R (2)

rêu
- d. Tên một ngành thực vật gồm những cây nhỏ có thân lá nhưng không có rễ, thường mọc lan trên mỏm đá, trên tường hoặc trên thân các cây lớn.
- RAO Nói to cho nhiều người ở nhiều nơi biết về điều xấu của người khác: Rêu rao khắp phố như thế chỉ hại cho tình đoàn kết.
rêu rao
- đg. Nói to công khai cho nhiều người biết, nhằm mục đích xấu. Thù oán người ta, đem chuyện xấu đi rêu rao khắp làng.
rì rào
- tt. Có âm thanh trầm nhẹ, thầm thì như tiếng sóng vỗ, tiếng gió thổi, tiếng người nói từ xa vọng lại: Sóng vỗ rì rào Gió thổi rì rào.
rỉ
- đgt 1. Nói chất lỏng rỏ ra từng tí một qua lỗ thủng rất nhỏ: Nước vàng rỉ ra từ cái nhọt; Nước mắm rỉ ra từ đáy thùng. 2. Nói nhỏ với ai: Không dám rỉ một lời.
ria
- d. 1. Ven, bên cạnh: Ria đường. 2. Râu mọc ở mép.
rìa
- d. Phần ở ngoài cùng của một vật, sát với cạnh. Nhà ở rìa làng. Rìa đường. Phần rìa của chiếc bánh. Chuyện ngoài rìa hội nghị (b.).
rỉa
- đgt. 1. (Động vật) dùng miệng hoặc mỏ mổ nhỏ vật ra hoặc vuốt cho sạch, cho khô: Cá rỉa mồi Chim rỉa cánh. 2. Nhiếc móc một cách độc địa: chớ có rỉa người khác như thế.
riêng
- tt Thuộc về cá nhân một người: Phòng riêng; Chuyện riêng; ăn chung mùng riêng (tng).
- trgt Về phần một người nào: phần tôi thì làm một cái nhà nhỏ nơi cỏ non xanh nước biếc (HCM).
riêu cua
- dt Canh nấu bằng nước giã cua: Mùa nực, ông ấy thích ăn riêu cua.
- tt Hào nhoáng bề ngoài: Màu mỡ.
rịn
- t. Thấm ra ít một: Rịn mồ hôi.
rình
- đg. 1 Quan sát kĩ một cách kín đáo để thấy sự xuất hiện, để theo dõi từng động tác, từng hoạt động. Rình bắt kẻ gian. Mèo rình chuột. Rình nghe trộm. 2 (kng.; id.). Chực. Ngọn đèn leo lắt chỉ rình tắt.
rịt
- I. đgt. Đắp cho thuốc gắn dính vào vết thương: rịt thuốc rịt lá nhọ nồi cho cầm máu. II. pht. Bám riết vào, không chịu rời ra: giữ rịt bám rịt lấy bố.
rìu
- dt Thứ búa có lưỡi sắc dùng để đẽo gỗ: Múa rìu qua mắt thợ (tng).
rỏ
- đg. Nh. Nhỏ: Rỏ thuốc đau mắt.
- I đg. Biết tường tận, cụ thể. Ai nấy đều rõ sự thể. Không rõ thực hư thế nào.
- II t. Ở trạng thái tách bạch hẳn ra, khiến có thể phân biệt được hoàn toàn với những cái khác. Nói to, nghe rất. Biết không rõ lắm. Rõ mồn một. Nó thua đã rõ rồi. Trời đã sáng rõ (đến mức có thể nhìn thấy rõ mọi sự vật).
- III tr. (kng.; dùng trước t.). Từ biểu thị ý khẳng định về một mức độ cho là thấy rất, vì hơn hẳn bình thường. Dậy rõ sớm. Làm rõ nhanh. Rõ thật buồn cười.
rõ ràng
- tt. Rất rõ, rất tường tận, cụ thể: Mọi việc đã được chứng minh rõ ràng Chứng cớ rõ ràng, không thể chối cãi được.
rọ
- dt Đồ đan bằng tre, nứa để nhốt loài vật đem đi nơi khác: Cho lợn vào rọ; Trói voi bỏ rọ (tng).
róc
- I. đg. 1. Vạt hết vỏ cứng đi: Róc mía. 2. Nói mụn bong vẩy: Vẩy đậu đã róc. II. ph. Khôn ngoan và láu lỉnh, không hớ nước gì: Chơi róc.
róc rách
- t. Từ mô phỏng tiếng nước chảy nhẹ qua kẽ đá. Tiếng suối chảy róc rách.
rọc
- đgt. Dùng lưỡi sắc rạch theo đường gấp cho đứt rời ra: rọc giấy rọc mảnh vải làm đôi rọc phách bài thi.
roi
- dt Que dài bằng tre, hoặc mây, hoặc da dùng để đánh: Hoài-văn vung roi quất ngựa luôn tay (NgHTưởng); Một lời siết cạnh bằng nghìn roi song (cd).
rọi
- đg. Chiếu thẳng vào, soi thẳng vào: ánh nắng rọi qua khe cửa.
rón rén
- p. Từ gợi tả dáng điệu của động tác (thường là đi đứng) cố làm cho thật nhẹ nhàng, thong thả vì sợ gây tiếng động hoặc điều thất thố. Đi lại rón rén vì sợ mọi người thức giấc. Rón rén bước vào. Ăn rón rén từng hạt một. Rón rén thưa.
rong
- 1 dt. 1. Loài thực vật bậc cao sống ở nước, thân mảnh, hình dải dài, mọc chi chít vào nhau gồm có nhiều loại. 2. Tảo.
- 2 đgt. Đi hết chỗ này chỗ khác, không dừng lại lâu ở đâu: rong chơi khắp phố bán hàng rong.
- 3 đgt. Chặt, trẩy, xén: rong bớt các cành tre rong cỏ quanh bờ ao.
rong chơi
- đgt Đi chơi lang thang, không có mục đích: Suốt ngày rong chơi, chẳng học hành gì.
rong huyết
- Có kinh nguyệt kéo dài sau thời hạn đáng lẽ đã hết.
ròng
- 1 d. Lõi của cây.
- 2 đg. (Nước thuỷ triều) rút xuống. Nước ròng.
- 3 đg. Chảy thành dòng, thành vệt (thường là trên cơ thể). Mấy giọt mồ hôi ròng xuống má. Nước mắt tuôn ròng. Nước mưa chảy ròng trên mặt.
- 4 t. 1 (kết hợp hạn chế). Nguyên chất (thường nói về kim loại). Vàng ròng. Sắt ròng. 2 (chm.; dùng sau d., trong một số tổ hợp). Thuần tuý. Thu nhập ròng của ngân sách. Sản lượng ròng. 3 (cũ; dùng phụ trước d., kết hợp hạn chế). Chỉ toàn là, không có xen một thứ nào khác. Mặc ròng nâu sồng. Nói ròng những chuyện không đâu.
- 5 t. (dùng phụ sau d. chỉ thời gian và sau một số đg.). Liên tục trong suốt cả một khoảng thời gian dài. Đi một đêm ròng. Suốt mấy năm ròng. Thức ròng mấy đêm.
ròng rọc
- dt. Dụng cụ kéo vật gồm bánh xe quay được xung quanh một trục, vành bánh xe có rãnh để đặt dây kéo: lắp ròng rọc để chuyển vôi cát lên tầng.
rót
- đgt Cho chất lỏng chảy thành dòng từ chỗ này sang chỗ khác: Đêm qua rót đọi dầu đầy, bấc non chẳng cháy oan mày, dầu ơi (cd); Khuyên chàng đọc sách ngâm thơ, dầu hao thiếp rót, đèn mờ thiếp khêu (cd).
- d. Nh. Cá rô: Con rô cũng tiếc, con riếc cũng muốn (tng).
rồ
- 1 đg. (Xe cơ giới) phát ra tiếng động to, nghe inh tai, thành đợt ngắn, khi động cơ khởi động hoặc khi tăng tốc độ đột ngột. Tiếng máy rồ lên nghe chối tai. Đoàn xe rồ máy ầm ầm.
- 2 t. Ở trạng thái không kiềm chế được hành vi hoặc có biểu hiện hoạt động như người điên. Phát rồ. Nói năng như thằng rồ.
rổ
- tt. 1. Đồ đựng, đan bằng tre hoặc làm bằng nhựa tròn, lòng sâu, có nhiều lỗ nhỏ để dễ thoát nước: đan rổ mua đôi rổ. 2. Vòng sắt, mắc lưới ở dưới, gắn vào một mặt bảng, làm đích ném bóng trong môn thể thao bóng rổ: ném bóng vào rổ.
rỗ
- tt 1. Nói mặt có những sẹo nhỏ do bệnh đậu mùa gây nên: Mặt rỗ như tổ ong bầu (tng) 2. Lỗ chỗ: Đường thế đồ gót rỗ kì khu (CgO).
rồi
- ph. 1. Trước đây, đã xong: Làm rồi ; Xem rồi. 2. Sau sẽ: Tập thể dục rồi mới ăn lót dạ.
- ph. X. Ngồi rồi.
rỗi
- t. 1 Ở trạng thái ít hoặc không có việc phải làm. Tranh thủ lúc rỗi đọc truyện. Rỗi việc. Rỗi tay. Gửi (quỹ) tiết kiệm số tiền để rỗi (kng.; tiền chưa phải dùng đến). 2 (Linh hồn) được cứu vớt khỏi mọi sự ràng buộc tội lỗi, được giải thoát, theo quan niệm của một số tôn giáo. Tu cho được rỗi phần hồn. Cứu rỗi linh hồn.
rối
- 1 dt. 1. Múa rối, nói tắt: biểu diễn rối. 2. Con rối, nói tắt: rối cũng có lắm loại.
- 2 đgt. 1. Vướng mắc vào nhau, khó tháo gỡ: chỉ rối tóc rối. 2. Bị xáo trộn nhiều, mất ổn định, không yên, không bình thường: Lòng rối như tơ vò Mọi người đều rối lên cả.
rối loạn
- tt 1. Mất khả năng phán đoán: Tinh thần rối loạn. 2. Xao xuyến, mất trật tự: Sự việc ấy đã làm rối loạn nhân dân.
rối ren
- Mất trật tự và an toàn: Tình hình rối ren.
rối rít
- t. (thường dùng phụ cho đg.). Từ gợi tả vẻ vội vã, tỏ ra mất bình tĩnh. Giục rối rít. Van xin rối rít. Rối rít cảm ơn. // Láy: rối ra rối rít (kng.; ý mức độ nhiều).
rối trí
- tt Không bình tĩnh: Cái đống triết học thực dân làm rối trí bất cứ là anh học trò nào (TrVGiàu).
rốn
- d. 1. Điểm ở chính giữa bụng, sẹo của ống dẫn máu vào nuôi bào thai. 2. ống nói trên: Cắt rốn. 3. Phần cuối của ống đó, còn lại khi đã cắt rau, khô đi rồi rơi: Rốn cháu đã rụng. 4. Chỗ lõm sâu ở chính giữa một vật gì: Rốn cam.
- ph. Gắng thêm: Làm rốn ; Ngồi rốn.
rồng
- d. 1 Động vật tưởng tượng theo truyền thuyết, mình dài, có vảy, có chân, biết bay, được coi là cao quý nhất trong loài vật. 2 (cũ; trtr.; dùng phụ sau d., trong một số tổ hợp). Từ dùng để chỉ cơ thể hoặc đồ dùng của vua thời phong kiến. Mình rồng. Mặt rồng. Ngai rồng. Sân rồng°.
rỗng
- tt. Không có phần lõi hoặc không chứa đựng gì: ống rỗng lòng Thùng rỗng là thùng kêu (tng.).
rống
- đgt 1. Nói các thú kêu to: Những con hươu thương tiếc cái gì mà rống lên (NgXSanh); Tiếng voi rống trong rừng xa (NgHTưởng); Trâu ho bằng bò rống (tng). 2. Kêu ầm: Làm gì mà rống lên thế?.
rộng
- t, ph. 1. Chiếm một diện tích lớn: Sân rộng ; Đường rộng. Rộng thênh thang. Có diện tích lớn hơn nhiều so với mức bình thường: Nhà rộng thênh thang. 2. Có dung tích lớn: Nồi rộng. 3. Quá kích thước cần thiết, quá mức thích hợp: áo rộng ; Mồm rộng. Rộng thùng. Nh. Rộng thùng thình. Rộng thùng thình. Nói quần áo có kích thước bề ngang quá lớn so với thân người mặc: Người nhỏ bé, mượn được cái áo hạng đại, rộng thùng thình. 4. Có lòng bao dung. 5. Tự do, không bị ràng buộc: Rộng cẳng. Rộng miệng cả tiếng. Nói những kẻ có quyền thế ỷ vào địa vị xã hội của mình mà nạt nộ người khác. 6. Trong một phạm vi lớn: Biết rộng ; Học rộng. Ăn tiêu rộng. Tiêu sài một cách hào phóng.
rộng lớn
- t. Có diện tích hoặc phạm vi rất lớn (nói khái quát). Cả một vùng rộng lớn. Vấn đề rộng lớn. Tình thương yêu rộng lớn (b.).
rộng lượng
- tt. Có lòng bao dung, thương yêu con người: một con người rộng lượng.
rốt cuộc
- trgt (cn. Rút cục) Đến giai đoạn cuối cùng: Đánh cờ cả buổi sáng, rốt cuộc tôi thua.
- đg. Đánh lưỡi của trẻ em cho sạch bằng ngón tay quấn gạc.
rờ
- (ph.). x. sờ.
rợ
- 1 dt. Dây nhỏ và dai: lấy rợ buộc chặt vào.
- 2 dt. 1. Các dân tộc, bộ tộc lạc hậu, theo cách gọi miệt thị thời phong kiến: rợ Hung nô. 2. Những kẻ chuyên làm việc dã man, tàn bạo: rợ phát-xít.
- 3 tt. (Màu sắc) quá sặc sỡ, loè loẹt, trông không nhã, không đẹp: Màu hơi rợ.
rơi
- đgt Chuyển từ trên xuống một cách tự nhiên: Quả mít tụt nõ rơi từ trên cây xuống; Cán cân tạo hóa rơi đâu mất (HXHương); Biết bao đầu rơi để báo thù nước (HCM).
rơi lệ
- đgt Khóc: Cảm động đến rơi lệ.
rơi rớt
- Còn sót lại: Tàn dư phong kiến còn rơi rớt.
rời
- I đg. 1 Di chuyển khỏi chỗ. Tàu rời khỏi ga. Rời ghế nhà trường. Tên lửa rời bệ phóng. Mắt không rời mục tiêu. 2 Tách lìa khỏi. Lá rời cành. Sống chết không rời nhau.
- II t. Ở trạng thái từng bộ phận, từng đơn vị được tách riêng ra, độc lập với nhau. Viết trên những tờ giấy. Tháo rời cái máy. Cơm rời (hạt rời, không dính vào nhau). Mỏi rời chân tay (chân tay có cảm giác như muốn rời ra).
rời rã
- Nh. Rã rời.
rời rạc
- tt Không gắn bó nữa: Nội bộ rời rạc; Lời văn rời rạc.
rơm
- d. Phần trên của thân cây lúa đã gặt và đập hết hạt: Chất rơm thành đống. Lửa gần rơm. Nói trai gái năng gần gụi nhau. Quyền rơm vạ đá. Quyền hành ít nhưng trách nhiệm nặng nề.
rơm rác
- d. Rơm và rác (nói khái quát); dùng để ví cái không có giá trị, đáng bỏ đi. Rơm rác độn chuồng. Bỏ ngoài tai những chuyện rơm rác.
rớt
- 1 dt. Nước dãi chảy dài: Thằng bé ăn kẹo, rớt đầy mép.
- 2 đgt. 1. Rơi ra thành giọt: thương rớt nước mắt. 2. Rơi lại sau, sót lại sau: bị rớt lại, không theo kịp đơn vị. 3. đphg Rơi, rơi xuống: làm rớt cái bát. 4. đphg Hỏng thi, không đỗ: thi rớt.
ru
- 1 đgt 1. Hát nhỏ và khẽ vỗ vào người trẻ em để nó ngủ: Tiếng thương như tiếng mẹ ru hằng ngày (Tố-hữu); Ru con con ngủ cho lành, để mẹ gánh nước rửa bành con voi (cd). 2. Ca hát nhẹ nhàng: Là thi sĩ nghĩa là ru với gió (XDiệu).
- Êm như Một cách nhẹ nhàng êm thắm: Việc đó đã thu xếp được êm như ru.
- 2 trt Trợ từ đặt cuối câu để tỏ ý nghi vấn: Hồng nhan phải giống ở đời mãi ru (K).
ru ngủ
- Ngb. Làm mê hoặc, làm tê liệt tinh thần: Đế quốc ru ngủ thanh niên.
rủ rê
- đg. Rủ làm việc xấu (nói khái quát). Nghe lời rủ rê.
- 1 đgt. 1. Khô héo, buông cành lá xuống: Cây chết rũ Trời nắng cây rũ hết. 2. Lả người vì kiệt sức: mệt rũ người.
- 2 đgt. Trút khỏi mình những gì vướng víu: rũ hết trách nhiệm rũ sạch xiềng xích.
rũ rượi
- tt, trgt 1. Nói tóc xõa xuống và rất rối: Đầu tóc chị xổ ra rũ rượi (NgCgHoan). 2. Nói khóc hay cười với đầu lắc lư: Chị khóc rũ rượi (NgĐThi); Tan học về, giỡn nhau, cười rũ rượi (X-thuỷ).
- d. Nh. Rừng: Lên rú chặt củi.
- đg. Kêu to và dài: Còi rú. Mừng rú. Mừng quá reo lên.
rùa
- d. Động vật thuộc lớp bò sát, có mai bảo vệ cơ thể, di chuyển chậm chạp. Chậm như rùa.
rủa
- đgt. Nói lời độc địa với ý mong muốn người khác gặp nhiều tai vạ, rủi ro: Chớ rủa nhau độc địa như thế Rủa người ta như thế nào thì vận vào mình như thế ấy.
rũa
- đgt (đph) Như Rữa: Xác con quạ đã rũa.
rúc
- đg. 1. Chui vào chỗ hẹp: Rệp rúc khe giường. 2. Cg. Rúc rỉa. Mò bằng mỏ: Vịt rúc ốc.
- đg. Kêu từng hồi dài: Còi rúc.
rục
- t. 1 Chín tơi ra, nhừ ra. Thịt kho rục. (Quả) chín rục°. 2 (kết hợp hạn chế). Rũ. Tù rục xương. Chết rục.
rục rịch
- đgt, trgt Chuẩn bị làm việc gì trong thời gian sắp tới: Rục rịch đi công tác ở nước ngoài.
rủi
- Cg. Rủi ro. 1. d. Điều không lành ngẫu nhiên xảy đến: Gặp rủi. 2. t. Không may: Phận rủi ; Rủi gặp tai nạn.
run
- đg. 1 Bị rung động nhẹ chân tay hoặc cơ thể do hàng loạt những co giật khẽ của các cơ, gây ra bởi một nguyên nhân sinh lí (như lạnh, sốt rét) hay tâm lí (cảm xúc). Rét run cầm cập. Già run tay không cầm được kim. Sướng run người. 2 (Giọng nói, nét chữ) có trạng thái không bình thường do khi nói, khi viết bị run. Nét chữ hơi run. Giọng nói run lên vì xúc động.
run sợ
- đgt. Run lên với vẻ sợ sệt: không run sợ trước kẻ thù không biết run sợ là gì.
rung
- đgt 1. Lay động: Đố ai quét sạch lá rừng, để anh khuyên gió gió đừng rung cây (cd); Sóng sông ai vỗ, cây đồi ai rung (Tản-đà) 2. Cử động; Sẽ chuyển đi chuyển lại: Đắc chí, ngồi rung đùi.
rung động
- 1. đg. Lay chuyển nhẹ: Cánh cửa rung động. 2. t. Cg. Rung cảm. Hồi hộp vì cảm động: Lòng rung động.
rùng mình
- đg. Rung nhanh, mạnh toàn thân một cách bất ngờ, do sợ hãi hoặc bị lạnh đột ngột. Lạnh rùng mình. Rùng mình sợ hãi. Chuyện khủng khiếp quá, nghĩ lại vẫn còn rùng mình.
rùng rợn
- tt. Ghê sợ đến mức rợn cả người: Câu chuyện rùng rợn quá Tiếng hú trong đêm nghe thật rùng rợn.
rụng
- đgt Rơi ra; Lìa ra: Lá vàng còn ở trên cây, lá xanh rụng xuống, trời hay chăng trời (cd); Tóc rụng; Rụng răng.
rụng rời
- Khiếp sợ quá như rã rời chân tay: Thất kinh rụng rời.
ruốc
- 1 d. Tép nhỏ ở biển, mình tròn và trắng, thường dùng làm mắm. Mắm ruốc.
- 2 d. Món ăn làm bằng thịt nạc, cá hoặc tôm luộc, rim với nước mắm rồi giã nhỏ và rang khô. Ruốc thịt.
ruồi
- dt. Động vật nhỏ, có cánh, có vòi hút, thường mang nhiều vi trùng: diệt rồi Thớt có tanh tao ruồi mới đậu.
ruồng bỏ
- đgt Như Ruồng: Ruồng bỏ vợ.
ruồng rẫy
- Cg. Ruồng bỏ. Bỏ đi, không đoái hoài tới: Ruồng rẫy vợ.
ruộng
- d. Đất trồng trọt ở ngoài đồng, xung quanh thường có bờ. Ruộheight:10px;'>
- d. Xấp giấy gồm năm trăm tờ hoặc hai mươi thếp.
rám nắng
- tt Nói da sạm đi vì nắng: Nét mặt rám nắng của họ mờ hẳn đi trong đám khói cay nồng (Ng-hồng).
rạm
- d. Loài cua nhỏ, mình mỏng, bụng vàng, chân có lông, ở đồng nước mặn.
rán
- 1 đg. Làm cho chín trong dầu mỡ đun sôi. Đậu phụ rán vàng. Cá rán. Rán mỡ (làm cho thành mỡ nước chín).
- 2 đg. (cũ; id.). Ráng. Rán sức.
rạn
- 1 dt. Đá ngầm ở dưới biển, không nhô lên khỏi mặt nước: hòn rạn.
- 2 đgt. Nứt thành từng đường nhỏ: Tấm kính bị rạn nhiều chỗ.
rạn nứt
- tt 1. Có những vết rạn khá lớn: Cái bát rơi đã rạn nứt rồi. 2. Không được nguyên vẹn; Không có sự đoàn kết chặt chẽ: Tình đoàn kết rạn nứt; Tình bạn rạn nứt; Nguy cơ rạn nứt.
rang
- đg. Làm chín bằng cách đảo đi đảo lại trong chảo nóng và khô: Rang lạc ; Rang ngô.
ràng
- đg. Buộc chặt bằng nhiều vòng. Ràng gói hàng sau yên xe.
ràng buộc
- đgt. Bắt buộc phải làm theo khuôn khổ nào đó, không thể khác được: Hai bên ràng buộc lẫn nhau không nên ràng buộc con cái nhiều quá.
rạng rỡ
- tt Hết sức vẻ vang: Làm cho tên tuổi và sự nghiệp của Nguyễn Trãi rạng rỡ ra ngoài (PhVĐồng).
ranh
- 1.d. Đứa con đẻ ra không nuôi được và, theo mê tín, lại lộn lại làm con. 2. t. Tinh quái: Thằng bé ranh lắm. Mẹ ranh. Người đàn bà tinh quái.
- d. Chỗ ngăn ra để làm giới hạn.
ranh con
- d. (kng.). Trẻ con tinh quái (thường dùng làm tiếng chửi mắng). Đồ ranh con!
ranh giới
- dt. Đường phân giới hạn giữa hai bên: ranh giới giữa hai tỉnh xác định ranh giới giữa hai xã.
ranh ma
- tt Tinh quái: Những cử chỉ tinh ma của vài cậu học trò (ĐgThMai).
ranh mãnh
- Tinh quái, tò mò.
rành
- I đg. (ph.). Biết rõ, thạo, sành. Mới đến, chưa rành đường đất. Rành nghề. Âm nhạc, tôi không rành.
- II t. (ph.). 1 (id.). Rõ. Nói từng tiếng. Cắt nghĩa không rành. 2 Chỉ có một loại mà thôi, không có loại nào khác. Cửa hàng chỉ bán rành hàng mĩ nghệ.
rành mạch
- tt. Rõ ràng, phân minh, đâu ra đấy: Sổ sách rành mạch ăn chia rành mạch.
rảnh
- tt 1. Không bận việc gì: Dạo này tôi được rảnh.2. Khỏi lôi thôi: Trả nợ số tiền ấy cho rảnh.
rảnh mắt
- Không bận mắt, khỏi phải nhìn đến: Cút đi cho rảnh mắt.
rảnh rang
- t. Rảnh, đỡ bận bịu (nói khái quát). Lúc rảnh rang ngồi uống với nhau chén nước. Đầu óc rảnh rang.
rảnh tay
- tt Được nghỉ ngơi; Không bận việc: Rảnh tay lúc nào là giở sách ra học (NgKhải).
rãnh
- d. 1. Đường xẻ ra cho nước chảy: Khơi rãnh. Đánh rãnh. Xẻ đường cho nước chảy: Đánh rãnh chung quanh vườn. 2. Đường dài nhỏ và lõm xuống: Rãnh để bút ở cạnh bàn.
- Rao Nói to tên một thứ hàng cho mọi người đều biết: Rao báo mới trên tàu. Bán rao. Không có giá trị đáng kể: Danh dự của lũ tay sai chỉ là của bán rao.
rao
- đg. Làm cho ai cũng có thể biết bằng cách nói to lên ở nơi công cộng hoặc đăng báo. Mõ rao mời làng ra đình bổ thuế. Rao hàng. Bán rao°. Mục rao vặt trên báo.
rào
- 1 dt., đphg, cũ Sông nhỏ: lội qua rào.
- 2 I. dt. Vật dùng để ngăn chắn, bao quanh, không cho ai đi qua được: chặt rào cắm rào. II. đgt. Dùng rào ngăn chắn, bao quanh: rào vườn rào cổng.
ráo
- tt Đã khô, không còn thấm nước: Quần áo đã ráo; Đường đã ráo; Chưa ráo máu đầu đã lên mặt dạy đời (cd); Nói ráo cả họng; Hãy lau ráo lệ ngẩng cao đầu (Tố-hữu).
- trgt 1. Không còn gì: Hết cả tiền. 2. Hết cả: Quần áo ướt ráo.
ráo riết
- Khắt khe, rất chặt chẽ: Tính nết ráo riết ; Chuẩn bị ráo riết.
rạo rực
- đg. 1 (cũ; id.). Có cảm giác nôn nao, khó chịu trong người. Người rạo rực, buồn nôn. 2 Ở trạng thái có những cảm xúc, tình cảm làm xao xuyến trong lòng, như có cái gì thôi thúc, không yên. Tin vui làm rạo rực lòng người. Rạo rực một niềm vui khó tả.
ráp
- 1 đgt. 1. Lắp, đặt vào cho khớp, cho khít vào với nhau: ráp các bộ phận lại với nhau. 2. Tập trung, tụ tập nhau lại để cùng làm một việc: ráp vào kéo cây gỗ.
- 2 (F. rafle) đgt. Bao vây bất ngờ để bắt người hàng loạt: Giặc đi ráp lùng ráp.
- 3 đgt., cũ Nháp: bản viết ráp.
- 4 tt. Xơ, không mịn: Mặt bàn bào còn ráp.
rạp
- 1 dt 1. Nhà làm tạm để che mưa nắng trong hội hè, cưới xin, ma chay: Dựng rạp ở giữa sân. 2. Nhà chuyên dùng để biểu diễn văn nghệ: Rạp tuồng; Rạp chiếu bóng; Rạp hát; Rạp tuồng vân cẩu còn đông khách, góc túi càn khôn đủ chứa ta (Bùi Kỉ).
- 2 trgt 1. Nói cúi hẳn xuống: Hồi đó, khi vua đi qua mọi người phải cúi rạp xuống. 2. Nói ngọn cây đổ hẳn về một phía: Lá đổ rạp xuống ruộng.
- tt Thấp: Vồng mưa rào, vồng cao gió táp (tng).
rát
- t. X. Nhát: Thằng bé rát quá.
- t. Có cảm giác thấy da nong nóng và choi chói như khi bị bỏng: Ăn dứa rát lưỡi. Rát cổ bỏng họng. Nhiều lời mà không có hiệu quả gì: Rát cổ bỏng họng mà con vẫn nghịch như quỷ.
rau
- 1 d. Tên gọi chung các thứ cây, thường thuộc loại thân cỏ, có thể dùng làm thức ăn cho người. Vườn rau. Rau cải. Cửa hàng rau. Rau nào sâu ấy° (tng.).
- 2 (ph.). x. nhau1.
rày
- dt., đphg Nay: từ rày về sau rày gió mai mưa.
ráy tai
- dt X. Ráy 2.
rắc
- Tiếng kêu giòn phát ra từ một vật cứng bị gẫy: Cành cây khô gãy đánh rắc một cái.
rắc rối
- t. Có nhiều yếu tố mà mối quan hệ với nhau phức tạp, khó nắm, khiến cho trở nên khó hiểu, khó giải quyết. Việc rắc rối giải quyết mãi chưa xong. Bài toán rắc rối.
rắn
- 1 dt. Động vật thuộc loài bò sát, thân dài, có vẩy, thường có nọc độc ở miệng: rắn độc Rắn đổ nọc cho lươn (tng.).
- 2 tt. 1. Cứng, chịu đựng được sự tác động của lực cơ học: rắn như đá. 2. Vững vàng, chịu đựng được mọi tác động của tâm lí, tình cảm: Lòng rắn lại Người đâu mà rắn thế, ai nói cũng trơ ra. 3. (Vật chất) có hình dạng xác định, không phụ thuộc vào vật chứa: chất rắn.
rắn chắc
- tt Không mềm tí nào: Bắp thịt rắn chắc.
rắn hổ lửa
- x. Hổ lửa.
rắn hổ mang
- dt. Rắn độc, sống ở đồng ruộng làng mạc vườn tược đê điều bờ bụi..., dài trên 1m, có khả năng bạnh cổ, lưng nâu thẫm, vàng lục hay đen, mặt bụng gần cổ có dải rộng sẫm nằm ngang, đầu hơi rộng và dẹp, kiếm ăn chủ yếu về đêm, ăn thú nhỏ, chuột, ếch, cóc, thằn lằn...; còn gọi rắn hổ mang thường, rắn mang bành, rắn phì, rắn hổ đất.
rắn lục
- dt Loài rắn nhỏ, nhưng rất độc: Da rắn lục màu lá cây, nên khó nhận thấy.
răng
- d. 1. Phần cứng mọc ở hàm trong miệng, dùng để nhai hay cắn. Chân răng kẽ tóc. Tỉ mỉ, cặn kẽ: Nói hết chân răng kẽ tóc; Môi hở răng lạnh. Người có quan hệ chặt chẽ với người đang trải qua bước khó khăn gian khổ cũng phải chịu đựng như người này. 2. Bộ phận nhọn, lồi ra, sắp đều nhau thành hàng của những dụng cụ như cưa, bừa... 3. Bộ phận nhọn, lồi ra ở vành ngoài bánh xe trong một bộ máy, ăn khớp với những bộ phận tương tự của những bánh xe khác để chuyền chuyển động.
- (đph) ph. Thế nào: Mần răng?
răng cửa
- d. Răng dẹp và sắc ở phía trước hàm, dùng để cắn thức ăn.
răng giả
- dt Răng nhân tạo thay răng tự nhiên: Về già nhai bằng răng giả.
răng khôn
- Răng hàm cuối cùng mọc khi đã lớn.
răng nanh
- d. Răng nhọn, sắc, ở giữa các răng cửa và răng hàm, dùng để xé thức ăn.
rằng
- I. đgt. Nói: chẳng nói chẳng rằng. II. lt. Từ biểu thị nội dung sắp nói là điều làm rõ cho điều vừa nói đến: Tôi tin rằng anh ấy sẽ thực hiện đúng lời hứa.
rặng
- dt Dãy dài gồm nhiều vật cùng loại nối tiếp nhau: Giữa trời đứng sững rặng thông reo (Bùi Kỉ); Cả bọn đã khuất sau một rặng núi (NgHTưởng).
râm
- d. Không có bóng nắng: Phơi thóc chỗ râm bao giờ khô được.
râm bụt
- d. Cây nhỡ, lá răng cưa, hoa to, nhị hoa dính liền nhau thành một ống dài ở giữa, thường trồng làm cảnh hay làm hàng rào. Hàng rào râm bụt.
rầm rì
- Nh. Rì rầm.
rầm rộ
- tt, trgt Sôi nổi, mạnh mẽ, với một số đông: Vương cất quân rầm rộ lên đường (NgHTưởng); Rầm rộ cuộc diễu binh vĩ đại (Tố-hữu).
rậm
- t. Nói nhiều vật cùng loại, thường là cây mọc khít nhau: Rừng rậm ; Bụi rậm ; Râu rậm.
rần rần
- tt. 1. Đông đảo, ồn ào, ầm ĩ, vang động: Đoàn người kéo đi rần rần Xe chạy rần rần. 2. Nh. Rần rật.
rận
- dt Loài bọ kí sinh hút máu người, sống trong các nếp quần áo người ở bẩn: Ai ở trong chăn mới biết chăn có rận (tng).
rập
- đg. In theo, phỏng theo đúng như mẫu: Rập kiểu.
rập rờn
- x. dập dờn.
rất
- pht. Cao hơn hẳn mức bình thường: Bức tranh rất đẹp Buổi dạ hội rất vui Thầy giáo rất thương yêu học sinh.
rất mực
- trgt Quá mức thường; ở mức cao lắm: Phong lưu rất mực hồng quần (K); Lão ta cũng rất mực chịu thương chịu khó (Ng-hồng); Văn chương rất mực tài tình, hỡi ai (Tản-đà).
râu
- d. 1. Lông cứng mọc ở cằm, má và mép người đàn ông từ khi đến tuổi trưởng thành hoặc ở mép một số động vật: Mỗi ngày cạo râu một lần ; Râu mèo. 2. Bộ phận của hoa ở một số cây, thò ra ngoài trông như râu: Râu ngô.
rầu
- t. Buồn trong lòng. Nghĩ mà rầu. Rầu thối ruột (kng.).
rây
- I. dt. Đồ dùng gồm lưới kim loại, lỗ nhỏ li ti, căng trên khung để lấy những hạt mịn nhỏ qua đó: mua cái rây. II. đgt. Lắc tròn đều cái rây để hạt nhỏ mịn rơi xuống phía dưới: rây bột.
rầy
- 1 dt (Pháp: rail) (đph): Như Ray: Đường rầy tàu hỏa.
- 2 đgt 1. Làm phiền: Chẳng ai phiền luỵ, chẳng ai rầy (NgCgTrứ). 2. Quở mắng: Nó bị mẹ nó rầy vì đi chơi quên cả bữa ăn.
- tt Lôi thôi; Phiền hà: Công việc ấy cũng lắm.
- 3 trgt, tt Hiện nay: Rầy đó mai đây (tng); Ngày rầy.
rầy rà
- Nh. Rầy: Chuyện rầy rà.
rẫy
- 1 d. Đất trồng trọt ở miền rừng núi, có được bằng cách phá rừng, đốt cây rồi trồng tỉa. Phát rẫy. Mùa làm rẫy. Rẫy sắn.
- 2 đg. Bỏ một cách không chút lòng thương, coi như chẳng còn có quan hệ và trách nhiệm gì với nhau (thường nói về quan hệ vợ chồng). Rẫy vợ.
- 3 đg. (kng.; kết hợp hạn chế). Như giãy (ng. 2). Trưa hè, đường nhựa nóng rẫy.
- (âm thanh) có tiếng rung, pha tạp nhiều âm khác nhau, rất khó nghe: Loa rè Đài phát như thế nào mà nghe rè thế?
rẻ
- 1 dt 1. Nan quạt: Xòe rẻ quạt. 2. Vật giống nan quạt: Mua rẻ sườn về nấu canh.
- 2 tt, trgt Có giá hạ; Không đắt: Dạo này gạo rẻ; Bà ấy bán rẻ đấy; Quan năm quan tám bỏ đi, dù dắt, dù rẻ, quản chi đồng tiền (cd); Bán rẻ còn hơn đẻ lãi (tng).
rẽ
- đg. 1. Tách ra, chia ra: Rẽ khóm lúa. Rẽ đường ngôi. Chia mái tóc phía trước ra làm hai phần bằng một đường thẳng. Rẽ thúy chia uyên. Chia rẽ tình duyên. 2. Đi quặt sang đường khác: Rẽ tay phải.
- - ph. Nói lao động bằng cơ sở vật chất của người khác để được chia lãi: Cấy rẽ; Nuôi lợn rẽ.
rèm
- d. Vật hình tấm, bằng vải hoặc đan bằng tre, trúc, dùng để treo che cửa. Rèm cửa. Buông rèm. Rèm the.
ren
- 1 dt. Tấm đan bằng chỉ mỏng, có hình trang trí, thường có hình răng cưa ở mép: đường viền bằng ren.
- 2 I. dt. Rãnh xoắn ốc sít liền nhau trong các chi tiết của dụng cụ, máy móc: ốc trờn ren. II. đgt. Tạo cho có ren, làm thành ren.
rèn
- đgt 1. Đập kim loại nung đỏ thành đồ dùng: Thanh gươm phải trăm lần rèn mới là quí (HgĐThuý). 2. Luyện cho thành thông thạo: Rèn ý chí; Rèn tay nghề.
rèn luyện
- đg. 1. Dạy và cho tập nhiều để thành thông thạo: Rèn luyện những đức tính tốt cho trẻ em. 2. Tập cho quen: Rèn luyện kỹ năng.
reo
- đg. 1 (thường nói reo lên). Kêu lên tỏ sự vui mừng, phấn khởi. Mừng quá reo lên. Reo lên sung sướng. 2 Phát ra chuỗi âm thanh liên tục, nghe vui tai. Thông reo. Chuông điện thoại reo.
réo
- đgt. 1. Gọi to với giọng đanh, kéo dài: mới sáng sớm đã đến nhà người ta mà réo. 2. Phát ra âm thanh thành từng hồi kéo dài: chuông điện thoại réo mãi mà chẳng có ai đến cầm máy.
rét
- tt 1. Nói thời tiết có nhiệt độ thấp khiến người ta cảm thấy khó chịu: Gió bấc hiu hiu, sếu kêu thời rét (tng); Trời rét; Mùa rét. 2. Có cảm giác lạnh cả người: Nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi (HCM). 3. Dùng để chống rét: Quần áo rét. 4. Gây những cơn rét: Sốt rét.
- d. Bánh thuốc lá mỏng và to bằng hai bàn tay xòe: Một rê thuốc Gò Vấp.
- d. Nốt nhạc thứ hai trong bảy nốt của âm giai.
- đg. 1. Kéo vật gì nặng trên mặt đất: Rê cái bàn ra ngoài. 2. Kéo rộng ra: Rê lưới.
- Rề Rà Dềng dàng, chặm chạp: Nói rề rà.
rể
- d. Người đàn ông đã lấy vợ, trong quan hệ với cha mẹ vợ và gia đình nhà vợ. Con rể. Làm rể. Cháu rể. Cô dâu, chú rể.
rễ
- dt. 1. Bộ phận của cây, đâm sâu dưới đất để hút dinh dưỡng nuôi cây: Cây đã bén rễ Bão làm nhiều cây trốc rễ, đổ ngã. 2. Người nông dân cốt cán trong cải cách ruộng đất: bồi dưỡng rễ.
rế
- dt Đồ đan bằng mây hay bằng tre dùng để bắc nồi, niêu, xanh, chảo: Nồi nào vào rế ấy (tng); ăn thủng nồi, trôi rế (tng); Chổi cùn rế rách (tng).
rên
- đg. 1.Cg. Rên rẩm. Kêu khừ khừ khi đau ốm: Sốt rét, rên suốt đêm. 2. Than phiền, kêu ca: Mới thiếu thốn một ít đã rên.
rên xiết
- đg. Than thở một cách ai oán vì bị đè nén, áp bức, cực khổ, không chịu đựng nổi. Rên xiết dưới ách nô lệ.
rệp
- dt. 1. Bọ nhỏ, cánh nửa cứng, mình dẹp, tiết chất hôi, hút máu người, chuyên sống ở khe giường, chiếu chăn, ghế phản: giường có rệp. 2. Các loại bọ nhỏ hút nhựa cây nói chung: phun thuốc trừ rệp cho cây.
rết
- dt Loài tiết túc có nọc độc, mỗi đốt có một đôi chân: Bị rết cắn sưng lên.