tháo- đg. 1 Làm cho các chi tiết, bộ phận được lắp ghép rời ra khỏi chỉnh thể. Tháo săm xe đạp ra vá. Tháo tung máy. Tháo rời từng mảnh. 2 Lấy ra, bỏ ra khỏi người cái đang mang. Tháo cặp kính để lên bàn. Tháo nhẫn. Vết thương mới tháo băng. 3 (kết hợp hạn chế). Làm cho thoát ra khỏi tình trạng bị ngăn giữ. Tháo nước sông vào ruộng. Nước chảy như tháo cống. Đánh tháo°. 4 (Chất bài tiết) thoát ra ngoài cơ thể nhiều và mạnh. Mồ hôi tháo ra như tắm. Mệt tháo mồ hôi hột. Mửa tháo ra.tháo dạ- đgt. ỉa chảy: ăn phải thức ăn ôi thiu bị tháo dạ suốt đêm.tháo lui- Rời khỏi một đám đông để khỏi phiền nhiễu, ngượng ngùng: Dơ tuồng nghỉ mới tìm đường tháo lui (K).tháo vát- t. Có khả năng tìm cách này cách khác giải quyết nhanh, tốt những công việc khó khăn. Một con người tháo vát. Cử chỉ nhanh nhẹn, tháo vát.thạo- tt. Thành thục, hiểu biết rất rành rõ, sử dụng một cách bình thường, không có gì là khó khăn: thạo nghề sông nước thạo tiếng Anh đọc thông viết thạo buôn bán rất thạo.tháp- d. Công trình xây dựng cao, tròn hay vuông, thường ở đền, chùa...: Tháp Bình Sơn ; Tháp Rùa.- đg. 1. Đấu lại cho khớp vào nhau. 2. Nh. Ghép: Tháp cành.tháp canh- d. Chòi xây cao để quan sát, canh gác, chiến đấu. Tháp canh ở ven đường quốc lộ.tháp ngà- dt. Thế giới riêng, tách biệt với xã hội của giới trí thức.thạp- d. Đồ đựng bằng sành, thường dùng để chứa chè, cau khô...thau- 1 d. 1 Hợp kim đồng với kẽm, màu vàng, dễ dát mỏng, thường dùng để làm mâm, làm chậu rửa mặt. Chiếc mâm thau. 2 (ph.). Chậu thau; chậu. Một thau nước.- 2 đg. Cọ rửa sạch đồ chứa đựng nước, như chum, vại, bể, v.v. trước khi chứa đựng nước mới. Thau bể để hứng nước mưa.- 3 đg. (id.). Tan ra dễ dàng (thường nói về thức ăn cho vào miệng). Chiếc kẹo ngậm trong miệng thau dần.tháu- tt. (Lối viết chữ) nhanh, không đầy đủ và rõ ràng từng nét chữ: viết tháu quá, đọc không ra.thay- đg. Cg. Thay thế. Dùng người hay vật vào việc của người hay vật khác: Thay bút chì bằng bút bi ; Không có mật ong thì lấy đường mà thay ; Lấy cán bộ khác về thay những đồng chí thiếu khả năng. 2. Nhận nhiệm vụ của người thôi việc hay tạm vắng: Phó viện trưởng thay viện trưởng đang ốm.- Từ đặt sau một tính từ hay sau một câu để tỏ sự thương tiếc, thán phục hoặc vui thích: Thương thay cũng một kiếp người, Hại thay mang lấy sắc tài làm chi (K) ; Vẻ vang thay!thay chân- đgt. Thế vào chỗ người nào đó: thay chân thư kí giám đốc.thay đổi- đg. 1. Đưa người hay vật vào chỗ người hay vật bị bỏ: Thay đổi chương trình. 2. Trở nên khác trước: Cơ thể người thay đổi rất nhanh lúc dậy thì.thay mặt- đg. (Làm việc gì) lấy tư cách của (những) người khác hoặc của một tổ chức nào đó. Kí thay mặt giám đốc. Thay mặt gia đình cảm ơn. Thay mặt chính phủ.thay vì- đgt. Thay cho, thay cái gì đó bằng một cái khác: Thay vì tiền nhuận bút, mỗi tác giả được nhận năm cuốn sách.thảy- ph. Tất cả: Hết thảy mọi người đều phấn khởi ; Thảy đều kinh ngạc.thắc mắc- đg. (hoặc d.). Có điều cảm thấy không thông, cần được giải đáp. Thắc mắc về chính sách. Thắc mắc không được lên lương. Nêu thắc mắc để thảo luận. Những thắc mắc cá nhân.thắc thỏm- đgt. 1. Nh. Thấp thỏm. 2. Thèm muốn đến mức khó kìm lòng được: thắc thỏm muốn ăn ăn rồi mà vẫn cứ thắc thỏm thòm thèm.thăm- đg. 1. Đến xem cho biết tình hình: Thăm đồng; Thăm người ốm. 2. Đến chơi để tỏ cảm tình.- d. Thẻ để lấy ra xem ai được một quyền lợi không có đủ để chia cho mọi người: Rút thăm. 2. Phiếu bầu: Bỏ thăm.thăm dò- đg. 1 Tìm hiểu để biết ý kiến thái độ, sự phản ứng của người khác bằng cách dò hỏi, dò xét kín đáo. Thăm dò dư luận. Đưa mắt nhìn thăm dò. Đưa đường bóng thăm dò. 2 Tìm hiểu để đánh giá trữ lượng và chất lượng khoáng sản bằng phương pháp khảo sát cấu trúc địa chất của vỏ Trái Đất. Thăm dò địa chất. Công tác thăm dò sơ bộ.thăm viếng- đgt. Thăm để hỏi nhằm tìm hiểu hay tỏ rõ sự quan tâm nói chung: thăm viếng bạn bè thăm viếng khu di tích lịch sử.thẳm- t. Sâu hay xa đến mức hút tầm mắt, nhìn như không thấy đâu là cùng, là tận. Núi cao vực thẳm. Đường xa dặm thẳm. Sâu thẳm. Xa thẳm°. Đôi mắt buồn thẳm. (b.). // Láy: thăm thẳm (ý mức độ nhiều).thắm- tt. 1. Đỏ đậm: má hồng môi thắm lá thắm chỉ hồng. 2. Đậm và tươi sắc: đỏ thắm Hoa tươi thắm Cánh đồng thắm một màu xanh. 3. Có tình cảm đậm đà: thắm tình quê hương thắm tình bè bạn thắm tình hữu nghị.thằn lằn- Loài bò sát có bốn chân, dài độ 30cm, da có vảy ánh kim, thường ở bờ bụi.thăng- I đg. 1 (cũ, hoặc kng.). Đưa lên một chức vụ, cấp bậc cao hơn. Được thăng chức. Thăng vượt cấp. 2 Thôi không còn lên đồng nữa, thần linh xuất ra kh style='height:10px;'>
- I. d. 1. Sự yêu mến: Tình cha con. 2. Sự yêu đương giữa trai và gái: Quản chi lên thác xuống ghềnh, Cũng toan sống thác với tình cho xong (K). 3. Tình cảm nói chung: Ăn ở có tình. II. t. 1. Thuộc về sự yêu đương giữa nam và nữ: Người tình. 2. Có duyên dáng (thtục): Trông cô ấy tình lắm.- d. 1. Trạng thái hoàn cảnh: Lượng trên quyết chẳng thương tình (K). 2. Nh. Tình tình.tình cảm- I d. 1 Sự rung động trong lòng trước một đối tượng nào đó. Tình cảm đi đôi với lí trí. Hiểu thấu tâm tư tình cảm. Một người giàu tình cảm. 2 Sự yêu mến gắn bó giữa người với người. Tình cảm mẹ con.- II t. Tỏ ra giàu và dễ thiên về tình cảm. Sống rất tình cảm.tình cờ- tt. Không có chủ tâm, do ngẫu nhiên, vô tình gặp hoặc nhận biết được: cuộc gặp gỡ tình cờ tình cờ nghe được câu chuyện Tình cờ anh gặp em đây, Như sông gặp nước như mây gặp rồng (cd.).tình hình- Toàn thể những sự việc có liên quan với nhau qua đó thể hiện một sự tồn tại, một quá trình diễn biến, trong một thời gian hoặc một thời điểm: Tình hình chính trị ; Tình hình nông thôn sáng sủa ra từ khi gười cày có ruộng ; Tình hình thương lượng xấu đi từ phiên họp hôm qua.tình nguyện- đg. Tự mình có ý muốn nhận lấy trách nhiệm để làm (thường là việc khó khăn, đòi hỏi hi sinh), không phải do bắt buộc. Tình nguyện đi nhận công tác ở miền núi.tình nhân- dt., cũ 1. Người yêu: một đôi tình nhân Tình nhân lại gặp tình nhân. 2. Người có quan hệ yêu đương không chính đáng với người khác, thường là người đã có vợ hoặc chồng: Anh ta đi đâu đều có tình nhân ở đó, vợ ở nhà yên tâm sao được.tình thật- Cg. Tình thực 1. ph. Thực ra, nói cho đúng: Tình thật tôi không biết việc đó. 2. d. Tình cảm thành thực.tình thế- I d. Tình hình xã hội cụ thể, về mặt có lợi hay không có lợi cho những hoạt động nào đó của con người. Tình thế đã thay đổi. Tình thế thuận lợi. Lâm vào tình thế hiểm nghèo. Cứu vãn tình thế.- II t. (Giải pháp) có tính chất tạm thời, nhằm đối phó với một tình hình cụ thể trước mắt. Giải pháp.tình tiết- dt. Sự việc nhỏ có quan hệ chặt chẽ trong diễn biến của sự việc, câu chuyện: Câu chuyện có nhiều tình tiết hấp dẫn những tình tiết của vụ án.tình trạng- Sự tồn tại và diễn biến của các sự việc xét về mặt ảnh hưởng đối với cuộc sống, thường ở khía cạnh bất lợi: Tình trạng đáng thương của những người bị nạn cháy nhà.tình ý- d. 1 Tình cảm và ý định ấp ủ trong lòng, người khác chưa biết. Dò tình ý. Xem tình ý anh ấy vẫn không thay đổi. 2 Tình cảm yêu đương đang được giữ kín, chưa bộc lộ ra. Hai người có tình ý với nhau từ lâu. 3 (id.). Tư tưởng, tình cảm (trong văn nghệ). Cái tình ý của bài thơ.tình yêu- dt. 1. Tình cảm nồng thắm, gắn bó thân thiết với nhau: tình yêu đất nước tình yêu quê hương. 2 Tình cảm yêu đương giữa nam và nữ: tình yêu lứa đôi tình yêu chung thuỷ.tỉnh- d. 1. Đơn vị hành chính của một nước, gồm có nhiều huyện: Tỉnh Vĩnh Phú ; Tỉnh Sông Bé. 2. "Tỉnh lỵ" nói tắt: Lên tỉnh mua hàng. 3. Cơ quan hành chính của tỉnh: Lệnh của tỉnh đưa về xã.- t. 1. Sáng suốt, không mê: Sốt nhiều nhưng vẫn tỉnh. 2. Thức dậy: Tỉnh ra mới biết là mình chiêm bao (K). 3. Hết say: Tỉnh rượu.tỉnh dậy- đgt. Chuyển từ trạng thái ngủ sang trạng thái thức: tỉnh dậy từ lúc ba giờ sáng.tỉnh lỵ- Nơi tập trung các cơ quan hành chính của tỉnh (cũ): Phủ Lý xưa là tỉnh lỵ của Hà Nam.tỉnh táo- t. 1 Ở trạng thái tỉnh, không buồn ngủ (nói khái quát). Thức khuya mà vẫn tỉnh táo. Uống cốc cà phê cho tỉnh táo. 2 Ở trạng thái vẫn minh mẫn, không để cho tình hình rắc rối, phức tạp tác động đến tư tưởng, tình cảm. Tỉnh táo trước mọi âm mưu. Đầu óc thiếu tỉnh táo. Người ngoài cuộc thường tỉnh táo hơn.tĩnh dưỡng- đgt. ở tại chỗ, thường là nơi yên tĩnh để nghỉ ngơi và dưỡng sức: tĩnh dưỡng tuổi già xin nghỉ việc vừa tĩnh dưỡng vừa làm vườn cho khuây khoả.tĩnh học- (lý). Môn học về sự cân bằng của các lực, không gây chuyển động.tĩnh tại- t. Ở cố định một nơi, không hoặc rất ít đi lại, chuyển dịch. Làm công tác tĩnh tại.tĩnh tọa- tĩnh toạ đgt. Ngồi yên lặng để định tâm thần mà tìm hiểu, ngẫm nghĩ giáo lí của Phật giáo: nhà sư tĩnh toạ.tính- d. 1. Đặc trưng tâm lý của từng người trong việc đối xử với xã hội và sự vật bên ngoài: Tính nóng. 2. Thói quen do tập nhiễm lâu ngày mà có: Tính hay ăn vặt. 3. Nh. Tính chất: Tính bay hơi của rượu. 4. Phẩm chất riêng: Tính đảng ; Tính tư tưởng ; Tính nghệ thuật.- X. Giới tính.- đg. 1. Tìm một số, một kết quả bằng các phép cộng trừ, nhân, chia: Học tính. 2. Kiểm tra lại tiền bạc: Thử tính xem mua hết bao nhiêu. 3. Nghĩ tới, lo liệu: Việc khó đấy, phải tính cho kỹ. 4. Có ý định: Tôi đã tính không chơi với hắn.tính cách- d. 1 Tổng thể nói chung những đặc điểm tâm lí ổn định trong cách xử sự của một người, biểu hiện thái độ điển hình của người đó trong những hoàn cảnh điển hình. Mỗi người một tính cách. Tính cách của nhân vật. 2 (thường dùng sau có). Như tính chất. Vấn đề có tính cách bao quát.tính chất- dt. Đặc điểm riêng, phân biệt sự vật này với sự vật khác: Tính chất của nước là không màu, không mùi, không vị mang nhiều tính chất độc đáo.tính khgực. Nắm được, bắt được bất thình lình một người (thtục): Thộp được kẻ cắp.thốt- 1 đg. 1 (cũ). Nói. 2 Bật ra thành tiếng, thành lời một cách tự nhiên, thình lình. Hốt hoảng thốt lên. Tiếng nói thốt tự đáy lòng.- 2 p. (dùng trước đg.). (Xảy ra) thình lình và rất nhanh, chỉ trong thời gian rất ngắn (nói về hoạt động, trạng thái tâm lí - tình cảm). Nghe nói thốt động lòng. Thốt giật mình. Thốt kêu lên.thốt nốt- 1 dt. Cây mọc ở miền nam Việt Nam, thân gỗ hình trụ thẳng đứng, cao đến 25m, nhẵn, lá mọc tập trung ở đầu thân, hình quạt, rộng 2-3m, xẻ chân vịt, lá chét dài 0,6-1,2m,hình dải, mép có gai nhỏ, cụm hoa rất lớn, quả hạch gần hình cầu, có thể khai thác để chế đường.- 2 (huyện) Huyện ở phía bắc tỉnh Cần Thơ. Diện tích 585km2. Số dân 375.000 (1997), gồm các dân tộc: Khơme, Hoa, Kinh. Địa hình đồng bằng đất phù sa, ít bị nhiễm mặn. Sông Hậu, rạch Cái Bé, rạch Sỏi chạy qua. Quốc lộ 80, đường 91 chảy qua, giao thông đường thuỷ trên sông Hậu và trên kênh rạch. Trước 1976 huyện thuộc tỉnh Long Xuyên, thuộc tỉnh Hậu Giang (1976-1991), từ 26-12-1991 thuộc tỉnh Cần Thơ, gồm 1 thị trấn (Thốt Nốt) huyện lị, 12 xã.- 3 (thị trấn) h. Thốt Nốt, t. Cần Thơ.thơ- d. 1. Nghệ thuật sáng tác văn có vần theo những qui tắc nhất định để biểu thị hoặc gợi mở tình cảm bằng nhịp điệu âm thanh, hình tượng. 2. Loài văn gồm những câu ngắn, có vần, có âm điệu, và thường theo những qui tắc nhất định. Nên thơ. Đáng ca ngợi: Phong cảnh nên thơ.- t. Nhỏ tuổi, bé dại: Trẻ thơ ; Dạy con từ thủa còn thơ.thơ ấu- t. (thường dùng phụ sau d.). (Thời) rất ít tuổi, còn bé dại. Thời thơ ấu. Những ngày thơ ấu.thờ- đgt. 1. Tổ chức lễ nghi, cúng bái theo phong tục tín ngưỡng để tỏ lòng tôn kính thần thánh, vật thiêng liêng hoặc linh hồn người chết: thờ tổ tiên thờ Phật đền thờ. 2. Tôn kính, coi là thiêng liêng: thờ cha kính mẹ chỉ thờ một chủ.thờ ơ- Nhạt nhẽo, không thiết tha: Thờ ơ với bạn cũ.thở- đg. 1 Hít không khí vào lồng ngực, vào cơ thể rồi đưa trở ra, qua mũi, miệng (điều kiện và biểu hiện của sự sống). Thở không khí trong lành. Người bị nạn vẫn còn thở. Tắt thở°. 2 (chm.). (Cơ thể sinh vật) thực hiện chức năng hấp thụ oxygen và thải khí carbonic (điều kiện của sự sống). Cây thở chủ yếu bằng lá. 3 (thgt.). Nói ra những điều không hay. Thở ra những lời bất mãn.thở dài- đgt. Thở ra một hơi dài khi có điều buồn phiền: thất vọng ngồi thở dài tiếng thở dài não nuột.thớ- d. Đường dọc có sẵn theo đó có thể xé được thịt, chẻ được gỗ...: Thớ thịt ; Thớ gỗ.thợ- d. Người lao động chân tay làm một nghề nào đó để lấy tiền công. Quan hệ giữa chủ và thợ. Thợ hàn. Thợ cắt tóc. Thợ cấy.thợ bạc- dt. Thợ làm đồ trang sức, những đồ quý giá bằng vàng bạc.thợ cạo- Cg. Thợ ngôi. Người làm nghề cắt tóc.thợ cưa- Nh. Thợ xẻ.thợ điện- d. Thợ lắp ráp, sửa chữa các thiết bị và dụng cụ điện.thợ máy- dt. Thợ lắp ráp, sửa chữa, bảo dưỡng các máy móc.thợ mộc- d. Thợ đóng đồ gỗ hoặc làm các bộ phận bằng gỗ trong các công trình xây dựng, chế tạo.thợ rèn- dt. Thợ làm nghề rèn sắt thành dụng cụ.thợ sơn- Thợ làm nghề sơn vẽ.thời bình- Thể văn bình luận việc thời thế (cũ).- Thời gian hòa bình, không có chiến tranh.thời cơ- d. Hoàn cảnh thuận lợi đến trong một thời gian ngắn, đảm bảo một việc nào đó có thể tiến hành có kết quả. Nắm vững thời cơ để hành động. Tranh thủ thời cơ. Bỏ lỡ thời cơ.thời đại- I. dt. Khoảng thời gian lịch sử dài, được phân chia ra theo những sự kiện có đặc trưng giống nhau: thời đại đồ đá thời đại văn minh. II. tt. Tiêu biểu cho thời đại: có ý nghĩa cho thời đại mang tầm vóc thời đại.thời gian- d. 1. Hình thái tồn tại của vật chất diễn biến một chiều theo ba trạng thái là hiện tại, quá khứ và tương lai. 2. Hình thái đó nói về mặt độ dài mà không tính đến giới hạn: Phải có thời gian sinh vật mới thích nghi được với môi trường mới. 3. Cg. Thì giờ: Công tác này đòi hỏi nhiều thời gian chuẩn bị ; Trước mặt chúng ta thời gian không còn được là bao ; Thời gian là một đại lượng đo được căn cứ vào tốc độ quay của Trái đất. 4. Cg. Thời hạn. Phần có giới hạn của độ dài nói trên: Thời gian ba tháng sẽ hết vào ngày mai. 5. Cg.Thời kỳ. Hình thái đó nói về mặt quá trình có giới hạn thể hiện ở quá khứ, hiện tại, tương lai: Suốt thời gian kháng chiến chống Pháp ; Thời gian đó tôi còn ở nước ngoài.thời khóa biểu- thời khoá biểu d. Bản kê thời gian lên lớp các môn học khác nhau của từng ngày trong tuần. Chép thời khoá biểu năm học mới.thời kỳ- Khoảng thời gian nhất định xảy ra việc gì, làm việc gì: Thời kỳ dưỡng bệnh; Thời kỳ lúa ra đòng.thời sự- I d. Tổng thể nói chung những sự việc ít nhiều quan trọng trong một lĩnh vực nào đó, thường là xã hội - chính trị, xảy ra trong thời gian gần nhất và đang được nhiều người quan tâm. Theo dõi thời sự. Bình luận thời sự. Thời sự bóng đá. Phim thời sự°.- II t. (kng.). Có tính chất, đang được nhiều người quan tâm. Những vấn đề nóng hổi, thời sự nhất.thời tiết- dt. Trạng thái của khí quyển (như nhiệt độ, độ ẩm, mưa, gió...) ở trong một lúc nào: thời tiết ấm áp thay đổi thời tiết dự báo thời tiết.thời trang- Cách ăn mặc phổ biến trong từng thời kỳ: Ăn mặc hợp thời trang.thời vụ- d. Thời gian thích hợp nhất trong năm để tiến hành một hoạt động sản xuất trong nông, lâm, ngư nghiệp. Thời vụ gieo trồng. Cấy đúng thời vụ. Thời vụ đánh bắt cá.thơm- 1 dt., đphg Dứa: cây thơm quả thơm.- 2 đgt., khng. Hôn (đối với trẻ con): thơm vào má bé Con thơm mẹ nào.- 3 đgt. 1. Có mùi như hương của hoa: hoa thơm Trà có hương sen thơm. 2. (Tiếng tăm) tốt, được người đời nhắc tới, ca ngợi: tiếng thơm muôn thuở.thơm tho- Thơm nói chung: Hương vị thơm tho; Danh tiếng thơm tho.thu- 1 d. (kng.; id.). Cá thu (nói tắt).- 2 d. 1 Mùa chuyển tiếp từ hạ sang đông, thời tiết dịu mát dần. Thu qua đông tới. Gió mùa thu. Vụ thu (gieo trồng vào mùa thu). 2 (vch.). Năm, dùng để tính thời gian đã trôi qua. Đã mấy thu qua....Một ngày đằng đẵng xem bằng ba thu (cd.).- 3 đg. 1 Nhận lấy, nhận về từ nhiều nguồn, nhiều nơi. Thu thuế. Thu lợi nhuận. Tăng thu, giảm chi. 2 Tập trung vào một chỗ từ nhiều nơi. Rơm được thu lại thành đống. Thu dụng cụ bỏ vào hộp. Non sông thu vào một mối (b.). Người bệnh thu hết hơi tàn, trối lại mấy câu (b.). 3 Đạt được, có được kết quả nào đó sau một quá trình hoạt động. Hội nghị thu được kết quả tốt đẹp. Thu được một bài học lớn. 4 Ghi lại âm thanh, hình ảnh nào đó bằng máy. Bài hát được thu vào băng. Thu vào ống kính những hình ảnh đẹp. 5 Làm cho nhỏ lại hoặc gọn lại. Diện tích đất hoang thu hẹp dần. Năm chương thu lại còn ba. 6 Làm cho thân mình gọn lại, choán ít chỗ hơn và thường khó nhận thấy hơn. Ngồi thu ở một góc. Thu hai tay vào lòng.thu dọn- đgt. Sắp xếp lại cho gọn gàng, khỏi bừa bãi: thu dọn nhà cửa thu dọn dụng cụ lao động.thu gom- đg. Lấy từ nhiều nơi, nhiều nguồn rải rác để tập trung lại. Thu gom phế liệu. Thu gom rác thải để xử lí.thu hoạch- I. đgt. 1. Gặt hái, thu lượm mùa màng: thu hoạch mùa màng mùa thu hoạch ngô. 2. Thu nhận được kiến thức do kết quả học tập, tìm hiểu mang lại: thu hoạch được nhiều qua chuyến đi thực tế thu hoạch qua sách báo. II. dt. Tổng thể nói chung những sản phẩm do sản xuất nông nghiệp đưa lại: thu hoạch của trồng trọt khá cao. 2. Kết quả thu được sau quá trình học tập tìm hiểu: viết thu hoạch của đợt thực tập báo cáo thu hoạch.thu hồi- Lấy lại cái đã nhường, phát, cho người khác: Thu hồi tiền tệ ; Thu hồi đất đai.thu hút- đg. Lôi cuốn, làm dồn mọi sự chú ý vào. Một vấn đề có sức thu hút mạnh mẽ. Phong trào thu hút được đông đảo quần chúng tham gia. Thu hút hoả lực về phía mình (để đánh lạc hướng).thu lượm- đgt. 1. Thu nhặt, gom góp lại: thu lượm sắt vụn. 2. Thu nhặt, tìm kiếm những cái có sẵn trong thiên nhiên để ăn uống (lối sống của nhiều nguyên thuỷ): sống bằng săn bắn, thu lượm.thu nhập- Nhận tiền hoặc sản phẩm để chi dùng trong đời sống hàng ngày: Thu nhập có hơn trước vì chăn nuôi thêm. Thu nhập quốc dân. Toàn bộ những của cải và lợi nhuận do nền kinh tế của một nước tạo ra trong một thời gian nhất định, thường là một năm.thu thanh- đg. 1 (id.). Thu âm thanh vào để khi cần thì có thể phát ra; ghi âm. Bài hát đã được thu thanh vào đĩa. 2 x. máy thu thanh.thu xếp- đgt. Sắp đặt cho gọn, cho ổn thoả: thu xếp đồ đạc thu xếp chỗ nghỉ cho khách Mọi công việc đã thu xếp xong.thù địch- Kẻ thù.thù lao- I đg. Trả công để bù đắp vào lao động đã bỏ ra. Có chế độ thù lao thích đáng.- II d. Khoản tiền trả. Thanh toán thù lao. Hưởng thù lao.thù oán- đgt. Căm thù và oán giận: chẳng thù oán ai gây thù oán.thủ bút- Chữ tự tay tác giả viết ra: Thủ bút của Lê-nin.thủ công- I đg. (thường dùng phụ cho d.). Lao động sản xuất bằng tay với công cụ giản đơn, thô sơ. Thợ thủ công°. Làm việc theo lối thủ công.- II d. Môn học dạy làm những vật đơn giản bằng tay để rèn luyện kĩ năng lao động. Giờ.thủ đô- dt. Trung tâm chính trị của một nước, nơi làm việc của chính phủ và các cơ quan trung ương: thủ đô Hà Nội xây dựng thủ đô văn minh, giàu đẹp.thủ lĩnh- Người đứng đầu một đoàn thể: Thủ lĩnh người da đen ở Mỹ.thủ phạm- d. Kẻ trực tiếp gây ra vụ phạm pháp.thủ quân- dt. Người đứng đầu một đội bóng: thủ quân của đội tuyển bóng đá quốc gia.thủ quỹ- Người giữ quỹ một cơ quan đoàn thể.thủ thuật- d. 1 Phép dùng tay khéo léo và có kĩ thuật hoặc kinh nghiệm để tiến hành một chi tiết công việc nào đó có hiệu quả. Thủ thuật nhà nghề. 2 (kng.). Thủ thuật mổ xẻ để chữa bệnh. Giải quyết bằng thủ thuật.thủ thư- 1 dt., cũ, id. Bức thư do chính tay người nào đó viết ra.- 2 dt. Người coi giữ, quản lí sách báo ở thư viện: viết phiếu yêu cầu thủ thư cho mượn sách.thủ tiêu- đg. 1 Làm cho mất hẳn đi, không còn tồn tại. Thủ tiêu tang vật. Thủ tiêu giấy tờ. 2 Giết chết đi một cách lén lút. Thủ tiêu một nhân chứng để bịt đầu mối. 3 (kết hợp hạn chế). Từ bỏ hoàn toàn những hoạt động nào đó. Thủ tiêu đấu tranh. Thủ tiêu phê bình.thủ trưởng- dt. Người đứng đầu một cơ quan, một đơn vị công tác: thủ trưởng đơn vị thủ trưởng cơ quan.thủ tục- Thứ tự và cách thức làm việc theo một lề thói đã được qui định: Thủ tục tuyển dụng cán bộ.thủ tướng- d. Người đứng đầu chính phủ ở một số nước.thú- 1 dt. Loài động vật có xương sống, thường sống ở rừng, có bốn chân, lông mao, nuôi con bằng sữa: thú rừng đi săn thú mặt người dạ thú.- 2 I. dt. Điều cảm thấy vui thích: thú đọc sách thú vui. II. đgt. Cảm thấy thích: đọc rất thú thích thú.- 3 đgt., Tự ra nhận tội: thú tội thú nhận.- 4 đgt., cũ Đóng đồn phòng thủ biên thuỳ: đi thú đồn thú lính thú.thú nhận- Tự nhận tội lỗi của mình: Bị cáo đã thú nhận trước toà.thú vị- t. (hoặc đg.). Có tác dụng làm cho người ta hào hứng, vui thích. Một trò chơi thú vị. Câu chuyện nghe thật thú vị. Không có gì thú vị bằng.thú vui- dt. Điều lôi cuốn, tạo nên hứng thú, vui thích: tìm thú vui trong công việc ở đây chẳng có thú vui gì.thụ động- Tiêu cực, không phản ứng lại trước tình thế. Phòng thủ thụ động. Việc phòng ngừa nạn máy bay oanh tạc bằng cách đào hầm hố để ẩn nấp (cũ).thụ phấn- đg. (Hiện tượng đầu nhuỵ hoa) tiếp nhận hạt phấn. Hoa thụ phấn. Thụ phấn cho ngô (làm cho ngô thụ phấn).thụ thai- đgt. Bắt đầu có thai.thụ tinh- d. 1. Sự phối hợp của tế bào sinh dục cái với tế bào sinh dục đực thành tế bào trứng. 2. Việc cơ quan sinh dục của giống cái nhận được tinh trùng của giống đực. Thụ tinh nhân tạo. Đưa tinh trùng của giống đực vào cơ quan sinh dục của giống cái bằng phương pháp nhân tạo.thua- đg. Không giành được, mà phải chịu để cho đối phương giành phần hơn, phần thắng trong cuộc tranh chấp hoặc đọ sức giữa hai bên; trái với được và thắng. Thua kiện. Thua trận. Thua hai bàn trắng.thua thiệt- đgt. Bị thiệt thòi mất mát nhiều, do hoàn cảnh nào đó: phải chịu thua thiệt với mọi người chẳng ai muốn thua thiệt cả.thuần- t. 1. Dễ bảo, chịu nghe theo: Con ngựa đã thuần. 2. Nói tính nết dịu dàng bình tĩnh: Thuần tính. 3. Thạo việc, quen việc: Viết nhiều tay đã thuần. 4. Đều một loạt: Quần áo thuần màu tím than.thuần hóa- thuần hoá đg. 1 Làm cho thực vật đem từ nơi khác đến trở nên thích nghi với điều kiện khí hậu và đất đai ở nơi trồng mới. Thuần hoá giống cây trồng. 2 Như thuần dưỡng. Thuần hoá voi rừng thành voi nhà.thuần khiết- tt. Hoàn toàn trong sạch: nước thuần khiết.thuần lý- t.1. Nói lý lẽ chỉ dựa vào lý tính mà không xuất phát từ thực tế. 2. Suy diễn từ toán học ra: Cơ học thuần lý.thuần nhất- t. Chỉ toàn một loại, không pha tạp. Nông dân không phải là một giai cấp thuần nhất.thuần thục- tt. Thành thạo đến mức nhuần nhuyễn, do tập luyện nhiều: điều khiển thuần thục nhiều loại máy Các động tác biểu diễn đã thuần thục.thuần túy- Thuần tuý t. 1. Không pha trộn: Lý tính thuần tuý. 2. Chính thực, không pha tạp: Công nhân thuần tuý.thuận- t. 1 Theo đúng chiều chuyển động, vận động bình thường của sự vật. Thuận chiều kim đồng hồ. Buồm thuận gió. Thời tiết không thuận. Tình hình phát triển theo chiều thuận. 2 (dùng trước d. chỉ bộ phận hoạt động hoặc cảm nhận của cơ thể). Hợp với, tiện cho hoạt động, hoặc sự cảm nhận tự nhiên. Thuận tay lấy giúp quyển sách trên kệ. Thuận miệng nói cho vui. Nghe không thuận tai. Thuận tay trái (quen sử dụng tay trái). 3 Bằng lòng, đồng tình. Thuận lấy nhau. Bỏ phiếu thuận.thuận tiện- t. Nh. Thuận lợi: Hoàn cảnh thuận tiện. 2. Có công dụng tốt: Đường giao thông thuận tiện.thuật- 1 d. Cách thức, phương pháp khéo léo cần phải theo để đạt kết quả trong một lĩnh vực hoạt động nào đó. Thuật đánh võ. Thuật thôi miên. Thuật dùng người.- 2 đg. Kể lại những gì đã nghe thấy, trông thấy một cách tỉ mỉ, tường tận theo đúng như trình tự xảy ra. Thuật lại trận đấu bóng đá. Thuật lại những ý kiến tại hội nghị.thuật ngữ- dt. Từ ngữ biểu thị một khái niệm xác định thuộc hệ thống những khái niệm của một ngành khoa học nhất định; còn gọi là danh từ khoa học, chuyên ngữ, chuyên danh: thuật ngữ toán học thuật ngữ văn học.thúc bách- Giục giã ráo riết, gắt gao: Lý trưởng thúc bách dân nghèo đi phu.thúc ép- đg. Ép buộc và thúc giục, bắt phải làm, phải chấp nhận. Bị thúc ép phải nghe theo.thúc thủ- đgt. Bó tay, chịu bất lực, không làm được: Đến mức này thì đành thúc thủ mà thôi.thuê- đg. 1. Cg. Thuê mướn. Mượn người ta làm gì theo một giá thoả thuận: Thuê thợ làm nhà. 2. Dùng cái gì của người khác mà phải trả theo một giá thoả thuận: Thuê nhà. II. ph. Nói làm để lấy tiền: Gánh gạo thuê; Lính đánh thuê.thuế- d. Khoản tiền hay hiện vật mà người dân hoặc các tổ chức kinh doanh, tuỳ theo tài sản, thu nhập, nghề nghiệp, v.v. buộc phải nộp cho nhà nước theo mức quy định. Nộp thuế. Thuế nông nghiệp. Thuế sát sinh. Đánh thuế hàng nhập khẩu.thuế thân- dt. Thuế đinh thời Pháp thuộc.thui thủi- t. Cô đơn, một mình lặng lẽ, không có ai bầu bạn. Bà mẹ già một mình thui thủi ở nhà. Sống thui thủi như chiếc bóng.thụi- I. tt., đphg Huỵch: đấm vào lưng cái thụi. II. đgt., khng. Đấm: thụi vào lưng mấy cái.thủm- t. Có mùi hôi thối: Nước mắm thủm.thun- I d. Hàng dệt mềm mại, dệt bằng loại sợi có khả năng co dãn. Chiếc áo thun bó sát người. Vải thun.- II (ph.). x. chun1.thung lũng- dt. Dải đất trũng xuống và kéo dài, nằm giữa hai sườn núi: thung lũng Điện Biên.thùng- d. 1. Đồ đan bằng tre hay gỗ ghép sít hoặc bằng sắt tây, sâu lòng dùng để đựng các chất lỏng: Thùng nước ; Thùng xăng. 2. Đồ đựng, dùng để đong hạt hay các sản vật lỏng: Thùng thóc. 3. Lượng chứa trong một thùng cho đến miệng: Mỗi tháng ăn hết ba thùng gạo. 4. Đồ đựng để chứa phân trong chuồng tiêu: Đổ thùng.- t. Có màu nâu: Quần áo thùng.thùng thư- Hòm treo ở những nơi có nhiều người qua lại để bỏ thư, cho nhân viên bưu điện chuyển đi.thủng- t. 1 Có chỗ bị rách, bị chọc thành lỗ xuyên qua vật. Nồi thủng. Ánh nắng xuyên qua lỗ thủng trên vách. Chọc thủng phòng tuyến (b.). 2 (kng.). Ở trạng thái đã hiểu được thông suốt một chuyện hay một vấn đề gì. Chưa nghe thủng chuyện. Bàn cho thủng mới thực hiện được.thúng- tt. 1. Đồ đan khít bằng tre, hình tròn, lòng sâu, dùng để đựng: đan thúng cạp thúng. 2. Lượng hạt rời đựng đầy một cái thúng: mua mấy thúng gạo. 3. Thuyền thúng, nói tắt: đi thúng theo kinh rạch.thúng mủng- Thúng và các đồ đựng tương tự nói chung.thuốc- 1 I d. 1 Chất được chế biến dùng để phòng hoặc chữa bệnh. Viên thuốc cảm. Thuốc ho. Thuốc ngủ°. Đơn thuốc. Đứt tay hay thuốc (tng.). Một phương thuốc hiệu nghiệm. 2 (cũ; kng.). Y khoa hoặc dược khoa. Sinh viên trường thuốc. 3 (dùng trong một số tổ hợp, thường trước đg.). Chất được chế biến có dạng như một loại thuốc, dùng để gây một tác dụng nhất định (do từ đứng sau trong tổ hợp biểu thị). Thuốc trừ sâu°. Thuốc nhuộm°. Thuốc đánh răng. Thuốc vẽ.- II đg. 1 (kng.). Giết bằng độc. Dùng bả thuốc chuột. Kẻ gian thuốc chết chó. 2 (kng.; id.). Phỉnh nịnh, làm mê hoặc.- 2 d. Lá hay nhựa một số cây đã được chế biến, dùng để hút. Hút một điếu thuốc. Say thuốc.thuốc bắc- tt. Thuốc chữa bệnh, bồi bổ cơ thể, chế biến từ cây cỏ, thảo mộc, được nhập hoặc có nguồn gốc từ Trung Quốc: cắt mấy thang thuốc bắc uống thuốc bắc.thuốc bổ- Thuốc có tác dụng làm tăng sức khoẻ.thuốc cao- dt. Thuốc đúc đặc lại như cao, dùng để dán vào chỗ đau: thuốc cao hút mủ.thuốc độc- Chất gây nạn chết người hay làm hại cơ thể.thuốc lá- d. Cây họ cà, hoa màu hồng nhạt, lá to, mềm và có lông, dùng làm thuốc để hút. Trồng thuốc lá. Hút thuốc lá.thuốc lào- dt. 1. Cây độc được trồng để lấy lá làm thuốc hút, cây hàng năm, cao chừng 1m, toàn cây có dính lông, lá to, mọc so le, hình trứng đầu nhọn, to và dày hơn lá cây thuốc lá; dân gian còn dùng lá phơi khô thái nhỏ đắp vào chỗ đứt tay chân để cầm máu, chữa rắn rết và côn trùng cắn, trong nông nghiệp dùng vụn lá ngâm nước phun lên cây trừ sâu bọ. 2. Sợi khô lấy từ lá của cây thuốc lào, dùng để hút, thường ở dạng bánh hoặc bao: Nhớ ai như nhớ thuốc lào, Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên (cd.).thuốc mê- (y) d. Thuốc tiêm hay cho hít để làm mất cảm giác đau trong toàn thân của bệnh nhân cần phải chữa bằng phẫu thuật.thuốc muối- d. Thuốc chế từ một thứ muối kim loại kết tinh thành hạt nhỏ, dùng để làm cho thức ăn ở dạ dày dễ tiêu hoá.thuốc nam- dt. Thuốc chữa bệnh, chế từ cây cỏ, thảo mộc ở Việt Nam: chữa bệnh bằng thuốc nam.thuốc ngủ- d. Thuốc dùng để gây trạng thái ngủ.thuốc nhuộm- dt. Chất có màu, dùng để nhuộm: mua một gói thuốc nhuộm.thuốc phiện- X. A phiện.thuốc tẩy- d. 1 Thuốc dùng để uống làm sạch đường ruột. 2 Chất có tác dụng làm sạch các vết ố bẩn trên vải vóc.