En- đru trở mình trên giường suốt đêm, mãi đến sáu giờ sáng mới thiếp đi. Dậy muộn, hơn chín giờ anh mới xuống dưới nhà, người xanh xao, mắt hùm hụp. Cơ-ri-xtin đã ăn sáng và ra phố rồi. Thông thường, việc đó không có gì làm anh phải băn khoăn. Nhưng, hôm nay, nó làm cho anh đau đớn, lo lắng, cảm thấy hai vợ chồng đã xa cách nhau đến nhường nào. Chị Ben-nét dọn lên cho En- đru đĩa trứng đúc thịt rán vàng nhưng anh không ăn nổi, các cơ ở họng anh không chịu nuốt. Anh uống một tách cà phê, rồi như bị một cái gì thúc đẩy, anh pha một cốc uýt-ki với xô- đa uống luôn. Sau đó, anh chuẩn bị bắt tay vào công việc trong ngày.Tuy En- đru làm việc vẫn còn như cái máy, song động tác của anh đã bớt thẫn thờ hơn hôm trước. Một ánh sáng lờ mờ, một tia sáng đùng đục đã bắt đầu chiếu rọi vào tâm trí mung lung mê muội của anh. Anh biết anh đang ở bên bờ một cuộc khủng hoảng khủng khiếp. Anh cũng biết rằng một khi đã rơi xuống vực thẳm ấy rồi thì anh sẽ không bao giờ ngoi lên được. Cố trấn tĩnh, En- đru mở cửa nhà xe lấy xe ra. Cố gắng ấy làm lòng bàn tay anh đẫm mồ hôi.Mục đích chính của anh sáng nay là đến bệnh viện Vích-to-ri- Ợ Anh đã hẹn với bác sĩ Thơ-rơ-gút khám cho Me- Ơ-rị Ít ra đây là một lời hẹn mà anh không muốn lỡ. Anh cho xe chạy từ từ đến bệnh viện. Thực ra, ngồi trên xe, anh cảm thấy dễ chịu hơn khi đi bộ. Anh lái đã quen rồi nên nó trở thành một thứ phản xạ tự nhiên.Đến bệnh viện Vích-to-ri- Ơ, anh cho xe vào bến đỗ, rồi lên phòng bệnh nhân. Gật đầu chào người xơ trông nom trong bệnh viện, anh đến thẳng giường Me- Ơ-ri sau khi rẽ qua phòng y vụ lấy bệnh án. Anh ngồi xuống mé giường trải khăn đỏ, biết cô gái mỉm cười với anh và biết có bó hồng to bên cạnh giường, nhưng mắt anh vẫn chăm chú xem biểu đồ bệnh án mà anh không thấy hài lòng.- Chào chú En- đru – Me- Ơ-ri nói – Chú xem hoa của cháu có đẹp không. Cô Cơ-ri-xtin đem đến cho cháu hôm qua đấy.En- đru nhìn cô gái. Má không ửng hồng nữa, nhưng hơi gầy so với hôm mới vào viện.- Ừ, hoa đẹp nhỉ. Me- Ơ-ri, cháu thấy thế nào?- Tốt lắm chú ạ. – Mắt cô gái ngoảnh đi một lát rồi quay lại, chan chứa một niềm tin tưởng nồng nhiệt – Cháu chắc sẽ không lâu nữa đâu. Chú sẽ thấy nay mai là cháu khỏi thôi.Niềm tin tưởng ấy trong lời nói và nhất là trong ánh mắt làm En- đru thấy nhói trong lòng. Anh nghĩ: “Trong chuyện này nhỡ xảy ra điều gì rủi thì đó sẽ là ngọn đòn cuối cùng giáng xuống mình”.Vừa lúc ấy, bác sĩ Thơ-rơ-gút đi thăm bệnh nhân quạ Thấy En- đru, ông đi ngay về phía anh, vui vẻ nói:- Chào anh Men-sân. Sao thế kiả Anh ốm à?En- đru đứng dậy:- Không, tôi khoẻ, cảm ơn ông.Bác sĩ nhìn En- đru với con mắt là lạ, rồi quay sang giường Me- Ơ-ri:- Nào, rất hân hạnh được anh yêu cầu cùng tôi hội chẩn bệnh nhân này. Xơ ơi, đặt giúp tôi cái bình phong.Hai người cùng khám cho Me- Ơ-ri trong mười phút, rồi Thơ-rơ-gút lại chỗ tường hõm cạnh cửa sổ cuối cùng, ở đó họ có thể quan sát khắp phòng mà không ai nghe được câu chuyện giữa hai người. Thơ-rơ-gút hỏi:- Ý kiến anh thế nào?Trong tâm trạng nửa tỉnh nửa mê, En- đru nghe thấy tiếng mình trả lời:- Tôi chưa biết ý kiến của ông, thưa bác sĩ Thơ-rơ-gút, song tôi thấy sự tiến triển của trường hợp này không thật đáng hài lòng.Thơ-rơ-gút giật giật hàng ria mép:- Có một hai triệu chứng…- Tôi thấy hình như bệnh hơi phát triển…- Tôi không nghĩ như vậy, anh Men-sân ạ.- Nhiệt độ thất thường hơn.- Hừm, có thể.- Xin thứ lỗi cho tôi về ý kiến đề xuất này. Tôi hiểu rõ vị trí giữa ông và tôi, nhưng trường hợp này đặc biệt hệ trọng đối với tôi… Xét tình trạng hiện nay, ông thấy có nên áp dụng liệu pháp bơm khí màng phổi không? Chắc ông còn nhớ, tôi rất mong được áp dụng liệu pháp ấy ngay từ khi Me- Ơ-ri… từ khi người bệnh này mới vào đây.Thơ-rơ-gút liếc ngang mắt nhìn En- đrụ Vẻ mặt ông đổi khác, nét mặt đanh lại.- Không, anh Men-sân ạ, tôi nghĩ đây không phải là một trường hợp cần bơm khí. Trước đây và bây giờ, tôi cũng nghĩ như vậy.Hai người cùng im lặng. En- đru không nói thêm được một lời nào. Anh đã biết tính Thơ-rơ-gút ngang bướng, không ai lay chuyển nổi. Anh cảm thấy mệt mỏi rã rời, cả về thể chất lẫn tinh thần, không đủ sức tiếp tục một cuốc tranh luận mà nó có thể chẳng đem lại kết quả gì. Gương mặt ngay đờ, anh nghe Thơ-rơ-gút tiếp tục nói lên quan điểm của ông ta về trường hợp này. Khi Thơ-rơ-gút nói xong và đi thăm tiếp các giường bệnh thì En- đru trở lại với Me- Ơ-ri, bảo Me- Ơ-ri anh sẽ sớm lại thăm cô sau rồi ra về. Ra đến cổng, En- đru nhờ người gác cổng gọi dây nói về nhà báo anh không về ăn trưa.Bây giờ mới hơn một giờ. Tâm trạng En- đru vẫn còn nặng nề, anh đau đớn ngẫm nghĩ về mình và hoa mắt vì đói. Đến gần cầu Bát-tơ-ri, anh dừng xe ở một phòng trà bình dân nho nhỏ. Anh gọi cà phê và mấy khoanh bánh mì phết bơ nóng. Nhưng anh chỉ uống được có cà phê, bụng anh không chịu ăn mấy khoanh bánh. Anh cảm thấy cô gái bán hàng nhìn anh lấy làm lạ.- Ông không ưng à? Tôi đổi nhé.En- đru lắc đầu, bảo cô gái tính tiền. Trong khi cô gái viết biên lai, anh bỗng nhận ra mình đang đần độn đếm những chiếc khuy đen bóng trên ngực áo cộ Đã có lần, rất lâu lắm rồi, anh đã nhìn đăm đăm ba cái khuy ngọc trai trong một lớp tiểu học ở Blây-nen-lị Bên ngoài, một lớp sương mù vàng ệch giăng kín mặt sông. Từ cõi xa xăm trong óc, anh nhớ có hai người bệnh hẹn gặp chiều nay ở phố Oen-bếch. Anh từ từ lái xe về phố đó.Chị y tá Sáp đang cáu kỉnh, đó là sự thường ở chị mỗi khi En- đru yêu cầu chị đến làm việc vào ngày thứ bảy. Tuy vậy, chị cũng phải hỏi anh có ốm không. Rồi, dịu giọng lại – vì chị bao giờ cũng đặc biệt kính nể bác sĩ Hem-tơn – chị báo với En- đru là Hem-tơn đã gọi dây nói cho anh hai lần từ trưa đến giờ.Sau khi chị Sáp ra khỏi phòng, En- đru ngồi một mình ở bàn giấy, mắt trân trân nhìn về đằng trước. Người bệnh đầu tiên đến vào lúc hai rưỡi – một người bị bệnh tim, một nhân viên trẻ tuổi làm việc ở Uỷ ban Lao động hầm mỏ mà ông Gin gửi đến cho anh. Anh ta thực sự có vấn đề ở van tim. En- đru dành rất nhiều thời gian cho người bệnh này, khám rất kỹ và dặn dò anh ta thật cho đáo.Sau cùng, khi người ấy lục túi rút ra cái ví mỏng tang, En- đru vội nói ngay:- Đừng trả tiền tôi bây giờ. Đợi tôi gửi giấy thanh toán tiền lại nhà hẵng hay.En- đru cảm thấy khoan khoái lạ thường khi nghĩ anh sẽ không bao giờ gửi giấy đòi tiền người bệnh ấy, anh đã mất đi rồi cơn khát vọng tiền tài và bây giờ anh có thể lại khinh rẻ đồng tiền.Tiếp đến, người bệnh thứ hai là bà Bây-xđen, một người đàn bà khoảng bốn mươi nhăm tuổi, chưa chồng, một trong những bệnh nhân trung thành nhất của anh. Tim En- đru giật thót lại khi thấy bà tạ Giàu có, vị kỷ, bệnh tưởng, bà ta thuộc cùng một loại người với bà Rây-bơn mà anh đã có lần cùng Hem-tơn khám tại bệnh xá Se-rinh-tơn, duy có điều bà này còn trẻ người hơn và chăm chút đến bản thân mình nhiều hơn.En- đru ngồi nghe chán chường, tì trán vào lòng bàn tay, trong khi bà Bây-xđen tươi tỉnh kể lể tất cả những gì đã xảy ra đối với cơ thể bà từ buổi anh khám cho bà cách đây mấy hôm.Bỗng En- đru ngẩng đầu lên:- Bà đến gặp tôi làm gì, bà Bây-xđen?Bà ta đang nói dở chừng một câu bỗng im bặt, nửa mặt bên trên vẫn còn giữ vẻ vui thích, nhưng mồm thì từ từ há ra. En- đru nói tiếp:- Ồ, tôi biết là tại tôi. Tôi bảo bà đến. Nhưng thực ra mà nói, người bà không sao cả.- Ơ kìa, bác sĩ Men-sân! – Bà ta thật sự há hốc mồm, không tin ở tai mình.Hoàn toàn đúng như vậy. Với cái nhìn thấu suốt tàn nhẫn, En- đru biết rằng mọi triệu chứng của bà ta đều do tiền bạc mà ra. Cả đời, bà ta chưa hề lao động một ngày nào, cơ thể bà ta mềm nhũn, được nâng niu chiều chuộng, được nhồi nhét thức ăn quá mức. Bà ta ngủ không được là do bà ta không chịu vận động các bắp thịt. Thậm chí bà ta cũng không vận động bộ Óc bà ta nữa. Bà ta không có việc gì làm ngoài việc xé các tờ ngân phiếu, nghĩ đến tiền lãi, mắng mỏ người làm và nghĩ xem bà ta và con chó bông của bà nên ăn gì. Giá như bà ta chịu ra khỏi căn phòng của mình và làm một việc gì thật sự, giá như bà ta đình chỉ những viên thuốc nho nhỏ, xinh xinh, thuốc giảm đau, thuốc ngủ, thuốc nhuận tràng, và tất cả những thứ đáng vứt sọt rác khác, giá như bà ta đem một ít tiền của mình cho người nghèo, giúp đỡ người khác và đừng nghĩ về bản thân mình nữa thì có hơn không. Nhưng bà ta sẽ không bao giờ, không bao giờ làm những việc ấy, có yêu cầu bà ta cũng chẳng có ích gì. Bà ta chết về phần hồn rồi. Cũng như En- đru vậy, cầu Trời tha tội cho anh!En- đru nặng nhọc nói:- Rất tiếc tôi sẽ không giúp ích bà được gì thêm nữa, bà Bây-xđen ạ. Tôi… có lẽ tôi sẽ đi xạ Nhưng tôi cầm chắc bà sẽ tìm được các bác sĩ khác ở quanh quẩn đây, họ sẽ quá sung sướng được hầu hạ bà.Bà ta há hốc mồm mấy lần như con cá đớp hơi, rồi một vẻ sợ hãi thực sự hiện trên gương mặt. Bà ta chắc chắn, chắc chắn một trăm phần trăm là En- đru đã mất trí. Không nán lại cãi lý với anh nữa, bà ta đứng dậy, hấp tấp thu vén túi xách và vội vã rút lui.Chuẩn bị về nhà, En- đru đóng sập các ngăn kéo bàn giấy của anh lại với một cử chỉ kết thúc. Nhưng anh chưa kịp đứng lên thì chị Sáp đã nhảy bổ vào, nụ cười tươi tỉnh:- Bác sĩ Hem-tơn đến gặp ông. Oâng ấy đích thân đến chứ không gọi dây nói nữa.Ngay phút sau, Hem-tơn đã có mặt trong phòng, vui vẻ châm một điếu thuốc, ngả người vào lòng ghế; trong ánh mắt có một ý định rõ rệt. Giọng nói anh ta chưa bao giờ thân mật như hôm nay:- Xin lỗi đến quấy rầy cậu vào một ngày thứ bảy. Nhưng mình biết là cậu đang ở đây, vì vậy mình đưa quả núi đến gặp Ma-bô-mết. Này, Men-sân ạ, mình đã được nghe hết về chuyện ca mổ hôm quạ Và xin nói với cậu mình khoái chí lắm. Đã đến lúc cậu nên mở mắt ra với ông bạn vàng Ai-vơ-ri.Hem-tơn bỗng đổi sang giọng hiểm độc:- Tưởng cũng nên để cậu biết từ ít lâu nay mình đã hơi tách khỏi Ai-vơ-ri và Phrít-men rồi. Họ không cùng một cánh với mình nữa. Trước đây, ba đứa cộng tác với nhau, rất có lợi, nhưng bây giờ mình khá chắc chắn là hai đứa chúng nó xà xẻo phần của mình. Ngoài ra, mình cũng chán cả cái khía cạnh đồ tể của Ai-vơ-ri nữa. Nó có phải là nhà phẫu thuật đâu; cậu nói không sai tí nào. Nó chỉ là một tên phá thai ghê tởm mà thôi. Cậu không ngờ phải không? Cậu cứ tin ở lời mình. Có mấy cái bệnh xá ở cách đây chưa đến một trăm dặm không làm việc gì khác ngoài cái việc ấy – ồ, trông rất xinh xắn và công khai hẳn hoi – và Ai-vơ-ri là tên trùm nạo. Phrít-men cũng không hơn gì. Nó chỉ là một tên buôn lậu ma tuý, mà lại không láu cá bằng Ai-vơ-rị Một ngày kia, thế nào nó cũng vào ngồi nhà pha cho mà xem. Còn bây giờ, ông bạn ạ, mình muốn nói với cậu một vấn đề có lợi cho cậu. Mình muốn để cậu biết tất cả mặt trái của những tay bợm ấy vì mình muốn cậu tẩy chay chúng nó và đi với mình. Cậu hãy còn ngây thơ quá. Cậu chưa hưởng đủ cái phần xứng đáng với cậu. Chẳng lẽ cậu lại không biết là khi Ai-vơ-ri kiếm được một trăm ghi-ni về một ca mổ thì lẽ ra nó phải trao lại cho đứa giới thiệu năm mươi ghi-ni à? Thế mà nó đưa cho cậu bao nhiêu? Chỉ có mười lăm hoặc cùng lắm là hai mươi ghi-nị Thế không được, Men-sân ạ. Sau cái việc tai hại hôm qua, ở vào địa vị cậu thì mình không chịu được. Mình chưa nói gì với chúng nó đâu, mình phải khôn chứ. Nhưng kế hoạch của mình là như thế này nhé. Bỏ rơi mẹ chúng nó đi, cậu với mình hai đứa hợp thành một nhóm nhỏ riêng. Với lại chúng mình đã là bạn thân với nhau từ hồi còn đi học cơ mà, có phải không? Cậu hợp với mình lắm. Xưa nay mình bao giờ cũng thấy cậu rất ăn ý với mình. Mình còn có thể bày vẽ cho cậu nhiều điều hay.Hem-tơn ngừng lời để châm điếu thuốc khác, rồi mỉm cười với vẻ thân tình, tâm sự và khoe những việc y có thể làm được trên phương diện người cộng sự:- Cậu có lẽ không tin được những trò xiếc mà mình đã làm đâu. Cậu có biết trò ảo thuật gần đây nhất của mình là gì không? Mỗi mũi tiêm ba ghi-ni, mà là tiêm nước lã. Một hôm có bệnh nhân đến hỏi thuốc. Mình quên khuấy đi mất chưa đi mua loại thuốc quái quỷ đó. Không muốn làm cho bà ta thất vọng, mình hút luôn nước lã vào bơm tiêm. Hôm sau bà ta trở lại bảo bà ta cảm thấy dễ chịu hơn so với tất cả các lần tiêm trước. Thế là mình cứ tiếp tục. Sao lại không? Bao giờ, chung quy lại thì cũng là lòng tin và lọ nước pha màu. Nói thế chứ mình có thể tiêm cho họ tất cả các loại dược phẩm có trên đời, nếu cần. Mình không phải là một tay không biết nghề. Ơn Trời, không phải! Chỉ có điều là mình khôn, và nếu cậu với mình ăn cánh với nhau, Men-sân ạ, cậu với bằng cấp của cậu và mình với tài khôn khéo của mình, thì chúng mình sẽ hốt ra bạc. Phải cần hai người, cậu hiểu không? Bao giờ người ta cũng muốn hỏi thêm ý kiến người thứ hai nữa. Mình có nhắm một tay phẫu thuật trẻ tuổi khá lắm. Cừ hơn Ai-vơ-ri nhiều! Mình sẽ kéo hắn ta nhập bọn với chúng mình sau. Rồi ra chúng mình thậm chí sẽ có bệnh xá riêng nữa chứ. Đến lúc đó thì tha hồ giàu có.En- đru ngồi yên không nhúc nhích, gương mặt trơ trợ Anh không giận gì Hem-tơn mà chỉ ghê tởm bản thân mình. Không có lời lẽ nào vạch ra cho anh thấy rõ hơn cách sống của anh hiện nay, những việc anh làm, con đường anh đã đi, bằng lời rủ rê này của Hem-tơn.Sau cùng, thấy tình thế đòi hỏi anh phải có câu trả lời, En- đru lẩm bẩm:- Mình không thể nhập bọn với cậu được, Phrét- đi ạ. Mình bỗng nhiên thấy ghê tởm. Mình nghĩ có lẽ mình sẽ dừng lại ở đây một thời gian. Trên mỗi dặm vuông ở thành phố này đã có quá nhiều tên lang thú rồi. Cũng có người lương thiện, cố làm việc cho tốt, hành nghề một cách đúng đắn, trung thực, nhưng còn lại chỉ toàn là loài lang thú. Chính những tên lòng lang dạ thú ấy đã tiêm những mũi tiêm không cần thiết kia, đã xẻo những cặp a-mi- đan và những mẩu ruột thừa không nguy hại gì hết, chuyền cho nhau bệnh nhân như chuyền cho nhau quả bóng, chia nhau tiền công, đi phá thai, khuyên người ta dùng những thuốc khoa học giả hiệu, lúc nào cũng chạy theo đồng tiền.Bộ mặt Hem-tơn đỏ dần lên. Y ấp úng:- Nói quái quỷ gì thế hử? Thế còn cậu?En- đru nặng nhọc nói:- Mình biết, Phrét- đi ạ. Mình không hơn gì. Mình thực không muốn có sự xích mích nào giữa hai chúng mình. Cậu đã là người bạn tốt nhất của mình.Hem-tơn bật dậy:- Cậu mất trí rồi hay sao hả?- Có lẽ. Nhưng mình đang cố không nghĩ đến tiền bạc, đến sự thành đạt vật chất nữa. Đó không phải là điều nói lên chân giá trị của một người bác sĩ. Người bác sĩ nào một năm kiếm được năm nghìn bảng thì không phải là một người bác sĩ tốt. Tại sao, tại sao người ta cứ phải tìm cách kiếm tiền trên đau khổ của loài người?- Đồ ngốc. – Hem-tơn sẵng giọng nói, rồi bỏ ra về.En- đru lại ngồi yên như tượng ở bàn giấy một mình, vô cùng sầu muộn. Mãi sau anh mới đứng dậy về nhà. Về gần đến nhà, anh nhận thấy tim anh đập mạnh. Bây giờ đã quá sáu giờ. Tất cả cái ngày mệt mỏi hôm nay hình như cốt hướng về điểm tột cùng này. Tay anh run run bần bật khi anh xoay chìa khoá mở cửa.Cơ-ri-xtin đang ở trong phòng khách. Gương mặt xanh xao thẫn thờ của nàng làm En- đru phải rùng mình. Anh ao ước nàng hỏi anh một câu, tỏ ra quan tâm muốn biết anh đã sống ra sao trong mấy giờ vừa qua ở xa nàng.Nhưng nàng chỉ nói với giọng đều đều, thờ ơ:- Anh hôm nay nhiều việc quá. Anh có dùng trà trước giờ mở cửa phòng khám không?En- đru trả lời:- Tối nay không khám bệnh nữa.Nàng nhìn anh:- Nhưng hôm nay là thứ bảy, tối đông khách nhất của anh cơ mà!Thay cho câu trả lời, En- đru viết một tấm biển đề phòng khám tối nay đóng cửa, rồi đem ra đính ở ngoài cửa. Tim anh đập dữ dội khéo đến vỡ mất. Khi anh trở lại nhà thì Cơ-ri-xtin đang ở trong phòng khám đằng cửa trước, gương mặt nhợt nhạt hơn, con mắt ngơ ngác. Nàng hỏi bằng một giọng lạ lùng:- Chuyện gì đấy hở anh?En- đru nhìn nàng. Nỗi đau đớn trong tim giằng xé con người anh, bật mạnh ra, cuốn phăng anh theo, không ghìm giữ nổi.- Cơ-ri-xtin. – Mọi điều chứa chất trong lòng anh dồn cả vào tiếng gọi này. Rồi anh quỳ xuống bên chân nàng, nức nở.