eopold dừng chân tại Berlin vài ngày trên đường đi Liên Xô. Qua tiếp xúc với những chiến sĩ cánh tả Đức, Leopold nhận thấy anh em không thấy hết nguy cơ phát xít lên nắm chính quyền, vì họ quá tin tưởng vào hình thức đấu tranh nghị trường, họ cho rằng bọn quốc xã không thể nào giành được đa số trong quốc hội Đức. Leopold đưa ra khả năng bọn phát xít sẽ dùng vũ lực giành chính quyền. Nhưng chẳng ai tin vào khả năng xấu đó. Trong khi ấy trên đường phố diễn ra hàng ngày những trận tấn công của các đơn vị xung kích của quốc xã vào lực lượng cánh tả. Đảng cộng sản và Đảng Xã hội Đức vẫn không liên minh đoàn kết với nhau được. Lãnh tụ cộng sản Thaelmann tuyên bố: “Cái cây quốc xã làm sao có thể che nổi cánh rừng dân chủ xã hội”. Chỉ sáu tháng sau cái cây quốc xã đã bao trùm toàn bộ đất nước Đức! Và phải đến năm 1935 Quốc tế Cộng sản ở Đại hội VII mới rút ra bài học thất bại cay đắng đó để đề ra chủ trương liên minh thành mặt trận cánh tả... sau khi hàng vạn đảng viên cộng sản và xã hội Đức đã bị phát xít giam trong các trại tập trung. Đến biên giới Liên Xô, trông thấy chiếc panô lớn mang khẩu hiệu nổi tiếng của Lenin: “Vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới hãy liên hiệp lại!” Leopold mừng rỡ khôn xiết. Tim anh tràn đầy niềm tự hào được góp phần phá banh xã hội cũ và xây dựng một thế giới mới. Anh đã mơ ước được đến thăm tổ quốc của chủ nghĩa xã hội, nay anh đã được đặt chân trên đất nước của Cách mạng Tháng Mười. Thời gian này Liên Xô hãy còn nhiều khó khăn. Trên xe lửa Leopold ở chung với một sĩ quan Nga đi phép. Anh mang có hai chiếc va li đựng toàn bánh mì khô. Anh nói là để mang về làm quà cho gia đình ở nông thôn. Trên sân ga Moscow, một sỹ quan cảnh sát thân mật dặn anh Domb (Leopold) rằng hãy cảnh giác với kẻ cắp. Leopold tìm đến Elenbogen là hạn cũ từ thời còn sống tại Palestine, vì ốm nên được quay về Liên Xô làm ăn. Vốn là một kỹ sư rất thông minh, có tài tổ chức, Elenbogen vừa công tác vừa dạy tại hai học viện. Gặp nhau, hai người bạn chén tạc chén thù nào là bơ, xúc xích, vốt ca, với bánh mì. Elenbogen kể rằng những thứ đó anh mua ỏ chợ đen, tiền anh kiếm được dồi dào nên mua được mọi thứ. Anh này chưa gia nhập Đảng cộng sản, nhưng rất ủng hộ chế độ. Hai người bạn hàn huyên với nhau suốt đêm. Elenbogen kể cho Leopold cuộc sống ở Moscow nào về những vụ án, nào là những tình hình hợp tác hóa v.v... khiến cho Leopold bắt đầu thấy thực tế không giống như những gì anh đọc và nghe thấy trước đây. Hôm sau, Leopold tới khu Woronzowe-Pole là nơi trú ngụ của những người di cư vì chính trị. Khu này ở giữa thủ đô, rất rộng. Những đảng viên lão thành của tất cả các nước như Ba Lan, Nam Tư, Hungari, cả Nhật Bản nữa, đã đến đây vì bị chính quyền trong nước truy lùng. Trước khi được phân công, họ giết thời giờ bàng những cuộc trao đổi quan điểm, tình hình... Có vị tán thành chính sách hợp tác hóa nông nghiệp, cũng có vị phản đối rằng chính sách đó đã gây nên nạn đói ở Ukraine. Khu quảng trường Luyện ngựa ở trung tâm thanh phố có trụ sở của Quốc tế cộng sản, có lính gác nghiêm ngặt. Ai đến thăm người quen đều phải điện thoại trước với vị đó rồi mới được vào trụ sở. Leopold quan hệ với bí thư ban Pháp để xin học đại học cộng sản. Thời đó ở thủ đô Liên Xô có bốn trường đại học cộng sản: Trước hết là trường Lenin giành cho những đồng chí đã hoạt động lâu năm mà chưa từng được học lí luận. Đây là trường đào tạo lãnh tụ các đảng Cộng sản. Lúc đó Tito đang học ở trường này. Trường thứ nhì mang tên vị hiệu trưởng đầu tiên của nó là Marchlevski, giành cho các sắc tộc ít người, nhưng thực tế có hai chục khoa: Ba Lan, Đức, Hung, Bulgaria v.v... khoa Do Thái giành cho đảng viên các đảng kể cả Đảng cộng sản Liên Xô gốc Do Thái. Leopold được học ở trường này và qua những bạn học anh biết được tình hình vì các bạn đó được về nước nghỉ hè. Trường đại học thứ ba mang tên Kutv giành cho sinh viên thuộc vùng Cận Đông. Cuối cùng là trường Tôn Dật Tiên giành cho sinh viên Trung Quốc. Cả bốn trường có sĩ số khoảng ba nghìn sinh viên, được học lí luận. Đời sống của sinh viên đến năm 1932 cũng chưa dễ chịu. Phần lớn họ cư trú rất xa nhà trường, có người phải đi hàng giờ đồng hồ mới đến trường. Mãi đến năm 1934 mới bắt đầu xây kí túc xá cho sinh viên. Bữa ăn quanh đi quẩn lại chỉ có cơm, bắp cải, khoai tây. Có khi phải ăn cả tuần bắp cải, rồi đến tuần sau ăn cả tuần cơm... khiến cho sinh ra câu chuyện khôi hài: Có sinh viên bị mổ, bác sĩ phẫu thuật thấy trong dạ dày anh sinh viên nhiều lớp thức ăn: Hết lớp bắp cải đến lớp khoai tây, rồi lớp cơm v.v... Nhà trường lo cho anh em quần áo, nhưng cán hộ hậu cần chỉ lo mua đồng loạt cho nên ra ngoài đường dân nhận ra được ngay sinh viên trường Marchlevski vì họ mặc quần áo hoàn toàn giống nhau. Học hạ của sinh viên có in ảnh Lenin và Stalin, kèm theo là huấn thị của hai lãnh tụ. Huấn thị của Lenin là: “Nhiệm vụ trước mắt của các bạn là chiến đấu và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bạn chỉ thành công nếu bạn hiểu thấu và thấm nhuần phương pháp macxit.” Còn huấn thị của Stalin là: “Lý thuyết có thể trở thành một sức mạnh lớn của phong trào công nhân nếu lí thuyết đó gắn chặt không ngừng với thực hành cách mạng.” Chương trình học có ba cấp: Cấp thứ nhất học các khoa học xã hội và kinh tế qua môn lịch sử các dân tộc Liên Xô, lịch sử Đảng cộng sản Bolshevik, Quốc tế cộng sản, chủ nghĩa Lenin. Cấp hai học về đất nước của bản thân sinh viên, về phong trào công nhân, Đảng cộng sản và nhũng đặc điểm dân tộc. Cấp ba học ngôn ngữ. Sinh viên nào chưa được học văn hóa thì được học toán học, vật lý, hóa học, sinh vật học. Công việc khá vất vả, thường học từ 12 đến 14 giờ một ngày. Leopold quan tâm đặc biệt về môn Do Thái học, do giáo sư Dimenstein giảng. Ông là người Do Thái đầu tiên tham gia Đảng cộng sản Bolshevik ngay từ đầu thế kỉ XX. Sau cách mạng Tháng Mười, ông là thứ trưởng bộ sắc tộc do Stalin đứng đầu. Ông biết rất rõ Lenin, ông thường nhắc lại câu này của Lenin: “Chủ nghĩa bài Do Thái là phản cách mạng”. Ông nhận xét qua những ý kiến của Lenin thì Người chủ trương thành lập một quốc gia Do Thái nằm trong Liên Xô và được hưởng các quyền như mọi nước cộng hòa khác trong liên bang Xô viết. Sinh viên còn được học về quân sự như sử dụng súng, tập bắn, phòng không, chiến tranh hóa học. Các lãnh đạo Đảng cộng sản Liên Xô và Quốc tế Cộng sản hay đến trường nói chuyện, nhưng sau thưa dần. Sinh viên cũng được tham dự những sinh hoạt ban tối của Hội các chiến sĩ Bolshevik lão thành, nhiều nhân vật như Zinoviev, Kamenev, Radek hay chủ tọa sinh hoạt. Bukharin tránh chính trị bằng cách hoạt động văn học, nhưng ông cảm thấy buồn bã mỗi khi bài nói chuyện của ông được người nghe hoan nghênh nhiệt liệt. Ông thường nói: - Mỗi lần vỗ tay như thế, cái chết càng đến gần tôi! Đó là một con người hùng biện, rất học thức, khiến Leopold rất khoái ông. Còn Radek vừa tỉnh táo, vừa khôn ngoan, thường lấy châm biếm để bộc lộ tâm tư. Mặc dầu ông viết nhiều bài để giải thích đường lối mà ông chẳng tin, nhưng ông rất tán thành phải có thay đổi về chính trị. Sinh viên ít được quan hệ với nhân dân địa phương... Sau khi Leopold đến Liên Xô vài tháng thì anh được tin vợ Stalin mất (tự sát), có những lời đồn đại không phải bà tự sát mà do chính Stalin hạ sát bà. Vào đầu năm 1933, Luba đến Liên Xô cùng cậu con trai đầu lúc đó mới 18 tháng. Tiểu ban Pháp của Quốc tế Cộng sản đưa cô vào học đại học Marchlevski trong ba năm. Cô được sinh hoạt tại đảng bộ Bauman do Nikita Khrushchev làm bí thư. Đến mùa hè, cô được cử về nông trường quốc doanh với cương vị chính trị viên để đôn đốc gặt hái và thực hiện kế hoạch. Thực tế đã giúp cô thấy nhiều điều mới và càng làm cho cô có thêm tinh thần đấu tranh hơn. Khi Leopold đến Liên Xô, chính sách hợp tác hóa coi như đã hoàn tất; nhưng các đảng viên lão thành tiếp tục bàn cãi. Cội nguồn là Stalin đã quyết định thủ tiêu giai cấp phú nông. Vào tháng ba năm 1930 khi công cuộc hợp tác hóa đang diễn ra sôi nổi, thì xuất hiện bài của Stalin “Chóng mặt vì thắng lợi” với nội dung đả phá nguyên tác tự nguyện tham gia nông trang. Nông dân bị cưỡng bức hợp tác hóa. Đối với những sinh viên trẻ như Leopold đã từng đọc sách của Lenin đều biết rằng hợp tác hóa muốn thành công thì phải dùng phương pháp giáo dục, thuyết phục nông dân, ngoài ra công nghiệp phải phát triển đến mức độ nào đó để cung ứng cho nông thôn cơ sở vật chất cần thiết thì mới hợp tác hóa được. Trong trường đại học có tin đồn hợp tác hóa làm năm triệu người chết, có nơi toàn thể nhân dân bị đi đầy và bị tàn sát. Ngày 1-5-1934, Leopold dẫn đầu một đoàn đảng viên cộng sản nước ngoài đi thăm Kazakhstan... Ở Karaganda, bí thư đảng bộ đón tiếp đoàn. Khi đến ngoại vi thành phố, đồng chí đó chỉ cho đoàn một khu trại rộng lớn và nói: - Các đồng chí hãy nhìn xem kia là trại phú nông cũ đó, chúng bị đưa về đây cùng với gia đình để lao động trong hầm mỏ. Cán bộ phụ trách trại đã lo liệu đủ mọi thứ, trừ nước. Bệnh sốt chấy rận ập đến đã giết mấy nghìn người. Số người hiện đang sống trong trại này thuộc vào đợt thứ nhì. Trong thời kì này, Leopold được biết bản di chúc của Lenin mà sau này trong bản báo cáo của Khrushchev tại Đại hội XX của Đảng cộng sản Liên Xô năm 1956 mới khẳng định là có. Thời bấy giờ trong trường đại học Marchlevski sinh viên truyền tay nhau bản di chúc đánh máy, nội dung như sau: “Stalin là người rất tàn bạo - Lenin viết - Trong nội bộ đảng cộng sản ta có thể tha thứ cái tật đó, nhưng nó sẽ trở thành một khuyết tật không thể tha thứ đối với một người giữ cương vị tổng bí thư. Vì lẽ đó tôi đề nghị các đồng chí xem xét khả năng loại Stalin ra khỏi cương vị đó...”. Leopold nhớ lại hiện tượng sùng bái Stalin bắt đầu vào năm 1929 là năm kỉ niệm Stalin năm mươi tuổi. Khi đó trên báo chí xuất hiện những tính từ “thiên tài”, “Lãnh tụ vĩ đại”, “người kế thừa Lenin”, “nhà lãnh đạo không hề sai lầm”. Những tác giả đưa ra những tính ngữ đó trên tờ Sự Thật hoặc Tin Tức lại chính là những tay lãnh đạo phái đối lập trước kia! Zinoviev, Kamenev, Radek, Piatakov thi nhau tán tụng nhằm làm cho họ xóa được hành vi trước kia của họ đã chống đối lại Stalin. Năm 1929 trong Đảng không còn phe phái, số đối lập đã bị đánh bại. Bukharin trở thành tổng biên tập báo Tin Tức (Izvestia); Radek giữ vị trí là một trong những biên tập viên trụ cột của tờ Sự Thật (Pravda) và là cố vấn của Stalin về đối ngoại. Trong đảng, Leopold nhận thấy lan truyền một căn bệnh rất nặng: Bệnh giả dối. Khi Lenin còn sống, sinh hoạt chính trị trong đảng rất sôi nổi. Trong các hội nghị, đại hội, cuộc họp toàn thể của ban chấp hành trung ương, đảng viên phát biểu thẳng thắn quan điểm, ý kiến của mình. Chính những tranh luận dân chủ đó tuy gay gắt nhưng đem lại sự nhất trí và sức sống cho đảng. Nhưng từ khi Stalin đã củng cố xong quyền lực trong đảng, thì ngay các đảng viên Bolshevik lão thành cũng không dám chống lại những nghị quyết hoặc thậm chí không dám thảo luận. Một số im lặng, cay đắng, số khác rút khỏi hoạt động chính trị. Nghiêm trọng hơn nữa: Nhiều đảng viên tuy không tán thành quyết định của Stalin nhưng công khai lại ủng hộ Stalin. Tình trạng hai mặt tồi tệ đó càng thúc đẩy sự “nản lòng nội bộ” của đảng. Đảng viên phải lựa chọn giữa trách nhiệm, thậm chí an ninh cá nhân mình, và lương tâm cách mạng. Nhiều đảng viên đành cúi lưng ngậm miệng chấp nhận. Phát biểu ý kiến của mình về những vấn đề nóng bỏng trở thành một hành vi dũng cảm. Họ chỉ thổ lộ tâm sự với những bạn rất thân, còn với những người khác họ đọc lại những lời tán tụng của báo Sự Thật mà thôi. Từ năm 1930 trở đi trong lãnh đạo Đảng chỉ còn những ai bao giờ cũng tán thành trăm phần trăm đối với Stalin về bất cứ vấn đề gì, kể cả trong những vấn đề mà họ cần và bình thường phải có ý kiến. Ngoại lệ thật là hiếm có: Vài cán hộ lãnh đạo, một số đảng viên lão thành không chịu để đảng của Lenin biến thành một dòng tu là đôi khi dũng cảm phản đối. Như Lominadze và Lunacharski... Lominadze tự sát năm 1935 giống như Ordzhonikidze là bạn thân cũ của Stalin cũng tự sát vào năm 1937 sau khi phòng làm việc của đồng chí đó bị Bộ Nội vụ khám xét. Ordzhonikidze đã dùng điện thoại phản đối trước Stalin, thì được Stalin trả lời thẳng thừng rằng: “Họ có quyền, họ có đủ mọi quyền ở nhà anh cũng như ở mọi nơi khác!”. Cho đến năm 1930 Lunacharski đã can thiệp nhằm bảo vệ những trí thức bị kết tội. Trong quân đội, tướng Yakir vào năm 1929 đã bênh vực cho một nhóm sĩ quan vô tội mà Bộ Nội vụ bắt giam. Leopold thấy đôi khi có thể chống lại bộ máy cảnh sát: Một ngày tháng 11 năm 1934, Luba bị Bộ Nội vụ gọi đến trụ sở Lubianka làm chứng. Hôm sau đến lượt Leopold. Một vị đại tá dự thẩm cbo vợ chồng Leopold biết tin một người tên là Kaniewski bị bắt. Đó là một đồng chí quen họ từ Palestine, rất tốt, can đảm, tận tụy, bao giờ cũng xung phong nhận các nhiệm vụ nguy hiểm nhất, đã nhiều lần bị cảnh sát Anh bắt tù. Năm 1930 anh ta bị tống xuất bằng tàu biển của Nga. - Kaniewski bị tình nghi cộng tác với Intelligence Service của Anh - Vị đại tá nói. - Thưa đồng chí - Leopold đáp lại - Ta không nên đánh giá thấp kẻ thù, Intelligence Service có tìm cộng tác viên, nhưng nó chẳng dại gì mà tuyển loại người như Kaniewski là loại người chắc chắn không thể trở thành chỉ điểm cho Intellignce Service (I.S.). - Tôi đã hỏi mấy người lãnh đạo Đảng cộng sản Palestine, có vị trả lời không biết Kaniewski, có vị trả lời rằng mọi người đều có thể trở thành tay sai cho I.S.. Mấy tháng sau, vợ chồng Leopold tiếp một người khách tại phòng khách của trường đại học: Đó là Kaniewski. Anh ta nước mắt ròng ròng cảm ơn rối rít và kể lại sau mấy tháng ngồi tù vì nhiều người buộc tội anh ta, nhưng nhờ những ý kiến của vợ chồng Leopold mà anh thoát chết. Nhưng những năm sau, tình hình như thế không diễn ra như thế nữa. Năm 1937, Leopold được tin Alter Strom bị bắt khi đang làm cho hãng thông tấn TASS. Leopold nhận định đây là một trường hợp oan nên anh quyết định làm chứng. Sau bao nhiêu khó khăn, Leopold được gặp vị đại tá thụ lí vụ đó. Vị đại tá này chưa biết ý định của Leopold nên đón tiếp anh rất trân trọng. Đại tá mời cà phê, thuốc lá và hỏi: - Đồng chí định đến làm chứng vụ Strom phải không? - Vâng, đúng như thế. - Vậy tôi sẵn lòng nghe ý kiến của đồng chí. - Tôi đến chỉ có mục đích để trình bày với đại tá rằng Strom vô tội... Bút trên tay đại tá tuột xuống bàn, nụ cười biến thành cái nhếch mép chế nhạo, bộ mặt lộ rõ sự hoài nghi, cau có... - Anh đến đây chỉ để nói như vậy à? - Đúng thế, tôi biết Alter Strom từ khi còn trẻ. Tôi biết anh đó không phải là kẻ thù. Cho nên tất nhiên tôi đến để nói với đồng chí như vậy đấy. Đại tá nhìn Leopold hồi lâu: - Chúng ta thẳng thắn với nhau. Cách mạng Tháng 10 đang gặp nguy hiểm. Nếu trong một trăm người bị chúng ta bắt giữ mà chỉ có một người là kẻ thù, thế đã đủ để bào chữa việc bắt chín mươi chín người kia. Cách mạng có tồn tại hay không buộc ta phải trả giá như vậy đó. Chỉ một câu đại tá đã tóm gọn, triết lí của chính sách trấn áp của chính quyền. Leopold trả lời: - Tôi không cho rằng Cách mạng đang gặp nguy hiểm. Tôi ngạc nhiên thấy sau hai chục năm tồn tại, Bộ của đại tá vẫn không biết phân biệt ai là bạn, ai là thù!