Đêm hôm đó, En- đru không ngủ được không phải vì tấm nệm bông vón cục mà vì anh mỗi lúc một thêm lo lắng về người bệnh phố Glai- đạ Có phải là thương hàn không? Câu nói cuối cùng của Đen-ni trước khi ra về đã khơi lên những mối ngờ vực và lo âu mới trong tâm trí nghi hoặc của anh. Sợ bỏ sót một triệu chứng quan trọng nào, En- đru đã toan vùng dậy đến thăm lại người bệnh vào cái giờ kỳ quặc sáng tinh mơ này, mãi sau mới thôi. Sự thật là, trong lúc trằn trọc suốt đêm không chợp mắt, En- đru đã đi đến chỗ tự hỏi không biết quả thực anh có hiểu tí gì về y không. En- đru Men-sân có một tính tình mãnh liệt khác thường. Tính tình ấy, có lẽ truyền từ mẹ anh, một người phụ nữ vùng cao nguyên, thời trẻ sống tại Ơ-la-pun đã từng theo dõi những vì sao Bắc đẩu đổi ngôi trên bầu trời băng giá. Oâng Giôn-Men-sân cha anh là một tiểu điền chủ miền Phai-phơ-sơ, tính tình cứng rắn, cần cù và điềm tĩnh. Ông cụ chưa bao giờ phát đạt trong nghề nông nên khi hy sinh tại Iâu-mơn-ri trong năm cuối của cuộc chiến tranh, ông cụ chỉ để lại được một gia sản nhỏ bé lụn bại. Suốt mười hai tháng trời, bà Giét-xi Men-sân phải xoay xở trông nom trang trại, chuyển sang nuôi bò sữa, tự mình chở sữa đi bán khi thấy En- đru quá bận bịu sách vở không giúp được bà. Rồibệnh ho mà bà không ngờ đã chịu đựng bao nhiêu năm trời trở nên trầm trọng rồi bà đột ngột qua đời vì bệnh phổi, chính căn bệnh đã cướp đi biết bao nhiêu tánh mạng trong giống người có nước da mảnh dẻ và mái tóc đen lay láy này.Đến năm mười tám tuổi, En- đru chỉ còn một thân một mình. Lúc bấy giờ, anh đang theo học năm thứ nhất trường đại học Xân En- đruđơ, được cấp học bổng bốn mươi bảng một năm, ngoài ra không một xu dính túi. Cứu tinh của anh là Quỹ cứu trợ Glen, một tổ chức độc đáo ở Xcốt-Lân. Theo cách nói của người sáng lập ra nó là Huân tước En- đru nay đã quá cố, quỹ này “mời tất cả những sinh viên nào có năng lực và ở trong hoàn cảnh khó khăn mà lại mang tên thánh là En- đru hãy xin cấp một khoản cho vay không quá năm mươi bảng một năm miễn là những sinh viên ấy sẽ chu đáo hoàn lại số tiền vay này sau khi tốt nghiệp”.Tiền của Quỹ cứu trợ Glen cộng với việc vui vẻ chịu đựng kham khổ và thiếu thốn trong cuộc sống đã giúp En- đru học hết các năm học tại trường Xân En- đruđơ rồi qua trường đại học y khoa ở thành phố Đăn- đi. Lòng biết ơn đối với quỹ Glen, kết hợp với tính lương thiện phiền toái đã vội vã đẩy En- đru về miền nam xứ Uên (là nơi các bác sĩ tập sự mới tốt nghiệp có thể được hưởng đồng lương cao nhất) với số lương hai trăm năm mươi bảng một năm, tuy trong thâm tâm, anh muốn vào làm việc tại bệnh viện E- đin-bơ-rơ Roay- Ơn với đồng lương chỉ bằng một phần mười số tiền kia.Thế là bây giờ En- đru Men-sân đang ở Blây-nen-lị Lúc này, anh vừa mới ngủ dậy, đang cạo râu, mặc quần áo và đang rất hoang mang lo lắng về người bệnh đầu tiên của mình. Anh ăn vội bữa sáng, ba chân bốn cẳng chạy lên buồng, mở va-li lấy ra một chiếc da nhỏ màu xanh. Anh mở nắp hộp, say đắm nhìn tấm huy chương để trong hộp, tấm huy chương vàng Hăn-tơ hàng năm tặng cho sinh viên xuất xắc nhất khoa lâm sàng của trường đại học Xân En- đruđợ Chính anh, En- đru Men-sân, đã được tặng thưởng huy chương ấy. Anh quý nó hơn mọi thứ trên đời, anh coi nó như tấm bùa hộ mệnh, như nguồn cổ vũ cho tương lai. Nhưng sáng nay, anh nhìn tấm huy chương ấy không phải là niềm tự hào mà với một lời cầu khẩn lạ lùng thầm trong bụng như cố lấy lại niềm tự tin. Sau đó, anh lao vội xuống nhà bắt đầu buổi khám bệnh sáng.Khi anh tới nơi, Đai-gien-kin đã có mặt trong gian phòng gỗ tồi tàn, đang lấy nước ở vòi vào một cái bình lớn bằng đất nung. Gien-kin người thấp bé, nhanh nhẹn, má hõm mà lại có những tia máu đỏ tía, con mắt đảo đi đảo lại liên hồi. Gã mặc chiếc quần chật nhất mà En- đru được thấy từ trước đến nay, nó bó chặt lấy hai ống chân gầy gò của gã.Gien-kin khúm núm chào En- đru:- Thưa bác sĩ, bác sĩ không cần phải xuống sớm thế. Tôi có thể chép lại những đơn thuốc cũ và viết chứng từ trước khi bác sĩ đến cũng được. Bà Pây-giơ đã cho khắc chữ ký cũa bác sĩ Pây-giơ vào một con dấu bằng cao su từ ngày ông ấy bị Ốm rồi mà.- Cám ơn. Tôi muốn tự tôi khám. – En- đru ngừng lời, tạm ngưng nỗi lo lắng khi thấy hành động của người dược tá – Anh làm thế làm gì?Gien-kin nhấp nháy con mắt trả lời:- Nước lấy ở đây có mùi vị tốt hơn. Ai cũng biết nước lã trong lành là tốt như thế nào rồi chứ gì, có phải không, thưa bác sĩ? Nhưng con bệnh lại không biết thế chọ Với lại, trông tôi có khác gì thằng hề không nếu để cho họ nhìn thấy tôi lấy nước ở vòi đổ đầy vào các chai lọ của họ.Tay dược tá này rõ ràng muốn chuyện trò với En- đru, nhưng ngay lúc ấy có tiếng gọi the thé từ phía cửa hậu tòa nhà, cách xa đến bốn chục thước.- Gien-kin, Gien-kin, lại đây nào … nhanh lên.Gien-kin bật dậy như một con chó đã được huấn luyện quá thuần nghe thấy tiếng roi quất của chủ, run run nói:- Xin bác sĩ thứ lỗi. Bà Pây-giơ gọi tôi đấy… Tôi… tôi phải chạy lại.May mà buổi khám bệnh sáng có ít người và kết thúc vào lúc mười rưỡi. Nhận ở Gien-kin một bảng ghi tên những người cần đến khám ở nhà, En- đru liền ra xe ngựa đi cùng với lão To-mớt. Nóng ruột tới cồn cào, En- đru bảo người xà ích già đưa xe đến ngay số 7 phố Glai- đa.Hai mươi phút sau, En- đru ở nhà số 7 ra về, mặt tái mét, môi mím chặt, vẻ khác thường. Anh đi quá hai nhà nữa, đến số 11 có ghi trong danh sách. Sau số 11, anh sang bên kia đường vào nhà số 18. Xong số 18, anh rẽ sang phố Rét-nơ, chỗ có hai người bệnh nữa mà Gien-kin là hôm trước đã khám rồi. Trong vòng một tiếng, En- đru khám được tất cả bảy người trong cùng một khu vực. Trong số những người bệnh ấy, có năm người, kể cả phụ nữ ở số 7 phố Giai- đa nay đã phát bệnh một cách điển hình, rõ ràng là bị thương hàn. Từ mười hôm nay, Gien-kin điều trị họ bằng nước vòi và thuốc phiện. Đêm trước thì còn phải vụng về mò mẫm, nhưng giờ đây En- đru rùng mình kinh hãi nhận ra ngay anh đã vấp phải một vụ dịch thương hàn.Những người bệnh sau, En- đru khám vội cho xong với một tâm trạng hoảng loạn. Đến bữa trưa, trong lúc bà Pây-giơ chỉ chú ý đến món thịt bê thơm phức chín vàng mà bà ta tươi tỉnh kể: “Tôi đặt làm cho bác sĩ Pây-giơ nhưng xem chừng ông ấy không thích”, thì En- đru lạnh lùng suy nghĩ về vấn đề kia. Anh biết rằng có hỏi bà Pây-giơ cũng vô ích và chẳng được giúp đỡ gì hết nên anh quyết định phải nói thẳng với bác sĩ Pây-giơ.Lên đến buồng bác sĩ, En- đru thấy rèm cửa kéo kín mít và Eùt-Uất Pây-giơ đang nằm phủ phục, nhức đầu vì áp huyết lên cao, trán đỏ sẫm và hằn những vết nhăn đau đớn. Tuy ông có ra hiệu bảo người đến thăm ông ngồi lại với ông một lát, nhưng En- đru cảm thấy bắt ông phải gánh lấy mối lo ấy trong lúc này thì thật là nhẫn tâm.Sau vài phút nán lại bên giường, khi đứng dậy cáo lui, anh chỉ dám hỏi:- Thưa bác sĩ Pây-giơ, nếu gặp phải một bệnh truyền nhiễm, tốt nhất là nên phải làm gì?Im lặng một rồi bác sĩ Pây-giơ trả lời, mắt vẫn nhắm nghiền, không cử động, như thể việc nói thành lời đã đủ làm ông đau đớn thêm rồi.- Việc ấy xưa nay vẫn khó. Ta không có bệnh viện, chứ đừng nói đến phòng cách lỵ Nếu anh vấp phải chuyện gì thật nghiêm trọng thì anh gọi điện thoại cho ông Gri-phít ở To-ních-glân. Đi xuôi thung lũng, cách đây mười lăm dặm. Ông ấy là bác sĩ thanh tra của hạt này – Lại một lúc im lặng, dài hơn lần trước – Nhưng tôi e rằng ông ấy chẳng giúp ích được gì mấy.Được bác sĩ Pây-giơ cho biết điều đó, En- đru yên tâm hơn. Anh vội xuống phòng ngoài dưới nhà gọi dây nói điTo-ních-glân. Đang áp ống nghe vào tai, En- đru thấy chị người làm En-ni nhìn anh qua cửa gian bếp.- A-lô! A-lô! Có phải bác sĩ Gri-phít ở To-ních-glân đấy không? – Cuối cùng anh cũng gọi được.Một giọng đàn ông trả lời rất dè dặt:- Ai hỏi đấy?- Tôi là Men-sân ở Blây-nen-li, phụ tá của bác sĩ Pây-giơ – giọng En- đru lạc đi – Tôi có năm người bị thương hàn ở đây. Tôi muốn mời bác sĩ Gri-phít đến ngay.Đầu dây đằng kia im lặng một lát rồi câu trả lời đột ngột vọng lại, xin lỗi với giọng ề à đặc biệt của xứ Uên này: - Tôi rất tiếc, bác sĩ ạ, rất tiếc. Bác sĩ Gri-phít đi Xoanđi rồi. Có công tác quan trọng.- Bao giờ thì bác sĩ Gri-phít về? – En- đru hét to vì đường dây xấu.- Tôi không thể nói chắc được là bao giờ, bác sĩ ạ.- Nhưng, này…Đầu dây đằng kia có tiếng cạch một cái. Người nọ đã lẳng lặng đặt ống nói xuống rồi. En- đru điên người, rủa to một câu:- Đồ khốn khiếp. Chắc chắn nó chính là Gri-phít.Anh gọi lại số dây nói ấy lần nữa, nhưng không gọi được. Bướng bỉnh, anh toan gọi thêm một lần nữa thì ngoái cổ lại, anh thấy chị En-ni đã bước vào trong phòng, hai tay chắp lại trước chiếc tạp dề, điềm đạm nhìn anh. Chị khoảng bốn mươi lăm tuổi, gọn gàng, sạch sẽ, vẻ mặt nghiêm nghị, bình thản.- Vô tình mà tôi nghe được, bác sĩ Men-sân ạ. Ông không bao giờ gọi được bác sĩ Gri-phít ở To-ních-glân vào giờ này đâu. Hầu như ngày nào ông ấy cũng đi Xoanđi chơi gôn.En- đru cố nuốt xuống một cái gì nghẹn ngang cổ, tức tối nói.- Nhưng tôi dám chắc là tôi đã nói chuyện với chính ông ấy. - Có thể… - Chị En-ni thoáng mỉm cười – Tôi nghe nói là ông ấy không đi Xoanđi thì ông ấy cũng bảo là ông ấy đi rồi – Chị nhìn En- đru với con mắt thân mật điềm đạm trước khi quay đi – Vào địa vị Ông, tôi sẽ không phí thì giờ với ông ấy làm gì.En- đru đặt máy điện thoại xuống, căm phẫn và chán nản hơn. Nguyền rủa mấy câu, anh ra đường đi thăm lại các bệnh nhân. Lúc anh về đến nhà thì đã đến giờ khám bệnh chiều. Anh ngồi một tiếng rưỡi trong gian buồng nhỏ hẹp ở phía sau dùng làm bàn khám, đánh vật với số người đến xin khámchật ních trạm xá đến nỗi tường nhà đổ mồ hôi và gian phòng ngột ngạt hơi người ẩm ướt. Những thợ mỏ bị trẹo đầu gối, đứt tay, bị giật cầu mắt, viêm khớp mãn tính. Rồi cả vợ con họ nữa, bị ho, cảm, sai khớp… mọi thứ bệnh tật lặt vặt của giống người. Bình thường thì En- đru vui mừng thích thú được tỉ mỉ, bình tĩnh thăm khám những con người tóc đen, da xám này vì anh cảm thấy như vậy là anh đang rèn luyện tay nghề. Song bây giờ, bị vấn đề hệ trọng kia ám ảnh nên đầu óc anh quay cuồng khi phải tiếp xúc với những bệnh tật nhỏ mọn ấy. Suốt thời gian anh viết đơn, gõ ngực, căn dặn và khuyên bảo người bệnh, lúc nào anh cũng suy nghĩ, tính xem nên quyết định như thế nào: “ chính hắn đã chỉ đường cho mình. Mình căm ghét hắn thật đấy! Đúng, mình ghét vô cùng tay quỷ sứ ấy. Nhưng không làm khác được. Mình phải đến gặp hắn thôi”.Chín giờ rưỡi, khi người bệnh cuối cùng về rồi, En- đru bước ra khỏi cái hốc, chỗ ngồi của anh, trong mắt ánh lên một quyết tâm.- Anh Grin-kin này, bác sĩ Đen-ni ở đâu?Người dược tá bé nhỏ cài vội cửa ngoài, sợ có ai đến chậm lách vào chăng, rồi quay nhìn En- đru với một vẻ khiếp đảm gần như hài hước:- Ông không có chuyện gì dính dáng với tay ấy đấy chứ? Bà Pây-giơ… không ưa hắn ta đâu.En- đru hỏi giật giọng:- Tại sao bà ấy không ưa?- Cũng vì những lý do khiến cho mọi người không ưa hắn. Hắn thô bạo với bà hết sức. – Gien-kin ngừng lời, nhưng đọc được ý định của En- đru trên nét mặt, gã miễn cưỡng nói tiếp – Thôi được, bác sĩ đã muốn biết thì tôi xin nói: bác sĩ lại nhà bà Xi-gơ, số 49 phố Nhà thờ.En- đru lại ra phố. Anh đã đi bộ suốt ngày hôm nay, tuy nhiên dù có mệt đi nữa anh cũng không cảm thấy vì ý thức trách nhiệm, vì gánh nặng của những ca bệnh kia đang đè nặng lên anh. Anh chỉ cảm thấy người nhẹ nhõm khi đến phố Nhà thờ, anh thấy Đen-ni còn ở nhà. Bà chủ nhà mời En- đru vào.Ví thử Đen-ni có ngạc nhiên khi thấy En- đru đến thì anh ta cũng không để lộ ra ngoài. Sau khi nghiêm nghị nhìn En- đru rất lâu, Đen-ni chỉ hỏi:- Thế nào, đã làm chết ai chưa?Chân hãy còn đứng trên ngưỡng cửa gian phòng ấm áp bừa bộn, En- đru đã thấy máu nóng bừng lên mặt. Song anh cố ghìm cơn giận và lòng tự ái, nói bộp ngay:- Ông nói phải: đúng là thương hàn. Tôi đáng bị đem ra bắn vì không nhận ra bệnh. Hiện nay tôi có năm người mắc phải bệnh ấy. Tôi chẳng thích gì đến đây đâu, nhưng tôi không biết lề lối làm việc ở đây. Tôi đã gọi dây nói cho bác sĩ thanh tra nhưng không được ông ta đáp lại một lời nào. Tôi đến đây để hỏi ý kiến ông.Đen-ni xoay nửa người trên chiếc ghế bành cạnh lò sưởi lắng tai nghe, miệng vẫn ngậm tẩu. Cuối cùng, anh ta làm một động tác bực bội:- Ông vào hẳn trong nhà đi. – Rồi bỗng bực tức – Ơ kìa, mời ông hãy ngồi xuống cái ghế này cho tôi nhờ. Đừng có đứng thế kia như một ông mục sư sắp sửa ngăn cấm người ta lấy nhau không bằng. Làm một tớp rượu chứ? Không à? Tôi cũng đoán là ông không uống.Tuy En- đru đã cứng nhắc làm theo lời yêu cầu ngồi xuống, thậm chí còn miễn cưỡng châm một điếu thuốc, song Đen-ni vẫn không có vẻ gì vội vàng. Anh ta lấy mũi giày vải rách híc nhè nhẹ vào con chó Ho-kin.Sau cùng, khi En- đru hút xong điếu thuốc, Đen-ni mới hất đầu nói:- Mời ông nhìn vào đây một cái, nếu ông thích!Trên mặt bàn, theo hướng tay chỉ là một cái kính hiển vi, một bộ kính hiển vi tốt của hãng Xai-xơ và một vài bản soi. En- đru lắp một bản và nhận ra ngay những bút vi khuẩn hình gậy.Đen-ni vội nói nhanh, nhạo báng, như đón trước những lời chỉ trích:- Cẩu thả lắm, đã hẳn. Thực sự là bôi bác. Nhờ trời, tôi không phải là một kẻ mài đũng quần ở phòng thí nghiệm. Nếu tôi có được là cái thá gì thì phải là một tay mổ xẻ cợ Nhưng trong cái tổ chức y tế đáng phỉ nhổ của chúng ta là phải biết làm táp nham đủ mọi thứ. Dù sao thì cũng không thể lầm được, ngay nhìn bằng mắt thường. Tôi đem đun nóng chúng trên giê-la-tin trong bếp lò của tôi đấy.En- đru hỏi, rất chăm chú:- Anh cũng gặp phải những bệnh này à?- Bốn người! Toàn ở cùng một khu vực với ông. Vi trùng này đều ở cái giếng nước phố Glai- đa mà ra.En- đru nhìn Đen-ni, sôi nổi hẳn lên, nóng lòng muốn nêu lên hàng chục câu hỏi liền một lúc. Anh nhận ra có một cái gì chân chính trong việc làm của người đồng nghiệp nọ, và nhất là anh sung sướng được chỉ cho biết ổ gây dịch.Đen-ni nói tiếp, vẫn với giọng mỉa mai, lạnh lùng và chua chát:- Ông thấy đấy. Bệnh phó thương hàn ít nhiều là một căn bệnh địa phương của nơi này. Nhưng mộ ngày kia, một ngày rất gần đây thôi, ta sẽ thấy bệnh rộ lên khá nhiều cho mà xem. Nguyên nhân là ở cái ống chính. Nó nứt rò ghê gớm và thấm vào một nửa số giếng nước ở những phố dưới. Tôi đã gõ đầu tên Gri-phít đến mệt nhoài cả người. Hắn là một con lợn ỉ sùng tín, lười biếng, lẩn như chạch và bất tài. Lần cuối cùng tôi gọi dây nói cho hắn, tôi bảo là tôi mà gặp hắn thì tôi sẽ đập vỡ sọ hắn ra. Có lẽ vì vậy nên hôm nay, hắn lủi mất khi ông gọi đấy.- Thật là đê tiện - En- đru thốt lên, không giữ được lời trong một lúc phẫn nộ bộc phát.Đen-ni nhún vai:- Hắn không giám yêu cầu Hội đồng quản trị một tí ti gì cả, sợ nhỡ người ta cắt xén mất mấy đồng lương khốn khổ của hắn để chi vào những việc này.Gian phòng im lặng. En- đru tha thiết muốn tiếp tục câu chuyện. Dù anh không ưa Đen-ni nhưng anh thấy có một sự cổ vũ lạ kỳ trong thái độ bi quan, hoài nghi, trong sự cay độc lạnh lùng và chừng mực của Đen-nị Nhưng anh không còn có cớ gì để ở lại lâu thêm nữa. Anh đứng dậy khỏi chiếc ghế ở cạnh bàn, đi ra phía cửa, che giấu những cảm nghĩ của mình, cố bày tỏ một cách lịch thiệp lòng biết ơn và biểu lộ một vài dấu hiệu tỏ ra anh đã thấy nỗi lo vơi bớt.- Tôi cám ơn ông về những tin ông cung cấp. Ông đã cho tôi thấy hoàn cảnh hiện nay của tôi. Tôi băn khoăn nhiều về nguồn gây bệnh. Tôi đã tưởng phải đối phó vói một người bệnh truyền dịch. Nhưng nay ông đã xác định được nguồn gây bệnh là cái giếng rồi thì vấn đề đơn giản đi nhiều. Từ nay trở đi, mỗi giọt nước ở phố Glei- đa đều phải được đun sôi.Đen-ni cũng đứng dậy, làu bàu:- Chính ra phải đem đun sôi lão Glei-phít thì có – Rồi trở lại giọng châm chọc – Còn bây giờ, thưa bác sĩ, xin đừng có những lời cảm ơn làm mủi lòng người nữa. Hai ta có lẽ còn phải giáp mặt nhau một thời gian nữa rồi cái chuyện này mới xong được. Ông hãy lại đằng tôi khi nào ông thấy quá khó chịu. Chung quanh đây, khúng ta không có mấy ai để mà giao du đâu. – Nhìn về phía con chó, Đen-ni kết thúc bằng một câu bất nhã – Ngay quen được một vị bác sĩ Xcốt-lân cũng là đáng qúi rồi. Có phải thế không, ngài Giôn?Ngài Giôn Ho-kin đạp đuôi xuống chiếc thảm rải sàn, lè chiếc lưỡi đỏ hồng ra tiễu cợt En- đru.Dẫu vậy, trên đường về nhà qua phố Glai- đa, sau khi rẽ vào căn dặn thật nghiêm nghặt về vấn đề nước uống, En- đru nhận thấy anh không đến nỗi ghét Đen-ni như trước kia anh tưởng.