Văn phòng Công ty mỏ vừa gửi đến tiền công nửa năm khám và điều trị bệnh nhân. Số tiền ấy khiến Blốt- đoen Pây-giơ phải suy nghĩ và là thêm một đề tài nữa để mụ và viên giám đốc ngân hàng địa phương An-nơ-rin Rít bàn bạc với nhau. Từ mười tám tháng nay, đây là lần đầu tiên số tiền thù lao tăng vọt hẳn lên. Danh sách những người đăng ký khám bệnh và điều trị chỗ bác sĩ Pây-giơ tăng thêm bảy mươi người so với trước ngày En- đru đến làm việc. Tuy mừng rỡ khi nhận được một ngân phiếu lớn hơn nhưng Blốt- đoen Pây-giơ bụng vẫn lo ngại. Trong bữa ăn, nhiều khi En- đru bất chợt thấy mụ nhìn anh chằm chằm với con mắt dò xét, ngờ vực.Đến hôm thứ tư liền sau buổi tiếp tân tại nhà Brem- Oen, Blốt- đoen hớn hở bước vào phòng ăn, tỏ ra hết sức vui vẻ. Mụ nói:- Ông này, tôi vừa mới nảy ra một ý nghĩ. Ông ở đây đã được gần bốn tháng rồi. Ông làm việc không đến nỗi tồi. Tôi không có gì phải phàn nàn. Nhưng chắc ông cũng biết, không được bằng như chính bác sĩ Pây-giơ đâu. Ồ, không đâu. Vừa mới hôm kia thôi, ông Uốt-kin có nói với tôi là mọi người đều mong bác sĩ Pây-giơ trở lại làm việc. “Phải nói là bác sĩ Pây-giơ rất giỏi, chúng tôi không bao giờ muốn ai thay ông ta”. Ông Uốt-kin nói với tôi thế.Mụ ta ra sức mô tả tài năng phi thường của bác sĩ Pây-giơ với những chi tiết thật đặc sắc. Mắt trợn tròn, mụ the thé:- Ông không thể tưởng tượng nổi không có việc gì mà bác sĩ Pây-giơ không làm được hoặc chưa làm. Mổ xẻ ư? Có chứng kiến mới thấy. Này, ông này, tôi xin nói với ông có lần bác sĩ Pây-giơ lấy hẳn bộ Óc ra khỏi đầu rồi lại đặt vào như cũ. Đúng thế. Ông muốn nhìn gì tôi thì cứ nhìn, bác sĩ Pây-giơ đã lấy óc ra rồi lại đặt vào đấy.Mụ ngả lưng vào thành ghế rồi nhìn En- đru chòng chọc, cố xem lời nói của mụ ta có tác dụng như thế nào. Rồi mụ cười, tin tưởng.- Ở Blây-nen-li, người ta sẽ mừng rỡ phải biết khi bác sĩ Pây-giơ trở lại làm việc. Cũng sẽ không lâu đâu. Mùa hè này thôi, tôi đã bảo với ông Uốt-kin là đến mùa hè này, bác sĩ Pây-giơ sẽ lại làm việc.Cuối tuần ấy, sau lượt đi thăm bệnh nhân buổi chiều về, En- đru sửng sốt thấy bác sĩ Pây-giơ ngồi co quắp trong chiếc ghế bành ở gần cổng ra vào, mặc quần áo chỉnh tề, một cái chăn phủ trên gối, chiếc mũ đội xiên vẹo trên đầu ông nghiêng đi ngả lại. Một cơn gió thổi giật, còn ánh nắng tháng tư trùm lên thân hình thảm thương ấy thì nhợt nhạt và lạnh giá.Blốt- đoen đi từ cổng về phía En- đru nói to, đắc thắng:- Đó nào! Ông thấy rồi, có phải không? Bác sĩ Pây-giơ đã dậy rồi nhá! Tôi vừa mới gọi điện thoại cho ông Uốt-kin báo tin bác sĩ Pây-giơ đã khá hơn rồi. Chỉ ít bữa nữa thôi là ông ấy sẽ lại làm việc, có đúng thế không, mình yêu?En- đru thấy máu dồn lên mặt:- Ai đưa ông ấy xuống đây?Blốt- đoen trả lời, giọng thách thức:- Tôi đấy. Sao lại không? Ông ấy là chồng tôi, với lại ông ấy khoẻ rồi.En- đru hạ thấp giọng, nói thẳng vào mặt mụ:- Ông ấy ở trong tình trạng không ngồi được, và bà đã biết như vậy. Bà hãy làm theo lời tôi. Giúp tôi đưa ông ấy về giường ngay lập tức.Et-Uất pây-giơ nói thì thào:- Đúng, đúng đấy… Cho tôi về giường… Tôi lạnh lắm. Tôi không được khẻo…Tôi… tôi cảm thấy khó chịu.En- đru đau lòng khi thấy ông già đau ốm bắt đầu rên hừ hừ.Blốt- đoen tức thì đến cạnh ông, nước mắt tuôn ra như mưa. Mụ quỳ xụp xuống, tay quàng lấy người ông, hối hận, sướt mướt:- Thôi, thôi nào, mình yêu quý. Mình sẽ về giường, con cừu non tội nghiệp của tôi. Blốt- đoen sẽ lo công việc cho mình. Blốt- đoen yêu quý mình, mình thân yêu.Mụ đặt những cái hôn rất kêu và ẩm ướt lên chiếc má cứng đò của ông.Nửa giờ sau, khi ông Pây-giơ đã được đưa lên gác và cảm thấy dễ chịu, En- đru đi xuống bếp, cơn giận bừng bừng.Chị En-ni bây giờ đã là bạn thật sự của anh. Tại gian bếp này, hai người đã nhiều lần trò truyện tâm sự với nhau, và những hôm bữa ăn quá đạm bạc sơ sài, người đàn bà hơi đứng tuổi, nhẫn nhục, thầm lặng ấy đã nhiều lần lấy ở chạn ăn dúi cho En- đru khi thì quả táo, khi thì một cái bánh nướng nhân quả lý. Đôi lúc, không còn cách nào khác, chị đành chạy ra cửa hiệu lão To-mớt mua hai xuất cá rán và hai người vào tiệc như vậy với nhau dưới ánh nến tại ngay bàn nhà bếp.Chị En-ni đã làm việc cho gia đình bác sĩ Pây-giơ gần hai mươi năm naỵ Chị quen biết nhiều người ở Blây-nen-li, toàn là những người khá giả. Lý do duy nhất khiến chị Ở lại làm việc lâu như vậy là chị quý mến bác sĩ Pây-giơ.- Chị dọn cho tôi uống trà tại đây, chị En-ni ạ – En- đru nói – trong lúc này tôi không thể chịu đựng nổi mụ Blốt- đoen thêm tí nào nữa.En- đru bước vào hẳn trong bếp mới nhận ra chị En-ni đang có khách: Au-in, em gái chị, với chồng là En-ri Hiuđợ En- đru đã gặp họ nhiều lần. En-ri là thợ chôn thuốc nổ trên những tầng đất cao ở Blây-nen-li – Một người trai tráng lực lưỡng, hiền lành, nước da mai mái và dáng chắc nịch.Thấy họ, En- đru còn ngập ngừng thì Au-in, một phụ nữ trẻ, mắt đen lanh lợi, đã nhanh nhẩu nói:- Bác sĩ đừng ngại có chúng tôi ở đây. Bác sĩ cứ uống trà đi. Chúng tôi đang nói đến bác sĩ thì bác sĩ vào đây.- Thật không?- Thật chứ –Au-in liếc nhìn chị –Chị En-ni, chị không việc gì phải nhìn em. Em nghĩ trong bụng thế nào thì em nói ra thế. Bác sĩ Men-sân ạ, mọi người nói từ bao nhiêu năm nay chưa bao giờ có một bác sĩ trẻ tuổi nào mà lại tốt như ông, khám bệnh cho họ cẩn thận, và còn bao nhiêu chuyện khác nữa. Ông không tin thì cứ hỏi anh En-ri em mà xem. Mọi người tức ghê lắm về những hành động của mụ Pây-giợ Họ bảo rằng bác sĩ Men-sân phải được là bác sĩ chính thức. Vì nghe thấy thế mà chiều nay mụ đi dựng ông Pây-giơ già nua khốn khổ dậy… Mụ bảo rằng ông Pây-giơ đã khoẻ, thật thế… Rõ khổ thân ông Pây-giơ!Uống trà xong, En- đru cáo lui. Những lời nói thẳng thắn của Au-in làm anh cảm thấy không thoải mái. Tuy nhiên, En- đru cũng hãnh diện khi biết người dân Blây-nen-li yêu mến anh. Mấy hôm sau, khi Giâu Mo-gân, một đốc công đội khoan ở mỏ sắt đi cùng với vợ đến thăm anh, En- đru coi đó là một biểu thị đặc biệt của những tình cảm nồng hậu đó.Hai vợ chồng Mo-gân cùng ở vào tuổi trung niên, không giàu có gì, nhưng là những người được quý trọng ở hạt này. Hai người lấy nhau đã gần hai mươi năm. En- đru nghe nói họ sắp đi Nam phi, được mời sang làm việc tại khu mỏ Giâu-han-ni-xbơc. Những tay thợ khoan giỏi bị lôi cuốn đến các mỏ vàng ở miền Ren- đơ không phải là hiếm. Công việc khoan ở đấy cũng như ở đây, nhưng lương lại cao hơn nhiều.Không ai ngạc nhiên hơn En- đru khi thấy Mo-gân ngồi cùng với vợ tại trạm xá bé nhỏ, ngượng nghịu giải thích mục đích đến thăm của họ hôm nay.- Bác sĩ Men-sân ạ, cuối cùng chúng tôi đã đạt được kết quả, có lẽ thế. Bà nhà tôi sắp có cháu bé. Sau mười chín năm lấy nhau cơ đấy. Chúng tôi vô cùng sung sướng, bác sĩ ạ,và chúng tôi quyết định lùi ngày lên đường cho đến sau việc này. Vì chúng tôi có nghĩ đến cái khoản sinh nở, và chúng tôi đi đến kết luận chính ông là người chúng tôi cần nhờ giải quyết việc ấy. Nó rất quan trọng đối với chúng tôi, bác sĩ ạ. Chắc sẽ khá vất vả. Bà nhà tôi đây đã bốn mươi ba tuổi rồi. Đúng vậy. Nhưng chúng tôi biết rằng được ông giúp, chúng tôi không có gì phải lo ngại.En- đru nhận lời trông nom việc sinh nở đó với một cảm nghĩ ấm áp về niềm vinh dự dành cho anh. Đó là một xúc cảm kỳ lạ, khó hiểu, rõ rệt mà không có nguồn gốc cụ thể, nó làm khuây khỏa anh rất nhiều trong tâm trạng hiện naỵ Mới gần đây, anh còn cảm thấy chán nản, phiền muộn vô cùng. Có những dòng điện lạ lùng chạy giần giật trong người làm anh lo lắng và đau khổ. Có lúc anh cảm thấy một cơn đau âm ỉ kỳ quặc trong tim, một cái đau mà với tư cách là một bác sĩ y khoa, từ trước đến nay anh tưởng chừng không thể có được.Trước đây, chưa bao giờ anh thực sự nghĩ đến tình yêu ở trường đại học, En- đru quá nghèo, ăn mặc tồi tàn và quá lo học hành để thi cho đỗ nên không tiếp xúc gì mấy với nữ giới. Ở trường Xân En- đruđơ, phải là một tay ăn diện như Phrét- đi Hem-tơn, người bạn học cùng lớp, thì mới dám gia nhập giới hay khiêu vũ hội hè và khoe dáng ăn chơi. Tất cả những thứ đó, En- đru Men-sân đều không được hưởng. Ngoài tình bạn với Hem-tơn, En- đru thực sự thuộc đám phàm phu tục tử chí biết có lộn cổ áo khoác ngoài lên mà học gạo, hút thuốc, và thỉnh thoảng có giải trí thì không phải là đến Câu lạc bộ sinh viên mà kéo đến một phòng đánh bida dưới phố.Trước kia, quả thực En- đru không phải không có những hình ảnh lãng mạn trong óc. Nhưng vì anh nghèo nên nhưng hình ảnh ấy thường được vẽ trên một cái nền cực kỳ giàu sang. Còn bây giờ, ở Blây-nen-li này, qua cửa sổ trạm xá ọp ẹp, đôi mắt rầu rầu đăm đăm nhìn đống xỉ quặng do nhà máy luyện kim thải ra, anh lại ao ước bằng tất cả tấm lòng mình một cô giáo tiểu học trường huyện xoàng xĩnh. Ước vọng tầm thường ấy làm anh muốn bật cười.Xưa nay, En- đru vẫn tự hào là có đầu óc thực tế, có trong mình đậm nét tính thận trọng của người dân quê anh. Vì lợi ích của bản thân mà anh đã hiểu rõ, En- đru ra sức tìm những lý lẽ để bứt mình ra khỏi tâm trạng này. Bằng con mắt lạnh lùng và lý luận, anh cố vạch ra những nhược điểm của nàng. Nàng không đẹp, thân hình nàng quá nhỏ, mảnh khảnh. Nàng có một nốt ruồi trên má và một nếp nhăn nhỏ ở môi trên khi cười. Ngoài ra, có lẽ nàng ghét anh cũng nên.En- đru bực mình tự nhủ rằng yếu đuối ngả theo tình cảm như vậy thật là hoàn toàn sai lầm. Anh đã nguyện dồn tâm trí vào công việc cơ mà. Hiện nay, anh vẫn mới chỉ là một bác sĩ phụ tá. Anh là hạng bác sĩ nào mà ngay từ buổi đầu của sự nghiệp lại quàng vào mình một sợi dây gắn bó nó nhất định sẽ làm hại đến tương lai nàng và ngay trong lúc này đang làm vướng nhiều đến công việc của anh.Cố bình tâm lại, En- đru tìm những lối thoát để quên đi. Nghĩ bụng mình bây giờ đâm nhớ các bạn học cũ ở trường Xân En- đruđơ, anh viết một bức thư dài cho Phrét- đi Hem-tơn gần đây vừa mới được vào làm tại một bệnh biện ở Luân Đôn. Anh quay lại sốt sắng bắt thân với Đen-nị Nhưng Đen-ni tuy đôi khi thân thiện, song nhiều lúc lại lạnh nhạt, ngờ vực, trong thái độ có cái vẻ cay đắng của một người đã bị đau thương trong cuộc đời.Cố thì cố, En- đru vẫn không bứt được Cơ-ri-xtin ra khỏi tâm trí, không dẹp được nỗi ao ước nhớ nhung nó dày vò lòng anh. Anh chưa được gặp lại nàng sau lần thổ lộ đột ngột ở trước “Aån dật cư”. Nàng nghĩ gì về anh? Liệu nàng có bao giờ nghĩ đến anh không? Đã quá lâu rồi anh chưa gặp nàng tuy lần nào đi qua phố Nhà thờ anh cũng nhớn nhác nhìn khắp phố, đến nỗi anh nản lòng tưởng sẽ không bao giờ gặp lại nàng nữa.Thế rồi, vào một chiều thứ bảy hai nhăm tháng năm, khi hầu như đã hết hy vọng thì anh nhận được một bức thư ngắn viết như sau:Bác sĩ Men-sân thân mến,Tối mai, chủ nhật, hai ông bà Uốt-kin sẽ đến chơi nhà tôi và dùng bữa tối. Nếu không có việc gì bận, ông có thể vui lòng đến dự cùng được không? Vào lúc bảy rưỡi.Chào thân ái,Cơ-ri-xtin Ba-lâuEn- đru kêu lên một tiếng làm cho chị En-ni ở dưới bếp phải chạy lên. Chị trách:- Ồ, bác sĩ, lắm khi ông đến buồn cười.- Có lẽ thế, chị En-ni ạ - En- đru trả lời, chưa hết bàng hoàng – Nhưng hình như đã qua rồi. Này, chị En-ni thân mến, chị là giúp tôi cái quần dài nhé, đến mai tôi cần. Tối nay tôi sẽ móc ở cánh cửa trước khi đi ngủ.Hôm sau là chủ nhật nên không có buổi khám tối. En- đru bồi hồi, phấp phỏng bước vào nhà bà Hơ-bớt nơi Cơ-ri-xtin trọ, gần Học viện. Anh đến thế là sớm, anh biết, nhưng anh không thể chờ thêm nữa.Chính Cơ-ri-xtin ra mở cửa, nét mặt hân hoan tươi cười với anh.Đúng, nàng mỉm cười, một nụ cười thực sự. Thế mà anh lại tưởng nàng ghét anh! En- đru mê mẩn, gần như không biết nói năng ra sao. Đi theo nàng vào phòng khách, anh lí nhí:- Hôm nay, trời đẹp quá, cô nhỉ.- Trời rất đẹp. Tôi vừa mới có một buổi dạo chơi tuyệt diệu chiều naỵ Sang mãi tận bên kia Pen- đi. Tôi hái được mấy bông hoa anh túc.Hai người ngồi xuống ghế. Lúng túng, En- đru đã toan hỏi nàng có thích đi chơi bộ không, nhưng anh đã kịp ghìm lại câu hỏi ngớ ngẩn đó. Nàng cho biết:- Bà Uốt-kin vừa mới cho người đến báo hai ông bà sẽ đến hơi muộn một chút. Ông ấy phải rẽ qua sở. Ông đợi họ vài phút, có phiền gì không?Có phiền gì không! Vài phút! Anh chỉ muốn cười to vì mừng rỡ. Giá nàng biết anh đã chờ đợi buổi hôm nay từ bao nhiêu lâu, giá mà nàng biết rằng được ngồi đây với nàng là một điều thần tiên biết bao đối với anh. En- đru kín đáo đưa mắt nhìn xung quanh. Phòng khách kê đồ đạc của nàng; nó không giống bất kỳ một phòng khách nào ở Blây-nen-li mà anh đã đặt chân tới. Không rải thảm, không lót nhung xù hay vải lông ngựa, và cũng không có những chiếc đệm bọc sa-tanh bóng như những chiếc đệm trang trí lòe loẹt ở phòng khách nhà bà Brem- Oen. Sàn gỗ được nhuộm màu và đánh véc-ni, trước lò sưởi dải một tấm thảm nâu trơn. Đồ đạc đơn sơ đến nỗi làm En- đru hầu như không để ý đến. Trên bàn đã đặt sẵn bát đĩa, giữa bàn có một chiếc đĩa trắng bình thường đựng nước và nổi trên mặt nước như những đám bèo nhỏ xíu là những bông anh túc, nàng vừa hái ban chiều. Khung cảnh mộc mạc mà đẹp đẽ. Trên bậu cửa sổ, trong một hộp kẹo bằng đồ gỗ đổ đầy đất đang nhú lên những mầm cây con xanh rờn, mảnh mai. Phía trên lò sưởi treo một bức tranh đặc biệt, vẽ độc một chiếc ghế gỗ nhỏ của trẻ con, sơn đỏ, mà En- đru cho là vẽ rất dở.Chắc Cơ-ri-xtin để ý thấy nét mặt ngạc nhiên của En- đru khi nhìn bức tranh. Nàng mỉm cười với một vẻ vui thích dễ lan sang người khác.- Tôi mong rằng ông không nghĩ đây là tác phẩm gốc.En- đru lúng túng không biết nói gì. Anh bối rối khi nhận thấy tính cách nàng được biểu lộ qua gian phòng này, khi tin rằng nàng hiểu biết nhiều hơn anh. Nhưng quá chăm chú đến nỗi quên mất sự vụng về của mình, anh đã tránh được những câu nói nhạt nhẽo ngớ ngẩn về thời tiết, En- đru bắt đầu hỏi chuyện về nàng.Cơ-ri-xtin trả lời đơn giản. Quê nàng ở Xoóc-sợ Mẹ nàng qua đời khi nàng mới mười lăm tuổi. Cha nàng lúc bấy giờ làm phó giám đốc một trong những mỏ than lớn của Công ty than Brem- Oen. Nàng có một người anh độc nhất tên là Giôn, được đào tạo thành kỹ sư mỏ cũng tại mỏ than này. Năm năm sau, nàng mười chín tuổi và học xong lớp sư phạm thì cha nàng được cử làm giám đố mỏ than Poóc-thơ ở phía dưới thung lũng, cách Blây-nen-li hai mươi dặm. Nàng và anh nàng đến miền nam xứ Uên này cùng với bố, nàng trông nom cửa nhà, còn anh nàng phụ tá cho bố. Mấy cha con làm việc được sáu tháng thì xảy ra một vụ nổ ở mỏ Poóc-thợ Giôn đang làm việc dưới hầm lò, chết ngay tức khắc. Nghe tin xảy ra tai nạn, cha nàng vội xuống ngay dưới lò xem sao thì bị một luồng khí mỏ thổi thốc tới. Một tuần sau, thi hài ông và con trai ông cùng được đưa lên mặt đất.Cơ-ri-xtin kể xong, cả hai cùng im lặng. Mãi sau, En- đru mới nói, giọng thương cảm:- Tôi xin chia buồn.- Mọi người đều tốt với tôi, nhất là ông bà Uốt-kin. Tôi được nhận vào dạy học tại đây… - Nàng lặng yên hồi lâu, gương mặt lại sáng lên – Tuy nhiên, cũng như ông, ở đây, tôi vẫn là người lạ. Phải một thời gian dài mới quen được với thung lũng này.En- đru nhìn nàng, ìm một câu nói có thể bộc lộ, dù chỉ rất yếu ớt, những tình cảm của anh với nàng, một đôi lời có thể khéo léo xóa nhòa quá khứ và mở ra tương lai đầy hy vọng.- Ở đây dễ cảm thấy trơ trọi, đơn độc. Tôi biết. Tôi cũng thế luôn. Tôi nhiều lúc ước ao có người để nói chuyện.Nàng mỉm cười:- Ông thích nói chuyện gì?En- đru đỏ mặt, cảm thấy nàng đã dồn anh vào chỗ bí:- À, nói chuyện vè công việc của tôi, có lẽ thế. – Anh dừng lời, thấy cần phải bộc lộ tâm sự – Tôi thấy đúng là mình đang mò mẫm, hết vấp phải vấn đề này lại vấp phải vấn đề khác.- Ông muốn nói là ông vấp phải những trường hợp gay go ư?- Không phải… - En- đru ngập ngừng, rồi tiếp lời – Tôi đến đây, trong đầu đầy những công thức, những điều mà ai nấy đều tin hoặc giả tảng tin. Khớp xương sưng lên tức là thấp khớp… Thấp khớp là dùng xa-li-xi-lát. Cô biết đấy, những lời dạy chính cống! Thế nhưng, tôi hiện nay đang nhận ra một số những nguyên tắc ấy sai toét cả. Thuốc men cũng vậy… Tôi thấy hình như có những thứ thuốc có hại hơn là có lợi. Thói quen mà. Bệnh nhân đến phòng khám. Họ chỉ mong được cấp một “lọ thuốc”. Thế là được một lọ, dù rằng có khi chỉ là đường sao vàng lên, na-tri bi-các-bô-nát và nước lã. Aáy, chính vì lẽ đó mà đơn thuốc phải viết bằng chữ la tinh để người bệnh không hiểu được. Như vậy là không tốt, không khoa học. Lại còn cái này nữa: tôi thấy hình như có quá nhiều thấy thuốc chữa bệnh theo chủ nghĩa kinh nghiệm, có nghĩa là họ xem xét các triệu chứng một cách riêng lẻ, tách biệt. Họ không chịu mất công kết hợp những triệu chứng ấy lại trong óc để trên cơ sở đó mà chẩn đoán bệnh. Họ nói – nói liến thoắng, vì thường bao giờ họ cũng vội – “À, đau đầu à, uống thử mấy viên thuốc này”, hay “Ông bị thiếu máu đấy nhé, cần có chất sắt”. Lẽ ra phải tìm hiểu xem nguyên nhân gì đã gây ra bệnh đau đầu hay thiếu máu ấy… - En- đru bỗng ngừng lời – Aáy chết! Xin lỗi cô! Tôi làm rườm tai cô quá!Cơ-ri-xtin nhanh nhẩu:- Không, không đâu, rất hay đấy chứ.En- đru sôi nổi nói tiếp, lòng rộn ràng khi thấy nàng chắm chú lắng nghe:- Tôi mới bắt đầu, hãy còn đang dọ dẫm con đường của tôi. Nhưng chỉ qua những điều tôi đã thấy, tôi thực bụng nghĩ rằng những sách vở mà tôi đã học chứa đựng quá nhiều ý kiến cổ hũ, lỗi thời. Những cách điều trị vô tác dụng, những triệu chứng được một ai đó nêu lên từ thời Trung cổ. Người ta có thể bảo rằng đối với một bác sĩ nha khoa bình thường thì điều đó không quan trọng. Nhưng tại sao người thầy thuốc đa khoa lại không cần giỏi gì hơn một anh bán thuốc sao? Nay đã đến lúc khoa học phải được đưa lên hàng đầu. Nhiều người cho rằng khoa học nằm ở đáy ống nghiệm. Tôi không nghĩ như vậy. Tôi cho rằng các thầy thuốc đa khoa thông thường đi khám ngoài là những người có đủ mọi cơ hội để xem xét các tật bệnh và càng có nhiều dịp quan sát những triệu chứng đầu tiên của một căn bệnh mới, hơn ở bất kỳ một bệnh viện nào.Cơ-ri-xtin sắp mau miệng trả lời thì có tiếng chuông reo. Nàng đứng dậy, ghìm ý định nói lại, hơi mỉm cười và nói thay bằng câu khác:- Ông đừng quên là đã hứa sẽ nói lại câu chuyện này vào một lần khác đấy nhé.Hai ông bà Uốt-kin bước vào và xin lỗi đã đến muộn, rồi liền ngay sau đó cả mấy người ngồi vào bàn ăn.Bữa hôm nay khác hẳn với bữa tiệc nguội mấy người cùng dự cách đây ít lâu. Có món thịt bê hầm khoai tây với bơ, sau đến bánh bột đại hoàng phết kem, rồi pho-mát và cà phệ Tuy đơn giản nhưng món nào cũng ngon và nhiều.Sau những bữa đạm bạc mà mụ Blốt- đoen cho anh ăn, En- đru rất khoan khoái được thưởng thức những món nóng hổi ngon lành trước mặt.Còn ông giám đốc mỏ thì cười nói ầm ĩ, hồ hởi. Ông đã thay đổi hoàn toàn, khác hẳn con người lầm lì đã dũng cảm chịu đựng những tiết mục biểu diễn tại nhà bà Brem- Oen. Không kiểu cách, xuề hòa dễ mến, ông Uốt-kin ăn uống ra chiều thích thú, chặc lưỡi khi ăn bánh, đặt cả khuỷu tay lên bàn và kể chuyện vui cho họ cười.Buổi tối trôi đi nhanh chóng. Nhìn đồng hồ, En- đru ngạc nhiên thấy đã gần mười một giờ. Mà anh thì đã hẹn đến thăm một bệnh nhân ở phố Blai-nơ trước mười rưỡi.Khi En- đru luyến tiếc đứng dậy chào ra về, Cơ-ri-xtin tiễn anh ra tận cửa. Ở lối đi hẹp, tay anh chạm phải người nàng. Anh rùng mình với một cảm giác êm dịu. Với vẻ trầm lặng, dáng mảnh mai và đôi mắt đen thông minh, nàng khác biết bao tất cả các phụ nữ khác mà anh biết. Cầu Trời tha thứ cho anh đã dám nghĩ nàng là một con người xoành xĩnh, hèn kém.Hơi thở dồn dập, En- đru lí nhí:- Được mời đến ăn bữa tối nay, tôi thực không biết nói sao để đủ tỏ lòng cám ơn cộ Không biết cô có vui lòng cho tôi được gặp lại không? Không phải lúc nào tôi cũng nói chuyện nghề nghiệp đâu. Cô Cơ-ri-xtin, cô có bằng lòng, một hôm nào đó, cho tôi được mời cô đi xem chiếu bóng ở Tô-ních-giân không?Nàng ngước đôi mắt cười cười nhìn anh, lần đầu tiên hơi có vẻ trêu chọc:- Ông cứ thử mời em đi.Một phút im lặng dài trên bậc thềm, dưới bầu trời sao lồng lộng… Không khí thoảng hơi sương mát rượi trên đôi mắt nóng bỏng của En- đrụ Hơi thở dịu dàng của nàng mơn trớn da anh. En- đru ao ước được đặt một cái hôn lên môi nàng. Song anh lại chỉ vụng về siết chặt tay nàng, rồi quay người lại, bước đi lập cập. Trên đường về nhà, trong óc xôn xao những ý nghĩ, người như lơ lửng bước trên con đường rung rinh đã từng có hàng triệu người đi qua bao nhiêu lần mà vẫn cứ tưởng trên đời chỉ có mình là kẻ duy nhất được qua, En- đru sung sướng, mê mẩn nghĩ đây là chuyện tiền định, nó sẽ đem lại hạnh phúc suốt đời cho anh. Chao ôi, nàng thực là một cô gái tuyệt vời! Nàng đã hiểu ý nghĩ của anh sâu sắc biết bao khi anh nói đến những khó khăn trong nghề nghiệp. Nàng thực là thông minh, thông minh hơn anh nhiều. Lại là một người nấu nướng tuyệt diệu nữa! Và anh đã gọi nàng bằng cái tên thân mật Cơ-ri-xtin!