ào tháng 3-1961, nạn đói lan rộng khắp nơi đã cướp đi sinh mạng hàng triệu nông dân. Mục đích hội nghị mở rộng Bộ Chính trị được tổ chức tại Quảng Châu nhằm xem xét lại chính sách nông nghiệp của Mao. Mao đã dành gần hết tháng Hai để thảo ra một chương trình nông nghiệp cho là khả thi.Bài báo Mao chọn cho tôi đọc nói về những biện pháp hiện đại hoá ở An Huy, nơi thường xuyên là một trong những tỉnh nghèo đói nhất Trung Quốc, bây giờ ở đó rất nguy kịch. Trước đó, bí thư tỉnh uỷ Tăng Huy Sinh, người ủng hộ kế hoạch Đại nhảy vọt một cách cực đoan. Chính ông ta đã làm Mao phát kiến ra lò luyện kim gia đình. Nhưng đến giờ – đầu năm 1961 – vẫn có gần 10 triệu nông dân ở An Huy bị đói, hàng triệu người trong số họ đã chết trong những tháng tiếp theo. Hàng trăm nghìn người thân tàn ma dại bỏ quê hương làng xóm ra đi. Lòng nhiệt tình của Tăng Huy Sinh đối với Đại nhảy vọt biến mất. Ông vội trở lại khuyến khích sản xuất nông nghiệp. Để làm việc này, ông chia cho từng nông hộ những mảnh đất của công xã để họ tự canh tác, nộp một phần thu hoạch cho công xã. Vì nông dân không phải là địa chủ, nên Tăng có thể quả quyết, cách làm đó vẫn thuộc cơ cấu “xã hội chủ nghĩa”, Mao có thể chấp nhận được.Tăng Huy Sinh tin Mao sẽ ủng hộ, trước đó hơn một năm, vào tháng 1-1960, sau cuộc hội nghị Thượng Hải, ông đề xuất một cơ cấu mới. Mao đã đồng ý với cơ cấu sản xuất với tinh thần trách nhiệm này. Còn Tăng Huy Sinh cảm thấy Mao đã khích lệ ông thử nghiệm cơ cấu đó. Lúc đầu, kết quả thu được rất khả quan. Nông dân cày cấy trên mảnh ruộng họ được chia, tỏ ra có tinh thần trách nhiệm đối với nông phẩm họ làm ra. Nhờ vậy, giữa công việc và thành quả lao động có một mối liên hệ mật thiết. Sản xuất nông nghiệp ở An Huy tăng lên rõ rệt.Trong bản dự thảo, Mao trình bày tại hội nghị Quảng Châu, không đề cập đến cơ cấu sản xuất nông nghiệp của Tăng, cũng chẳng nói tới các hình mẫu tương tự theo kiểu kinh tế tư nhân đã được áp dụng tại một số nơi ở Trung Quốc. Nhưng sau khi chăm chú nghe Tăng đọc bài phát biểu vào ngày 15-3-1961, Mao lại có vẻ tán thưởng cơ cấu mới của Tăng. Mao nói:- Nếu làm tốt, chúng ta có thể tăng sản lượng nông nghiệp của đất nước thêm một tỉ “Jin” lúa (jin = 0,500 gram – chú thích của người dịch). Như vậy là rất tốt.Tăng coi lời bình của Mao là một sự xác nhận.Tuy nhiên, trong thực tế, đảng cộng sản đang có nguy cơ bị phân hoá do tranh cãi về cơ cấu mới trong sản xuất nông nghiệp.Kha Thanh Thế, thị trưởng thành phố Thượng Hải, đồng thời cũng là Trưởng ban miền Đông của Bộ Chính trị, đã phản đối Tăng. Tuy Kha vẫn là môn đồ của Mao và bạn của Tăng Huy Sinh, ông suy nghĩ về chủ nghĩa xã hội theo tư duy xã hội chủ nghĩa giáo điều. Với tư cách Trưởng ban miền Đông, lẽ ra Kha Thanh Thế phải quan tâm đến tình hình ở An Huy. Nhưng ông đã tự ái vì Tăng áp dụng cơ cấu nông nghiệp mới không tham khảo ý kiến. Kha trở thành người bảo vệ mô hình tập thể hoá cực đoan nhất.Trong hội nghị Quảng Châu, giới lãnh đạo chóp bu vẫn chưa thể hiện rõ thái độ của họ, nhưng đã bắt đầu hình thành một khuynh hướng mới. Vào tháng 3-1961, trong một bài phát biểu của mình, Đặng Tiểu Bình đã nói một câu lẫy lừng nhất trong cả sự nghiệp đầy công danh của ông, khi ông lên tiếng ủng hộ đề nghị của Tăng Huy Sinh: “Mèo mà bắt được chuột, nó màu trắng hay màu đen cũng chẳng quan trọng!”Bất kể có là phương thức tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa – mục đích trước mắt của Đặng là nâng cao được sản lượng nông nghiệp và khắc phục nạn đói.Lưu Thiếu Kỳ, người không có tài hùng biện thu phục lòng người như Đặng, lời nói của ông không giàu hình ảnh như Đặng, nhưng dần dà ông cũng xác định được quan điểm của riêng mình. Nhưng ở Quảng Châu, ông cũng ngả theo phe ủng hộ thử nghiệm mô hình kinh tế tư nhân. Trong hội nghị Quảng Châu, nhiều vấn đề vẫn chưa được giải quyết thoả đáng. Chương trình về cách làm việc trong công xã của Mao (chương trình “60 điểm”) được chấp thuận không hề đếm xỉa tới những đề nghị hiện đại hoá của Tăng. Thế nhưng chương trình này mới là dự thảo, nên sau này có thể sẽ có những thay đổi. Các cán bộ cao cấp lập kế hoạch đi thanh tra ở nông thôn và một hội nghị tiếp theo diễn ra vào tháng 5 nhằm đánh giá những kết quả của việc thanh tra. Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Chu Đức và Đặng Tiểu Bình lập tức đi về nông thôn. Ít ra, bề ngoài người ta còn thấy sự thống nhất trong nội bộ đảng vẫn được duy trì.Nhưng ở đằng sau hậu trường, những cuộc xung đột về tư tưởng giữa các cá nhân liên tiếp xảy ra, bởi vì Mao không đánh giá, khuyến khích cấp dưới theo trình độ và khả năng, ông chỉ lưu tâm đến thái độ xu nịnh của họ.Khi tôi đọc bài báo về chính sách kinh tế tư nhân của Tăng Huy Sinh, tôi nhận thấy chính sách sẽ gây ra những rắc rối. Thoạt nhìn, chính sách rất thuyết phục. Nếu như sản xuất nông nghiệp, phương thức chia ruộng đất trực tiếp cho nông dân, đạt được hiệu quả cao nhất, cơ cấu này chắc chắn là tối ưu. Nông nghiệp là huyết mạch của đất nước.Hàng triệu người dân Trung Quốc đang chết đói. Chúng ta cần có thực phẩm để ăn. Nhiều chính trị gia đã chọn chủ nghĩa xã hội, bởi vì họ tin chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có thể khắc phục được nghèo đói, nâng cao được mức sống của nhân dân, sẽ làm cho Trung Quốc trở thành cường quốc. Cả tôi cũng tin chủ nghĩa xã hội là công cụ để đạt được mục đích đó. Trước tình hình khủng hoảng trầm trọng, nhiều cán bộ đảng cho rằng, chỉ còn một giải pháp duy nhất, trả lại nông dân trách nhiệm sản xuất nông nghiệp của họ. Nếu thu hoạch thực sự tăng, cuộc thử nghiệm này sẽ càng được ủng hộ hơn.Tuy nhiên, chính sách của Tăng sặc mùi tư hữu nông thôn chứ không phải xã hội chủ nghĩa. Trong nội bộ đảng đã xuất hiện những quan điểm khác biệt về lợi ích quốc gia và chủ nghĩa xã hội nghĩa là gì. Mao tin vào xã hội chủ nghĩa theo kiểu lý tưởng chủ nghĩa xã hội. Lý tưởng cao nhất của ông không phải sự phồn vinh hay sản xuất, mà là hình thức sở hữu tập thể, cuộc sống chung, nguyên tắc bình quân, một hình thức sơ khai của sự phân phối. Mối quan tâm lớn nhất của Mao không phải là câu hỏi liệu chủ nghĩa xã hội có nâng được mức sống của nhân dân Trung Quốc hay không. Mao biết rất rõ, nông dân bao giờ chẳng muốn có ruộng riêng. Mao nói:- Điếu chúng ta mong muốn, đó là xã hội chủ nghĩa. Chúng ta đang đối mặt thực tế những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, vì thế cần phải dựa vào nông dân. Nhưng nó không phải phương hướng chúng ta sẽ đi trong tương lai.Ông chẳng quan tâm đến việc liệu kinh tế tư nhân có hiệu quả hơn công xã nhân dân không. Ông thuộc loại người cố chấp, Mao trích dẫn một câu ngạn ngữ cổ của Trung Quốc: “Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ. Còn tôi, nếu nhìn thấy quan tài tôi vẫn không từ bỏ lòng tin”. Mao cương quyết không bỏ ý tưởng của mình.Khi có cuộc họp của giới lãnh đạo cao cấp của đảng vào tháng 5-1961 ở Bắc Kinh, đất nước đang lâm vào tình trạng nguy khốn nhất. Nhiều người bị suy dinh dưỡng, mặt mày xanh xao, bụng báng to vì đói. Đường phố vắng tanh, ở nhà cũng chẳng còn hơi sức, huống chi ra ngoài hay đi làm. Hiện tượng di dân về nông thôn bắt đầu diễn ra, vì không thể cung cấp lương thực cho các thành phố nữa. Đảng đã đưa khoảng 10 triệu dân thành thị về nông thôn. Như vậy, người ta còn có thể giảm những mầm mống bạo loạn chính trị ở các trọng điểm, đồng thời đưa được những người bị đói về gần các nguồn lương thực.Nhưng kết quả của những chuyến thanh tra không được khả quan cho lắm. Tình hình nông thôn cũng thảm hại. Một số cán bộ lãnh đạo của đảng đã can đảm ngả theo phe đối lập. Trần Vân, người được coi nhân vật cực kỳ thủ cựu, vẫn im hơi lặng tiếng trong hội nghị tháng 3, bây giờ lại là người chống đối kịch liệt nhất. Ông báo cáo:- Nông dân ca thán. Họ nói dưới thời Tưởng Giới Thạch tuy họ “khổ” thật, nhưng họ vẫn no đủ. Dưới thời Mao, tất cả đều “tuyệt”, nhưng họ chỉ có húp cháo loãng mà thôi. Nếu chúng ta trả lại nông dân ruộng đất của họ, mọi người sẽ lại đủ ăn.Trần Vân muốn giải tán tất cả các công xã nhân dân. Chương trình 60 điểm đối với “công xã nhân dân” của Mao được sửa đổi. Các nhà ăn công cộng đã không còn tác dụng ở nhiều nơi, bây giờ được chính thức bãi bỏ. Năm 1962 đảng đã điều thêm 10 triệu dân thành thị về nông thôn. Trong công nghiệp trước hết là ngành luyện kim, định mức theo kế hoạch đề ra được giảm xuống rất thấp. Tuy nhiên, các công xã vẫn được duy trì và bề ngoài sự thống nhất trong đảng vẫn được bảo tồn.