nhiên là phải tiến hành thận trọng vì En- đru là người hay tự ái, không biết thế nào nói chắc được. Hem-tơn bèn bảo:
- Cậu đi cùng với mình đến gặp I- đa được chứ? I- đa là người rất nên làm quen, tuy rằng bà ta trông coi cái bệnh xá tồi tệ nhất Luân Đôn. Ồ, thực ra thì ở đấy cũng chẳng thua kém gì nơi khác, có điều chắc chắn là bà ta tính tiền nhiều hơn.
- Thực à?
- Cậu đến cùng thăm một người bệnh của mình. Không ngại gì đâu, mụ Rây-bơn già ấy mà. Ai-vơ-ri và mình đã làm một vài xét nghiệm cho mụ. Cậu giỏi về phổi phải không? Thì đến khám phổi cho nụ ấy… mụ ấy sẽ sướng rơn. Và cậu thì được năm ghi-ni
- Sao? … Cậu bảo … Nhưng phổi bà ấy bị làm sao?
- Chẳng làm sao cả. – Hem-tơn cười tủm tỉm – Đừng có vẻ ngạc nhiên thế. Có lẽ là viêm phế quản lão tính nhẹ ấy mà! Mụ ấy chắc sẽ rất mừng được cậu khám. Chúng mình ở đây đều làm như thế, Ai-vơ-ri, Phrit-men và mình ấy. Cậu cũng phải tham gia, Men-sân ạ. Bây giờ ta hãy gác chuyện ấy lại hẵng. Phải rồi, nhà đầu tiên ở chỗ rẽ kia kìa… Cậu sẽ phải kinh ngạc khi thấy cách hợp tác này ăn tiền như thế nào.
En- đru đỗ xe trước cửa ngôi nhà Hem-tơn chỉ. Một ngôi nhà để ở bình thường trong thành phố, cao và hẹp, rõ ràng được xây dựng không phải nhằm mục đích sử dụng hiện naỵ Quả vậy, nhìn phố xá nhộn nhịp, xe cộ đi lại ầm ĩ, còi bóp inh ỏi, khó lòng tưởng tượng người bệnh nào có thể nghỉ ngơi ở chỗ này. Đây có vẻ chính là nơi gây ra những cơn loạn thần kinhchứ không phải là nơi điều trị những cơn đó. En- đru nói ra nhận xét ấy với Hem-tơn khi hai người bước lên mấy bậc thềm. Hem-tơn thân mật tán thành:
- Mình biết, cậu à. Nhưng mọi bệnh xá đều giống nhau cả. Mấy phố ở khu Tây này đầy những bệnh xá kiểu như vậy. Cậu thấy không, phải để cho những bệnh xá ấy mọc lên ở những nơi thuận tiện đối với chúng mình chứ – Hem-tơn cười hì hì – Để chúng ở những nơi yên tĩnh là điều lý tưởng rồi, nhưng thử hỏi có bác sĩ nào chịu mỗi ngày đi mười dặm đến thăm năm phút bệnh nhân của mình không. Ối dào, rồi đến lúc nào cậu cũng phải làm quen với những chỗ chữa bệnh nho nhỏ như thế n ày ở khu Tây, cậu ạ.
Hai người dừng lại một chút ở đầu hành lang hẹp trước khi vào. Hem-tơn tiếp lời:
- Cậu sẽ thấy ở đâu cũng có ba thứ mùi: mùi thuốc tê, mùi bếp núc và xin lỗi, mùi hố xí – một hệ quả tất nhiên. Xin thứ lỗi, cậu nhé. Còn bây giờ, ta vào gặp I- đa nào.
Với cử chỉ của một người thông thuộc đường lối, Hem-tơn dẫn En- đru đến một gian phòng nhỏ ở tầng một, trong phòng có một người đàn bà thấp lùn mặc chiếc áo choàng màu nước dưa, đội chiếc mũ trắng hồ bột cứng, đang ngồi tại một cái bàn nhỏ.
- Chào I- đạ Đang cộng sổ đấy à? - Hem-tơn nói với giọng nửa thân tình, nửa xuồng xã.
Người đàn bà tên là I- đa ngẩng đầu lên, thấy Hem-tơn thì nở một nụ cười hồn nhiên. Bà ta béo lùn, mặt đỏ lự. Nhưng khuôn mặt đỏ bóng ấy lại được trát một lớp phấn dày đến nỗi nó thành ra có màu nước dưa như màu chiếc áo choàng bà ta đang mặc. I- đa có vẻ là người hiếu động, ồn ào, biết hài hước một cách ý vị, và táo tợn. Bà ta có hàm răng giả không khớp đúng chỗ, mái tóc lốm đốm bạc. Không hiểu sao, người ta dễ nghĩ người đàn bà ăn nói đáo để này đang trông coi một hộp đêm rẻ tiền.
Tuy vậy, bệnh xá của I- đa Se-rinh-tơn lại là bệnh xá thời thượng nhất ở Luân Đôn. Có đến một nửa số người trong tầng lớp quý tộc đã qua đây – những người phụ nữ thượng lưu, những tay đánh cá ngựa đua, những luật sư và chính khách nổi tiếng. Chỉ cần giở tờ báo buổi sáng ra là có thể đọc được một tin nói rằng lại có một diễn viên trẻ đẹp của màn ảnh hoặc của sân khấu đã an toàn bỏ lại mẩu ruột thừa của mình trong bàn tay mẫu tử của I- đạ Bà ta cho tất cả các nữ y tá của bà mặc cùng một màu nước dưa thanh nhã đó, trả người giữ kho của bà một năm hai trăm bảng và trả người đầu bếp gấp đôi số tiền ấy. Tiền viện phí mà bà ta bắt các bệnh nhân phải trả thật là khủng khiếp: giá thông thường là bốn mươi ghi-ni một phòng trong một tuần. Ngoài ra lại có các khoản phụ thu khác: tiền thuốc – thường tính hàng bảng – tiền y tá trực đêm riêng, tiền phòng mổ. Những khi thảo luận về tiền nong, I- đa có một câu trả lời mà bà ta thường chêm vào một tính từ thông tục. Bà ta có những nỗi phiền muộn, những khó khăn riêng – những khoản tiền phải chia và bị khấu trừ, và nhiều khi, bà ta cảm thấy chính bà bị người ta rút xương rút tuỷ.
I- đa có một mặt mềm yếu là ưa thích giới trẻ trong nghề ỵ Bà ta niềm nở tiếp đón En- đru trong khi Hem-tơn lải nhải:
- Nhìn ông này cho kỹ nhé. Nay mai, ông ấy sẽ gửi bệnh nhân nhiều vô kể đến nỗi bà phải cho chuyển bớt sang khách sạn Plađơ cho mà xem.
- Chính khách sạn Plađơ lại chuyển bớt sang tôi thì có. – I- đa gật gù cái mũ một cách ý vị.
- Hà, hà – Hem-tơn cười. Cậu khôi hài khá hay đấy. Tôi phải kể lại cho ông bạn Phrít-men nghe mới được. Thế nào cũng phải khen. Này, Men-sân, ta lên gác đi.
Buồng thang máy chật hẹp, chỉ đủ đặt chéo một chiếc cán đẩy, đưa họ lên tầng tự Hàng lang cũng hẹp, khay thuốc phải đặt cả ngoài cửa, và hoa trong lọ héo rũ xuống trong không khí ngột ngạt nóng bức. Hai người đến buồng người bệnh Rây-bơn.
Một người đàn bà ngoài sáu mươi tuổi đang ngồi trên giường, dựa lưng vào chồng gối chờ bác sĩ, trong tay cầm một mẩu giấy ghi những triệu chứng đã cảm thấy trong đêm qua cùng với những câu mà bà ta muốn hỏi bác sĩ. En- đru xếp ngay bàn này vào loại người bệnh tưởng về già, kiểu “người bệnh với mẩu giấy trong tay” của Sác-cô (#1).
Hem-tơn ngồi xuống giường, vừa hỏi chuyện vừa bắt mặt, và chỉ làm độc có việc bắt mạch thôi. Hem-tơn nghe bà ta kể lể rồi vỗ về an ủi lại với giọng vui vẻ. Hem-tơn bảo với bà ta là đến chiều ông Ai-vơ-ri sẽ đem lại kết quả của một số xét nghiệm rất khoa học. Còn bây giờ Hem-tơn đề nghị bà ta cho phép người đồng nghiệp của anh là bác sĩ Men-sân, chuyên gia về phổi, được hân hạnh khám bệnh cho bà. Bà Rây-bơn lấy làm hãnh diện lắm. Bà ta rất thích tất cả những chuyện đó. Qua câu chuyện thì thấy bà này đã nằm trong tay Hem-tơn từ hai năm nay rồi. Bà ta giàu có, không người thân thích, bà ta sống một nửa thời gian tại các khách sạn sang trọng và nửa thời gian còn lại tại các bệnh xá ở khu Tây Luân Đôn.
- Cha chả! – Hem-tơn thốt lên khi hai người ra khỏi văn phòng. – Cậu không thể tưởng tượng được con mụ già này là một mỏ vàng béo bở đến thế nào đối với bọn mình. Đúng là bọn mình moi được của mụ hàng thỏi vàng.
En- đru không trả lời. Không khí ở đây làm anh lợm giọng. Phổi người đàn bà già kia không sao cả, và chỉ có cái nhìn biết ơn cảm động của bà ta đối với Hem-tơn mới giúp cho việc này khỏi trở thành một việc hoàn toàn bất lương. En- đru cố tự thuyết phục mình. Việc gì anh phải khắt khe đến vậy? Anh sẽ không bao giờ giàu sang được nếu anh cứ tiếp tục cố chấp giữ khư khư lấy những ý kiến ấy. Tạo cho anh cơ hội khám người bệnh này là Hem-tơn tử tế lắm đấy.
En- đru bắt tay Hem-tơn khá thân tình trước khi bước lên xe hơi. Đến cuối tháng, khi nhận được tờ ngân phiếu năm ghi-ni của bà Rây-bơn gửi đến – kèm theo lời cảm ơn tha thiết – thì En- đru đã có thể cười mũi vào những ý nghĩ đắn đo ngu ngốc của anh. Giờ đây, En- đru rất thích nhận được những ngân phiếu, và anh hết sức vui mừng khi những tờ ngân phiếu theo cách ấy gửi đến anh mỗi ngày một nhiều.
-----------
Chú thích:
(1-)Bác sĩ thần kinh Pháp (1825 – 1893)