Paris, Pháp
 
CUỘC ĐIỀU TRA VỤ TỰ TỨ TRÊN THÁP EIFFEL.
Cuộc thẩm vấn diễn ra tại sở Cảnh sát Reuilly trên phố Henard, Quận mười hai.
Hai thám tử André Belmondo và Pierre Marais mở đầu buổi hỏi cung người quản lý tháp Eiffel.
Thứ Hai, 6 tháng năm.
Thời gian 10 giờ sáng
Đối tượng: René Pascal.
Belmondo: ông Pascal, chúng tôi có đủ lý lẽ xác định là Mark Harris, nạn nhân được cho là té ngã từ trên đài quan sát tháp Eiffel đã bị giết chết.
Pascal: Bị giết chết? Mà sao… Tôi được nghe báo cáo là tai nạn do…
Marais: Làm sao chung quanh có bao lơn che chắn cao khỏi đầu người nạn nhân có thể té ngã xuống đất được?
Belmondo: Chúng tôi có đủ lý lẽ xác minh đây không phải là một vụ tự tử. Bởi ông ta đã chuẩn bị sắp xếp nghỉ cuối tuần với vợ, là Kelly một người mẫu.
Pascal: Tôi thật đau buồn, thưa quý ông, nhưng mà tôi chẳng hiểu… sao lại mời tôi đến đây.
Marais: Chúng tôi muốn làm sáng tỏ vụ việc buổi tối nhà hàng đóng cửa lúc mấy giờ?
- Pascal: Đúng mười giờ. Đêm đó có bão, nhà hàng vắng khách phải đóng cửa sớm…
Marais: Cầu thang máy ngừng chạy từ lúc nào?
Pascal: Thường chạy tới nửa đêm mới ngừng, đêm đó thấy không còn khách và người tham quan, tới mười giờ khoá máy.
Belmondo: Luôn cả thang máy chạy lên đài quan sát?
Pascal: Vâng. Tất cả thang máy đều khoá.
Marais: Vậy có thể đi cầu thang bộ từ dưới lên tới nơi được chứ.
Pascal: Không được. Tối đó mọi cửa đều khoá. Tôi không thể hiểu vì sao tai nạn xảy ra. Nếu…
Belmondo: Chuyện đó tôi sẽ nói ra đây. Nạn nhân Harris bị xô ngã từ trên cao xuống. Chúng tôi đã lên tới nơi xem xét hiện trường tại chỗ rào chắn nơi xảy ra tai nạn còn dấu xây xát, lớp cất ximăng bám dính vô dưới đế giầy nạn nhân Harris chính là lớp ximang bị bong tróc ngay tại chỗ rào chắn đài quan sát. Nếu cửa tầng dưới đã khoá, thang máy ngừng hoạt động nạn nhân không làm sao lên tới nơi ngay lúc nửa đêm?
Pascal: Tôi không biết. Không có cầu thang máy…thì làm sao… làm sao đi lên đó được.
Marais: Nhưng mà cầu thang máy còn hoạt động thì mới đưa ông Harris lên tới trên đài quan sát. Luôn cả thủ phạm… có thể vài ba tên… rồi bọn chúng quay trở xuống.
Belmondo: Ta có thể nghi cho kẻ lạ mặt cho chạy cầu thang máy.
Pascal: Không có chuyện đó. Người gác cầu thang máy thường trực tại phòng máy, buổi tối dùng khoá đặc biệt.
Marais: Có mấy chìa khoá tất cả?
Pascal: Có ba chìa. Tôi giữ một, hai chìa kia được cất giữ tại đây.
Belmondo: Ông xác định rõ cầu thang máy đóng cửa lúc mười giờ tối chứ?
Pascal: Vâng.
Marais: Ai chịu trách nhiệm tại chỗ?
Pascal: Toth. Gérard Toth.
Marais: Cho tôi gặp đương sự.
Pascal: Tôi cũng muốn gặp.
Marais: Ông muốn nói sao?
Pascal: Toth tối hôm đó không đi làm. Tôi đến nhà tìm, không nghe thấy ai lên tiếng, tôi hỏi thăm chủ nhà mới hay Toth đã dọn đi nơi khác.
Marais: Không để lại địa chỉ sao?
Pascal: Không. Hắn đã cuốn gói cao chạy xa bay từ lúc nào.
°°°
- Cao chạy xa bay? Có phải ta vừa nhớ lại nhà ảo thuật đại tài Houdini hay là một tên gác cầu thang quỷ quyệt?
Người vừa lên tiếng là ngài Tổng thư ký Renaud, chỉ huy Tổng hành dinh cơ quan Interpol. Ông nhỏ người tính năng động hoạt bát, tuổi trạc năm muơi có thâm niên hai mươi năm phục vụ trong ngành Cảnh sát Renaud ngồi chủ toạ phiên họp trong phòng họp lớn tại Tổng hành dinh bảy tầng lầu Trụ sở Cảnh sát quốc tế một nơi thanh lọc tất cả mọi nguồn tin cho 126 đơn vị cảnh sát thuộc bảy mươi tám nước: Trụ sở nằm trong khu phố St. Cloud, khoảng mười cây số về hướng tây Paris được điều hành do một lực lượng thám tử từng phục vụ trong Sở an ninh Pháp và Sở cảnh sát Paris.
Quanh bàn họp mười hai nhân viên đã có mặt đầy đủ. Cuộc thẩm vấn thám tử Belmondo vừa diễn ra trước một giờ.
Ngài tổng thư ký chua chát lên tiếng:
- Vậy là anh và thám tử Marais không thể thu thập được một manh mối nào vì sao nạn nhân bị giết chết tại một nơi khó có thể xâm nhập vô được, hơn nữa bọn sát thủ cũng khó mà len lỏi vô rồi thoát ra ngoài trót lọt hay sao? Các anh… báo cáo có vậy thôi sao?
- Tôi và Marais đã đối chứng với nhiều người…
- Thôi được. Anh có thể ra về!
- Thưa ngài, tuân lệnh!
Mọi người nhìn theo nhà thám tử vừa bị một trận te tua. Có người bảo;
- Thế đấy, đến anh ta cũng phải chịu thua.
Ngài tổng thư ký quay lại bàn họp:
- Trong lúc thẩm vấn, các anh có ai nghe nhắc… tới một nhân vật tên là Prima?
Mọi người chăm chú hồi lâu, rồi lắc đầu - không, Prima là nhân vật thế nào?
- Chúng ta chưa biết được. Cái tên được viết nguệch ngoạc trên mảnh giấy còn sót lại trong túi áo jacket nạn nhân ở New York. Trong vụ nầy có liên quan tới một đầu mối, ngài thở ra.
- Các bạn, chúng ta đang gặp một việc nan giải, một bài toán còn ẩn số. Tôi đã phục vụ trong ngành mười lăm năm, từng điều tra nhiều vụ giết người hàng loạt, bọn tội phạm quốc tế, tội bạo hành, tội giết cha, và nhiều vụ có thể đoán ra được thủ phạm. -Ông dừng lại. - Trong từng ấy thời gian chưa lúc nào gạp một vụ như vừa qua. Tôi gởi một bản THÔNG BÁO đến cơ quan điều tra ở New York.
°°°
Manhattan New York.
Frank Bigley, chỉ huy một đơn vị thám tử ở Manhattan đang xem xét tờ trình của Tổng thư ký Renaud gởi tới vừa lúc hai thám tử Earl Greenburg và Robert Praegitzer bước vô.
- Thưa sếp cần gặp?
- Vâng, mời các anh ngồi.
Hai người kéo ghế ngồi.
Sếp Bigley, đưa ra một trang giấy.
- Đây là bản THÔNG BÁO sáng nay Interpol vừa gởi tới. Ông đọc to: "Cách nay sáu năm một nhà khoa học Nhật, Akira Iso đã treo cổ tự tử tại phòng riêng trong một khách sạn ở Tokyo. Cuộc điều tra cho thấy sức khoẻ ông Iso rất tốt, vừa được đề bạt lên một chức vụ cao hơn giữa lúc tinh thần phấn chấn".
- Ở bên Nhật? Nhưng mà có liên quan gì…
- Tôi đọc tiếp. "Cách đây ba năm, một nhà khoa học Thuỵ Sĩ, Madeleine Smith, ba mươi hai tuổi, tự tử bằng cách mở bình gaz tại nhà riêng ở Zurich. Bà đang mang thai và dự tính làm đám cưới với người cha đứa bé còn trong bụng. Nhân chứng -bạn bè cho biết bà chưa bao giờ được sung sướng như lúc ấy". Ông ngước nhìn hai nhân viên thám tử.
- Cách đây ba hôm một nhân vật ở thành phố Berlin tên là Sonja Vebrugge chết trong bồn tắm. Ngay trong đêm hôm đó, Mark Harris một người Mỹ té lộn nhào từ trên đài quan sát tháp Eiffel xuống đất. Ngày hôm sau một công dân Canada tên là Gary Reynolds chết trong một tai nạn máy bay đụng vô sườn núi ngoại ô thành phố Denver.
Greenburg và Praegitzer chăm chú nghe đọc, chưa hết bàng hoàng.
- Và mới hôm qua, các anh phát hiện xác chết nạn nhân Richard Stevens tấp vô bờ sông East River.
Earl Greenburg nhìn theo sếp, kinh ngạc.
- Mấy vụ đó liên quan gì đến chúng tôi?
Sếp Bigley lặng lẽ nói.
- Tất cả những cải chết được nhận dạng như nhau.
Greenburg nhìn sâu vô mắt ông:
- Sao? Để tôi nghĩ lại xem. Một người Nhật cách đây sáu năm, người Thuỵ sĩ ba năm, mới đây vài bữa một người Đức, người Canada và hai người Mỹ. - Gã ngồi lặng thinh một lúc. - Mấy vụ nầy có liên quan gì với nhau?
Sếp Bigley đưa qua Greenburg bản THÔNG BÁO của cơ quan Interpol. Greenburg vừa đọc tròn xoe mắt.
Gã ngước nhìn chậm rãi nói:
- Interpol nghi cho viện nghiên cứu Kingsley International đứng đằng sau mấy vụ nầy sao? Một trò cười.
Praegitzer lên tiếng:
- Thưa sếp, chúng tôi vừa nhắc tới tên tuổi một cơ quan nghiên cứu tầm cỡ thế giới.
- Tất cả nạn nhân là những người có liên quan cơ quan KIG, do Tanner Kingsley đứng đầu; Chủ tịch Uỷ ban khoa học của Tổng thống, Chủ tịch Uỷ ban kế hoạch nhà nước và Uỷ ban chính sách quốc phòng thuộc Lầu Năm Góc. Tôi muốn đề nghị cậu và Greenburg nên có một cuộc trao đổi với Kingsley.
- Vâng.
- Nầy Earl…
- Sếp bảo sao?
- Nên dè dặt và dò dẫm từng bước.
°°°
Năm phút sau, Earl Greenburg gặp thư ký Ric của Kingsley trên máy, gã quay qua Praegitzer
- Mười giờ sáng thứ ba ta tới điểm hẹn. Ngài Kingsley đang có mặt ra điều trần tại một Uỷ ban quốc hội ở Washington…
°°°
Washington, D.C
Tại buổi điều trần của Uỷ ban môi trường Thượng viện ở Washington, D.C, một hội đồng gồm sáu vị Thượng nghị sĩ và ba mươi quan khách tham dự một nhóm phóng viên lắng nghe Tanner Kingsley đọc bản điều trần.
Tanner Kingsley, trong độ tuổi bốn mươi, cao lớn điển trai, đôi mắt xanh sắc sảo, thông minh khuôn mặt với chiếc mũi dọc dừa, chiếc cằm cương nghị trông như hình tượng tạc in trên đồng tiền.
Chủ tịch Uỷ ban, Thượng nghị sĩ Pauline Mary Van Luven, nhân vật thể lực khoác một tư cách đầy vẻ tự tin. Bà nhìn qua Tanner dõng dạc lên tiếng mời ông Kingsley phát biểu.
Tanner gật:
- Cám ơn bà Thượng nghị sĩ. Ông quay qua phía các thành viên Uỷ ban mở đầu; với giọng nói sôi nổi.
- Trong khi một số các nhà hoạt đông chính trị của chúng ta loay hoay với những sự kiện trái đất ấm dần lên và hiện tượng hiệu ứng nhà kính, lỗ được chứ?
- Con Angel thuộc về tôi. Ông đem biếu cho tôi, phải không?
Mark dừng lại nghẹn họng.
- Ờ, nhưng mà em đã nói…
- Tôi muốn thoả thuận với ông, Harris. Tôi được giữ con chó Angel, còn ông có thể lui tới tự nhiên.
Nghĩ ngợi một lúc mặt mày sáng rỡ gã nói:
- Vậy là em vừa nói tôi có thể… em muốn cho tôi…
Kelly nói:
- Sao không gác lại chuyện đó để tối nay tính?
Nàng có ngờ đâu chính nàng đang là đích ngắm của bọn sát thủ.

Dịch giả : Trạch Thiên
Chương 5

Đến phi trường Orly một chiếc limousine chờ sẵn đưa hai người về khách sạn Hotel Plaza Athénêe.
Đến nơi người quản lý báo:
- Phòng đã có sẵn, xin mời hai ông bà Stevens.
- Cám ơn.
Nơi ở là căn phòng 310. Người quản lý mở cửa, Diane và Richard bước vô. Diane dừng bước lại ngỡ ngàng. Trên tường treo đầy tranh nàng vẽ. Nàng quay qua nhìn Richard.
- Em… sao thế nầy…
Richard vô tư đáp:
- Anh có biết gì đâu. Nơi đây họ cũng biết chọn tranh.
Diane bước lại ôm hôn Richard rất lâu.
°°°
Paris là một thành phố thần tiên. Điểm đến đầu tiên là cửa hiệu Givenchy, nàng mua sắm nhiều món cần thiết, qua cửa hiệu Louis Vuitton sắm vali đựng quân áo.
Thong thả đi bộ dạo chơi trên đại lộ Champs Elysées đến quảng trường La Concorde, cổng Khải hoàn môn, La Madeleine, lâu đài Bourbon. Chàng đưa nàng dạo chơi quảng trường Vendôme, tham quan Bảo tàng Louvre một ngày. Dạo chơi khu vườn tượng Bảo tàng Rodin, dùng bữa tối tại nhà hàng ăn khung cảnh tình tứ Auberge de Trois Bonheurs, Au Petit Chez Soi và D Chez cux.
°°°
Một điểm khiến Diane ngạc nhiên hơn hết là những cuộc gọi nhằm, giờ khắc khác thường.
- Ai gọi vậy? Một lần Diane hỏi lại lúc đó 3 giờ sáng. Khi Richard vừa nói chuyện xong.
- Chuyện giao dịch thường ngày.
Sao phải gọi lúc nửa đêm? Diane phân vân.
°°°
- Diane? Diane!
Nàng chợt tỉnh cơn mê. Carolyn Ter nghiêng người xuống hỏi:
- Cậu không sao chứ?
- Tôi… Tôi không sao.
Carolyn vòng tay qua người nàng.
- Thời gian còn dài mới được có mấy hôm. - Ngần ngừ một lúc - Vậy… cậu đã tính lo đám tang chưa?
Đám tang, nghe mới buồn làm sao. Nhắc đến chuyện chết chóc, tuyệt vọng.
- Tôi… Tôi không thể… làm thế nào…?
- Để mình lo giúp cậu. Mình lo đặt một cỗ áo quan.
- Thôi! Nàng buột miệng nói ra một lời nghe chói tai, một lời nói miễn cưỡng.
Carolyn nhìn lại ngỡ ngàng.
Diane nhắc lại giọng còn run run.
- Cậu không biết sao? Đây là… là lần cuối tôi phải lo cho Richard.
- Tôi muốn tổ chức lễ tang khác thường hơn. Ông ấy muốn thấy đông đủ bạn bè đến chào lần cuối. - Nước mắt lăn dài hai bên má.
- Diane…
- Tôi muốn chọn một cỗ áo quan để cho ông ấy… yên nghỉ giấc ngàn thu êm đẹp.
Carolyn không biết nói gì hơn.
°°°
Buổi trưa một mình trong văn phòng, thám tử Earl Greenburg nghe chuông điện thoại reo.
Diane Stevens muốn nói chuyện với cậu. Ô, không phải, Greenburg sực nhớ lại cái tát nàng ban tặng cho ông ở lần gặp gỡ hôm nọ. Nàng hiện giờ ra sao?
Có thể nàng sẽ ngỏ lời phân bua, chợt nghĩ ông giơ tay nhấc máy.
- Thám tử Greenburg nghe.
- Tôi là Diane Stevens. Tôi có hai việc muốn nhờ ông. Trước tiên tôi muốn ngỏ lời xin lỗi vì đã một lần đối xử khiếm nhã với ông, tôi thành thật lấy làm ân hận.
Chàng thám tử chưng hửng:
- Bà không có việc gì phải xin lỗi, thưa bà Stevens. Tôi hiểu được hoàn cảnh của bà.
Ông chờ máy, một thoáng lặng thinh.
- Bà có hai việc cần phải gọi?
- Vâng. Chuyện chồng tôi… - Nàng muốn nức nở. - Hiện giờ cơ quan cảnh sát đang cất giữ xác chồng tôi. Làm sao cho tôi nhận lại xác Richard? Tôi lo thu xếp tổ chức lễ tang tại cơ sở dịch vụ Dalton Mortuary.
Nghe tiếng nói đau khổ của nàng ông cau mày:
- Tôi e là khó lắm, phải qua nhiều thủ tục nhiêu khê. Phải chờ đủ hồ sơ của cơ quan điều tra tư pháp cho giải phẫu tử thi, thông báo đến nhiều nơi… - Ngẫm nghĩ một hồi ông nói. - Nầy… bà đã tính toán đâu vào đó, tôi sẽ lo liệu giúp. Bà ráng chờ trong hai bữa?
- Ô Tôi… tôi cám ơn ông. Cám ơn rất… - Nàng muốn nói mà không thể.
Earl Greenburg ngồi nán lại một hồi lâu, nghĩ tới hoàn cảnh đau đớn của Diane Stevens. Ông quyết làm vượt qua thủ tục hành chính.
°°°
Cơ sở mai táng Dalton Mortuary nằm trên phố đông Madison Avenue, nhà cao hai tầng mặt tiền xây theo kiểu lâu đài miền nam, trang trí hời hợt, màn cửa phất phơ mờ nhạt.
Diane đang đứng ở quầy tiếp tân.
- Tôi có hẹn gặp ông Jones. Tôi là Diane Stevens.
- Cám ơn.
Nhân viên tiếp tân gọi máy, lát sau người quản lý bước ra hớn hở chào Diane.
- Tôi là Ron Jones, đã nói qua trên máy. Ngay thời điểm có nhiều việc khó giải quyết, phải lo bớt một phần gánh nặng cho bà. Bà cho biết đang cần gì chúng tôi có cách giải quyết.
Diane chần chờ nói:
- Tôi… Tôi chưa biết nói sao?
Ron Jones gật.
- Dịch vụ của chúng tôi bao gồm một cỗ áo quan, một buổi lễ dành cho bạn bè người thân, một khu đất ở nghĩa trang, phí tổn chôn cất. - Ông ngẫm nghĩ. - Theo như tôi được biết tin đăng trên báo, cái chết của chồng bà, thưa bà Steyens, bà phải chọn một cỗ quan tài niêm kín trong thời gian lễ tang, cho nên…
- Không được?
Jones kinh ngạc nhìn lại:
- Nhưng mà…
- Tôi yêu cầu mở nắp quan tài, để cho Richard được được nhìn thấy bạn bè người thân trước khi… -
Nàng nghẹn ngào.
Jones nhìn theo, ánh mắt chia sẻ:
- Tôi hiểu. Tôi đề nghị một chuyên gia thẩm mỹ đến giúp cho việc nầy… - Ông khéo léo ăn nói đúng lúc. - Bà thấy được chứ?
Richard chắc là không chịu, dù sao… nàng nghĩ, dù sao cũng phải nói:
- Được.
- Còn một việc nữa, bà nên mang theo quần áo của ông mặc để chôn cất.
Nàng hốt hoảng nhìn theo:
- Quần áo… Diane có cảm giác bàn tay lạnh lẽo của người lạ sờ vô thân xác Richard trần truồng, nàng rùng mình.
- Bà Stevens, bà thấy sao?
- Thôi để tôi mặc quần áo cho Richard, nhưng mà không muốn nhìn thấy thân thể ông như thế đó. Tôi muốn được nhớ lại… - nàng ngưng bặt.
- Thưa bà Stevens.
Diane đành chịu:
- Tôi chưa nghĩ tới… Nàng nghẹn ngào - Tôi xin lỗi.
Ông nhìn theo nàng chệnh choạng lê bước ra ngoài vẫy tay đón xe.
°°°
Diane bước vô nhà, nàng tới ngay tủ quần áo của Richarđ, treo đầy hai dãy móc. Mỗi một thùng quần áo là một chuỗi kỷ niệm. Vẫn còn đó bộ quần áo sẫm màu Richard mặc đi coi triển lãm tranh. Nàng còn nhớ.
Tôi thích nhìn đường nét trong tranh bà. Nó khiến tôi nhớ lại tranh của Rossetti hay là tranh Manet. Nàng có nên lấy bộ đồ nầy đi? Không nên.
Nàng lần tay sờ qua bộ khác. Bộ đồ màu xám tro Richard mặc đi chơi picnic, nửa chừng bị mắc mưa.
Nàng nhớ lại:
- Về nhà em hay nhà anh?
- Đây không phải chỉ một đêm. Em hiểu.
Sao nàng không muốn giữ lại?
Nàng nhìn qua bộ đồ sọc:
- Em thích ăn món Pháp… Có một nhà hàng Pháp nổi tiếng…
- Chiếc áo bờ lu đông… chiếc áo jacket da lật… Diane quấn chiếc áo màu xanh quanh người nàng. Ta không thể đưa mấy món nầy ra khỏi đây, nàng nghĩ. Cuối cùng nàng vớ bừa một bộ rồi vụt chạy đi.
°°°
Hôm sau Diane nhận được tin trên hộp thư thoại:
"Thưa bà Stevens, đây là thám tử Greenburg. Tôi xin được báo cho bà mọi việc đã xong xuôi. Tôi đã bàn với cơ sở dịch vụ mai táng Dalton Mortuary. Bà được tuỳ nghi chọn cách nào cũng được
Im lặng một lúc.
Xin chúc bà được toại nguyện… Chào bà.
°°°
Diane gọi Ron Jones tại cơ sở mai táng.
- Tôi được biết ông đã nhận được xác chồng tôi về tại đó?
- Vâng, thưa bà Stevens. Cái xác đã được chuyên gia mỹ viện bảo quản tốt, chúng tôi đã nhận được quần áo bà gởi đến. Cám ơn.
- Tôi nghĩ… có thể tổ chức tang lễ vào ngày thứ Sáu được chứ?
- Thứ Sáu là ngày tốt. Bữa đi chúng tôi sẽ lo đầy đủ thủ tục. Việc làm lễ là mười một giờ trưa.
Ba hôm nữa ta sẽ không còn nhìn thấy nhau, hay chỉ là khi em đi theo anh.
°°°
Sáng thứ Năm Diane chuẩn bị đanh sách người đi đưa và khiêng quan tài, nghe chuông điện thoại reo.
- Thưa bà Stevens?
- Vâng!
- Tôi là Ron Jones. Tôi xin được báo cho bà hay chúng tôi đã lo xong mọi thủ tục bà giao phó, theo như lời dặn của người thư ký riêng.
Diane bối rối hỏi lại:
- Thư ký riêng nào?
- Vâng, người nói chuyện qua điện thoại.
- Tôi không có ai là…
- Thật mà, tôi lấy làm ngạc nhiên, nhưng nghĩ phải làm theo lời bà dặn. Chúng tôi đã cho hoả táng xác chồng bà mới cách đây một giờ.